Cổ phiếu dành cho nhà đầu tư cơ bản và tăng trưởng***********

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi newboy911, 23/10/2014.

1219 người đang online, trong đó có 487 thành viên. 20:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2135 lượt đọc và 26 bài trả lời
  1. newboy911

    newboy911 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Đã được thích:
    1.569
    CTCP Thép Nam Kim (HOSE: NKG)
    EPS=2,292
    BVPS=12,206
    P/B=1.04
    PE~5.54
    So với HSG (PE~15) thì NKG quá rẻ
    Olivia449Tam nhat thích bài này.
  2. newboy911

    newboy911 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Đã được thích:
    1.569
    http://tinnhanhchungkhoan.vn/nhan-dinh/co-phieu-can-quan-tam-ngay-2310-105245.html

    NKG: Lợi nhuận dự phóng đạt 80 tỷ

    CTCK MB (MBS)

    NKG vừa công bố kết quả hoạt động kinh doanh trong quý III/2014. Theo đó, doanh thu đạt 1384 tỷ VNĐ tăng 22% so với cùng kỳ. Lợi nhuận ròng đạt 22.6 tỷ tăng rất mạnh so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận ròng đạt mức 57 tỷ VNĐ, tăng 35% so với cùng kỳ.

    Hoạt động kinh doanh của NKG đang cho thấy dấu hiệu khởi sắc rõ rệt trong 9 tháng đầu năm 2014. Doanh thu tăng mạnh nhờ thị phần nội địa tăng trưởng khá lên mức 13% và thị trường xuất khẩu cũng tương đối khả quan. Công ty đã giảm mạnh tỷ trọng hàng thương mại và tăng tỷ trọng hàng sản xuất trong cơ cấu doanh thu. Hiện tại, NKG là nhà sản xuất tôn mạ có thị phần đứng thứ 2 tại Việt Nam sau HSG ( chiếm 37% thị phần).

    Mặc dù có sự cải thiện về doanh thu và lợi nhuận song sức khỏe tài chính của NKG vẫn khiến chúng tôi quan ngại. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính ở mức 5.6 lần Nợ vay ngắn hạn và dài hạn mặc dù có giảm song vẫn ở mức cao là 526 tỷ và 509 tỷ đồng.

    Công ty đã lên kế hoạch đầu tư 1 dây chuyền thép cán nguội với công suất 200.000 tấn/năm và 1 dây chuyền nhôm kẽm mỏng với công suất 100.000 tấn/năm trong năm 2014. Dự kiến, Công ty sẽ đưa hai dây chuyền này vào hoạt động vào đầu năm 2015. NKG đang hướng tới việc tự chủ hoàn toàn nguyên liệu thép cán nguội qua đó giảm giá thành sản xuất (do thép cán nguội nhập khẩu phải chịu thuế 7%).

    Chúng tôi dự phóng, lợi nhuận của NKG sẽ đạt mức 80 tỷ VNĐ trong năm 2014. EPS sẽ đạt mức 2000 VNĐ/cp.

    MBS đang muốn gom NKG là đây : 3 quý đầu năm NKG đã lãi 58 tỷ( sau thuế), trong khi quý 4 là quý xuất khẩu tôn mạ và là thời điểm nhu cầu mạnh nhất trong năm. Tính ra MBS chỉ cho NKG lợi nhuận 22 tỷ quý 4 , trong khi quý 3 là quý khó khăn NKG đã lãi 22 tỷ. Dự đoán lợi nhuận quý 4 của NKG là 40 tỷ, EPS~2500
    Dù sao MBS cũng đã đưa tin chính xác, NKG sắp đưa vào hoạt động 2 dây chuyền mà NKG đã tốn biết bao tiền của đầu tư đó là dây chuyền cán nguội công suất 200 ngàn tấn/ năm và mạ công suất 100 ngàn tấn/ năm. NKG sẽ giảm mạnh chi phí sản xuất. NKG hiện nay chiếm 37% thị phần trong nước chỉ sau HSG
  3. newboy911

    newboy911 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Đã được thích:
    1.569
    NKG: Quý 3 lãi ròng tăng gấp 10 lần
    CTCP Thép Nam Kim (HOSE: NKG) vừa công bố BCTC quý 3/2014 với doanh thu đạt 1,381 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, được xem là nhân tố chính giúp lãi ròng nhảy vọt lên 23 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần.
    http://image.*********.vn/2014/10/21/NKG-9T2014.PNG

    Cụ thể, bên cạnh doanh thu tăng 22% thì giá vốn có tốc độ tăng không bằng doanh thu cũng góp phần giúp NKG thu về lãi gộp gần 75.7 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước (52 tỷ đồng).

