Cổ phiếu là một cục mỡ, vậy có bao nhiêu chú mèo đến đớp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi CNTT_IT, 27/05/2017.

2083 người đang online, trong đó có 38 thành viên. 04:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 965 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. CNTT_IT

    CNTT_IT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2016
    Đã được thích:
    251
    Nói đến chứng khoán, tôi chắc không ít người phải ngậm ngùi đau đớn. Câu chuyện thường gặp là chỉ sau một vài ngày, nhiều người mất sạch số tiền dành dụm cả đời vì chứng khoán. Cũng có thể đó là số tiền họ vay mượn để mua cổ phiếu “đang lên đảm bảo thắng” rồi bất thình lình, cổ phiếu đó quay đầu đi xuống một mạch. Tôi thường nghe mọi người bảo nhau đừng đổ tiền vào chứng khoán, và rằng để tiền mua đất hoặc trong ngân hàng là “chắc ăn” nhất.

    Vậy có phải phần lớn mọi người mất tiền là do mua cổ phiếu? Tiếc thay, câu trả lời là ĐÚNG! Nhưng sao lại có chuyện đó? Chẳng phải thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung liên tục tăng giá trị với tỉ lệ trung bình 12,7% trong vòng 15 năm qua hay sao? Trên phương diện tổng thể thì tăng, nhưng tính riêng thì có kẻ được người mất. Những người mất tiền là những người mua cổ phiếu mà không cần biết gì tới tình hình hoạt động của công ty đứng đằng sau cổ phiếu. Điều đó không có nghĩa là họ ngu dốt, chẳng qua họ thiếu kiến thức tài chính để hiểu, phân tích và mua chứng khoán thôi.

    Bản chất của việc mua cổ phiếu là chúng ta mua một phần công ty để trở thành người đồng sở hữu công ty đó. Vậy mà nhiều người xem việc mua cổ phiếu như mua vé số, họ mua và bán dựa vào “linh cảm” hay đoán xem giá sẽ lên hay xuống trong thời gian ngắn. Bởi vì giá cổ phiếu tăng giảm ngẫu nhiên và thất thường, phụ thuộc vào những sự kiện đang diễn ra trên thế giới, nên người ta không thể liên tục thắng chỉ bằng cách đoán mò! Đây là lý do giải thích tại sao, về lâu dài, nhà đầu tư không có kiến thức chỉ toàn mất tiền vào chứng khoán.

    Hãy hình dung ra tình huống này. Giả sử có một nhóm người không hề có kỹ năng đua xe lại được giao nhiệm vụ lái xe đua với tốc độ trên 200km/h vòng quanh sân đua. Bạn nghĩ xem sau vài vòng đua như vậy, có bao nhiêu người bị tai nạn? Hầu hết, và đó chính là những gì đang diễn ra trên thị trường chứng khoán ngày nay, nơi đa số nhà đầu tư là những người bình thường, tham gia vào thị trường với mong muốn làm giàu mà không hề có kiến thức tài chính hay kinh doanh. Ở một khía cạnh nào đó, những người này xem thị trường chứng khoán như canh bạc.

    Tại sao những người chưa qua đào tạo tài chính và kinh doanh lại dễ dàng đưa ra quyết định mua cổ phiếu này bán cố phiếu kia? Câu trả lời là họ bị chi phối bởi nỗi sợ hãi, lòng tham và sự mù quáng. Những yếu tố tâm lý này hợp lại với nhau thúc đẩy họ mua cổ phiếu khi giá quá cao và bán khi giá quá thấp, dẫn đến lỗ đậm.

