Chuẩn bị bội thu với DCM

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bloombergvn, 31/08/2018.

7688 người đang online, trong đó có 1151 thành viên. 13:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8601 lượt đọc và 80 bài trả lời
  1. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Nguồn cung và giá khí nào để giúp Đạm Cà Mau tiếp tục đóng góp cho nông nghiệp Việt?
    Thứ Sáu, 31/8/2018 15:09
    (ĐTCK) Không chỉ là mối quan tâm đặc biệt của các cổ đông Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, mã chứng khoán DCM), nguồn khí ổn định cộng với giá khí đầu vào hợp lý áp dụng với doanh nghiệp này từ năm 2019 còn là mối bận tâm của rất nhiều bà con nông dân, bởi sinh kế bền vững của gia đình họ chịu ảnh hưởng lớn từ phân bón khi mặt hàng chủ lực urea hạt đục của Đạm Cà Mau chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách này.
    [​IMG]
    Cổ đông mong muốn gì khi đầu tư vào Đạm Cà Mau?

    Sáng 17/8, thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ ký văn bản phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí (PVN) thực hiện sắp xếp, cổ phần hoá, thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020; trong đó, PVN giảm tỷ lệ sở hữu tại Đạm Cà Mau xuống còn 51%.

    Đạm Cà Mau là một trong những doanh nghiệp đầu ngành phân bón, việc bán cổ phần này khiến các nhà đầu tư quan tâm.

    Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang chờ đợi cơ hội mua cổ phần, nhưng xác định giá bán là yếu tố quan trọng giúp thương vụ thành công. Giới phân tích của các công ty chứng khoán nhận định, điều mà cổ đông mong muốn và chờ đợi ở thời điểm này là một sự cam kết và đảm bảo của Chính phủ, của bộ ngành, của Tập đoàn Dầu khí là nguồn khí và giá khí hợp lý nhất áp dụng với Đạm Cà Mau, đảm bảo cho Đạm Cà Mau tiếp tục hoạt động hiệu quả như thời gian vừa qua.

    Về vấn đề này, trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán tại Đại hội đồng cổ đông thường niên của Đạm Cà Mau, ông Lê Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết, Tập đoàn đang trình Bộ Công thương áp dụng giá khí mới với Đạm Cà Mau khi thời gian điều tiết giá khí đảm bảo tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 12% với doanh nghiệp này kết thúc vào cuối năm 2018.

    Mục tiêu chung của việc áp giá mới là đảm bảo tính thị trường hợp lý với doanh nghiệp, đảm bảo “sức khỏe” của Đạm Cà Mau để PVN thoái vốn và hoàn thành nghĩa vụ trả nợ công cho Nhà nước, song cũng tạo sức ép để doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực đổi mới, hoạt động hiệu quả để duy trì những thành quả đã đạt được trong suốt thời gian qua.

    Chi phí phân bón hiện đang chiếm tới gần nửa giá vật tư đầu vào trong trồng trọt, canh tác, vì vậy, bà con nông dân rất cần một sự ổn định giá cả của các mặt hàng này.

    [​IMG]
    Nhà máy Đạm Cà Mau sản xuất đều đặn bộ sản phẩm dinh dưỡng cho cây trồng,

    Những sản phẩm phân bón nếu có sự trồi sụt quá mạnh về giá bán, sẽ khiến sản xuất và đời sống của bà con nông dân chịu tác động mạnh, bởi lẽ những năm qua, khi Đạm Cà Mau có mặt trên thị trường, bà con được sử dụng sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hợp lý, không còn nỗi lo sốt phân bón mỗi khi cao điểm mùa vụ.

    Mặt khác, kể từ khi Đạm Cà Mau ra đời đã giúp Nhà nước chủ động hoàn toàn nguồn phân đạm cho sản xuất nông nghiệp, tiết kiệm hàng tỷ USD nếu phải nhập từ nước ngoài.