    Mặt khác, do doanh nghiệp đã thanh toán một phần nợ vay ngắn và dài hạn nên trong kỳ chi phí lãi vay cũng giảm 36%, xuống còn 24 tỷ đồng. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, chi phí bán hàng tăng hơn 20%, lên 11.6 tỷ đồng, còn chi phí quản lý tăng lên 18.5 tỷ đồng, cao gần gấp 3 so với cùng kỳ năm trước.

    Sau khi trừ các chi phí, NKG thu về 22.7 tỷ đồng lãi ròng trong quý 3/2014, trong khi cùng kỳ chỉ đạt gần 2 tỷ đồng. Lãi lũy kế 9 tháng đạt 57.2 tỷ đồng.

    Với kế hoạch lợi nhuận trước thuế đặt ra trong năm nay là 65 tỷ đồng, qua 9 tháng đầu năm đơn vị này đã thực hiện được 88%.

    Tính đến hết ngày 30/09, khoản phải thu ngắn hạn của NKG đã lên hơn 616 tỷ đồng, tăng hơn 60% so với đầu năm (377 tỷ đồng). Hàng tồn kho tăng 10%, lên 909 tỷ đồng, chiếm hơn 50% tài sản ngắn hạn của NKG.

    Nợ vay ngắn hạn và dài hạn hiện là 526 tỷ và 509 tỷ đồng, đều giảm tương đối 10-12% so với đầu năm.

    Kết quả khởi sắc từ đầu năm đến nay đã giúp lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của NKG tăng lên gần 18 tỷ đồng, trong khi đầu năm khoản mục này âm hơn 39 tỷ đồng.
    --- Gộp bài viết, 23/10/2014, Bài cũ: 23/10/2014 ---
    Qúy 3 thằng HSG méo mặt vì lãi giảm
    NKG thì lãi tăng gấp gần 11 lần
    Tre già rồi, giờ là thời măng mọc
    Như DPR,HRC,TRC... họ nhà cao su đã già, và VHG từ giá 2,3 ngàn tăng lên 17000, gấp 6,7 lần ngày xưa
    NKG từ giá 10 lên 3x có gì quá đáng?
  4. newboy911

    newboy911 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Đã được thích:
    1.569
    NKG - công ty cổ phần Thép Nam Kim
    Công ty Cổ phần Thép Nam Kim được chính thức thành lập vào ngày 23/12/2002, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bình Dương cấp giấy chứng nhận. Trụ sở chính đặt tại Đường N1, Cụm sản xuất An Thạnh, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương với diện tích hơn 43.000m2.


    Lĩnh vực hoạt động của Nam Kim là sản xuất và phân phối các loại tôn lạnh (tôn mạ hợp kim nhôm kẽm 55%), tôn mạ kẽm, tôn mạ màu và các loại sản phẩm thép công nghiệp. Sản phẩm thép Nam Kim phục vụ cho các công trình xây dựng công nghiệp – dân dụng, các ngành thủ công mỹ nghệ, trang trí nội ngoại thất, chế tạo điện cơ, cơ khí chính xác và các sản phẩm dập tạo hình.

    Bên cạnh đó, Nam Kim còn đầu tư mới 100% các dây chuyền gia công xử lý thép cuộn ở Nhà máy Thép Nam Kim 2 với dây chuyền công nghệ tiên tiến nhất từ các nước phát triển trên thế giới. Đây là một hoạt động chiến lược kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng hơn của thị trường. Dây chuyền gia công xử lý thép cuộn Nam Kim cho phép cắt thép phẳng dạng cuộn thành tấm, xả băng thành từng cuộn nhỏ theo đúng yêu cầu với độ chính xác cao. Nhà máy Thép Nam Kim 2 đặt tại Lô B2.2 – B2.3, Đường Đ3, KCN Đồng An 2, Phường Hòa Phú, Thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương; có diện tích hơn 65.000m2. Quy trình sản xuất khép kín với 6 dây chuyền sản xuất gồm tẩy rửa, cán nguội, mạ kẽm dày, mạ lạnh và mạ màu có tổng công suất của Nam Kim lên trên 350.000 tấn/ năm, đem lại lợi thế cạnh tranh to lớn trong những mục tiêu phát triển dài hạn của công ty.

    [​IMG]
    [​IMG]


    2 nhà máy của NKG có vị trí sản xuất cực kỳ đắc địa tại thị trường miền Nam với 4,25 ha đất tại An Thạnh, Thuận An, Bình Dương và 6,7 ha đất tại KCN Đồng An 2, Bình Dương.

    [​IMG]
    [​IMG]



    Thép NKG có triển vọng khả quan trong dài hạn do có các điều kiện cần và đủ :

    - Đã đầu tư nhà máy mới, sử dụng công nghệ hiện đại để hạ giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh

    - Thị trường thép thế giới cung đang dư thừa, giá nguyên liệu có xu hướng giảm và dần đi vào ổn định.

