Chọn hàng nào cho năm 2020

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bongcomay, 07/12/2019.

1697 người đang online, trong đó có 45 thành viên. 04:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5634 lượt đọc và 28 bài trả lời
  1. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.093
    Những ngành kinh doanh triển vọng năm 2020

    Chia sẻ Diễn đàn Kinh tế 2020: “Tích luỹ động năng cho chu kỳ tăng trưởng mới” được VCCI tổ chức ngày 5/12, ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Kinh tế trưởng Trung tâm Phân tích Công ty chứng khoán SSI đã chỉ ra 5 nhóm ngành kinh doanh triển vọng trong năm 2020, trong đó ngành hàng tiêu dùng giữ vị trí nổi bật.

    Căn cứ vào sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, như trường hợp các doanh nghiệp Thái Lan đến Việt Nam hầu như chỉ quan tâm đến Vinamilk, PNJ…, có thể thấy tiềm năng của ngành hàng tiêu dùng tại một thị trường 100 triệu dân là vô cùng lớn.

    Ví dụ, những chuỗi cửa hàng kinh doanh trà chanh đang mọc lên như nấm sau mưa. Đây là những cơ hội kinh doanh tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng đã đánh đúng vào thị trường ngách. Sau Hà Nội, TP HCM… chuỗi này đã dịch chuyển về các đô thị cấp hai. Giống như chiến lược nắm bắt thị trường của Thế giới Di động hay Viettel trước đây, dùng nông thôn “bao vây” thành thị.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Kinh tế trưởng Công ty chứng khoán SSI. Ảnh: P.V

    Ngành thứ hai được dự báo có tiềm năng tăng trưởng tốt là du lịch. Trong 11 tháng đầu năm, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 16,3 triệu lượt, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, đóng góp của dịch vụ lưu trú và đồ uống vào GDP thường xuyên có mức tăng trưởng cao.

    Vận tải và logistics cũng là ngành được dự báo tăng trưởng tốt trong năm tới. Bởi những năm gần đây, ngành này luôn đạt mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, quý III, đạt mức tăng trưởng hơn 10%. Có được kết quả này chủ yếu là nhờ tăng trưởng ổn định của hoạt động xuất nhập khẩu. Cụ thể, ngoại trừ điện thoại di động, thì những mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam tăng trưởng khá ổn định, tạo ra lưu lượng hàng hóa trao đổi với tần suất cao qua đường biển. Ngoài ra, thương mại điện tử bùng nổ cũng là lý do thúc đẩy tăng trưởng của hoạt động vận chuyển và giao hàng nhanh.

    Ngành thứ tư có triển vọng tốt nữa đó là xây dựng và vật liệu. Chỉ báo là tăng trưởng của ngành cao hơn mức tăng GDP trung bình quý III là 9,36%. Trong 2 năm qua, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công chậm, nhưng năm 2020 hoạt động này sẽ mạnh hơn, cùng với đó là làn sóng đầu tư của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân trong nước.

    Cuối cùng là ngành nông nghiệp. Năm 2019 ghi nhận ngành nông nghiệp và dịch vụ hàng hóa hỗ trợ tăng trưởng chậm. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, khô hạn, nên sức mua kém. Theo quy luật, sau một năm khô hạn, thời tiết sẽ tốt hơn ít nhất trong hai năm sau đó, làm cho ngành nông nghiệp phát triển. Kéo theo là ngành dịch vụ như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và kênh phân phối cũng sẽ tích cực hơn
  2. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.093
    Nhiều doanh nghiệp “lấn sân” cho thuê khu công nghiệp
    07/12/2019 06:31

    (ĐTCK) Không riêng các doanh nghiệp trong ngành, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề tưởng chừng chẳng liên quan đang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp.
    [​IMG]

    Doanh nghiệp may, nhựa đi làm khu công nghiệp

    Là doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu hàng dệt may gia dụng, nhưng mới đây, Công ty cổ phần Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex, GIL) quyết định mở rộng hoạt động sang lĩnh vực phát triển khu công nghiệp.

