CK phục hồi cuối tháng 8=_____VN dẫn sóng TG_____= Chúc mừng các bác giải ngân phiên hôm nay $$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 21/08/2015.

4637 người đang online, trong đó có 515 thành viên. 09:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8044 lượt đọc và 116 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Giảm 24 điểm thanh khoản phiên sáng hơn 2k tỷ sàn HOSE.

    Xiền đâu nhiều thế.

    Tập trung dòng chứng khoán, BH. B.

    Chúc mừng các bác.

    Phiên chiều hồi mạnh mẽ . Việt Nam! Dẫn dắt TT thế giới .
    Last edited: 21/08/2015
    xgameno1, jelph, vni6405 người khác thích bài này.
    jelph, vni640SongThanCK2015 đã loan bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Với diễn biến nền kinh tế ổn định trong chu kỳ tính CPI tháng 8/2015, các chuyên gia nhìn nhận chỉ số này sẽ tiếp tục gia tăng, tuy nhiên mức tăng sẽ không cao. Còn đối với thị trường chứng khoán (TTCK), các chuyên gia cũng nhìn nhận rất tích cực khi cho rằng xu hướng chính sẽ là hồi phục.

    CPI tháng 8 tiếp tục tăng trưởng ổn định

    CPI tháng 8/2015 sẽ tăng từ 0.2-0.22% so với tháng 7/2015 do một số nhân tố như giá xăng dầu, tỷ giá hay thậm chí đến từ hoạt động của các doanh nghiệp”. Đây là dự báo của ông Nguyễn Ngọc Trường Chinh – Tổng Giám đốc CTCK Sen Vàng (GLS).

    Theo ông Chinh, giá xăng dầu trong thời gian vừa qua đã được điều chỉnh giảm, tuy mức giảm không mạnh nhưng sẽ có ảnh hưởng tích cực hơn đến các doanh nghiệp vận tải.

    Về mặt tỷ giá, do Việt Nam là nước có hoạt động nhiều với Trung Quốc (nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu) nên việc phá giá đồng Nhân dân tệ sẽ giúp các doanh nhập khẩu hưởng lợi và kinh tế Việt Nam phần nào cũng được hưởng lợi.

    Cùng quan điểm, ông Trương Hiền Phương – Giám đốc môi giới CTCK KIS Việt Nam (KIS) cho rằng “chỉ số CPI tháng 8/2015 sẽ tiếp tục tăng nhưng không có đột biến”.

    Với ông Phương, tỷ giá sẽ là nhân tố chính tác động đến chỉ số CPI tháng 8 vì thông qua tỷ giá các mặt hàng khác sẽ có khuynh hướng tăng trải đều. Ngoài ra, việc giá xăng giảm cũng có tác động đến rổ tính CPI nhưng không nhiều.

    Trên cơ sở biến động của chỉ số CPI 7 tháng đầu năm cùng dự báo trong tháng 8, ông Phương cho rằng CPI cả năm 2015 sẽ không biến động nhiều, biên độ có thể dao động trong khoảng +/- 2% so với dự báo hồi đầu năm.

    Cũng cho rằng “CPI tháng 8/2015 sẽ giữ được mức tăng và dự báo sẽ tăng trong khoảng từ 0.2-0.3%” nhưng bà Trần Hải Yến – Chuyên viên vĩ mô của CTCK Bảo Việt (BVS) có cái nhìn khác biệt hơn.

    Theo bà Yến, mức tăng của chỉ số CPI đến từ việc nền kinh tế đang được duy trì ổn định và các mặt hàng cơ bản trong rổ tính CPI vẫn giữ được mức tăng so với tháng trước chứ không có yếu tố tác động gây áp lực gia tăng. Nếu có thì tác động đáng kể nhất là yếu tố thời vụ của một số mặt hàng tiêu dùng nhưng biến động cũng không nhiều.