    Thực tế, chính sách ưu đãi thuế, giá khí để đảm bảo duy trì ổn định giá phân bón, hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp không chỉ là mối quan tâm của người nông dân và là chính sách được nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như khu vực châu Á, trong đó có Ấn Độ, Pakistan, Indonesia… áp dụng.

    Tại Pakistan, chính phủ nước này hỗ trợ người nông dân giảm giá thành sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm thông qua việc cung cấp ưu tiên nguồn khí và giá khí giá rẻ hơn cho ngành công nghiệp sản xuất phân bón.

    Pakistan hiện áp dụng mức trợ cấp tương đương 100 rupee/bao đạm urea; bao gồm giảm thuế đánh trên hàng hóa dịch vụ (GST) từ mức 5% (70 rupee/bao) xuống 2% (28 rupee/bao), giúp hạ giá bán 42 rupee/bao và trợ cấp về giá khí tương đương 58 rupee/bao.

    Giới phân tích cũng cho rằng, nên đặt Đạm Cà Mau là doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, chứ không phải doanh nghiệp công nghiệp thuần túy, bởi đối tượng thụ hưởng sản phẩm cuối cùng là nông dân Việt Nam.

    Bởi khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (FS), nguồn khí vẫn còn dồi dào đảm bảo sản xuất ổn định của nhà máy, đồng thời giá khí được cam kết giúp doanh nghiệp này có hiệu quả. Nhưng sau năm 2018, hoạt động sản xuất - kinh doanh của Đạm Cà Mau tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ thua lỗ nếu nguồn khí không đủ cho 100% công suất thiết kế và Chính phủ phê duyệt giá khí áp dụng cho Đạm Cà Mau cao hơn nhiều lần so với khi lập FS.

    Nông dân cần nguồn cung ổn định để canh tác có lời, cổ đông quan tâm tính hấp dẫn và có lãi khi đầu tư thì cổ phiếu Đạm Cà Mau mới thực sự hấp dẫn, hài hòa lợi ích cho các bên liên quan.

    Nỗ lực vì một nền nông nghiệp bền vững

    Trước việc nguồn cung cấp khí hạn chế do việc phát triển dự án khí Lô B chậm hơn so với kế hoạch dẫn đến nguồn cung suy giảm nhanh so với tính toán ban đầu; giá khí chưa được đảm bảo, nợ nước ngoài khi xây dựng dự án là 200 triệu USD, có bảo lãnh của Chính phủ (nợ công) vẫn còn cao, thời điểm này nhà máy vẫn chưa hết khấu hao, thị trường cạnh tranh gay gắt… đều là thách thức và rủi ro cho Đạm Cà Mau.

    Tuy vậy, trong những năm qua, Đạm Cà Mau đã nỗ lực không ngừng để Công ty phát triển, thương hiệu vươn xa; đồng thời, xây dựng những phương án và lộ trình chuẩn bị thích ứng, như tiết kiệm vật tư trong quá trình sản xuất, rà soát lại quy trình và phương pháp quản lý.

    Báo cáo tài chính quý II/2018 của Công ty cho thấy, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh 46 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2017, còn hơn 94 tỷ đồng trong bối cảnh doanh thu thuần của Công ty tiếp tục tăng trưởng 8%, đạt 1.973 tỷ đồng.

    Tính năng động, linh hoạt cũng thể hiện rõ ở chiến lược kinh doanh của Đạm Cà Mau. Không chỉ gói gọn trong việc sản xuất, cung cấp phân urea, Công ty đã mở rộng sang kinh doanh bộ sản phẩm Đạm Cà Mau, gồm urea Cà Mau, N46.Plus, N.Humate+TE, Kali Cà Mau, DAP Cà Mau, NPK Cà Mau...,

    Cung cấp những giải pháp dinh dưỡng chăm sóc cây trồng, với tầm nhìn dài hạn là tập trung nghiên cứu đầu tư những sản phẩm mới có giá trị gia tăng, hỗ trợ cân bằng cây trồng, đất đai. Các dự án đầu tư nhà máy sản xuất NPK, phân bón hữu cơ… sẽ góp phần đa dạng hóa nguồn thu cho doanh nghiệp.