    Cụ thể, GIL đã tổ chức họp Đại hội cổ đông bất thường trình xin ý kiến cổ đông về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh và đầu tư dự án Khu công nghiệp Phú Bài 4 (Thừa Thiên - Huế).

    Lãnh đạo GIL cho biết, mảng kinh doanh mới kỳ vọng sẽ góp phần mang lại lợi nhuận bền vững cho Công ty trong thời gian tới.

    Khu công nghiệp Phú Bài nằm ở thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế) có quy mô đất khoảng 507 ha, dự kiến triển khai làm hai đợt; trong đó, đợt 1 có tổng diện tích 420 ha và đợt 2 là 87 ha.

    GIL có kế hoạch đầu tư dự án này thành "khu công nghiệp xanh, công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến”.

    Vốn đầu tư thực hiện dự án là 3.000 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu 500 tỷ đồng và vốn huy động từ các ngân hàng, nhà đầu tư thứ cấp là 2.500 tỷ đồng. Đơn vị thực hiện dự án là Công ty cổ phần Khu công nghiệp Gilimex, công ty con của GIL.

    Theo GIL, Công ty sẽ hoàn thành các thủ tục xin cấp quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư cho dự án trong năm 2020; đồng thời, tiến hành giải phóng mặt bằng đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, các công trình tiện ích.

    Mới đây, Công ty TNHH Khu công nghiệp kỹ thuật cao An Phát (An Phát Complex) đã ký kết hợp đồng cho Công ty TNHH MTC Shenzen đến từ Thẩm Quyến (Trung Quốc) thuê làm nhà xưởng, nâng tỷ lệ cho thuê khu công nghiệp lên 65%.

    An Phát Complex là công ty con của Tập đoàn An Phát Holdings (AAA), doanh nghiệp hoạt động trong ngành nhựa và bao bì màng mỏng.

    Được biết, dự án Kenmark Việt Hòa của chủ đầu tư Đài Loan, sau 10 năm bỏ hoang đã được An Phát Holdings mua lại và đưa vào khai thác từ đầu năm 2019. Khu công nghiệp có diện tích 46 ha, AAA dự kiến sẽ nâng tỷ lệ lấp đầy lên 75 - 80% vào cuối năm nay.

    Bên cạnh đó, An Phát Complex cũng đang có kế hoạch đầu tư thêm một khu công nghiệp nữa tại Hải Dương là Khu công nghiệp Quốc Tuấn - An Bình.

    Đây là khu công nghiệp thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, có vị trí nằm tiếp giáp phía Tây quốc lộ 37 tại đoạn Km 69, thuộc địa giới hành chính 3 xã Quốc Tuấn, An Bình, An Lâm của huyện Nam Sách.

    Khu công nghiệp Quốc Tuấn - An Bình trong giai đoạn 1 dự kiến sẽ khai thác 180 ha và hoàn thành vào cuối năm 2020.

    Doanh nghiệp cao su hưởng lợi từ cho thuê đất

    Nhìn vào cơ cấu doanh thu của Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa trong 9 tháng đầu năm, có thể thấy, doanh thu từ cho thuê đất và phí sử dụng hạ tầng khu công nghiệp gia tăng mạnh mẽ, từ 31 tỷ đồng năm ngoái lên 375 tỷ đồng năm nay.

    Đáng chú ý, Cao su Phước Hòa có khoản lợi nhuận đột biến từ tiền đền bù đất do vườn cao su bị lấy lại làm khu công nghiệp VSIP 3.

    Cụ thể, VSIP sẽ bồi thường cho Cao su Phước Hòa bình quân 1,3 tỷ đồng/ha, tương ứng 898,3 tỷ đồng hỗ trợ thiệt hại cây cao su do thanh lý sớm. Số tiền này sẽ được chi trả trong hai năm 2019, 2020.