    Về vấn đề giá xăng giảm, do mức điều chỉnh không lớn nên tác động không mạnh đến mặt bằng giá chung trên thị trường. Còn về câu chuyện tỷ giá, tuy có thay đổi và đang là nhân tố được nhắc đến nhiều nhất trên thị trường nhưng sự biến động này không nằm trong chu kỳ tính CPI tháng 8 nên cũng sẽ không tác động nhiều. Phản ứng rõ hơn về yếu tố này sẽ được thể hiện qua các tháng tới trong giai đoạn cuối năm.

    Giá cổ phiếu giảm chính là cơ hội tốt để mua

    Với thị trường chứng khoán cho giai đoạn còn lại của tháng 8/2015, các chuyên gia nhìn nhận sẽ có sự hồi phục và thông tin mở room sẽ là nhân tố tác động đáng kể.

    Theo ông Nguyễn Ngọc Trường Chinh, thông tin chi tiết về nới room được ban hành trong giai đoạn còn lại của tháng 8 là nhân tố đang được nhà đầu tư chờ đợi. Những cổ phiếu nóng, tăng trưởng và gần kín room nước ngoài sẽ được quan tâm mạnh hơn từ cả nhà đầu tư trong và ngoài nước, mà đặc biệt những cổ phiếu này đều là nhóm cổ phiếu lớn và có ảnh hưởng nhiều đến thị trường. Việc các cổ phiếu lớn được quan tâm mua vào sẽ là nhân tố giúp chỉ số gia tăng.

    Với nhìn nhận này, ông Chinh dự báo trong thời gian còn lại của tháng 8, VN-Index có thể lên vùng 610 - 615 điểm. Còn với trường hợp thanh khoản ở mức thấp và tâm lý thị trường không tốt thì VN-Index khả năng sẽ dao động trong vùng 570 - 580 điểm.

    Còn theo ông Trương Hiền Phương, việc điều chỉnh sẽ sớm kết thúc khi VN-Index giảm nhanh đến vùng hỗ trợ mạnh là 575 điểm và nhà đầu tư không còn mạnh tay trong việc bán ra.

    Thông tin về Hiệp định thương mại TPP, Thông tư 74 và Nghị định 60 về mở room cho nhà đầu tư nước ngoài được ban hành trong giai đoạn sắp tới sẽ giúp cho thị trường tăng trưởng tích cực hơn. Do đó ông Phương khuyến nghị nhà đầu tư không nên bán tháo theo tâm lý bầy đàn để tránh thiệt hại và nên chọn lựa cổ phiếu đã kín room có nền tảng kinh doanh, lợi nhuận tăng trưởng đáng kể hay cổ phiếu được hưởng lợi từ Hiệp định TPP và ngành bất động sản để giải ngân dần trong những lúc thị trường giảm. Giá giảm chính là cơ hội tốt để mua.

    Chi tiết hơn, ông Nguyễn Xuân Bình – Phó Giám đốc khối phân tích CTCK Bảo Việt (BVS) dự báo “trong hai tuần cuối tháng 8/2015, xu hướng chủ đạo sẽ là hồi phục nhưng mang tính phân hóa cao. Và khả năng VN-Index sẽ lên vùng kháng cự quanh 600 điểm”.

    Về nhân tố tác động, ông Bình cho rằng sẽ có 3 yếu tố chính. Thứ nhất là chính sách mở room. Những thông tin chính thức và chi tiết về mở room sẽ là điểm đỡ mạnh cho thị trường và ông đánh giá cao nhóm doanh nghiệp đơn ngành vì khả năng sẽ được nới room trước.

    Thứ hai là triển vọng về Hiệp địnhTPP khi nhóm họp trở lại vào cuối tháng 8/2015 nhưng vấn đề này sẽ không tác động mạnh trong tháng 8 mà thay vào đó là đầu tháng 9.

    Cuối cùng là câu chuyện của Trung Quốc, đây là nhân tố đã và đang tác động nhưng theo ông Bình nhà đầu tư đang quen dần nên tác động đến thị trường sẽ không còn nhiều.

    Tuy nhiên, ông Bình cho biết ba yếu tố này chỉ tác động trong ngắn hạn, còn dài hạn thì kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quyết định. Đặc biệt là nhóm ngân hàng và dầu khí.

