CỔ PHẦN HOÁ HAY LA "BIẾN HOÁ" CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, CÁC NHÀ ĐẦU TƯ THIỆT THÒI HAY CÓ LỢI?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chungkhoanhanghieu, 27/08/2006.

3721 người đang online, trong đó có 361 thành viên. 08:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 770 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    CỔ PHẦN HOÁ HAY LA "BIẾN HOÁ" CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, CÁC NHÀ ĐẦU TƯ THIỆT THÒI HAY CÓ LỢI?

    Giải mã báo cáo kiểm toán nhà nước
    Đọc báo cáo kết quả kiểm toán 2006 lần đầu tiên được công bố tiền công tức đồng tiền dân đóng thuế được sử dụng ra sao? Cuộc ?ochuẩn bệnh? nền kinh tế phát hiện gì? Nhưng bệnh phải chữa trị?
    Hai dạng kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ pháp luật chiếm tới hơn ba phần tư nguồn lực và thời gian của các cơ quan kiểm toán quốc gia ở các nước. Các báo cáo kiểm toán phải công khai cho người dân và các nhóm lợi ích về việc chi tiêu của chính phủ có vượt quá tổng số tiền như đã cam kết trong ngân sách, và hoạt động của các cơ quan công quyền có tuân thủ pháp luật hay không. Tất nhiên ở những nền kinh tế đặc thù như VN thì báo cáo kiểm toán đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được cộng đồng trong nước và quốc tế quan tâm một cách đặc biệt, và phần lớn trong báo cáo kiểm toán lần này cũng dành khá nhiều ưu ái cho khu vực DNNN. Luật KTNN xác định địa vị pháp lý của KTNN là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. KTNN có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính để đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính của các tổ chức có sử dụng tài sản công và ngân sách nhà nước. Ngoài ra KTNN còn có chức năng kiểm toán việc tuân thủ pháp luật đối với các giao dịch tài chính của một tổ chức.
    Không bất ngờ mà chỉ củng cố thêm chứng cứ
    Với những chức năng trên của kiểm toán nhà nước (KTNN) và đối chiếu với báo cáo kết quả kiểm toán năm 2005 do KTNN công bố, ấn tượng mà mọi người cảm nhận đầu tiên là không có gì bất ngờ, ngoại trừ việc củng cố thêm các bằng chứng thực nghiệm để diễn tả một ?ohệ lụy? phản ảnh toàn diện các căn bệnh trong khu vực công: không tuân thủ pháp luật ở các cơ quan công quyền; chi sai nguyên tắc; tình trạng tham nhũng, lãng phí, trốn thuế, lập quĩ đen tràn lan ở các doanh nghiệp và bộ ngành; còn hiệu quả kinh doanh khu vực DNNN thì vô cùng tệ hại: lỗ triền miên và tỉ suất lợi nhuận ?otrước thuế? ở những tổng công ty hầu hết chỉ đạt chưa tới 0,5%.
    Có thắc mắc hay chăng là không biết các con số công bố xa với thực tế là bao nhiêu mà thôi.
    Chất lượng báo cáo kiểm toán còn có vấn đề
    Nếu dùng kính lúp để soi từng từ trong báo cáo kiểm toán, hầu như ta thấy không có bất kỳ nhận định hay kiến nghị nào liên quan đến tham nhũng hay thận trọng hơn là ?ocó dấu hiệu của tham nhũng?, mà chỉ có những kết luận chung chung như ?otính toán thiếu thận trọng?, trong khi tham nhũng và lãng phí ở khu vực công quá ư là hiển nhiên. Dường như vẫn còn điều gì đó khiến cho KTNN vẫn chưa dám đột phá vào sự thật.
    Có một điều lạ là nếu ví các ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD) như là người anh em song sinh của DNNN, thì tuy có kiểm toán một số tổ chức tài chính -ngân hàng nhưng báo cáo kiểm toán hoàn toàn không kết luận gì đến những sai phạm diễn ra liên tục gần đây của khu vực này (như vụ thụt két và kinh doanh ngoại tệ thua lỗ hàng chục triệu đôla ở một số NHTMQD hàng đầu).
    Nếu liên hệ với những con số không tưởng về tỉ lệ nợ lên đến 82% trên tổng nguồn vốn từ khu vực DNNN và tỉ suất lợi nhuận trước thuế chưa tới 0,5% - so với lãi suất đi vay khoảng 10%/năm - và cùng với số lỗ lũy kế lên tới hàng ngàn tỉ đồng ở hàng loạt tổng công ty lớn như Vinashin hay Tổng công ty Dệt may, thì không thể tưởng tượng được lấy tiền ở đâu mà các công ty này có thể tồn tại cho đến giờ nếu không phải là từ nguồn tiền ngân sách cấp trực tiếp hoặc gián tiếp (như vụ ?obơm? 750 triệu đôla trái phiếu quốc tế cho Vinashin), và làm sao mà các tổng công ty này có thể trả được nợ trong nước và nước ngoài khi mà tỉ suất lợi nhuận trước thuế thấp hơn 20 lần so với lãi suất đi vay? Điều này vẫn chưa được lý giải và kiến nghị trong báo cáo kiểm toán.