    Bắt đầu từ tháng 9/2019, VSIP sẽ chia cho Cao su Phước Hòa 20% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cho thuê, số tiến này được chia theo tiến độ cho thuê đất. Ngoài ra, VSIP sẽ trả tiền đền bù cho Công ty đối với tài sản khác trên đất (gồm đường giao thông, mương, cống…).

    Cao su Phước Hòa cho biết, hai bên cũng đang thống nhất những điều khoản cuối cùng để ký hợp đồng hợp tác kinh doanh; trong đó, Công ty sẽ góp 20% vốn điều lệ vào dự án VSIP 3 và được chia lợi nhuận theo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của toàn bộ dự án.

    Bên cạnh đó, Khu công nghiệp Tân Bình được Công ty mở rộng và trong kế hoạch phát triển 3 tháng cuối năm 2019, Công ty nhấn mạnh, sẽ tổ chức xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước vào khu công nghiệp này.

    Phước Hòa là một trong số nhiều doanh nghiệp ngành cao su đang chuyển đổi sang làm bất động sản khu công nghiệp.

    Công ty cổ phần Cao su Hòa Bình trong kế hoạch triển khai kinh doanh quý IV/2019 đã đề cập tới nội dung làm khu công nghiệp.

    Cụ thể, Cao su Hòa Bình cho biết, Công ty tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025) và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030, phối hợp với đối tác xây dựng chi tiết phương án quy hoạch và sử dụng đất theo quy định làm cơ sở trình các cấp thẩm quyền phê duyệt để triển khai dự án Khu công nghiệp - dịch vụ - tái định cư trong thời gian sớm.

    Được biết, dự án này có quy mô khoảng 2.000 ha tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hồi đầu năm nay, Công ty đã công bố sẽ hợp tác với Becamex IDC để triển khai dự án này.

    Hải Minh
  3. nvnghia_1982

    nvnghia_1982 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/12/2006
    Đã được thích:
    9.445
  4. tvsau888

    tvsau888 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/10/2014
    Đã được thích:
    516
  5. trading1234

    trading1234 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2018
    Đã được thích:
    3.571
    KCN lại phi
  6. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.093
    Những nhóm cổ phiếu phòng thủ trên thị trường

    Thị trường chứng khoán Việt Nam khởi đầu tháng 11 khởi sắc khi chỉ số VN-Index vượt cản tâm lý 1.000 điểm và đạt đỉnh 1 năm vào 6/11. Tuy nhiên, chỉ số chung sau đó lao dốc chóng vánh khiến thị trường bốc hơi hàng trăm nghìn tỷ đồng và đánh mất thành quả nhiều tháng tích lũy.

    Trong một thị trường đầy biến động và chưa có xu hướng rõ ràng, các cổ phiếu phòng thủ hay cổ phiếu cổ tức cao có thể trở thành nơi trú ẩn an toàn hơn cho nhà đầu tư.

    Cổ phiếu ngành dược phân hóa

    Nhóm ngành dược thường được xem là các cổ phiếu phòng thủ trên thị trường bởi các doanh nghiệp thường hoạt động kinh doanh ít biến động và mức cổ tức ổn định hàng năm. Tuy nhiên, ngành dược cũng đang đối mặt với vấn đề tăng trưởng chậm lại và dần phân hóa.

    Chứng khoán BSC cho rằng kênh nhà thuốc (OTC) sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm khi cạnh tranh gay gắt cùng với thay đổi thói quen mua thuốc của người dân. Trong khi đó, kênh đấu thầu (ETC) vẫn tăng trưởng về sản lượng thuốc khi tỷ lệ người dân có bảo hiểm tiếp tục tăng và Luật đấu thầu sẽ ưu tiên các doanh nghiệp dược nội địa có chất lượng thuốc tốt.

    Vì vậy, BSC kỳ vọng các doanh nghiệp có tỷ trọng ETC cao (IMP, PME, DBD) được hưởng lợi, trong khi đó, các doanh nghiệp OTC (DHG, TRA) sẽ chững lại và chuyển hướng sang ETC.