    Duy Hoàng
    xgameno1, jelph, vni6402 người khác thích bài này.
    jelphvni640 đã loan bài này
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Tổng giám đốc Phạm Hữu Phú: Eximbank sẽ không bị kiểm soát đặc biệt như tin đồn
    Ông Phạm Hữu Phú, Tổng giám đốc Ngân hàng Eximbank khẳng định, ngân hàng này sẽ không bị kiểm soát đặt biệt như tin đồn, mọi hoạt động của Eximbank đang diễn ra bình thường và không có chuyện Chủ tịch Eximbank bị bắt.
    TIN LIÊN QUAN
    21/08/2015 07:50
    ngân hàng thứ hai, sau DongA Bank, rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước. Thực hư việc này ra sao?

    Thị trường những ngày qua xuất hiện thông tin Eximbank khó tránh khỏi diện bị kiểm soát đặc biệt, tương tự như DongA Bank. Đáng chú ý là, trong ngày 18/8, có thông tin rằng, Chủ tịch Eximbank bị bắt. Tôi khẳng định, các thông tin trên đều không đúng sự thật. Vừa qua, một số nguồn tin không đúng về Eximbank đã ảnh hưởng đến các nhà đầu tư cổ phiếu của Eximbank. Trong chiều muộn ngày 18/8, Eximbank đã có văn bản khẳng định, Eximbank sẽ không bị kiểm soát đặt biệt như tin đồn.

    [​IMG]
    Ông Phạm Hữu Phú, Tổng giám đốc Ngân hàng Eximbank

    Ông có thể cho biết, tình hình hoạt động của Eximbank hiện nay ra sao?

    Tình hình hoạt động của Eximbank đang ổn định và bền vững. Cụ thể, đến hết quý II/2015, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất (CAR) đạt 15%, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi duy trì ở mức 75%. Eximbank cũng đáp ứng đầy đủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN như tỷ lệ nợ xấu 2,09%; lợi nhuận trước thuế đạt 567 tỷ đồng Việt Nam, hoàn thành 57% kế hoạch năm 2015. Các số liệu nêu trên được kiểm toán bởi Công ty Kiểm toán Ernst & Young.

    Với kết quả hoạt động nêu trên, tôi khẳng định, Eximbank hoàn toàn không có sự kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước như những tin đồn vừa qua, cũng như không có chuyện Chủ tịch Ngân hàng Eximbank bị bắt.

    Nhưng vì sao lợi nhuận của Eximbank quý II/2015 chỉ đạt vỏn vẹn 27 tỷ đồng, thưa ông?

    Sở dĩ lợi nhuận trong quý II/2015 của Eximbank giảm mạnh do chi phí hoạt động phát sinh mạnh, tăng tới 32%, lên 600 tỷ đồng, khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro chỉ còn 195 tỷ đồng, giảm 46%. Chi phí dự phòng quý II/2105 của Eximbank cũng tăng 14% lên 166 tỷ đồng. Vì vậy, lợi nhuận trước thuế còn lại 28,9 tỷ đồng, giảm 87% so với quý II/2014. Sau thuế, ngân hàng lãi vỏn vẹn 26,9 tỷ đồng.

    Chủ trương của HĐQT, Bank điều hành Eximbank là phải trích lập dự phòng đầy đủ trước khi nghĩ đến lợi nhuận. Điều này đã được Eximbank đưa ra từ giữa năm ngoái và Eximbank đã sớm trích lập dự phòng trong quý II năm nay. Đó cũng chính là lý do vì sao lợi nhuận của Eximbank giảm trong quý này. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, yếu tố cần thiết nhất lúc này là phải dự phòng đầy đủ, nhằm giảm thiểu rủi ro.

    Tình hình xử lý nợ xấu cũng như bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) tại Eximbank đến nay ra sao?