    Với thị phần chiếm khoảng 1/3 thị trường, sự ổn định trong hoạt động của Đạm Cà Mau sẽ góp phần đáng kể trong việc đảm bảo phát triển nền nông nghiệp bền vững. Đây cũng chính là mục tiêu cao nhất mà những người chèo lái Đạm Cà Mau cũng như người lao động trong doanh nghiệp hướng đến.

    Bảy năm qua, Đạm Cà Mau đã chứng minh nỗ lực không mệt mỏi để tiếp tục tăng trưởng, góp phần phát triển nông nghiệp và bình ổn thị trường phân bón.

    Dù vậy, nội lực có mạnh, lợi thế có đến thì lại xuất hiện không ít khó khăn, chủ yếu từ nguồn nguyên liệu và việc định giá bán khí. Giá phân bón khi giá khí tăng - nguyên liệu chính sản xuất phân bón - sẽ đẩy chi phí sản xuất của Đạm Cà Mau tăng thêm, người nông dân sẽ là người cuối cùng chịu thiệt thòi nhất.

    Hơn bao giờ hết, vai trò đồng hành với nông dân và doanh nghiệp của Chính phủ và các cơ quan chức năng cần phải thể hiện trong các quyết sách đúng đắn về nguồn khí và giá khí đầu vào cho Đạm Cà Mau.

    Từ khi nhà máy chính thức vận hành vào năm 2011 cho đến nay, Đạm Cà Mau đã cung ứng ra thị trường trên 5 triệu tấn sản phẩm urea Cà Mau và hàng trăm nghìn tấn các sản phẩm phân bón cao cấp khác, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu thị trường trong nước. Đặc biệt, từ khi có Đạm Cà Mau, thị trường phân bốn ổn định, mỗi khi vụ mùa đến, nông dân không còn nỗi lo sốt phân sốt giá, giảm đáng kể việc nông dân sử dụng phân bón giả, kém chất lượng.

    Hoàng Nguyễn

    https://m.tinnhanhchungkhoan.vn/chu...tuc-dong-gop-cho-nong-nghiep-viet-240539.html
    hpkt85 thích bài này.
  2. Hoangnv4

    Hoangnv4 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2018
    Đã được thích:
    248
    Nay mới múc full tk. Hy vọng qua lễ có bia
  3. hpkt85

    hpkt85 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2009
    Đã được thích:
    23.052
    DPM hôm nay nhích đẹp nhỉ. hihi
  4. hpkt85

    hpkt85 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2009
    Đã được thích:
    23.052
    tạm thời chốt VGC sang DCM nhỉ bác! hihi
    --- Gộp bài viết, 31/08/2018, Bài cũ: 31/08/2018 ---
    game mới của nhà cái
  5. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Giống tớ. Hí hí:D
  6. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Cổ phiếu phân bón chờ cơ hội phục hồi
    Thứ Sáu, 24/8/2018 12:56
    (ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường phân bón gặp nhiều khó khăn, câu chuyện cổ phiếu ngành phân bón đang gắn liền với kỳ vọng thay đổi chính sách thuế giá trị gia tăng, bên cạnh đó là yếu tố giá dầu và kế hoạch hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc.
    [​IMG]
    Năm 2018 được dự báo tiếp tục là năm khó khăn với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất phân bón bởi nhiều lý do. Ngoài cạnh tranh gay gắt bởi các doanh nghiệp trong nước và với các sản phẩm ngoại nhập, thị trường phân bón Việt Nam đang đối mặt với tình trạng dư cung lớn.

    Theo Bộ Công thương, nhu cầu tiêu thụ trong nước mỗi năm ước tính khoảng 11 triệu tấn phân bón các loại phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong đó phân bón vô cơ chiếm hơn 80% nhu cầu cả nước, phân hữu cơ và phân bón khác chiếm 20%.

