Cổ phiếu điện bất chấp thị trường

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Index_Hoi, 10/01/2019.

4582 người đang online, trong đó có 523 thành viên. 09:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 7832 lượt đọc và 56 bài trả lời
  1. Sieuchungsy

    Sieuchungsy Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    15/07/2015
    Đã được thích:
    1.279
    Điện ngủ cho ngon.
    ELNin0 thích bài này.
  2. ELNin0

    ELNin0 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/08/2018
    Đã được thích:
    46
    Ngành điện lead hay sao ấy ad ?
    Index_Hoi thích bài này.
  3. Index_Hoi

    Index_Hoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2019
    Đã được thích:
    137
    ELNin0 thích bài này.
  4. Sieuchungsy

    Sieuchungsy Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    15/07/2015
    Đã được thích:
    1.279
    Nhiệt điện Phả Lại (PPC) giảm mạnh nợ vay, báo lãi gấp đôi kế hoạch năm 2018
    [​IMG]

    Năm 2018, PPC ghi nhận 1.449 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế – tăng 44% và lợi nhuận sau thuế 1.155 tỷ đồng – tăng 35% so với năm trước. So với kế hoạch lãi trước thuế 735,6 tỷ đồng, PPC đã hoàn thành gần gấp đôi chi tiêu đề ra trong năm 2018.
    CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 4/2018 với doanh thu thuần 1.840 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Việc doanh thu PPC tăng đến từ sản lượng điện sản xuất quý 4/2018 đạt 1,46 tỷ kWh, cao hơn 260 triệu kWh so với cùng kỳ năm trước (1,2 tỷ kWh). Giá bán điện bình quân quý 4/2018 đạt 1.383,78 đồng/kWh, cao hơn quý 4/2017.

    Giá vốn hàng bán chỉ là 1.442 tỷ đồng, giảm 58 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước giúp lãi gộp PPC cải thiện đáng kể. Cụ thể, lãi gộp PPC quý 4/2018 đạt 398 tỷ đồng, gấp gần 4 lần quý 4/2017, tương ứng biên lãi gộp lên tới 21,6%.

    Chi phí tài chính tăng gần gấp đôi lên 52 tỷ đồng, chủ yếu do dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và tổn thất đầu tư. Trong khi đó, chi phí lãi vay, cũng như lỗ tỷ giá của PPC đã giảm đáng kể do dư nợ của công ty giảm mạnh. Tính tới cuối năm 2018, PPC không còn nợ vay dài hạn và chỉ còn 530 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn, giảm mạnh so với con số nợ vay (ngắn và dài hạn) 970 tỷ đồng vào cuối quý 3/2018.

    Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh trong kỳ, PPC ghi nhận gần 277 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 4/2018, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước.

    Năm 2018, PPC ghi nhận 1.449 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế – tăng 44% và lợi nhuận sau thuế 1.155 tỷ đồng – tăng 35% so với năm trước. So với kế hoạch lãi trước thuế 735,6 tỷ đồng, PPC đã hoàn thành gần gấp đôi chỉ tiêu đề ra trong năm 2018.

    [​IMG]