    Trong 6 tháng đầu năm nay, Eximbank đã bán được 75% nợ xấu cho VAMC theo chỉ tiêu nợ xấu được giao và xử lý thu hồi được 1.000 tỷ đồng nợ xấu. Kế hoạch từ nay đến cuối năm, Eximbank sẽ bán tiếp 500 tỷ đồng. Đó cũng chính là một trong những lý do khiến lợi nhuận Eximbank giảm trong quý II/2015.

    Lý do là, nợ xấu bán cho VAMC chủ yếu được các ngân hàng thực hiện trong quý II/2015, nên đòi hỏi dự phòng lớn. Để đạt chỉ tiêu lợi nhuận 1.000 tỷ đồng đưa ra cho năm nay, Eximbank sẽ xử lý khoảng 2.000 tỷ đồng năm 2015. Ngân hàng kỳ vọng bất động sản hồi phục sẽ là cơ hội để xử lý nợ xấu, hoàn nhập dự phòng vào lợi nhuận.

    Với tình hình như hiện nay, liệu Eximbank có tăng trưởng bền vững trong thời gian tới?

    Tháng 8/2015, Eximbank được Tạp chí The Banker tiếp tục xếp hạng vào Top 1.000 ngân hàng lớn nhất thế giới năm 2015. Đây là năm thứ 8 liên tiếp, Eximbank vinh dự đứng trong bảng xếp hạng những ngân hàng hàng đầu thế giới. Việc được xếp hạng nêu trên đã minh chứng cho sự phát triển bền vững của Eximbank trong giai đoạn hội nhập.
    xgameno1, jelph, vni6401 người khác thích bài này.
    jelphvni640 đã loan bài này
  4. Chieutim2001

    Chieutim2001 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2014
    Đã được thích:
    1.056
    Dẫn gì bác. Đang đi lùi đấy. TT nó giảm 2 phiên thì VN giảm hàng chục phiên tự hào gì đâu.
    SongThanCK2015BigDady1516 thích bài này.
  5. dovuthuat

    dovuthuat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2015
    Đã được thích:
    718
    hoctrostock, SongThanCK2015BigDady1516 thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Việt Nam! Ta chuyên gia khởi nghĩa đấy .
    --- Gộp bài viết, 21/08/2015, Bài cũ: 21/08/2015 ---
    Pha này lượng Mg ít nên nhà cái đạp thế thôi bác .
    xgameno1SongThanCK2015 thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Thứ Sáu, 21/8/2015 11:53

    [​IMG] [​IMG]
    Điều chỉnh tỷ giá giúp tăng trưởng kinh tế thêm ít nhất 0,5%
    [​IMG]
    Theo các chuyên gia kinh tế, tỷ giá tăng sẽ hỗ trợ xuất khẩu, song lại tác động bất lợi đến nhập khẩu, nợ công, lạm phát. Tuy nhiên, cho đến nay, cán cân lợi - hại nghiêng về bên nào thì chưa ai dám chắc.
    Trái với lo lắng về những tác động bất lợi đối với nền kinh tế nước ta khi Trung Quốc phá giá nhân dân tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh tỷ giá, một thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính và tiền tệ quốc gia lạc quan nhận định: “Hai động thái trên có thể giúp kinh tế tăng trưởng ít nhất 0,5%. Lý do là, Việt Nam nhập khẩu lớn nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, việc nhân dân tệ bị phá giá giúp DN Việt Nam nhập khẩu nguyên phụ liệu rẻ hơn, từ đó hạ giá thành sản xuất. Thêm vào đó, tỷ giá VND/USD lại được điều chỉnh tăng mạnh, xuất khẩu càng hưởng lợi. Rõ ràng, DN đang được hưởng lợi kép: nhập khẩu rẻ hơn, xuất khẩu đắt hàng hơn”, chuyên gia này nói.

    Thừa nhận “lợi kép” nói trên, ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG thừa nhận, với việc NHNN điều chỉnh tỷ giá, công ty này được lợi từ đơn hàng xuất khẩu dệt may. Tuy vậy, không phải DN nào cũng đồng tình với ý kiến này. Lãnh đạo CTCP Sản xuất và Thương mại may Sài Gòn lo ngại, việc USD liên tục tăng cao thực tế có thể gây hại cho nhà xuất khẩu, bởi sẽ khiến khách hàng giảm bớt số lượng đơn hàng.

    Ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC cũng cho rằng, lợi thế từ điều chỉnh tỷ giá sẽ không kéo dài, trong khi thách thức sẽ là rất lớn. “Việc điều chỉnh tỷ giá lần này sẽ có tác động tới các DN nhập khẩu, khi chi phí nhập khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu do đó có thể giảm xuống. Về xuất khẩu, chúng ta sẽ có lợi thế tương đối về giá, nhưng các bạn hàng cũng sẽ nhanh chóng yêu cầu người bán điều chỉnh giá để có thể cùng hưởng lợi từ việc Việt Nam điều chỉnh tỷ giá”, ông Hải nói.

    Không chỉ có thể, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, việc tỷ giá tăng cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến nợ công. “Nợ của Chính phủ và nợ DN bằng ngoại tệ khá lớn. Vì vậy, tỷ giá tăng đồng nghĩa gánh nợ này cũng nặng lên”, ông Hiếu nhận định.

    Theo phân tích của Công ty chứng khoán BSC, Việt Nam là quốc gia có định hướng xuất khẩu, việc NHNN tăng tỷ giá sẽ có tác động hai chiều. Theo đó, các ngành xuất khẩu như thủy sản, dệt may, cao su, công nghệ, dầu khí… sẽ được lợi. Ngược lại, một số ngành có cơ cấu nhập khẩu hoặc các ngành có mức độ vay ngoại tệ lớn như dược, nhựa, săm lốp, điện, vận tải biển, xi măng… sẽ gặp bất lợi.

    Đáng ngại nhất là, việc Trung Quốc phá giá nhân dân tệ sẽ khiến hàng hóa giá rẻ có nguy cơ tràn vào Việt Nam, nhiều mặt hàng trong nước sẽ khó cạnh tranh trên sân nhà.

    Rõ ràng, những tác động có lợi và bất lợi của điều chỉnh tỷ giá với nền kinh tế nước ta là đan xen nhau. Trong bối cảnh hiện nay, động thái điều chỉnh tỷ giá của NHNN là không thể tránh được và có thể, thời gian tới, tỷ giá vẫn còn biến động, vì mức điều chỉnh tỷ giá ở Việt Nam vẫn thấp so với nhiều quốc gia khác.

    Chính vì vậy, giải pháp cần kíp nhất về cả trước mắt và lâu dài là DN cần nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm giá thành để chiếm lĩnh thị trường, không chỉ để đối phó với biến động tỷ giá trước mắt.

    Theo Hà Tâm
    baodautu.vn
    xgameno1, jelph, vni6402 người khác thích bài này.
    jelphvni640 đã loan bài này
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Dấu ấn Nhà nước
    Hải Lý
    Thứ Sáu, 21/8/2015, 09:12 (GMT+7)

    [​IMG]
    (TBKTSG) - Một cách ngẫu nhiên, chiều thứ Sáu tuần trước đúng vào lúc Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) họp hội đồng quản trị để bàn về nhân sự cho lần họp đại hội đồng cổ đông bất thường sắp tới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát đi thông cáo báo chí chấp thuận việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank).

    Nội dung thông cáo, không giống như cái tít rất đỗi bình thường của nó, đã truyền tải ra thị trường một quyết định quan trọng trong tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đặc biệt là chưa có tiền lệ trong xử lý sở hữu chéo ngân hàng ở Việt Nam.

    Từ thông tin hành lang

    Bấy lâu nay câu chuyện sở hữu chéo ở Phương Nam và Sacombank luôn thu hút dư luận. Rất khó để nắm bắt hiện trạng thực của Phương Nam trước khi về chung một nhà với Sacombank. Nợ xấu cao, yếu kém là cụm từ thường được sử dụng mỗi khi đề cập đến ngân hàng này, nhưng yếu kém đến đâu, nợ xấu đến đâu, không rõ.