    Thực tế cho thấy doanh thu 9 tháng củ
    a DHG giảm 2% đạt 2.617 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 427 tỷ đồng, giảm gần 5% so với cùng kỳ. Dược Hậu Giang vẫn duy trì mức cổ tức ổn định 30-35% bằng tiền mỗi năm.

    Về giá cổ phiếu, DHG biến động mạnh thời điểm đầu năm bởi thông tin chào mua công khai của đối tác Taisho. Tuy nhiên trong 3 tháng gần đây, cổ phiếu DHG đã giao dịch ổn định quanh vùng giá 95.000 đồng/cp.

    Doanh thu 9 tháng của Traphaco (HoSE: TRA) giảm 7% còn 1.171 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế thu về 108 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ nhờ tiết giảm chi phí hoạt động. Từ đầu năm cổ phiếu TRA giao dịch ổn định vùng giá trên 65.000 đồng/cp, tuy nhiên cổ phiếu điều chỉnh về vùng giá 60.000 đồng/cp sau thông tin điều chỉnh giảm 17% chỉ tiêu lợi nhuận năm về 170 tỷ đồng. Traphaco cũng có mức trả cổ tức ổn định 30% mỗi năm.

    [​IMG]
    Diễn biến giá cổ phiếu TRA từ đầu năm. Nguồn: VNDirect.

    Ngược lại, các doanh nghiệp kênh ETC có hiệu quả tốt hơn. Công ty Dược phẩm Imexpharm (HoSE: IMP) ghi nhận doanh thu 9 tháng tăng 9% lên 886 tỷ và có lãi hơn 110 tỷ đồng, tăng 11%. Cổ phiếu IMP trên thị trường đang ở vùng giá 55.000 đồng/cp, tăng 5% trong năm gần nhất.

    Công ty Dược Pymepharco (HoSE: PME) có doanh thu 9 tháng tăng 8% lên mức 1.328 tỷ đồng. Tuy nhiên do chi phí bán hàng và quản lý tăng mạnh, Pymepharco chỉ còn lại 224 tỷ đồng, giảm gần 2% so với cùng kỳ. Cổ phiếu đang đi ngang vùng giá dưới 55.000 đồng/cp.

    [​IMG]
    Diễn biến giá cổ phiếu PME từ đầu năm. Nguồn: VNDirect.

    Cổ phiếu nhiệt điện và các ngành thiết yếu

    Nhiệt điện gần đây trở thành một nhóm cổ phiếu phòng thủ hấp dẫn trên thị trường nhờ triển vọng ngành sáng sủa và giá bán điện tăng giúp nhiều doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh khả quan.

    Theo quyết định về kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoan 2016 – 2020 của EVN, tiêu thụ điện dự kiến tăng trưởng ở mức 10%/năm giai đoạn 2018 – 2020. Để đáp ứng nhu cầu đó, công suất phát điện phải tăng 4.000 – 5.000 MW/năm, tuy nhiên tiến độ triển khai nhiều dự án điện chậm.

    Chứng khoán KIS dẫn báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy mức thiếu hụt điện năng năm 2020 khoảng 2 tỷ kWh. Mức thiếu hụt này có khả năng gấp 3 lần đạt 7 tỷ kWh trong năm 2021 và 14,5 tỷ kWh trong năm 2022.

    Ngành điện cũng đang phân hóa khi các nhà máy thủy điện gặp nhiều khó khăn khi tình hình thủy văn diễn biến xấu. Trong khi các công ty nhiệt điện có kết quả khả quan nhờ được tăng sản lượng và giá bán.

    Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận giá điện trên thị trường có thể tiếp tục tăng cao khi EVN cần đẩy mạnh huy động điện từ các nhà máy nhiệt điện do nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao trong khi nguồn cung từ các nhà máy thủy điện bị sụt giảm. Bên cạnh đó, việc tăng giá trần bán điện giúp doanh nghiệp nhiệt điện cải thiện lợi nhuận.