    Minh Anh

    Theo Trí Thức T
    ELNin0 thích bài này.
  5. ELNin0

    ELNin0 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/08/2018
    Đã được thích:
    46
    Bắc Bộ:
    Từ nửa cuối tháng 1 tháng 2 đến tháng 4/2019, nguồn nước so với TBNN khu vực Tây Bắc phổ biến ở mức cao hơn từ 5-30%; khu vực Việt Bắc phổ biến thiếu hụt từ 10-20%; khu vực Đông Bắc thiếu hụt từ 10-30%; khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ mức xấp xỉ TBNN trong tháng 1,2; từ tháng 3-4 thiếu hụt từ 30-40%. Mực nước thấp nhất trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng ở mức 0,3-0,4m xuất hiện vào tháng 2 hoặc tháng 3. Tình hình thiếu nước, khô hạn cục bộ có khả năng xảy ra tại một số tỉnh khu vực Đông Bắc trong các đầu mùa khô năm 2019.
    Từ tháng 5-6, trên các sông suối khu vực Bắc Bộ có khả năng xuất hiện lũ nhỏ, đỉnh lũ các sông ở mức BĐ1 hoặc dưới BĐ1. Nguồn nước khu vực Tây Bắc ở mức xấp xỉ TBNN; khu vực Việt Bắc, Đông Bắc phổ biến thiếu hụt từ 20-30%; khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ hạ lưu sông Hồng thiếu hụt từ 10-30%.
    Trung Bộ, Tây Nguyên:
    Bắc Trung Bộ:
    Từ nửa cuối tháng 01 đến tháng 03/2019, dòng chảy trên các sông ở Thanh Hóa phổ biến thấp hơn TBNN cùng kỳ từ 10-30%; các sông ở Nghệ An thấp hơn từ 50-60%; các sông ở Hà Tĩnh thấp hơn từ 30-35%.
    Từ tháng 4-6/2019, dòng chảy trên các sông ở Thanh Hóa tăng dần và ở mức thấp hơn TBNN cùng kỳ 15-20%; các sông ở Nghệ An thấp hơn từ 60-70%; các sông ở Hà Tĩnh thấp hơn từ 20-30%.
    Trung Trung Bộ:Từ nửa cuối tháng 01 đến tháng 03/2019, lượng dòng chảy trên các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế ở mức thấp hơn từ 20-50% so với TBNN; các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi ở mức cao hơn TBNN từ 5-25%
    Từ tháng 4 đến tháng 6, lượng dòng chảy trên các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế ở mức thấp hơn từ 30-55%, các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi ở mức thấp hơn TBNN từ 5-10%
    Nam Trung Bộ: Từ nửa cuối tháng 01 đến tháng 03/2019, lượng dòng chảy trên các sông ở Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận ở mức cao hơn TBNN cùng kỳ từ 10-35%, các sông ở Khánh Hòa, Ninh Thuận thấp hơn từ 50-75%.
    Từ tháng 4-6/2019, dòng chảy trên các sông ở Bình Định, Phú Yên và Bình Thuận ở mức TBNN, các sông ở Khánh Hòa, Ninh Thuận ở mức thấp hơn TBNN từ 75-90%.
    Tây Nguyên: Từ nửa cuối tháng 01 đến tháng 03/2019, lượng dòng chảy trên các sông phổ biến ở mức xấp xỉ và cao hơn từ 10-40% so với TBNN cùng kỳ, riêng lượng dòng chảy trên sông Đăk Nông tại Đăk Nông ở mức thấp hơn từ 10-30%.
    Từ tháng tháng 4-6/2019, lượng dòng chảy trên các sông phổ biến thấp hơn TBNN cùng kỳ từ 10-40%.
    Tình hình khô hạn, thiếu nước cục bộ khả năng xảy ra tại các tỉnh Trung Bộ, Tây Nguyên từ tháng 4-6/2019.
    Nam Bộ:
    Từ cuối tháng 01 đến tháng 03/2019, tổng lượng dòng chảy trên các trạm thượng nguồn Mê Kông ở mức cao hơn so với TBNN từ 20-25%. Mực nước sông Cửu Long xuống dần và ở cao hơn TBNN từ 0,15-0,3m.
    Từ tháng 4 đến tháng 6, tổng lượng dòng chảy trên các trạm thượng nguồn Mê Kông ở mức cao hơn so với TBNN từ 5-10%. Mực nước sông Cửu Long xuống dần ở mức thấp nhất vào tháng 5, sau đó sẽ lên dần vào tháng 6 và ở cao hơn TBNN từ 0,1-0,2m.
    Xâm nhập mặn vùng cửa sông Nam Bộ ở mức tương đương TBNN và ở mức cao hơn năm 2017-2018. Độ mặn cao nhất trên các sông ở Nam Bộ phổ biến xuất hiện vào tháng 3, riêng hệ thống sông Vàm Cỏ và vùng bán đảo Cà Mau-Kiên Giang độ mặn cao nhất xuất hiện vào tháng 4, 5.
    Các địa phương ở khu vực đồng bằng Nam Bộ cần chủ động trong công tác phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn.
    Index_Hoi thích bài này.
  6. Index_Hoi

    Index_Hoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2019
    Đã được thích:
    137
    http://www.nchmf.gov.vn/Web/vi-VN/70/16/Default.aspx
    đường link cho A/C muốn tìm hiểu kỹ hơn ạ !
    ELNin0 đã loan bài này
  7. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Toi rồi, hạn nặng.
    Index_Hoi thích bài này.
  8. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    BẢN TIN DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THỜI HẠN MÙA
    (Bản tin cập nhật ngày 15/01/2019)

