CITIBANK sẽ trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng Việt Nam nào???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Dao_Duy_Anh, 06/09/2006.

2805 người đang online, trong đó có 174 thành viên. 06:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2889 lượt đọc và 13 bài trả lời
  1. Dao_Duy_Anh

    Dao_Duy_Anh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2005
    Đã được thích:
    1
    Ngân hàng Đông Á: Lộ trình bứt phá vươn lên

    Với đà phát triển ổn định từ các năm trước, năm 2007 Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB) đã hoạch định một kế hoạch phát triển mạnh mẽ, định hướng trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu nước ta.

    Chỉ bằng nội lực sẵn có, quyết tâm của hội đồng quản trị cùng sự nhạy bén trong kinh doanh của ban điều hành, EAB đã không ngừng tăng tốc phát triển trở thành ngân hàng TMCP đi đầu trong triển khai các dịch vụ ngân hàng và giải pháp cho thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta.

    EAB đã đẩy mạnh dự án hiện đại hóa và mở rộng hợp tác với các đối tác lớn, như kết nối thanh toán thẻ với Tập đoàn China Union Pay, hợp tác với Tập đoàn Visa International và Ngân hàng United Overseas?

    Trước xu thế hội nhập, EAB đang triển khai lộ trình bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài trong tiến trình tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng trong năm 2007.

    Ông Trần Phương Bình, Tổng Giám đốc EAB, cho biết giai đoạn đầu EAB sẽ phát hành 520 tỷ đồng mệnh giá cổ phiếu cho các cổ đông trong nước (bao gồm cổ phiếu thưởng từ quỹ bổ sung vốn điều lệ, bán cho cổ đông hiện hữu, CBCNV và cổ đông chiến lược trong nước) để tăng từ 880 tỷ đồng vốn điều lệ lên 1.400 tỷ đồng.

    Giai đoạn 2 EAB sẽ phát hành thêm 600 tỷ đồng mệnh giá cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài để tăng từ 1.400 tỷ đồng thành 2.000 tỷ đồng. Được biết ứng cử viên hàng đầu trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của EAB là Tập đoàn Citigroup (thông qua đơn vị cung cấp các dịch vụ tiêu dùng của tập đoàn này là Citibank).

    EAB và Citibank đã ký biên bản ghi nhớ, trong đó hai bên sẽ hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo và tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, đặc biệt Citibank mong muốn trở thành cổ đông chiến lược của EAB và được tham gia góp đến 29% vốn cổ phần của EAB đến cuối năm 2007.

    Dự kiến trong quý 1-2007 EAB sẽ bán 10% vốn điều lệ cho đối tác nước ngoài. Đến quý 3-2007, EAB sẽ tăng lên 29%. Nếu thời điểm đó Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa đồng ý cho một đối tác tham gia đến 29% thì EAB sẽ mời gọi các tổ chức tài chính khác tham gia nhằm đảm bảo tổng vốn cho các đối tác nước ngoài chiếm 30% vốn điều lệ của EAB.

    Theo ông Bình, đối với EAB, hợp tác là cơ hội để tiếp cận kinh nghiệm về quản trị, đào tạo đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và hiệu quả sử dụng vốn từ các ngân hàng nước ngoài. Việc tăng vốn điều lệ đạt 2.000 tỷ đồng trong năm 2007 sẽ được EAB tập trung sử dụng cho nhiều mục tiêu phát triển ngân hàng.

    Cụ thể EAB sẽ sử dụng khoảng 35% vốn điều lệ cho vay trung dài hạn; 10% vốn điều lệ cho các công ty trực thuộc; đầu tư 50% xây dựng cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa, đổi mới trang thiết bị?

    (SGGP)
  2. rolexmawu

    rolexmawu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/04/2006
    Đã được thích:
    0
    DDA ơi, chắc là MB thôi. Vì thế vừa đổ tiền vào nó chiều này đấy. Đồng chí có ko?
  3. Dao_Duy_Anh

    Dao_Duy_Anh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2005
    Đã được thích:
    1
    MB à, ai quản lý cổ đông cho biết Ms Tỷ vừa bán mấy tỷ mệnh giá MB cho ai không? Và để mua gì?
    MB cũng ngon lắm đó, quý I/2007 có tin tốt rồi.



    Được Dao_Duy_Anh sửa chữa / chuyển vào 23:19 ngày 07/01/2007
  4. all2hero

    all2hero Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Đã được thích:
    0
    Đông Á với nước cờ Citigroup

    (Saigontimes)



    Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác giữa ngân hàng TMCP Đông Á và tập đoàn tài chính Mỹ Citigroup được ký hồi tháng 9-2006. Theo một nguồn tin, ngay trước giờ ký kết, Citigroup hỏi giá cổ phiếu mà Đông Á dự kiến bán cho họ sẽ là bao nhiêu. Trả lời: tối thiểu gấp sáu lần mệnh giá. Khi đó Citigroup hối hả giục Đông Á bởi họ muốn hợp đồng đầu tư giữa hai bên được ký vào thời điểm diễn ra Hội nghị APEC và họ sẽ mời Tổng thống Bush chứng kiến lễ ký.