    Nhiệt điện Phả Lại (HoSE: PPC) có hoạt động kinh doanh tương đối ổn định với doanh thu mỗi năm trên 7.000 tỷ và có lãi khoảng 1.000 tỷ đồng. Kết quả 9 tháng của Phả Lại cho thấy doanh thu tăng 12% nhưng không còn hoàn nhập dự phòng lớn khiến doanh nghiệp chỉ lãi 776 tỷ đồng, giảm 12%.

    [​IMG]
    Diễn biến giá cổ phiếu PPC từ đầu năm. Nguồn: VNDirect.

    Tổng công ty Điện lực Dầu Khí Việt Nam (PV Power – HoSE: POW) cũng có sản lượng điện ổn định trên 21 tỷ kWh và doanh thu trên 30.000 tỷ đồng mỗi năm. Trong 9 tháng năm nay, doanh nghiệp phát được 16,5 tỷ kWh, tăng 3% và có lãi sau thuế 2.491 tỷ đồng (tương đương mức lợi nhuận 2 năm 2017 và 2018).

    Doanh nghiệp nhiệt điện cũng duy trì chính sách cổ tức khá ổn định như Phả Lại trả cổ tức bằng tiền hơn 25% mỗi năm hay Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HoSE: NT2) cũng chia cổ tức khoảng 30% bằng.

    Ngoài ngành điện, một số nhóm ngành thiết yếu và độc quyền khác cũng có hoạt động ổn định như ngành nước, than, dịch vụ sân bay... Doanh nghiệp ngành than với sự độc quyền của Vinacomin được xem là ít sự cạnh tranh, do đó các doanh nghiệp thường có doanh thu và lợi nhuận tăng ổn định như Than Đèo Nai, Than Cao Sơn, Than Núi Béo…mức cổ tức của ngành than thường dưới 10% nhưng được chi trả rất đều đăn.

    [​IMG]
    Diễn biến giá cổ phiếu TCS của Than Cao Sơn. Nguồn: VNDirect.

    Ngành dịch vụ sân bay cũng có một phần tính độc quyền khai thác tại một số sân bay nhất định. Thị trường hàng không đang phát triển nhanh giúp các doanh nghiệp dịch vụ sân bay ăn nên làm ra, biên lợi nhuận gộp của nhóm này vào khoảng 30-40%. Nhiều doanh nghiệp dịch vụ sân bay lớn như Masco (MAS), Noibai Cargo (NCT), SGN, CIA… có mức cổ tức bằng tiền 30-50% mỗi năm.
  7. he_ro

    he_ro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    10/09/2015
    Đã được thích:
    7.986
    Một phiếu cho P
  8. envirdungdl

    envirdungdl Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2015
    Đã được thích:
    1.104
    Con nào có nhiều Quỹ đất giá rẽ ôm. Cao su Bà Rịa (BRR) có 8000ha Châu Đức Bà Rịa đang chuyển dần 3000ha làm KCN đón đầu Cảng Quốc tế Thị Vãi, Sân bay Quốc tế Long Thành

    HU4 220ha Khu B KCN Bỉm Sơn đang đẩy nhanh tiến độ để kịp cho thuê, Dự án Khu đô thị sinh thái dọc 2 bờ sông đơ 68ha và hàng loạt các Dự án khác đang trong giai đoạn khai thác
    HU4 L14 gọi bằng cụ nhá các bác!
    daututudau555 thích bài này.
  9. chuki

    chuki Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Đã được thích:
    14.783
    Vài hôm nữa F ngập pic GIL?
  10. envirdungdl

    envirdungdl Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2015
    Đã được thích:
    1.104
    H mới bỏ tiền ra giải phóng mặt bằng giá đất đang trên trời rủi ro đó bạn.
    bill8xbro đã loan bài này

Chia sẻ trang này