    Trước khi tiếp tục, ta cần tìm hiểu xem giá cổ phiếu như thế nào thì được xem là cao hay thấp. Ví dụ, một cổ phiếu giá 50,000 đồng và một cổ phiếu giá 10,000 đồng, cái nào đắt hơn? Cho phép tôi hỏi bạn: có hai căn nhà, một căn giá 5 tỷ, một căn giá 10 tỷ, căn nào đắt hơn? Tất nhiên không thể nói ngay được. Đắt hay rẻ còn tùy vào kích thước, vị trí và kết cấu căn nhà. Nếu là căn chung cư 2 phòng, bán giá 5 tỷ, vậy là quá đắt, nếu mua chắc chắn sẽ lỗ. Nếu căn nhà có giá 10 tỷ lại là biệt thự rộng 1000 m2, ở khu trung tâm, giá trị thực là 50 tỷ mà bán có 10 tỷ lại quá rẻ! Mua chắc chắn sẽ có lời vì giá trị thực cao hơn rất nhiều so với giá nó được bán ra.

    Thử hỏi trên đời có ai dại đến mức bán một vật trị giá 50 đồng để lấy 10 đồng không? Vậy mà chuyện này lại xảy ra như cơm bữa trên thị trường chứng khoán đấy! Có vô số nhà đầu tư bán cổ phiếu giá trị thực 80 đồng chỉ để lấy một nửa! Không có kiến thức tài chính, họ đâu biết giá trị thực của cổ phiếu là bao nhiêu và thường bán tống bán tháo vì sợ hãi mỗi khi có tin xấu!

    Trong khi ấy, không ít người bỏ 10 đồng ra mua một cổ phiếu đáng giá 2 đồng cũng vì không biết nó có giá trị bao nhiêu và chỉ làm theo tâm lý đám đông. Điều này cũng tương tự như việc bỏ 5 tỷ ra mua căn hộ chỉ đáng 1 tỷ. Đây chính là yếu tố dẫn đến cơn khủng hoảng 2007, khi thiên hạ hò nhau mua cổ phiếu của những công ty vô giá trị (làm ăn thua lỗ) vói giá cao ngất ngưỡng. Khi người ta bắt đầu nhận ra những cổ phiếu này không đáng một xu thì tâm lý hoang mang lan tràn khắp nơi, toàn bộ thị trường sụp đổ và hàng triệu người mất trắng.

    Đây cũng chính là khe hở cơ hội cho bạn, nếu bạn được trang bị đầy đủ những kỹ năng tài chính và hiểu biết về công ty, để đánh giá đúng giá trị thực của cổ phiếu. Trong lúc cả làng đều mất, bạn vẫn có thể thắng lớn! Thay vì chơi cổ phiếu theo phong trào hoặc dưới sự xui khiến của lòng tham, bạn sẽ học cách chơi như những người có kiến thức.

    Trở lại việc đánh giá cổ phiếu, bạn sẽ không thể nói ngay cổ phiếu giá 50,000 đồng là đắt hay rẻ so với cổ phiếu giá 10,000 đồng; cho tới khi biết được giá trị thực của nó. Giá trị của một công ty được xác định dựa trên tiêu chí công ty đó kiếm được bao nhiêu lợi nhuận mỗi năm và số lợi nhuận đó có khả năng tăng trưởng như thế nào trong tương lai. bây giờ ta hãy điểm qua vài ví dụ thực tế.

    Năm ngoái, công ty cổ phần Phú Tài (PTB) báo cáo lợi nhuận 173 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng năm tiếp theo dự báo là 40%. Dựa vào đó, người ta có thể tính ra giá trị thực của một cổ phiếu PTB vào tháng 12/2016 là 160,000 vnđ. Tuy nhiên, vào tháng 04/02/2016, cổ phiếu PTB được bán với giá 77,500 đồng. Trong trường hợp này, cổ phiếu PTB được xem là nằm dưới giá trị thực và rẻ! Nếu mua với giá 77,500 đồng, bạn có cơ sở để tin rằng sau một thời gian tới bạn sẽ có lời.