    - Tham gia được các công đoạn sản xuất thép chất lượng cao, tăng giá trị gia tăng cho ngành thép (tôn mạ, sơn phủ màu...).


    - Năm 2014 có dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế, đầu tư công (Quốc hội duyệt nâng bội chi ngân sách), xây dựng CSHT (một loại dự án hạ tầng giao thông khởi công mới vào đầu năm), gói 30.000 tỷ kích cầu bất động sản, đầu tư FDI vào các khu công nghiệp (năm sau luôn cao hơn năm trước), công trình xây dựng, nhà xưởng... đầu tư nhiều, tăng cường xuất khẩu... là cơ sở động lực phát triển chính của NKG

    - Nhà nước đã có Quy hoạch ngành thép đúng hướng, giải quyết được mất cân bằng hiện tại, kiểm soát cấp phép cho các Dự án thép, tạo rào cản gia nhập ngành (Tập đoàn Tata của Ấn Độ đã rút khỏi dự án thép 5 tỷ đô)….

    Mục tiêu kế hoạch đến 2015 của NKG:
    - Tăng tổng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng.
    - Đầu tư thêm một dây chuyền cán nguội công suất 200.000 tấn/năm và 01 dây chuyền mạ hợp kim nhôm kẽm mỏng công suất 100.000 tấn/năm.

    Sản phẩm của NKG có lợi thế như sau:- Tôn mạ kẽm,... sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại có khả năng chống ăn mòn vượt trội, kháng nhiệt hiệu quả, linh hoạt trong thiết kế, tuổi thọ cao hơn nhiều so với sản phẩm tôn thép mạ thông thường.
    - Tôn mạ màu....ứng dụng công nghệ hàng đầu về sơn mạ trên nền hợp kim nhôm kẽm nên sản phẩm có độ bền vượt trội, khả năng chống ăn mòn cao hơn sản phẩm thông thường. Sản phẩm sản xuất trên dây chuyền hiện đại nên chất lượng tốt, ít hao tốt nguyên nhiên liệu, giảm hao hụt...
    - Ngoài ra còn nhiều sản phẩm khác như ống thép, thép cán nóng, thép cán nguội, xà gồ... đa dạng phong phú với những quy cách khác nhau đáp ứng nhu cầu khách hàng.
    - Lợi thế về kho bãi lớn.

    - Đối với thị trường xuất khẩu: sản phẩm tôn mạ của NKG có tính cạnh tranh rất cao so với sản phẩm của Trung Quốc. Do Trung Quốc phải chịu thuế suất 15%, VN không phải chịu thuế khi xuất khẩu vào các nước Đông Nam Á. Giá thành sản xuất của NKG cũng thấp hơn từ 5-10% so với các sản phẩm tôn mạ của các nước Đông Nam Á khác.Đón đầu TPP

    Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, tới đây khi Việt Nam tham gia vào TPP, các doanh nghiệp thép của Việt Nam sẽ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sắt thép.

    “Khi tham gia vào TPP, ngành thép Việt Nam hoàn toàn có lợi, tiêu thụ sản phẩm làm ra được nhiều hơn và nhập khẩu được sản phẩm tốt hơn. Bởi sản phẩm thép của Việt Nam có chất lượng ở mức trung bình, nếu được giảm thuế khi vào TPP, các doanh nghiệp sẽ xuất khẩu sang các nước ở phân khúc thép trung bình được nhiều hơn”, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Phạm Chí Cường đưa ra nhận định.Đáng chú ý, trong số các nước tham gia TPP, Nhật Bản là nước mạnh về sản xuất tôn và ống thép.Tuy nhiên, các sản phẩm của Nhật Bản ở phân khúc giá cao nên không ảnh hưởng lớn đến việc nhập khẩu mặt hàng tôn và ống thép vào Việt Nam.


    Nguồn nguyên vật liệu:

    Nguyên vật liệu cơ bản vẫn là các chủng loại thép cuộn thường, tôn cuộn, thép tấm và các vật tư phụ khác như kẽm, sơn, nhiên liệu LPG…. Hiện nay, nguồn nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu từ hai nguồn là nhập khẩu và nội địa.
    - Nguồn nhập khẩu: chiếm khoảng 70% trên tổng lượng đầu vào của Công ty, chủ yếu là từ một số thị trường lớn trên thế giới có ngành công nghiệp thép phát triển như: Trung Quốc,Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Nga…
    - Nguồn nội địa: chỉ chiếm khoảng 30% tổng sản lượng đầu vào toàn Công ty. Công ty thường nhập các nguyên liệu thép từ một số nhà cung cấp trong nước như: Công ty Cổ phần Thép Việt, Công ty CP Đầu Tư & Thương Mại SMC, Thép Hiệp thành Phúc, Hữu Liên Á Châu, Công ty TNHH Thép Posco Việt Nam… Ngoài ra các nguyên vật liệu khác như kẽm, sơn, nhiên liệu hóa lỏng đều được cung cấp bởi các nhà cung cấp truyền thống và uy tín tại Việt Nam. Hiện tại, Công ty có trên 40 nhà cung cấp nguyên vật liệu chính, đây là những nhà cung cấp lớn, có thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế.