    Thay đổi quan điểm Chính phủ
    Báo cáo kiểm toán lần này chắc chắn sẽ làm thay đổi quan điểm của Chính phủ về việc cho phép hàng loạt đại gia DNNN dự trù phát hành trái phiếu quốc tế để huy động thêm vốn, cái mà mọi người gọi là hội chứng ?onhà nước hóa vay nợ? chắc khó có cơ sở để phát triển bởi rủi ro quá lớn từ khu vực này. Điều lo ngại là bấy lâu nay các chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia đều dựa trên những con số tô hồng từ các khu vực này, các kế hoạch phát triển đều dựa trên những dữ kiện ảo không biết sẽ gây ra những tác hại dài hạn đến mức độ nào cho nền kinh tế.
    Việc thu gom lại cho đủ quân số để hình thành hàng loạt các tập đoàn kinh tế mạnh từ các tổng công ty - mà phần lớn các tổng công ty này đều nằm trong danh sách đen làm ăn thua lỗ - sẽ được nhìn nhận như thế nào đây? Hay là trước đây chúng ta chưa có thông tin chính xác về các số liệu này? Chắc là chúng ta khó tin vào việc thiếu thông tin như thế, hay là để phục vụ cho một số nhóm lợi ích nào đó?Cũng may là nhờ có báo cáo KTNN lần này nên đã có thêm những bằng chứng làm tăng tính thuyết phục để Chính phủ nhận được sự đồng thuận rộng rãi trong việc đưa ra các quyết định một cách triệt để nhất, đó là tái cấu trúc các DNNN một cách toàn diện, dứt khoát và chấm dứt ngay càng sớm càng tốt vai trò của các bộ chủ quản. Không thể có biện pháp nào hơn biện pháp này, bất chấp việc tăng cường kiểm toán và sử dụng các công cụ răn đe từ luật phòng chống tham nhũng.
    Không đủ sức để khám phá các thủ thuật của DNNN
    Một sự thật nữa cho thấy tính không khả thi, nếu không muốn nói là bất lực, của KTNN trong việc chạy theo các thủ thuật muôn hình vạn trạng của các DNNN. Xin nêu một vài trường hợp về đánh giá của KTNN:
    ?oCác DNNN chưa xây dựng được định mức tiêu hao... hạch toán sai nguyên giá tài sản cố định và tính khấu hao... sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn...?. Có lẽ đây chỉ là những nhận định dựa trên một vài chứng cứ ít ỏi nào đó, bởi các thủ thuật như thế là vô cùng phổ biến và không thể nào phát hiện hết toàn bộ.
    Chúng ta phải khẳng định như thế này: không thể và không bao giờ chủ sở hữu nhà nước thông qua KTNN hay bất kỳ tổ chức kiểm toán độc lập nào lại có thể kiểm tra chính xác toàn bộ định mức tiêu hao nguyên vật liệu và việc sử dụng vốn của các DNNN. Các tổng công ty lớn có tới hàng nghìn, thậm chí tới hàng trăm nghìn loại nguyên vật liệu mà chủ sở hữu không thể kiểm soát được định mức tiêu hao. Thủ thuật thật đơn giản: các DNNN nâng khống định mức tiêu hao để trục lợi công khai (ai thẩm định chính xác định mức hàng nghìn loại vật tư ở các ngành kinh tế kỹ thuật khác nhau?).Kết luận
    Việc công khai báo cáo KTNN lần này là một bước tiến lớn và là điều tất yếu trong quá trình hội nhập vào WTO: phải công khai và minh bạch chính sách. Tuy nhiên, cho dù đã dám đụng chạm vào những lĩnh vực khá nhạy cảm nhưng các nhận định của KTNN lần này vẫn chưa đáp ứng đầy đủ mong mỏi của công chúng khi chưa mạnh dạn tuyên chiến với tham nhũng. Mặc dù có kiểm toán nhưng một số lĩnh vực như tài chính ngân hàng hoàn toàn không được đề cập đến trong báo cáo kiểm toán, có thể do đây là khu vực quá nhạy cảm hay chăng?
    Các kiến nghị của KTNN vẫn chưa đưa ra được các đề xuất chính sách cho Chính phủ, chẳng hạn như việc vay nợ nước ngoài của một số tổng công ty, tình trạng thua lỗ và kinh doanh dưới mức chết của một số tổng công ty (nay được nâng cấp lên tập đoàn). Công chúng hi vọng sẽ nhận được các tín hiệu quyết liệt hơn từ các lần kiểm toán sau đó.
    ?oQuốc hội sẽ vào cuộc để đôn đốc xử lý ?oquĩ đen? của nhiều bộ, ngành?
    Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế & ngân sách Dương Thu Hương khẳng định với báo giới sáng 18-8, sau khi Kiểm toán Nhà nước công bố kết quả kiểm toán năm 2005.
  2. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Do nhiều nguyên nhân, mà trước hết là thiếu khuyến khích đúng đắn đối với những người chủ (rất hiếm khi công dân nghĩ đó là tài sản của mình, mà coi là "của chùa") đối với những người sử dụng và quản lý tài sản, là trình độ quản lý yếu kém, nên tài sản nhà nước không được khai thác tốt, ít sinh sôi, ít sinh lời, thậm chí bị thất thoát.

