Chuyển động kinh tế vĩ mô và triển vọng đối với TTCK

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 09/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2640 người đang online, trong đó có 37 thành viên. 03:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 64957 lượt đọc và 494 bài trả lời
  1. mmxhung

    mmxhung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Đã được thích:
    219
    Đề nghị mọi người không khích bác nhau trong topic này. Nơi này để trao đổi kiến thức kinh nghiệm, có thể đúng có thể chưa đúng nhưng cần tôn trọng nhau.
    Mong bác KQ đừng tự ái và có thể bỏ qua mọi sự kích bác.
  2. J4ckWR

    J4ckWR Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/09/2012
    Đã được thích:
    15
    Đợt trước thấy bác @khongquen25 hay đề cập đến vấn đề lợi nhuận của các công ty làm hạ tầng ở hồ chí minh và có tham chiến CII. Đợt này bác đã trở lại tham chiến CII và PGS chưa. 2 mã đấy quý 4 sẽ có lợi nhuận khá đấy (Quý 3 đã ra kết quả và có lợi nhuận tốt rồi,quý 4 còn tốt hơn nữa:)).Dòng tiền đang dồi dào.
    Mời bác qua nhà :http://f319.com/home/1610688 để thỉnh thoáng chém về PGS và CII:-bd:-bd:-bd
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    PGS em vào còn CII không bác ạ.

    PGS em nắm lượng khá giá 23.2 -23.5 hôm nay.
  4. J4ckWR

    J4ckWR Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/09/2012
    Đã được thích:
    15
    Hôm nay lượng PGS bán ra ở 23.2 -23.5 là rất ít mà bác vào được thì phục bác thật ;)). PGS em vào lần này là vòng 3 thứ 3 rồi .Lần đầu em còn hô anh em từ hồi giá 17.6 mà chưa chốt cổ tức bằng tiền.
    Còn CII mới ăn được vòng cổ tức bằng tiền đợi khi nào bác Lê Quốc Bình đăng ký bán CII ở giá 25 thì thoát ra CII cùng bác ấy để đợi CII vòng thứ 2 vào 2014:)
  5. 50Cent

    50Cent Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2013
    Đã được thích:
    1.840
    Bác KQ xem AAA xem xét vào lại được chưa bác? thks bác
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Tại bác không ở trong room nên không biết đó thôi. Khi em thấy tây ngừng bán PGS là em check và phát tín hiệu mua cho room ngay.
    [8:49:55 AM] K15: Anh Thông nx gì về Tt trc áp lực của Mỹ
    [8:57:33 AM] bachthutri: theo a nen than trongj
    [8:57:41 AM] bachthutri: giai ngan han che luc nay
    [8:57:49 AM] bachthutri: cho sau 17 hay quyet dinh
    [9:08:05 AM] bachthutri: TNG Ce rùi
    [9:08:08 AM] bachthutri: kinhquas
    [9:10:24 AM] K15: Hihi
    [9:19:44 AM] bachthutri: SRF ai còn ra trước ngày 17/10 nhé
    [9:19:54 AM] bachthutri: cũng từ 35 lên 49 rồi
    [9:20:06 AM] bachthutri: được khá xa rồi nên bắt đầu ra hàng thôi
    [9:30:02 AM] NB: VNE mua thêm dc khong anh
    [9:33:27 AM] bachthutri: gần ngày 17
    [9:33:31 AM] bachthutri: nên thận trọng
    [9:33:37 AM] bachthutri: hôm nay có thể ko giảm
    [9:33:46 AM] bachthutri: nhưng nếu 17 Mỹ ko qua đc sẽ bị giảm
    [9:33:50 AM] bachthutri: nên thận trọng
    [9:33:56 AM] bachthutri: chứ tình hình VN thì Ok
    [9:34:17 AM] NVD: nếu Mỹ k qua được thi lieu nó đ/c có nhiều k a?
    [10:30:39 AM] bachthutri: PGS tây ngừng bán rùi
    [10:30:45 AM] bachthutri: có thể quay lại đc rùi nhé

    [11:03:05 AM] bachthutri: SRF vừa nói dứt lời thấy nó bán 300K giá sàn thỏa thuận
    [11:03:20 AM] bachthutri: chắc có nội gián ở đây chăng? Rất nên ra bớt SRF đi
  7. J4ckWR

    J4ckWR Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/09/2012
    Đã được thích:
    15
    Hehe 10h30 bác mới để ý PGS nhưng lúc đấy đến 10h50 là hết giá đỏ 23.4 và 23.5. Và lượng giao dịch lúc ấy ít lắm bác ah ::D .Anyway bác ở trên tàu PGS cùng với em thì vui rồi , chúc mừng bác đã chọn được hàng ngon.Dù PGS em cũng hơn một lần giới thiệu cho bác ở giá 21 thì phải :). Nhưng CII và PXS mới là hàng chiến lược sắp tới bác ah [r2)][r2)][r2)]
  8. J4ckWR

    J4ckWR Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/09/2012
    Đã được thích:
    15
    Gửi bạn về PTKT của AAA:

    AAA – CTCP Nhựa & Môi Trường Xanh An Phát
    Mức giá hiện tại: 15,200
    Tín hiệu kỹ thuật: Điểm đáng chú ý nhất trong dài hạn của AAA là đã hình thành được một vùng chống đỡ rất mạnh về mặt kỹ thuật (vùng 12,000 – 13,000), khi hội đủ cả 3 yếu tố quan trọng: thời gian tồn tại lâu (trên 1 năm), số lần test nhiều (đã test thành công được 8 lần) và thời gian hình thành các đỉnh đáy tương đối dài. Trong đợt điều chỉnh gần đây nhất, sau khi test lại vùng này giá đã bứt phá mạnh mẽ trở lại.
    Hiện tại, giá đã bứt phá lên trên nhóm MA dài hạn (SMA 100, SMA 200...). Điều này cho thấy xu hướng chính của cổ phiếu này đã thay đổi từ giảm điểm sang tăng trưởng trong dài hạn.
    Bên cạnh đó, thanh khoản cũng đang duy trì ở mức khá cao bên trên trung bình 20 phiên gần nhất (tương đương 300,000 đơn vị/phiên) cho thấy khả năng giá có những biến động đột ngột và thiếu tích cực là không cao vì lực cầu ổn định.
    Khuyến nghị: Nhà đầu tư đã giải ngân thành công xem xét chốt lời từng phần ở vùng 16,000 – 17,000 do khối lượng mắc kẹt tại đây rất lớn. Chỉ mua lại khi giá phá vỡ hoàn toàn vùng này.
    Về dài hạn giống như mình nói ở trên AAA sẽ tốt nhưng hiện tại ngắn và trung hạn thì lượng chốt và mắc kẹt AAA ở giá 15 là rất nhiều .Nên mình mới bảo khi nào AAA về 14 hoặc trường hợp thị trường xấu test lại đáy cũ là vùng 12-13 thì vào vô tư;). Còn bây giờ vào sẽ bị tra tấn ngắn hạn:)
  9. 50Cent

    50Cent Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2013
    Đã được thích:
    1.840
    thks bác:-bd
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Bắt đầu trả lời chi tiết mà trong hội thảo không đủ thời gian trả lời:

    Như trong hội thảo em có trình bày nếu bỏ qua phần trình bày kinh điểm của đồng nghiệp em thì góc nhìn TPP của em hoàn toàn khác. Nhưng trong khuôn khổ 1 buổi hội thảo chính thống em không thể chia sẻ theo cách nhìn từ bản chất được. TPP nếu hiểu đúng nó phải như sau:

    TPP bản chất là ván bài quyền lợi chính trị khi vai trò lịch sử của WTO chấm dứt. Khi nền kinh tế lớn cuối cùng là Nga vào WTO thì chả ai còn có lợi gì nữa nên cần phải xóa đi chơi lại. Tất nhiên người có lợi là người tạo game. Ai càng vào sớm càng có lợi.

    Trong nội khối TPP có thể lợi với nhau lĩnh vực này mà bất lợi ở lĩnh vực khác nhưng chung quy nó sẽ thoả thuận được với nhau để cùng nhau ngăn chặn các nước ngoài khối. Vậy nước nào là nước ngoài khối cần ngăn chặn nhất. Hiển nhiên là TQ rồi.

    Thông qua TPP, Hoa Kỳ đang muốn lôi kéo các nước trong khu vực kinh tế Đông Á thoát dần khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc và bước dần vào quỹ đạo mà Washington đang toan tính định hình.

    Thực tế cho thấy muốn khẳng định chỗ đứng và vai trò " võ lâm minh chủ" của mình tại Châu Á - Thái Bình Dương, dù là Washington hay Bắc Kinh cũng đều cần xây dựng một thể chế kinh tế chung đặt dưới sự lãnh đạo của mình và có những luật chơi do mình đặt ra.

    Bên cạnh chiến lược xoay trục về Châu Á - TBD về an ninh quân sự thì đối trọng còn lại là lợi ích kinh tế luôn là một nước cờ cần thiết cho những toan tính lâu dài của Mỹ. Chính vì vậy, bên cạnh chiến lược củng cố đồng minh quân sự và mở rộng các cam kết hợp tác quốc phòng, yếu tố kinh tế chính là thành tố quan trọng thứ hai đối với chiến lược "trở lại châu Á" của Hoa Kỳ. Do đó, TPP đang thu hút sự chú ý không phải của riêng các nhà hoạch định Hoa Kỳ, mà từ cả giới lãnh đạo Trung Quốc.

    Một đất nước đang đầy dã tâm như TQ có biết điều này không? Chắc chẳng ai ngây thơ đến mức nói là không biết. Tất cả đều phải thừa biết là TPP chính là một phần công cụ mà Hoa Kỳ sử dụng trong chiến lược kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Một hiệp định nối liền hai bờ Thái Bình Dương, nối liền Châu Mỹ với khu vực kinh tế Đông Á giàu tiềm năng, nhưng lại do Hoa Kỳ khởi xướng và chi phối buộc phải làm TQ lo lắng.