    Giá nguyên vật liệu của NKG đang giảm trên thị trường quốc tế.

    - Giá kẽm thế giới giảm mạnh do tồn kho cao nhất 17 năm: Tồn kho trên 1 triệu tấn kẽm cho thấy nhu cầu về kẽm trên thế giới giảm mạnh. Mức tồn kho cao nhất 17 năm qua này cho thấy nhu cầu về kẽm trên thế giới đã giảm sút mạnh. Thị trường kẽm vốn khá nhỏ so với các kim loại cơ bản khác. Giá trị sản lượng toàn cầu chỉ vào khoảng 28 tỷ USD/năm, trong khi giá trị sản lượng đồng là 200 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, với tác dụng để làm lớp vỏ bọc cho thép xây dựng, vỏ xe ô tô, thiết bị dân dụng, kẽm trở thành một thước đo khá chuẩn xác để biết được tình trạng của các ngành sản xuất trên toàn cầu

    - Giá bán lẻ dầu diezen giảm 7 lần trong quý 3

    - Giá LPG giảm.

    - Giá HRC giảm từ đầu năm đến nay
    :[​IMG]

    - Tập đoàn sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc và lớn thứ 2 thế giới là Baoshan Iron & Steel (Baosteel). Những điều chỉnh giá thép của Baosteel thường được làm tham chiếu cho toàn ngành thép Trung Quốc.

    Ngành thép cung vượt xa cầu, nhưng chủ yếu là cung về sản phẩm thép xây dựng. Còn thép dẹt đang thiếu nguồn cung phải nhập khẩu.

    Theo thống kê của Hiệp hội Thép (VSA), ngành thép đang có khoảng 400 DN tham gia hoạt động sản xuất thép các loại. Cho tới nay, với năng lực sản xuất của các nhà máy trong nước, chúng ta đã có thể đáp ứng được 100% nhu cầu thép thanh, thép cuộn phi 6- phi 8 mmm, thép hình cỡ nhỏ, 100% ống thép hàn, thép mạ kim loại, thép phủ mầu và cuộn thép cán nguội để làm nguyên liệu cho các nhà máy mạ kim loại và phủ mầu hiện có ở Việt Nam. Tuy nhiên các chủng loại thép khác như thép cuộn cán nóng, thép hợp kim, thép chế tạo cơ khí, thép tấm cán nóng, thép tấm cán nguội... còn phải nhập khẩu.

    Trái ngược với tình hình thiếu nguồn cung phải nhập khẩu của thép dẹt. Nguồn cung thép xây dựng trong nước hiện nay đã vượt xa nhu cầu, trong năm nay dự kiến sẽ có 5 nhà máy đi vào hoạt động (Thái Trung 500 nghìn tấn/năm, An Hưng Tường-Bình Dương 250 nghìn tấn/năm, Thép Miền Trung 250 nghìn tấn/năm, Thép Thái Bình Dương 250 nghìn tấn/năm, thép DANA Ý ở Đà Nẵng 250 nghìn tấn/năm) với tổng công suất là 1.5 triệu tấn nâng tổng công suất thép xây dựng lên 11 triệu tấn trong khi nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng hiện nay chỉ khoảng 5 triệu tấn/năm. Hầu hết các doanh nghiệp thép xây dựng hiện nay chỉ hoạt động cầm chừng khoảng 40 – 60% công suất.

    Hai phân khúc sản phẩm thép chính là thép dài (thép thanh, cuộn; dùng nhiều trong xây dựng) và thép dẹt (thép tấm, lá). Trong đó, thép xây dựng đang được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất do Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn xây dựng CSHT (Đang cung vượt cầu).
    Tuy nhiên xu hướng cầu về thép dẹt dần tăng lên trước những yêu cầu về CNH-HĐH với các sản phẩm kỹ thuật cao.

    Nguyên nhân:
    Quy hoạch ngành chưa đúng, gây mất cân đối trong sản xuất thép dài (thép xây dựng) và thép dẹt. Những sản phẩm trong nước đã sản xuất được như thép xây dựng, thép ống... lại đầu tư gần gấp đôi nhu cầu, trong khi nhiều sản phẩm thép khác như thép tấm, thép cuộn cán nóng, thép không gỉ không được chú ý đầu tư, mỗi năm phải nhập trên 5 triệu tấn

    Hiện nay các doanh nghiệp thép đang niêm yết trên sàn như: HPG, POM, HSG, NKG, VIS, HLA, DTL, SHI, TLH, DNY, VGS... chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng. Chỉ có HSG và NKG là trong lĩnh vực tôn mạ. HSG chiếm vị trí số 1 và NKG vị trí số 3 về thị phần trên cả nước. Thị trường miền Nam, NKG chiếm 50% thị phần.