    Sau cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường của cả Phương Nam và Sacombank, các cuộc họp của cơ quan chức năng với đại diện Sacombank diễn ra liên tục. Giới thạo tin tài chính “đánh hơi” thấy sự chuyển động ở Sacombank có vẻ sắp bắt đầu.

    Và nó đã xảy ra. Thông cáo báo chí của NHNN nói rõ: “Ông Trầm Bê, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank, cam kết ủy quyền không hủy ngang, vô thời hạn cho NHNN thực hiện các quyền cổ đông theo quy định pháp luật đối với toàn bộ số cổ phần của ông và các bên liên quan ở Phương Nam, Sacombank và ngân hàng sau sáp nhập. Ông Trầm Bê sẽ không tham gia điều hành, quản trị ngân hàng sau sáp nhập và NHNN sẽ cử người tham gia điều hành, quản trị”. Tiếp theo “ông Trầm Bê và những người liên quan sẽ bổ sung thêm các tài sản khác nếu giá trị tài sản đảm bảo cho các nghĩa vụ nợ của ông không đủ trong quá trình xử lý nợ xấu”.

    Chưa có tiền lệ

    Phương án nói trên (tạm gọi là “phương án Trầm Bê”) có gì giống và khác với phương án 0 đồng đã tiến hành với ba ngân hàng Xây dựng, Đại Dương, Dầu khí Toàn cầu? Giống ở chỗ NHNN nắm giữ cổ phần ngân hàng và đưa người vào điều hành. Khác ở chỗ với phương án 0 đồng, NHNN sở hữu toàn bộ cổ phần ba ngân hàng, còn với “phương án Trầm Bê” NHNN chưa sở hữu toàn bộ Sacombank sau sáp nhập. Mức độ nắm giữ của NHNN đến đâu ở Sacombank là điều chưa được công khai.

    Cái khác thứ hai là ông Trầm Bê và những người liên quan phải bổ sung tài sản trong quá trình xử lý nợ xấu. Với các ngân hàng 0 đồng, nợ xấu đã rõ ràng, bao nhiêu, tỷ lệ thế nào; còn với Sacombank sau sáp nhập thì chưa. Quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu, xử lý nợ xấu tại Sacombank chưa kết thúc, nên chưa có kết quả cụ thể.

    Một số lãnh đạo của ba ngân hàng 0 đồng sau đó đã bị khởi tố, bắt tạm giam. Sacombank sẽ thế nào, hiện chưa có câu trả lời vì còn phụ thuộc vào kết quả xử lý nợ, tái cấu trúc.

    “Phương án Trầm Bê” lần đầu tiên được áp dụng trong xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém mà ở đây là Phương Nam, do đó nó chưa có tiền lệ. Trong trường hợp này, NHNN đã tách riêng nhóm cổ đông chủ chốt và có nghĩa vụ nợ ở Sacombank ra khỏi ngân hàng và cơ quan quản lý ngành ngân hàng đã sẵn sàng thực hiện chức năng cần thiết ở ngân hàng sau sáp nhập.

    Quan trọng là cuối cùng NHNN cũng “đụng đến” Sacombank sau sáp nhập một cách có chuẩn bị kỹ lưỡng sao cho không ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống. Người đứng đầu NHNN tái khẳng định “sẽ làm quyết liệt, đi đến cùng tái cơ cấu ngân hàng, làm rõ trắng đen, đối chiếu với quy định pháp luật xem có vốn ảo trong cổ đông, cổ phần, cổ phiếu hay không”.

    Dấu ấn Nhà nước

    Ngoài ba ngân hàng bị NHNN mua với giá 0 đồng, ba ngân hàng tiếp theo mang dấu ấn Nhà nước là Đông Á, Sacombank sau sáp nhập và Eximbank. Trong số bảy ngân hàng đã và đang tiếp tục tái cơ cấu (gồm cả Phương Nam sẽ không còn tên), Nhà nước hoặc nắm giữ 100% cổ phần, hoặc có quyền quyết định thông qua việc cử người đảm nhiệm các chức danh chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc. Như vậy, giai đoạn hai của tái cấu trúc ngân hàng đã thay đổi diện mạo: sự tự nguyện của các bên đã biến mất, thay vào đó Nhà nước là người cầm trịch.