    Trong khi đó, ước tính, tổng lượng cung phân bón mỗi năm tại Việt Nam (tính cả nhập khẩu) đạt khoảng 33 triệu tấn, gấp hơn 3 lần nhu cầu.

    Cùng với đó, giá dầu thô có xu hướng tăng mạnh trong thời gian qua khiến giá nguyên liệu đầu vào sản xuất phân urê dự báo sẽ tăng.

    Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), giá dầu trong năm 2018 dự báo đạt trên 70 USD/thùng, mức này cao hơn 29% so với đầu năm và cao hơn 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Diễn biến này sẽ tác động đến chi phí nguyên liệu của các doanh nghiệp sản xuất urê như DPM, DMC hay LAS.

    DPM cho biết, do ảnh hưởng của giá dầu tăng nên trong 6 tháng đầu năm 2018, giá khí đầu vào cho sản xuất của doanh nghiệp đã tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2017 và tăng khoảng 24% so với giá kế hoạch năm 2018.

    Việc giá dầu tăng kéo theo giá khí tăng, nhưng giá phân bón chưa phản ánh ngay, điều này có thể khiến lợi nhuận của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Doanh thu hợp nhất của DPM trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt 4.782 tỷ đồng, tăng 9,9%; lợi nhuận sau thuế đạt 402 tỷ đồng, giảm gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Nhóm ngành phân bón đang kỳ vọng Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ được sửa đổi, trong đó mặt hàng phân bón chuyển từ mặt hàng không chịu thuế sang chịu thuế 5%.

    Nếu dự luật này được thông qua, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu phân bón và nguyên liệu sản xuất phân NPK sẽ có cơ hội giảm mạnh chi phí như DCM, DPM, LAS, VAF, SFG…, qua đó tăng tính cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu. Theo ước tính của đại diện DPM, nếu chính sách thuế VAT thay đổi như trên, doanh nghiệp có thể tiết kiệm 260 - 370 tỷ đồng mỗi năm.

    Trên sàn chứng khoán, nhóm cổ phiếu phân bón từ đầu năm đến nay khá “thầm lặng”. Trong khoảng 8 cổ phiếu phân bón điển hình, trừ DDV của Công ty cổ phần DAP-Vinachem tăng giá hơn 28% so với đầu năm, nhờ hưởng lợi trực tiếp từ thông tin áp thuế tự vệ đối với sản phẩm MAP, DAP, thì đa phần các cổ phiếu lớn trong ngành đều đi xuống như DPM giảm 12,7%, DMC giảm 16,9%, BFC giảm 18,4%.

    Đà giảm giá của cổ phiếu BFC được cho là đến từ kết quả kinh doanh sụt giảm trong 6 tháng đầu năm 2018. Theo BFC, trong 6 tháng đầu năm, thị trường phân bón có nhiều biến động do lượng hàng nhập khẩu ngày càng nhiều, cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nhà sản xuất phân bón trong nước, khiến sản lượng bán ra của Công ty suy giảm.

    Bên cạnh đó, để duy trì lượng hàng bán ra, Công ty điều chỉnh chính sách bán hàng, hỗ trợ các đại lý, làm cho chi phí bán hàng tăng 25%, khiến lợi nhuận sau thuế 6 tháng giảm 30% (đạt 144 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm ngoái.

    Tuy nhiên, về dài hạn, BFC được giới đầu tư đánh giá cao bởi chủ trương đầu tư đẩy mạnh thị trường xuất khẩu trong đó mục tiêu hướng đến thị trường khu vực Đông Nam Á. Được biết, BFC đang ấp ủ kế hoạch đầu tư nhà máy tại Myanmar nhằm đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường này, cũng như tối ưu hóa chi phí sản xuất và vận chuyển.

    Để triển khai, BFC phải chờ phê duyệt phương án đầu tư từ cổ đông lớn nhà nước là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem). Cũng chính vì vậy, kế hoạch thoái vốn của Vinachem tại BFC luôn được cổ đông quan tâm và chất vấn qua các kỳ Đại hội đồng cổ đông.