    Xuất khẩu thép bắt đầu có sự tăng trưởng mạnh từ năm 2010 cả về sản lượng và thị trường xuất khẩu. Điều này chứng tỏ thép Việt Nam đã bước đầu chứng minh được chất lượng và được thị trường chấp nhận. Thị trường xuất khẩu thép đã được mở rộng ra 20 nước và vùng lãnh thổ, chủ yếu là khu vực Đông Nam Á như: Campuchia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia và Lào (chiếm khoảng 90% tổng lượng xuất khẩu).

    Triển vọng ngành:
    - Về ngắn hạn: Được sự hỗ trợ khá tích cực từ phía chính phủ: đầu tư công, Gói cho vay hỗ trợ thị trường BĐS 30,000 tỷ đồng với lãi suất thấp 5%/năm, FDI tăng...

    - Về dài hạn: Về dài hạn, Ngành thép Việt Nam có triển vọng khả quan, do:

    (1) Ngành vẫn có được tốc độ tăng trưởng sản lượng trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Ngành thép Việt Nam non trẻ nhưng đã vươn lên đứng thứ 7 châu Á về sản xuất thép. Áp lực cung dài hạn không lớn do công suất hiện tại chưa đủ nhu cầu dài hạn (công suất mới huy động được từ 60-70%).

    Việt Nam vẫn là quốc gia đang phát triển, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển khoa học công nghệ còn rất lớn. Đây là 2 ngành công nghiệp gắn liền với đầu ra của ngành thép. Mức tiêu thụ thép bình quân đầu người của Việt Nam tuy đứng thứ 9 Châu Á, nhưng mới chỉ bằng 1/6 so với quốc gia đứng đầu. Ngành còn nhiều “khoảng trống” (room) để phát triển dài hạn.


    Trình độ công nghệ:

    Trong vài năm trở lại đây, thị trường thép Việt Nam đã có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Trình độ công nghệ của ngành thép Việt Nam đã có sự phân chia rõ rệt. Công nghệ sản xuất của ngành thép nước ta chia làm 3 nhóm. Trong đó nhóm doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu chiếm khoảng 30%. 40% là sử dụng công nghệ ở mức trung bình. Còn lại là nhóm sử dụng những công nghệ hiện đại trên thế giới.

    - Nhóm lạc hậu: Là các nhà máy cán có quy mô nhỏ, sử dụng thiết bị tự chế tạo trong nước. Công nghệ lạc hậu, quy mô nhỏ khiến chất lượng sản phẩm thấp, tiêu hao vật tư và năng lượng cao, ảnh hưởng môi trường lớn và giá thành sản phẩm không có sức cạnh tranh trên thị trường.

    - Nhóm trung bình: Là các nhà máy cũ của Công ty gang thép Thái Nguyên, Công ty Thép Miền Nam, Công ty Thép Đà Nẵng, các liên doanh Vinausteel, Natsteelvina, Tây Đô và các công ty thép Hải Phòng, Thái Nguyên, Nam Đô

    - Nhóm các nhà máy hiện đại: Là các nhà máy liên doanh như Posco, Vinakyoei, ...., các nhà máy mới xây dựng như Hòa Phát, Thép Nam Kim, Thép Phú Mỹ, Thép tấm lá Phú Mỹ, cán mới Lưu Xá...








    Điểm lưu ý khi NKG đưa nhà máy 2 vào hoạt động là sự vận hành của dây chuyền cán nguội.
    Dây chuyền này giúp NKG gia tăng chuỗi giá trị trong sản xuất tôn mạ. Trước đây NKG phải nhập khẩu hoặc mua thép cán nguội (CRC) trong nước để sản xuất tôn mạ thì với dây chuyền cán nguội NKG có thể sản xuất tôn mạ từ thép cán nóng (HRC) nhập khẩu => Đây chính là yếu tố giúp cải thiện LN hoạt động của NKG.

    Các bác chú ý:
    CRC sản xuất trong nước từ HRC nhập khẩu rẻ hơn CRC nhập khẩu khoảng 100-120 USD/tấn (khoảng 10-13%). Mặt khác thuế nhập khẩu HRC là 0% (trong khi thuế nhập khẩu của CRC là 7%).


    Với các dự án sản xuất phôi thép và thép cuộn đã và đang triển khai tại Việt Nam như của *******, Posco, Thép miền. Nam..., nguồn cung cấp nguyên liệu cho Nam Kim sản xuất tôn mạ sẽ rất dồi dào.