    Vì sao phải từ tháng 2-2015 (thời điểm NHNN mua Ngân hàng Xây Dựng), Nhà nước mới thể hiện vai trò trong tái cấu trúc ngân hàng mà không sớm hơn? Như lý giải của NHNN, đấy là lúc chuông đồng hồ đã điểm, thời gian dành cho các ông chủ tư nhân chuyên mua/bán ngân hàng hoặc làm ngân hàng thực sự nhưng không mang lại kết quả mong muốn, đã hết. Họ, những người cũ, không còn đủ tiềm lực tài chính, trong khi hậu quả của những công ty sân sau và nghĩa vụ nợ đã vượt quá giới hạn của chúng. Khi điều kiện pháp lý chưa cho phép thu hút nguồn vốn nước ngoài, việc Nhà nước phải vào cuộc và nắm quyền quản lý là chuyện phải đến.

    Phần tiếp theo của tái cơ cấu tổ chức tín dụng là những ngân hàng nhỏ còn lại sẽ như thế nào. Những ngân hàng nhỏ này có khỏe, có yếu, có nợ xấu cao, nợ xấu thấp nhưng họ sẽ tồn tại bao lâu nữa khi mục tiêu của Nhà nước chỉ giữ lại 15-20 ngân hàng cả thảy.

    Trở lại với ngân hàng Eximbank trong thông tin đầu bài, đại diện NHNN cho biết một số cổ đông sẽ ủy quyền không hủy ngang, vô thời hạn cho NHNN thực hiện quyền cổ đông đối với số cổ phần của họ ở đây. Như vậy, ngoài 8,2% cổ phần của Vietcombank, ở Eximbank NHNN sẽ có tổng số cổ phần nhiều hơn 10%, đủ sức đưa ứng cử viên vào hội đồng quản trị theo điều lệ của Eximbank. Ngày họp đại hội cổ đông bất thường ở Eximbank đang rất gần.
    xgameno1, jelph, vni6401 người khác thích bài này.
    jelphvni640 đã loan bài này
  9. hbtsd

    hbtsd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2013
    Đã được thích:
    8.232
    :-bd:drm3:drm1
    BigDady1516 thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Vai trò hấp thụ cú sốc toàn cầu của Trung Quốc đang thay đổi
    [​IMG]
    Kinh tế toàn cầu cần một nhà hấp thụ các cú sốc mới, với hy vọng đổ dồn vào Mỹ

    (ĐTCK) Kể từ giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 cho tới nay, không thể phủ nhận Trung Quốc giữ vai trò rất quan trọng là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, điều này đang thay đổi, mà một trong những minh chứng rõ ràng nhất là vị thế cán cân thanh toán của Trung Quốc.
    Năm 2007, Trung Quốc ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai ở mức tương đương 10,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), song năm ngoái, con số thặng dư này đã giảm mạnh xuống mức chỉ còn 2,1% GDP. Giới phân tích cho rằng, có hai nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này.

    Thứ nhất, trong bối cảnh tăng trưởng xuất khẩu chậm lại, Bắc Kinh đã chuyển hướng chính sách theo đường lối tăng trưởng dựa trên nhu cầu tiêu thụ nội địa, nhờ các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ đổ vào lĩnh vực bất động sản. Tổng chi tiêu đầu tư tăng từ mức 41% GDP năm 2007 lên 47% GDP năm 2013. Đầu tư nội địa tăng có liên quan tới tiết kiệm trong nước tăng, qua đó giảm tình trạng dòng vốn ròng chảy ra bên ngoài.