    Lãng phí lớn nhất là sự kém hiệu quả của việc khai thác tài sản (các khoản đầu tư không phát huy tác dụng, hay quy hoạch sai). Không phải việc mọi người để ý, hay để ý không đúng mức đến khía cạnh này, mà đây mới là vấn đề chính, tuy việc "rút ruột" công trình cũng rất nhức nhối, song chỉ là chút đỉnh nổi của tảng băng chìm khổng lồ. Đây là lý do cấp bách nhất cho việc Nhà nước chỉ nên giữ càng ít tài sản càng tốt qua cổ phần hoá hay tư nhân hoá, tuy không cần hấp tấp. Cổ phần hoá là trường hợp đặc biệt của tư nhân hoá (bán một phần hay toàn bộ một doanh nghiệp nhà nước cho nhiều người hay tổ chức), và nó không làm tài sản nhà nước mất đi nếu bán đúng giá. Vì thế câu "cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước không được biến thành tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước" có lẽ là vô nghĩa.

    Hai kiểu thất thoát tài sản nhà nước điển hình trong cổ phần hoá là: cổ phần hoá cho không và để những người tay trong chiếm đoạt. Cho không là cách làm của một số nước xã hội chủ nghĩa trước kia với lý do rất "đạo đức": chia đều tài sản doanh nghiệp cho mọi công dân. Nhà nước mất trắng tài sản. Đây là cách làm tai hoạ. Nhà nước mất tài sản là sai rành rành. Công bằng cũng không đạt được. Khuyến khích chủ sở hữu đối với hàng (chục) triệu công dân nay trở thành ông chủ là không đủ mạnh, nên họ bán phần của mình lấy tiền và tạo cơ hội cho bọn đầu sỏ tài phiệt "chiếm đoạt" tài sản với giá bèo, gây ra bất công nghiêm trọng. Một ý tưởng với ý định cao đẹp có thể gây tai hoạ. May là Việt Nam đã không làm theo cách này.

    Tuy vậy chúng ta đang đối mặt với thất thoát kiểu thứ hai. Tài sản nhà nước lọt vào tay những người "tay trong" một cách từ từ, hay đột ngột qua cổ phần hoá với giá rất bèo như nhiều trường hợp đã xôn xao dư luận. Ai là những người tay trong? Đó là ban giám đốc doanh nghiệp nhà nước, là những người có quyền cho phép cổ phần hoá, bạn bè cánh hẩu của họ, những người biết rõ tình hình doanh nghiệp. Họ muốn đánh giá thấp giá trị của doanh nghiệp để cổ phần hoá dễ "thành công", để có cơ hội mua rẻ. Có mua, có bán, thậm chí đấu thầu hẳn hoi, nhưng hầu như đã được dàn dựng sẵn, người ngoài rất khó chen chân vào. Có chính sách lo cho người lao động là đúng, thế nhưng ưu tiên quá cho họ trong việc mua cổ phần là không hợp lý. Nếu đó là tài sản toàn dân, thì người tiểu thương ở Lạng Sơn, bác ngư dân ở Kiên Giang đều là chủ cả, sao lại chỉ ưu tiên cho cán bộ nhân viên? Nghĩ kỹ, đấy đích thị là chính sách phân biệt.

    Cổ phần hoá phải thu tiền về cho Nhà nước. Đáng tiếc như ta thấy, hoặc Nhà nước không thu gì (tăng vốn doanh nghiệp) hay có thu thì lại chỉ để cho các quỹ hỗ trợ cổ phần hoá. Có thể biện minh rằng vốn nhà nước vẫn đó, hỗ trợ cổ phần hoá thì vẫn là vốn nhà nước, thậm chí còn sinh sôi thêm. Hãy cẩn trọng, phải đo lường chi tiết xem. Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước vừa công khai một vài số liệu gây dư luận. Theo tôi con số 4 ngàn tỉ là to, rất to, nhưng mới chỉ là cái đỉnh nổi chút xíu của tảng băng ngầm khổng lồ. Bảo toàn, làm cho tài sản nhà nước sinh sôi, bớt thất thoát, lãng phí quả là việc hết sức hệ trọng.

Chia sẻ trang này