    Hiện tượng ENSO: Duy trì trạng thái El Nino trong nửa đầu năm 2019 với xác suất 70-80%, nửa cuối năm nhiệt độ mặt nước biển khu vực NINO3.4 có xu hướng giảm dần và ENSO có khả năng trở về trạng thái trung tính.
    Theo các kết quả dự báo mới nhất về hiện tượng ENSO của các cơ quan dự báo khí hậu trên thế giới cho thấy nhiệt độ mặt nước biển khu vực NINO3.4 tiếp tục cao hơn so với TBNN nhưng đang có xu hướng giảm dần. Theo đó, hiện tượng ENSO được dự báo sẽ duy trì trạng thái El Nino trong nửa đầu năm 2019 với xác suất 70-80%, đến nửa cuối năm 2019 nhiệt độ mặt nước biển khu vực NINO3.4 có xu hướng giảm dần và ENSO có khả năng trở về trạng thái trung tính.Như vậy, có thể nhận định El Nino năm 2018-2019 có cường độ yếu và không kéo dài.
    Các hiện tượng thời tiết nguy hiểm
    Dự báo, trong tháng 02/2019 dải áp thấp xích đạo ở phía Nam Biển Đông tiếp tục có xu hướng hoạt động mạnh và có thể tác động đến thời tiết các tỉnh phía nam nước ta và gây ra mưa trái mùa cục bộ tại khu vực Nam Bộ trong thời kỳ này.
    Ngoài ra, trên các khu vực ven biển và các vùng biển khu vực Bắc và Giữa Biển Đông trong tháng 02 và tháng 3/2019 tiếp tục xuất hiện gió mạnh do hoạt động của gió mùa Đông Bắc.
    Mùa bãonăm 2019 trên khu vực Biển Đông có xu hướng hoạt động muộn hơn so với TBNN.
    Đề phòng hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, sét, lốc, mưa đá của thời kỳ giao mùa trong tháng 4 và tháng 5/2019 trên phạm vi toàn quốc.
    Nhiệt độ, rét đậm, rét hại, nắng nóng
    Nhiệt độ trung bình từ tháng 02/2019 đến tháng 6/2019 trên phạm vi toàn quốc phổ biến ở mức cao hơn TBNN cùng thời kỳ khoảng 0,5-1,0oC; riêng tháng 2, tháng 3 tại khu vực Bắc Bộ có khả năng cao hơn từ 1,0-2,0oC so với giá trị TBNN cùng thời kỳ.
    Trong tháng 02/2019, tại trung du và đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ hiện tượng rét đậm, rét hại có khả năng ít hơn so với TBNN và không kéo dài.
    Nắng nóng có khả năng xuất hiện sớm trung bình tại các khu vực phía Tây Bắc Bộ và Trung Bộ.
    Lượng mưa
    - Khu vực Bắc Bộ:
    Tổng lượng mưa từ tháng 2 đến tháng 6/2019 phổ biến ở mức xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ.Ngoài ra, trong tháng 02 và 3/2019 tại khu vực phía Đông Bắc Bộ xuất hiện nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn hơn so với TBNN cùng thời kỳ.
    - Khu vực Trung Bộ:
    Tổng lượng mưa trong tháng 2/2019 phổ biến ở mức cao hơn so với giá trị TBNN từ 15-30%.
    Từ tháng 3 đến tháng 6/2019 tổng lượng mưa phổ biến ở mức thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ từ 15-30%, riêng khu vực Bắc Trung Bộ ở mức xấp xỉ TBNN.
    - Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ:
    Tổng lượng mưa trong tháng 02/2019 phổ biến ở mức cao hơn so với giá trị TBNN, khả năng xuất hiện mưa trái mùa cục bộ trong thời điểm tháng 02/2019 tại khu vực Nam Bộ.
    Từ tháng 3 đến tháng 5/2019 tổng lượng mưa phổ biến ở mức thấp hơn so với giá trị TBNN.
    Tháng 6/2019 tổng lượng mưa trên khu vực phổ biến ở mức xấp xỉ với giá trị TBNN cùng thời kỳ.Mùa mưa tại khu vựccó khả năng xuất hiện muộn hơn so với TBNN.
    Thủy văn
    Bắc Bộ:
    Từ nửa cuối tháng 1 tháng 2 đến tháng 4/2019, nguồn nước so với TBNN khu vực Tây Bắc phổ biến ở mức cao hơn từ 5-30%; khu vực Việt Bắc phổ biến thiếu hụt từ 10-20%; khu vực Đông Bắc thiếu hụt từ 10-30%; khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ mức xấp xỉ TBNN trong tháng 1,2; từ tháng 3-4 thiếu hụt từ 30-40%. Mực nước thấp nhất trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng ở mức 0,3-0,4m xuất hiện vào tháng 2 hoặc tháng 3. Tình hình thiếu nước, khô hạn cục bộ có khả năng xảy ra tại một số tỉnh khu vực Đông Bắc trong các đầu mùa khô năm 2019.