    Cùng với BFC, SFG là cổ phiếu dự kiến sẽ được Vinachem thoái vốn xuống dưới 50% trong giai đoạn 2017 - 2020. Ngoài ra, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đặt kế hoạch sẽ thoái vốn tại DCM và DPM, với tỷ lệ nắm giữ dự kiến không cao hơn 51%.

    Nhìn về những tháng cuối năm, theo giới phân tích, có một điểm tích cực với cổ phiếu phân bón là giá phân bón có thể tăng khi giá dầu tăng và Trung Quốc hạn chế xuất khẩu. Đây là thông tin hỗ trợ ngành trong bối cảnh vụ mùa chính sử dụng phân bón đã đi qua.

    Việt Nam là quốc gia nhập siêu phân bón trong những năm gần đây. Tính đến hết tháng 7/2018, Việt Nam xuất khẩu 554.861 tấn phân bón các loại, với tổng giá trị 180 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu 2,49 triệu tấn với giá trị 705 triệu USD, theo đó Việt Nam nhập siêu hơn 525 triệu USD.

    Theo đó, giá phân bón thế giới và Việt Nam được dự báo sẽ tăng trong thời gian tới khi Trung Quốc, quốc gia chiếm thị phần lớn trên thị trường phân bón thế giới và Việt Nam nhập khẩu chính từ thị trường này, có kế hoạch hạn chế xuất khẩu.

    Ngoài ra, yếu tố cổ tức cao và đều đặn cũng là một điểm cộng đối với nhóm cổ phiếu phân bón.

    Ngọc Nhi

    https://m.tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/co-phieu-phan-bon-cho-co-hoi-phuc-hoi-239711.html
  7. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    142 HTX trải nghiệm với phân bón ứng dụng công nghệ cao của Đạm Cà Mau
    Với khát vọng đồng hành cùng bà con nông dân đem lại mùa vàng ấm no hạnh phúc, Đạm Cà Mau (***) triển khai Chương trình “Trải nghiệm giải pháp canh tác với phân bón ứng dụng công nghệ cao” tại 142 HTX vùng Đồng bằng sông Cửu Long và gần 80 hộ nông dân.

    Hết quý 2/2018, Đạm Cà Mau đạt 64% kế hoạch lợi nhuận năm 2018
    Đạm Cà Mau chính thức cán mốc sản lượng 5 triệu tấn urê
    Đạm Cà Mau chính thức cán mốc sản lượng 5 triệu tấn urê
    Với chương trình này, *** mong muốn giúp bà con trải nghiệm bộ sản phẩm chất lượng cao, nắm vững quy trình bón phân, dần dần thay thế thói quen bón phân chưa hợp lý, so sánh thực tế hiệu quả từ mô hình này với tập quán canh tác trước nay, từ đó đúc rút bài học kinh nghiệm cho sản xuất nông nghiệp.

    Sử dụng phân bón hợp lý sẽ đem lại hiệu quả và thu nhập cao hơn cho nông dân là điều đã được thực tế chứng minh. Phân bón là một trong những vấn đề quan trọng quyết định năng suất cây trồng trong mùa vụ, việc sử dụng phân bón chất lượng và hiệu quả vừa giúp đạt năng suất và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Thế nhưng đến nay, việc bón phân của một bộ phận bà con vẫn chưa đúng với quy trình canh tác dẫn đến lợi nhuận thu về còn thấp và tốn nhiều chi phí, ngoài ra gây hiệu ứng nhà kính. Đây cũng là thực trạng chung trong lĩnh vực trồng trọt ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ hiện nay, nhất là trên các vùng đất đã bị nhiễm phèn.

    Ruộng thí nghiệm bộ sản phẩm Đạm Cà Mau cây lúa.