    Công ty cổ phần thép Nam Kim (NKG) đã hội tụ đầy đủ yếu tố như một TCM thứ 2 trên thị trường

    - Doanh thu, Lợi nhuận đang tăng trưởng mạnh: nhờ sản lượng tôn mạ và sản lượng ống thép tiêu thụ tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp biên của NKG cũng cải thiện đáng kể nhờ phần lớn sản lượng tiêu thụ của NKG đến từ hoạt động sản xuất vốn có lợi nhuận cao hơn hoạt động thương mại trước đây. Doanh thu 2013 tăng 60% so với 2012. Lợi nhuận tăng trưởng đột biến (lãi sau thuế 2013 gần 60 tỷ trong khi 2012 lỗ 105 tỷ).

    - Dự án Nhà máy Thép - Tấm lợp Nam Kim được NKG đầu tư vào tháng 3/2010 với vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng và đưa vào hoạt động vào cuối quý III/2012. Nhà máy Thép Nam Kim 2 đi vào hoạt động, nâng tổng sản lượng của Công ty Cổ phần Thép Nam Kim lên trên 350.000 tấn/năm, với các sản phẩm thép chủ lực: tôn lạnh (tôn mạ hợp kim nhôm kẽm), tôn lạnh mạ màu, thép dày mạ kẽm, tôn mạ kẽm, tôn kẽm mạ màu, ống thép và xà gồ. Nhà máy này chẳng những giúp NKG gia tăng chuỗi giá trị trong sản xuất mà còn giúp cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động. Đây là 1 nhà máy có công nghệ hàng đầu trong ngành tôn thép Việt Nam hiện nay với hệ thống quản lý tự động của Đức. Một nhà máy hàng ngày sản xuất ra 700 tấn thành phẩm nhưng chỉ cần có trên dưới 50 công nhân. Nhà máy chạy full công suất, làm việc 24/24 kể cả ngày lễ, tết để kịp cho các đơn hàng . Sắp tới sẽ đầu tư thêm 2 dây chuyền nâng công suất tăng thêm 150k tấn.

    - Thị trường đầu vào giá đang thấp và dần ổn định từ nguồn nguyên liệu thép nhập khẩu và trong nước.

    - Thị trường đầu ra đang tăng trưởng:

    Năm 2012 xuất khẩu chỉ chiếm 20% doanh số bán hàng nhưng năm 2013 đã tăng lên 42% . Năm 2014 phấn đấu 50% doanh thu là xuất khẩu. Hoạt động thương mại chỉ còn rất thấp khoảng 18%. Thị trường xuất khẩu mở rộng như thị trường Indo, Malayxia, Thái Lan, đặc biệt là thị trường EU với những tiêu chuẩn chất lượng cao nhất nhưng NKG đã thâm nhập vào được như Ý , Nga, Bồ Đào Nha. Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam, thị phần tôn mạ của NKG tăng ấn tượng từ 5,5% trong 9 tháng 2012, lên 10,1% trong 9 tháng 2013.

    Hiện tại, thị phần tôn mạ của NKG đứng thứ 3 tại Việt Nam (sau HSG và Tôn Đông Á). Tương tự, thị phần ống thép cũng tăng mạnh từ 0,1% trong 9 tháng12 lên 3% trong 9 tháng 2013.
    Giống như VPK, Thép Nam Kim đã trải qua những giai đoạn khó khăn nhất và bây giờ là lúc gặt hái thành quả. Năm 2013 Thép Nam Kim bắt đầu kinh doanh có lãi sau khoản lỗ khủng năm 2012. Kết quả năm 2013 NKG lãi ròng 55,6 tỷ đồng. So với khoản lỗ ròng gần 100 tỷ đồng (chưa kiểm toán) năm 2012, lợi nhuận của NKG đã tăng lên đáng kể. Cụ thể, doanh thu thuần năm 2013 tăng vượt trội so với 2012, đạt 4.663 tỷ đồng, tương đương mức tăng 59,3%.
    Trong giải trình kết quả kinh doanh quý 3, Thép Nam Kim cho biết giá thép trên thị trường năm 2013 ổn định hơn nhiều so với năm 2012, do đó tác động tốt đến giá thành sản phẩm đầu ra của các ngành thép. Ngoài ra, hiện nay các dây chuyền sản xuất của NKG đã đi vào hoạt động ổn định và đạt hiệu suất tối đa, tiết kiệm được chi phí sản xuất và tối ưu giá trị thặng dư.

    Dự kiến LNST năm 2014 của NKG đạt từ 80-100 tỷ => EPS từ 3.000 – 4.000 đ/cp. Kỳ vọng giá NKG sẽ tăng gấp 3 trong 2014 là chắc chắn.

    Nên nhớ cổ phiếu ngành vật liệu xây dựng trên thị trường chứng khoán Thái Lan sau khủng hoảng kinh tế 1997-1998 đã có mức tăng giá gấp 30 lần.