    Từ tháng 5-6, trên các sông suối khu vực Bắc Bộ có khả năng xuất hiện lũ nhỏ, đỉnh lũ các sông ở mức BĐ1 hoặc dưới BĐ1. Nguồn nước khu vực Tây Bắc ở mức xấp xỉ TBNN; khu vực Việt Bắc, Đông Bắc phổ biến thiếu hụt từ 20-30%; khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ hạ lưu sông Hồng thiếu hụt từ 10-30%.
    Trung Bộ, Tây Nguyên:
    Bắc Trung Bộ:
    Từ nửa cuối tháng 01 đến tháng 03/2019, dòng chảy trên các sông ở Thanh Hóa phổ biến thấp hơn TBNN cùng kỳ từ 10-30%; các sông ở Nghệ An thấp hơn từ 50-60%; các sông ở Hà Tĩnh thấp hơn từ 30-35%.
    Từ tháng 4-6/2019, dòng chảy trên các sông ở Thanh Hóa tăng dần và ở mức thấp hơn TBNN cùng kỳ 15-20%; các sông ở Nghệ An thấp hơn từ 60-70%; các sông ở Hà Tĩnh thấp hơn từ 20-30%.
    Trung Trung Bộ:Từ nửa cuối tháng 01 đến tháng 03/2019, lượng dòng chảy trên các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế ở mức thấp hơn từ 20-50% so với TBNN; các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi ở mức cao hơn TBNN từ 5-25%
    Từ tháng 4 đến tháng 6, lượng dòng chảy trên các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế ở mức thấp hơn từ 30-55%, các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi ở mức thấp hơn TBNN từ 5-10%
    Nam Trung Bộ: Từ nửa cuối tháng 01 đến tháng 03/2019, lượng dòng chảy trên các sông ở Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận ở mức cao hơn TBNN cùng kỳ từ 10-35%, các sông ở Khánh Hòa, Ninh Thuận thấp hơn từ 50-75%.
    Từ tháng 4-6/2019, dòng chảy trên các sông ở Bình Định, Phú Yên và Bình Thuận ở mức TBNN, các sông ở Khánh Hòa, Ninh Thuận ở mức thấp hơn TBNN từ 75-90%.
    Tây Nguyên: Từ nửa cuối tháng 01 đến tháng 03/2019, lượng dòng chảy trên các sông phổ biến ở mức xấp xỉ và cao hơn từ 10-40% so với TBNN cùng kỳ, riêng lượng dòng chảy trên sông Đăk Nông tại Đăk Nông ở mức thấp hơn từ 10-30%.
    Từ tháng tháng 4-6/2019, lượng dòng chảy trên các sông phổ biến thấp hơn TBNN cùng kỳ từ 10-40%.
    Tình hình khô hạn, thiếu nước cục bộ khả năng xảy ra tại các tỉnh Trung Bộ, Tây Nguyên từ tháng 4-6/2019.
    Nam Bộ:
    Từ cuối tháng 01 đến tháng 03/2019, tổng lượng dòng chảy trên các trạm thượng nguồn Mê Kông ở mức cao hơn so với TBNN từ 20-25%. Mực nước sông Cửu Long xuống dần và ở cao hơn TBNN từ 0,15-0,3m.
    Từ tháng 4 đến tháng 6, tổng lượng dòng chảy trên các trạm thượng nguồn Mê Kông ở mức cao hơn so với TBNN từ 5-10%. Mực nước sông Cửu Long xuống dần ở mức thấp nhất vào tháng 5, sau đó sẽ lên dần vào tháng 6 và ở cao hơn TBNN từ 0,1-0,2m.
    Xâm nhập mặn vùng cửa sông Nam Bộ ở mức tương đương TBNN và ở mức cao hơn năm 2017-2018. Độ mặn cao nhất trên các sông ở Nam Bộ phổ biến xuất hiện vào tháng 3, riêng hệ thống sông Vàm Cỏ và vùng bán đảo Cà Mau-Kiên Giang độ mặn cao nhất xuất hiện vào tháng 4, 5.
    Các địa phương ở khu vực đồng bằng Nam Bộ cần chủ động trong công tác phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn.
    Hải văn
    Trong giai đoạn này mực nước ven biển chủ yếu dao động theo thủy triều và ở mức trung bình cùng kỳ của nhiều năm. Dao động nước dâng/rút do gió không lớn. Đợt triều cường cao nhất tại ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ xuất hiện vào các ngày 19-23 tháng 2. Ngoài ra, các khu vực ven biển và các vùng biển khu vực Bắc và Giữa Biển Đông vẫn có sóng lớn trong tháng 2 và 3 do hoạt động của gió mùa Đông Bắc.
    Bản tin dự báo khí tượng thủy văn thời hạn mùa chính thức tiếp theo được phát hành vào ngày 15 tháng 02 năm 2019.

    (Chi tiết bản tin dự báo KTTV thời hạn mùa ngày 15/01/2019 xem tại đây)
  9. Itachi_Uchiha

    Itachi_Uchiha Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2014
    Đã được thích:
    3.687
    :drm
  10. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Chốt nhanh.

Chia sẻ trang này