    Ngoài ra, vấn nạn phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất hiện tràn lan trên thị trường đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho bà con nông dân, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực cũng như sức khỏe của người dân, tác động xấu đến môi trường. Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, phân bón giả gây thiệt hại tới 2 tỷ USD/năm đối với nền kinh tế.

    Kỹ sư Đạm Cà Mau tư vấn cách bón cây ăn trái tại Hợp tác xã Mãng cầu gai.

    Trong khuôn khổ 1 năm, kể từ tháng 7.2018, *** sẽ cung cấp trọn bộ phân bón cho nông dân và xã viên trong HTX nguồn phân bón với lượng vừa đủ cho từng giai đoạn trong suốt mùa vụ, bao gồm các sản phẩm: N.Humate+TE 28-5, N46.Plus, NPK 16-16-8+TE, DAP Cà Mau, Kali Cà Mau. Song song với việc hỗ trợ phân bón, *** còn cử kỹ thuật viên đến tận nơi để hướng dẫn, giúp thay đổi tập quán canh tác cũ, tư vấn kỹ thuật chăm sóc, bón phân hiệu quả.

    Ông Lê Văn Vui, Chủ nhiệm HTX Mãng Cầu gai, xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Từ lâu vấn đề bón phân cải thiện mùa màng, đất đai luôn được người nông dân và cán bộ nông nghiệp địa phương quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, hiện nay còn rất nhiều hộ nông dân chưa được tiếp xúc với kỹ thuật nông nghiệp hiện đại, vẫn giữ thói quen canh tác cũ bón thừa phân, gây hại cho đất. Tôi đánh giá cao tính khách quan và tính thực tiễn của chương trình Cùng Đạm Cà Mau trải nghiệm giải pháp canh tác với phân bón ứng dụng công nghệ cao. Chúng tôi sẽ ủng hộ hết mình và cùng chung tay với *** để thực hiện chương trình ý nghĩa này, giúp mang lại cuộc sống bền vững cho người dân địa phương”.

    Bộ sản phẩm chất lượng cao của Đạm Cà Mau đã đến tay bà con nông dân ĐBSCL..

    Thực tế chứng minh, sau 3 tháng triển khai chương trình với 3 đợt bón phân, một số mô hình trồng lúa và cây ăn trái tại các tỉnh Sóc Trăng, Tiền Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang... đã tổ chức họp nhóm nông dân để công bố kết quả trình diễn. Chính nhận xét của nông dân trực tiếp sử dụng sản phẩm như: màu xanh bền, lá bóng mượt, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế đổ ngã, năng suất cao hơn đã giúp thương hiệu *** nói chung và đội ngũ tư vấn kỹ thuật của chương trình thêm động lực cùng nông dân trải nghiệm.

    Chung tay thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh cho Việt Nam là khát vọng của toàn thể cán bộ và nhân viên trong công ty PVCFC. Trong nhiều năm qua, *** đã không ngừng nghiên cứu, tìm ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, giảm thiểu tác hại cho đất, cho môi trường. Không những vậy, *** còn muốn đồng hành, hướng dẫn kỹ thuật tối ưu cho người nông dân, giúp bà con có được mùa vàng bội thu. Và chương trình lần này nhằm thực hiện khát vọng ấy của ***.


    http://m.danviet.vn/doanh-nghiep/14...dung-cong-nghe-cao-cua-dam-ca-mau-905746.html
  8. typhutieutienmon

    typhutieutienmon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2013
    Đã được thích:
    957
    Ai chơi cổ tức thì cứ DCM múc thì ok . .. còn lướt thì đừng đụng vào khó ăn lắm
  9. Hoangnv4

    Hoangnv4 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2018
    Đã được thích:
    248
    Ông nói có ngược k vậy, nó chia cổ tức giảm 0,9 phải tăng 2 phiên mới ăn dc. K ăn cổ tức tăng 1 phiên là thoát xác dc rồi
  10. romero235

    romero235 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2003
    Đã được thích:
    1.093
    Trong mấy con phân em nào cổ tức cao so với giá và đều nhất nhỉ?

Chia sẻ trang này