    Vào TPP thì NKG khác gì TCM???
  5. newboy911

    newboy911 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Đã được thích:
    1.569
    http://www.namkimgroup.vn/index.php...f1&id=san-choi-moi-cho-doanh-nghiep-thep-f367
    Sân chơi mới cho doanh nghiệp thép
    24/09/2014
    (DĐDN) - Trước bối cảnh thép đang dư thừa, nhiều DN sản xuất thép đang kỳ vọng khi AEC có hiệu lực, đồng thời TPP được thông qua, cánh cửa XK của ngành sẽ mở rộng hơn, giúp tận dụng hết năng lực của ngành thép. Tuy nhiên, sẽ có những thách thức phải lưu ý.

    [​IMG]

    TPP có được ký kết, nhưng các quốc gia lại tăng cường biện pháp phòng vệ thương mại như áp thuế Chống bán phá giá và Chống trợ cấp thì DN Việt sẽ vẫn khó xuất khẩu.
    Có lẽ trước khi tham gia WTO, ít ai ngờ rằng sau nhiều năm các DNVN vẫn không hưởng được những ưu đãi như kỳ vọng ban đầu. Lý do là các DNVN, trong đó có các DN ngành thép liên tục phải đối diện với những vụ kiện thương mại.

    Đối mặt với nhiều thách thức

    Kinh nghiệm từ WTO cho thấy, cho dù TPP có được ký kết, nhưng nếu các nước vẫn tìm mọi cách để tăng cường phòng vệ thương mại như áp thuế Chống bán phá giá và Chống trợ cấp thì DNVN cũng khó có “cửa” để tăng XK.

    Theo VCCI, trong đàm phán TPP không có nội dung nào hạn chế quyền của các quốc gia nhập khẩu trong việc sử dụng các công cụ phòng vệ này. Dù TPP có Chương về phòng vệ thương mại, nhưng nội dung của các Chương này rất ngắn và chủ yếu nhấn mạnh yếu tố hợp tác trong việc xử lý nhanh các khiếu nại, nếu có. Như vậy, rõ ràng không có chuyện khi tham gia TPP, các nước sẽ bớt sử dụng những phương pháp tính toán bất lợi cho DN Việt.

    Bà Phạm Chi Lan - Chuyên gia Kinh tế Cao cấp, cho biết VN mở cửa thị trường nhưng lại không có biện pháp phòng vệ thương mại (hạn chế nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa khi việc đó đe dọa ngành sản xuất địa phương) nên các DN trong nước rất khó cạnh tranh với DN nước ngoài. Trong khi đó, nước ngoài tuy mở cửa nhưng lại đưa ra chính sách phòng vệ khắt khe khiến DN Việt khó thâm nhập.

    Nhiều DN hy vọng rằng đàm phán TPP đã khiến Mỹ có những nhượng bộ tích cực trong các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với nhiều ngành hàng của VN. Tuy nhiên, dường như đàm phán TPP hoàn toàn không tác động đến kết quả các vụ kiện Chống bán phá giá, Chống trợ cấp của Mỹ, mà điển hình là đối với thủy sản VN.

    Ở một khía cạnh khác, sau khi tham gia TPP, VN sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế. Chẳng hạn, có nhiều mặt hàng VN xuất khẩu vào các nước trong nhóm này sẽ giảm thuế về 0%. Tuy nhiên, ngoài một số mặt hàng như dệt may, da giày thì không phải mặt hàng nào cũng được hưởng những ưu đãi về thuế.


    Thực tế, hiện nay các hàng thuế quan vẫn rất khó được gỡ bỏ. Hàng rào này đổ thì hàng rào khác lại dựng lên với mục tiêu bảo vệ bằng một giá cho hoạt động sản xuất của các nước. TPP có được ký kết, nhưng các quốc gia lại tăng cường biện pháp phòng vệ thương mại như áp thuế Chống bán phá giá và Chống trợ cấp thì DN Việt sẽ vẫn khó xuất khẩu, một vị chuyên gia chia sẻ.

    Kỳ vọng của DN

    Giới phân tích nhận định, thực lực DN VN có năng lực cạnh tranh khá thấp, cho dù Chính phủ đã rất nỗ lực mở ra cơ hội mới cho các DN khi ký kết nhiều hiệp định thương mại, nhưng rõ ràng khi không có năng lực thực sự, càng mở cửa thì DN VN càng chịu thiệt. Trong khi đó, các DN quốc tế có cái nhìn rất xa về tài chính, về hoạch định sản phẩm, dây chuyền sản xuất cho tương lai.

    Vì vậy, để thực sự được hưởng lợi từ các Hiệp định FTA, TPP… bên cạnh những hỗ trợ của các Bộ, ngành, VCCI… không có cách nào khác, bắt buộc tự thân các DN phải thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc công nghệ và cấu trúc ngành nghề, có sự nỗ lực rất nhiều để đón đầu các cơ hội mới từ AEC và TPP đang sắp đến...

