Chết yểu cổ phiếu Điện Mặt Trời: LIG, BCG, HDG, GEG...Nhà máy điện mặt trời đột ngột giảm công suất

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khoang75, 18/05/2019.

3169 người đang online, trong đó có 269 thành viên. 08:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3789 lượt đọc và 21 bài trả lời
  1. khoang75

    khoang75 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2006
    Đã được thích:
    778
    Nhà máy điện mặt trời đột ngột giảm công suất do một... cơn giông
    Theo Người Lao Động

    Đại diện Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) cho biết việc hòa vào lưới các nhà máy điện mặt trời sẽ bổ sung nguồn trong bối cảnh nhu cầu điện tăng cao, nhưng cũng đặt ra những thách thức cho ngành điện trong quá trình vận hành.

    Tin đọc nhiều
    Ngày 17/5, tại cuộc họp cung ứng điện mùa khô và chuẩn bị đóng điện các dự án điện mặt trời tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ông Vũ Xuân Khu, Phó Giám đốc Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0), cho biết trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ điện năng tăng cao, đặc biệt trong các tháng cao điểm nắng nóng, việc các nhà máy điện mặt trời hòa vào lưới được xem là "cứu cánh" cho nguồn cung.

    Tuy nhiên, ông Khu cũng nhấn mạnh hệ thống điện cũng bắt đầu đối mặt các thách thức khi vận hành với tỷ trọng năng lượng tái tạo tăng cao. Trong đó, điện mặt trời có tính bất định, dẫn đến chất lượng điện năng không cao.

    Làm rõ thêm nội dung này, ông Vũ Xuân Khu cho biết ngày 7/5 vừa qua, tại khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận, khi đang vận hành 650 MW các nhà máy điện mặt trời thì đột ngột giảm xuống còn 200 MW do xuất hiện một đám giông.

    [​IMG]
    Đại diện EVN thông tin về tình hình đóng điện các dự án điện mặt trời.

    Trước sự cố này, A0 đã có các phương án dự phòng để không ảnh hưởng đến vận hành điện chung. Tuy nhiên, ông Khu cho rằng từ ví dụ này để thấy tính bất định của năng lượng tái tạo, từ cao cực đại có thể giảm sâu chỉ sau thời gian rất ngắn.

    Phó giám đốc Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia cũng bày tỏ lo ngại của nguồn dự phòng ít, trong khi tính bất định của điện mặt trời đã hiện hữu. Dù vậy, ông Khu khẳng định ngành điện sẽ có các phương án phù hợp để khắc phục tình trạng này.

    Ông Nguyễn Đức Ninh, Phó giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, cho biết thêm ngày 23/4, khi lãnh đạo EVN họp với 100 chủ đầu tư nhà máy điện mặt trời thì chỉ có 4 nhà máy hòa vào lưới, nhưng đến hôm nay con số đó là lên 27 nhà máy, công suất đạt gần 1.400 MW.

    Con số nhà máy điện mặt trời hòa vào lưới sẽ tăng mạnh trước thời điểm 30/6, đây là một thách thức với ngành điện theo đánh giá của ông Nguyễn Đức Ninh.
    TLTL14 thích bài này.
  2. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    Là do trình độ quản lý truyền tải và điều độ của EVN còn kém thôi. Các nước nó sản xuất năng lượng mặt trời quy mô CN cả hai chục năm nay rồi. Dần dần EVN sẽ phải nâng cao trình độ và thiết bị thôi.
    Nofanota thích bài này.
  3. minhlinhtinh

    minhlinhtinh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/07/2018
    Đã được thích:
    3.665
    giờ xu hướng các dn đang lấn sang mảng năng lượng, điện. Có thể thấy rất rõ điều đó. Ko tự nhiên họ lại đầu tư sang đó đâu bác ạ. vài năm tới bác sẽ thấy. Còn ngắn hạn thì ko nói chuyện vì nó chỉ phụ thuộc đầu cơ.
  4. stockNPT

    stockNPT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/12/2009
    Đã được thích:
    2.761
    Có vấn đề về đọc hiểu à. Đã gọi là điện mặt trời thì đương nhiên có mặt trởi mới phát được điện. Cái này ai chả biết mà giật tít chết yểu ĐMT, giông bão hay buổi tối đương nhiên k phát được điện, giảm công suất. Nhảm
    Sp1ritMhoang79 thích bài này.
  5. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    Bạn nên tìm hiểu vài lý do sau:
    1. Xu hướng tương lai dùng năng lượng sach?
    2. Nếu đóng điện sớm trước 30.6 thì giá trên trời, mấy thằng lãnh đạo chắc nó dốt mới chạy đua làm cái này? 1 vốn bốn lời không làm thì ....
    3. Việc ảnh hưởng kiểu báo giật tít trách nhiệm thuộc và giải pháp do điều độ quốc gia xử lý...
    Vài góp ý giúp bạn hiểu thêm :))
    Mhoang79 thích bài này.
  6. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    Qua mồm chym lợn thì 1 quả rắm nó nổ to bằng quả bom nguyên tử cụ ạ. :)
    Sp1ritminhlinhtinh thích bài này.
    minhlinhtinh đã loan bài này
  7. huuhuong79

    huuhuong79 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    241
    Bị táo bón mà đọc cái tít thế là ỉa đc luôn. Vkl thớt.
  8. hunter113

    hunter113 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/03/2015
    Đã được thích:
    9.392
    Quy định là mua giá 9.35cent/kWh trong 20 năm.
    Nhưng có điều các bác chưa biết :
    Hđ quy định EVN có quyền dừng mua bất kỳ thời điểm nào.
    Chưa kể điều khoản phá hđ mới kinh
  9. lydon

    lydon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/10/2017
    Đã được thích:
    1.814
    Hai đứa mài khôn vừa thôi cho thiên hạ nhờ!
  10. hunter113

    hunter113 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/03/2015
    Đã được thích:
    9.392
    Thông tin đa chiều, đớp được thì đớp chú nhé.

    Ông Bùi Vĩnh Thắng, công ty năng lượng tái tạo Mainstream – một nhà đầu tư nước ngoài, cho biết cơ chế đầu tư điện gió hiện nay vẫn còn những hạn chế như bất cập trong hợp đồng mua bán điện (PPA). Hợp đồng này đặt rủi ro của nhà đầu tư rất cao nên rất khó để có thể huy động vốn.

    Theo các nhà đầu tư nước ngoài, điều khoản về hủy và chấm dứt hợp đồng PPA khiến họ có nguy cơ phải chịu rủi ro cao. Ví như hợp đồng dự kiến là cung cấp điện trong 20 năm cho bên mua (tại Việt Nam chỉ duy nhất Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có quyền mua điện) nhưng lại có điều khoản EVN có thể và được phép hủy hợp đồng bất cứ lúc nào trong thời gian 20 năm đó và chỉ phải bồi thường một năm tiền điện trước đó.

    "Nhà đầu tư đổ tiền vào điện gió là mong bán điện được trong 20 năm nhưng 5-7 năm sau bị EVN chấm dứt hợp đồng thì chỉ được bồi thường một năm tiền điện. Đó là rủi ro quá lớn bởi vốn đầu tư vào là rất nhiều", ông Thắng cho biết.

    http://finance.tvsi.com.vn/news/detailNews?newsid=431768

Chia sẻ trang này