    Từ ngày vào WTO không những TT TQ không bị khai thác mà TQ còn khai thác ngược TT các nước TPP. Chúng ta thấy rằng chỉ trong 1 thập kỳ từ ngày vào được TPP nền KT TQ thực sự cất cánh và vươn lên thứ 2 TG. Một vị thế mà có nằm mơ Mỹ cũng không bao giờ nghĩ đến khi cho TQ vào đc WTO.

    Sau khi lần lượt vượt qua Đức rồi Nhật để lên thành nền KT lớn thứ 2 TG. TQ nuôi tham vọng tạo dựng ảnh hưởng và vị thế "đầu tàu" của mình tại khu vực kinh tế Đông Á. Họ đã rất nỗ lực trong quá trình này khi "lật đổ" vị trí nền kinh tế thứ hai thế giới của Nhật Bản, hay nỗ lực thành lập một hiệp định tự do thương mại chung Đông Bắc Á.

    Bên cạnh mục tiêu đảm bảo sự phồn thịnh của riêng mình, sự chuyển mình thần tốc về kinh tế của Trung Quốc còn nhắm đến một mục đích cao hơn: trở thành "trái tim và khối óc" của khu vực kinh tế Đông Á - khu vực nhiều hứa hẹn sẽ vươn lên trở thành trung tâm kinh tế mới của thế giới. Tuy nhiên, những diễn biến này đương nhiên không thoát khỏi tầm mắt của Washington, và giới lãnh đạo Hoa Kỳ đương nhiên không thể để Châu Á - Thái Bình Dương rơi vào tay Trung Quốc.

    Nếu không can dự vào ngay thì dù không muốn nền KT của đông bắc á như Nhật và Hàn vẫn chịu tác động đáng kể của TQ điều mà 10 năm trước không bao giờ chúng ta có thể nghĩ đến.

    Thế nên tuy TPP được nhắc đến là hiệp định TM nhưng tất cả đều hiểu nó có tác động địa chính trị rất lớn của Hiệp định này.

    Sự trở lại của trên "mặt trận" kinh tế của khu vực sẽ mang lại cho Hoa Kỳ cùng lúc nhiều lợi ích. Thứ nhất, TPP sẽ mở đường cho Hoa Kỳ thật sự hội nhập
    vào nền kinh tế Đông Á, một lực đẩy cần thiết cho bài toán khôi phục nền kinh tế nội địa và đảm bảo vị thế nền kinh tế số một thế giới.

    Thứ hai, bằng con đường thương mại, Hoa Kỳ sẽ giải quyết được mối lo những người đồng minh tại Châu Á, như Nhật Bản, Philipinnes hay Australia, hiện nay đang dần bị nền kinh tế Trung Quốc thu hút và từng bước chi phối.

    Thứ ba, các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực đương nhiên cũng bị lôi cuốn vào "cuộc chơi lớn" TPP, khi đứng trước lợi ích từ việc phát triển thương mại với những thị trường có sức mua lớn như Hoa Kỳ, New Zealand hay Nhật Bản. Như vậy Hoa Kỳ sẽ trực tiếp tác động đến nhóm các quốc gia hiện khó lòng thoát khỏi sự ảnh hưởng kinh tế từ người láng giềng khổng lồ Trung Quốc. Thứ tư, TPP sẽ giúp cho Hoa Kỳ định hình được sự vận động của nền kinh tế Đông Á, và có thể là cả thế giới trong, tương lai khi luật chơi là do chính người Mỹ tạo dựng. Đây là nước đi cần thiết để đảm bảo cái mà người ta gọi là "quyền lực cấu trúc" của Hoa Kỳ về lâu về dài.

    Nếu như kịch bản này thành công theo ý muốn chủ quan của Mỹ thì Mỹ sẽ tạo lập được sự ảnh hưởng gần như tuyệt đối lên nền kinh tế khu vực, Trung Quốc sẽ buộc phải đứng trước sự lựa chọn khó khăn: hoặc chấp nhận luật chơi của Hoa Kỳ, hoặc bị bỏ rơi và cô lập ngoài cuộc chơi chung của khu vực.

    Hiệp định TPP lúc này đây có lẽ vẫn chưa gọi là "bao vây" Trung Quốc, nhưng chắc chắn nó sẽ kìm hãm được sự trỗi dậy về vị thế của Trung Quốc tại khu vưc và thế giới.

    Vậy TQ đã làm gì? Tất nhiên vụ Lý Khắc Cường vội vã sang VN với cây gậy và củ cà rốt sẽ thấy ngay sau chuyến đi này.

    Nếu VN đi cùng TQ thì mọi việc như cũ thậm trí nó sẽ rót Nhân dân tệ ác đấy. Nhất là phần đầu tư hạ tầng giao thông miền Bắc.

    Ngược lại VN bật lại thì việc hạn chế nhập khẩu hàng hóa thiết yếu của VN là tất yếu đồng thời nó sẽ siết chặt nguồn cung nguyên liệu mà VN đang phụ thuộc hầu như tuyệt đối vào TQ. VN quyết ra sao và bài toán TQ đối với TPP thế nào em sẽ tiếp tục lý giải.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này