    Các DN thép đang kỳ vọng sau khi tham gia TPP, lượng thép XK sẽ chiếm khoảng trên 50% tổng lượng tiêu thụ (hiện chiếm khoảng 30% - PV). Các DN lý giải, phần lớn lượng phôi thép nhập khẩu từ Mỹ và Nhật, chính là cơ sở để thép thành phẩm có thể XK sang các nước TPP. Đây chính là cơ hội lớn của ngành thép nếu so với các ngành khác.


    Không có chuyện khi tham gia TPP, các nước sẽ bớt sử dụng những phương pháp tính toán bất lợi cho DN Việt.

    Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho AEC, các DN ngành thép đã đẩy mạnh XK sang thị trường ASEAN, chỉ tính riêng năm 2013, VN đã XK gần 575 nghìn tấn sắt thép sang thị trường Campuchia, trị giá gần 393 triệu USD, tăng 20,7% về lượng và tăng 10,57% về trị giá, chiếm 14,6% tổng trị giá XK. Những DN thép “chiếm lĩnh” khá tốt thị trường Campuchia là Thép miền Nam, Pomina, Thép Tây Đô, Sunsteel… bởi giá thép của các DN này cạnh tranh được với giá thép cùng loại của Thái Lan, Trung Quốc… Các DN cho biết, khi TPP có hiệu lực, có cơ hội để khai thác các thị trường lớn và tiềm năng như Chile, New Zealand, Mỹ, Úc, Mexico… cũng sẽ mở rộng.
    Tuy nhiên, không phải không có nỗi lo khi TPP mặc dù không phải là sân chơi cho các DN Trung Quốc nhưng cũng không hẳn là cơ hội cho tất cả các DN thép trong nước. Năm 2013, hơn ½ tỉ trọng XK ngành thép thuộc về các DN FDI trong đó có Trung Quốc. Lý do là nhiều DNVN khi thành lập mục tiêu phục vụ thị trường nội địa là chủ yếu, còn sản phẩm thép đạt chất lượng XK thì không nhiều DN đạt được, chủ yếu là các tên tuổi đã có thương hiệu như: Tổng Cty Thép Việt Nam, Pomina, Tôn Hoa Sen, SeAH...

    Vì vậy, để tồn tại bắt buộc phần đông các DN thép Việt phải đổi mới công nghệ, chất lượng… khi tham gia AEC vào năm 2015 và khi TPP chính thức được thông qua.

    Nguồn: Quốc Anh - Diễn đàn doanh nghiệp.

    Vào TPP thì chính nghành thép dẹt, tôn mạ mới là những nghành hưởng lợi nhất chứ không phải thủy sản hay dệt may
    NKG sẽ là cp đáng mua nhất trên 3 sàn nếu nói về tăng trưởng ,về chính ưu đãi chính sách ( lãi vay giảm, TPP,AEC vào đầu năm sau)
    Có thể đua trần NKG vài phiên, thậm chí là 10 phiên nhưng so với tăng trưởng của doanh nghiệp thì cũng đáng trong ngắn hạn (PE hiện nay của NKG chỉ là 5,5 so với HSG là 15) và dài hạn khi vào TPP
  6. cutloss_No1

    cutloss_No1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2014
    Đã được thích:
    283
    Bác PR mà quên 51 tỷ dự phòng nợ khó đòi, nó chuyển thành lãi đấy
  7. newboy911

    newboy911 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Đã được thích:
    1.569
    Đầu năm sau thì VN gia nhập AEC và TPP thì NKG lãi càng khủng vì nguyên liệu nhập từ Mỹ giảm do thuế suất chỉ còn 0%
    2 dây chuyền cán và mạ đi vào hoạt động==> NKG giảm chi phí sản xuất mạnh, dự tính 1 quý NKG sẽ giảm chi phí cán, mạ khoảng 15 tỷ, 1 năm là 60 tỷ
    Dự báo NKG sang năm lợi nhuận khoảng 200 tỷ, EPS ~5000
    Xin nhắc lại NKG là doanh nghiệp tôn mạ
  8. Tam nhat

    Tam nhat Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    26/03/2014
    Đã được thích:
    219
    Em thay no len noc nha roi, lieu co on khong Bac?
    Khi nao co diem mua sau dieu chinh Bac mo Pic nhe.
    Cam on Bac.
  9. quangdung2000

    quangdung2000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2009
    Đã được thích:
    266
    Vượt 15 giao dịch tăng khối lượng và xác định tăng dài hạn kiểu HSG vượt 19 năm 2013
    Tam nhat thích bài này.
  10. cutloss_No1

    cutloss_No1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2014
    Đã được thích:
    283
    Cổ phiếu mua dài hạn mà, giá 12k mà nóc gì
    Tam nhat thích bài này.

Chia sẻ trang này