    Nhưng Đông Á không vội vàng. Đến cuối năm 2006 vốn điều lệ của ngân hàng này mới có 880 tỉ đồng. Hội đồng quản trị Đông Á đã tính toán một lộ trình tăng vốn lên 2.000 tỉ đồng năm 2007, trong đó tỷ lệ thưởng và mua thêm cổ phiếu bằng mệnh giá dành cho cổ đông (trừ đối tác chiến lược trong nước và nhân viên được mua cổ phiếu ưu đãi) lên tới 60% (54% thưởng, 6% mua thêm). Toàn bộ số tiền dự trữ bổ sung vốn điều lệ 416 tỉ đồng tích lũy qua các năm sẽ được chuyển thành cổ phiếu. Ba mươi phần trăm vốn điều lệ, tức 600 tỉ đồng sẽ được bán cho Citigroup. Đại hội cổ đông bất thường của Đông Á tuần trước chính thức thông qua lộ trình này.



    Đông Á đã đi một nước cờ mang lại lợi ích tối đa cho cổ đông. Họ đã không bán cổ phần cho nước ngoài khi vốn điều lệ còn thấp. Trong khi các ngân hàng khác bán 10% cổ phần cho nước ngoài với giá vài chục triệu đô la Mỹ (HSBC mua 10% cổ phần Techcombank với giá 27 triệu đô la Mỹ), thì 10% cổ phần của Đông Á có giá ít nhất 1.200 tỉ đồng, tương đương 75 triệu đô la Mỹ. Đấy là mức giá sàn, còn giá chính thức sẽ cao hơn nhiều. Citigroup dự định mua 10% cổ phần Đông Á trong quí 1-2007, 20% còn lại họ sẽ mua từ từ theo quy định của Nhà nước. Như vậy, để có thể sở hữu 3/10 Đông Á, Citigroup sẽ bỏ ra không dưới 225 triệu đô la Mỹ.



    ?oĐông Á sẽ kết thúc việc bán 30% cổ phần cho nước ngoài trong năm 2007. Đến 30-9-2007 Citigroup cần hoàn tất việc góp vốn vào ngân hàng? - ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Đông Á, phát biểu trong đại hội cổ đông bất thường - ?oNếu sau ngày đó mà Citigroup chỉ mua được 20%, thì 10% còn lại ngân hàng sẽ bán cho đối tác nước ngoài khác?.



    Trong khi Bank of America, một đối thủ của Citigroup, tập trung vào Trung Quốc, thì Citigroup xác định Việt Nam như một trong những thị trường trọng điểm tại châu Á. Thông qua Đông Á, Citigroup muốn thâm nhập sâu hơn vào thị trường tài chính Việt Nam, đồng thời cải thiện vị trí của họ trong khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hiện nay trong khối tổ chức tín dụng nước ngoài ở Việt Nam, HSBC đang dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 300% năm 2006, bỏ lại phía sau với một khoảng cách khá xa các ?ođối thủ? như Citibank, Standard Chartered Bank, ANZ, Calyon, BNP Paribas, Deutsche Bank...



    Ông Bình khẳng định vào cuối năm 2007 đầu năm 2008, Đông Á sẽ là ngân hàng cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Với sự trợ giúp của Citigroup, Đông Á sẽ triển khai những chiến lược mới nhằm nâng mức tăng trưởng lợi nhuận, mà trước mắt là dự án cung cấp tín dụng từ A đến Z cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một liên doanh tay ba sản xuất và xuất khẩu máy ATM, máy ABC (Automatic Banking Center - ngân hàng tự động, có thể nhận, rút tiết kiệm tiền đồng, ngoại tệ, thu đổi ngoại tệ 24/24 giờ) giữa Indochina Capital của Mỹ, Đông Á và tập đoàn GRG (Quảng Châu - Trung Quốc) đang được các bên thương thảo. Đông Á cũng chuẩn bị khởi công xây tòa nhà trụ sở mới nơi đầu đường Hàm Nghi, quận 1, nhìn ra sông Sài Gòn.



    Mười bảy tháng đã trôi qua kể từ khi Đông Á có cuộc tiếp xúc đầu tiên với Citigroup. Giữa tháng 1 tới sẽ bắt đầu cuộc thương lượng cuối cùng giữa họ trước khi tiến tới bản hợp đồng đầu tư. Theo chúng tôi được biết, một trong những điểm gút thảo luận sẽ là thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Ông Bình nói: ?oChúng tôi muốn Citigroup sẽ giữ cổ phần Đông Á không chuyển nhượng trong vòng 10 năm. Thời gian trên là hợp lý. Nếu thời gian nắm giữ ngắn quá, họ có thể chuyển cho đối tác khác một khi đã có lời, không có lợi cho Đông Á. Nếu lâu hơn 10 năm, giá mua cổ phần của họ sẽ không cao?. Đằng sau tầm nhìn đó còn là vấn đề thời sự: giá trị thực sự của ngân hàng Việt Nam trên nền tăng trưởng ngoạn mục của nền kinh tế đang được nâng lên rất nhiều trong con mắt nước ngoài.

Chia sẻ trang này