    Thứ hai, ở giai đoạn trước đây, bất chấp xuất khẩu chậm lại, Bắc Kinh vẫn liên tiếp tăng giá đồng nhân dân tệ (NDT), trong khi phần còn lại của thế giới hạ giá đồng nội tệ. Sự kết hợp giữa đồng NDT mạnh lên và tỷ lệ lạm phát tương đối cao khiến Trung Quốc giảm sút sức cạnh tranh đang kể, trong khi các đối tác thương mại khác đạt được điều ngược lại.

    Đặt hai nhân tố nói trên song hành nhau, có thể thấy rằng, những năm gần đây, Trung Quốc là “nhà tiêu thụ cứu cánh cuối cùng”, một vai trò truyền thống vốn do Mỹ nắm giữ. Thử tưởng tượng nếu đầu tư cơ sở hạ tầng Trung Quốc không tăng, giá hàng hóa có thể không phục hồi nhanh sau cuộc khủng hoảng tài chính. Nhiều quốc gia đang nổi cũng sẽ chứng kiến doanh thu xuất khẩu sụt giảm, thậm chí trong một số trường hợp, còn phải đối mặt với cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán.

    Bên cạnh đó, nếu đồng NDT không tăng giá, phần còn lại của thế giới cũng sẽ không hạ giá đồng nội tệ, các điều kiện tài chính tại nhiều quốc gia sẽ bị thắt chặt hơn. Kết quả là, sức ép giảm phát toàn cầu có thể đã cao hơn rất nhiều so với thực tế hiện nay.

    Trung Quốc từng là nhà hấp thụ các cú sốc kinh tế toàn cầu, song chính vai trò này khiến Bắc Kinh trở nên dễ bị tổn thương hơn, đặc biệt là sự bất ổn trong thị trường bất động sản quá nóng, nợ của các chính quyền địa phương tăng cao, biến động trên thị trường chứng khoán và sự sụt giảm lợi suất trên chi tiêu vốn.

    Vì thế, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) trung tuần tháng Tám đã quyết định can thiệp, thông qua các biện pháp kích thích khác nhau như liên tiếp hạ giá đồng NDT, điều chỉnh thị trường hay mới đây nhất là bơm 93 tỷ USD từ quỹ dự trữ ngoại hối cho hai ngân hàng hàng đầu nước này, nhằm vực dậy nền kinh tế đang lao đao. Đồng thời, ngày 18/8, PBoC đã đổ thêm khoảng 18 tỷ USD vào thị trường tiền tệ thông qua các hoạt động thị trường mở. Đây là lần bơm tiền trong ngày vào thị trường theo hình thức các hợp đồng mua lại đáo hạn lớn nhất kể từ tháng 1/2014.

    Điều này được coi là một phần trong những nỗ lực chuyển cán cân rủi ro từ Trung Quốc trở lại phần còn lại của thế giới. Sau tất cả, không nền kinh tế nào có thể là nhà hấp thụ các cú sốc mãi mãi bởi ngay thập kỷ vừa qua, thế giới đã chứng kiến Mỹ rơi vào cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn, Khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) chìm trong hàng loạt khủng hoảng nợ.

    Trong thời gian qua, nền kinh tế Trung Quốc đã liên tiếp hứng chịu các “cơn gió ngược”, khi xuất khẩu, nhu cầu nội địa và đầu tư đều yếu đi. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm nay dự kiến đạt khoảng 7%, một kết quả tốt so với nhiều nước trên toàn cầu nhưng lại là mức thấp kỷ lục trong 25 năm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

    Kinh tế toàn cầu có thể cần một nhà hấp thụ các cú sốc mới. Hy vọng lần này lại được đổ dồn vào Mỹ, song trong bối cảnh sự phục hồi kinh tế Mỹ còn khiêm tốn và chưa đạt như kỳ vọng, bên cạnh đồn đoán Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất trước cuối năm nay, khả năng kinh tế Mỹ có thể hấp thụ các cú sốc toàn cầu cho thế giới vẫn còn là câu hỏi chưa có lời đáp.
    xgameno1, jelph, vni6401 người khác thích bài này.
    jelphvni640 đã loan bài này

Chia sẻ trang này