    Và một ví dụ khác. Trong năm 2007, cổ phiếu của Công ty cổ phần FPT có giá trị hợp lý là 15,000 vnđ. Trong cùng năm đó, cơn sốt chứng khoán đã đẩy giá cổ phiếu lên tới 80,000 vnđ! Như vậy, giá cổ phiếu đã lên quá cao so với giá trị thực, mua vào là cầm chắc lỗ! Nói cách khác, cổ phiếu đắt hay rẻ không phụ thuộc vào giá tuyệt đối, mà phụ thuộc vào giá tương đối của nó so với giá trị thực. Rõ ràng, khi cơn sốt qua đi giá cổ phiếu này rơi xuống còn dưới 12,000vnđ, làm bao nhiêu người không hề biết giá trị thực của nó phải khốn đốn.

    Đa số mất tiền vào thị trường chứng khoán là do thiếu hiểu biết, sợ hãi hay tham lam, nên họ có động thái mua cổ phiếu khi giá cao (quá giá) và bán ra khi giá thấp (dưới giá), dẫn đến lỗ. Tại sao vậy? Đó là vì nhà đầu tư bị chi phối bởi lòng tham khi:

    Xem thêm: vé máy bay đi canada giá rẻ
    • Thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào, mua bán theo số đông
    • Bị bạn bè lôi kéo, rủ rê
    • Mua theo nhận định của người môi giới
    • Thấy giá đang tăng nên cảm thấy có lòng tin
    • Thị trường đang bị đầu cơ nên phần lớn cổ phiếu đều tăng giá
    Thật không may, tất cả những yếu tố này đều là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu đắt và bị bán quá giá! Đó là lý do tại sao nhiều người thấy cổ phiếu rớt giá ngay sau khi họ mua vào. Khi ai ai cũng đâm đầu vào mua cổ phiếu vì một tin tốt nào đó, nhu cầu cao sẽ đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn giá trị thực của nó.

    Đồng thời, nhiều người có xu hướng bán cổ phiếu vì sợ hãi khi:
    • Dân tình đổ xô đi bán cổ phiếu
    • Cánh môi giới chứng khoán đánh giá cổ phiếu là nên “bán”
    • Giá cổ phiếu đang xuống, làm dấy lên nỗi lo ngại sẽ còn mất nhiều hơn nữa
    • Thời buổi suy thoái, nhiều người mất việc trong khi giá cổ phiếu lại rớt
    Đáng tiếc, đây chính là lúc nhiều cổ phiếu tốt bị “kéo” xuống nên có giá rất rẻ! Khi ai nấy đều muốn bán đi (thường xuất phát từ một tin xấu), cung nhiều hơn cầu sẽ đẩy giá cổ phiếu xuống thấp hơn giá trị thực rất nhiều. Đôi khi, giá cổ phiếu hạ là do tâm lý lo lắng thái quá chứ không liên quan gì đến tình hình hoạt động của công ty. Trong những trường hợp đó, cổ phiếu có giá thấp hơn giá trị thực!

    Nguyên nhân quan trọng nhất: nhiều người bán cổ phiếu khi nền kinh tế suy thoái trầm trọng, lương bị cắt giảm và người người mất việc. Vì sợ hãi và cần tiền, nhiều người bán cổ phiếu tại thời điểm này. Tuy vậy, bạn nên biết rằng chính thời điểm suy thoái và chiến tranh là lúc bạn nên mua vào vì việc bán đổ bán tháo do hoảng sợ làm giá cổ phiếu trở nên cực rẻ và nằm dưới giá trị của nó.

    Bạn sẽ biết rằng những nhà đầu tư giỏi nhất thế giới kiếm được lợi nhuận cao nhất bằng cách mua cổ phiếu ở thời điểm khủng hoảng, khi ai cũng tranh nhau bán và không ai dám mua.

    Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để mua cổ phiếu giá thấp và bán ra giá cao?
  2. doisaigon1

    doisaigon1 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    05/09/2015
    Đã được thích:
    3.188
    Chú viết dài dòng
    Không xúc tích
    Chú phải cắt gọt như anh mới thu hút
    CNTT_IT thích bài này.
  3. CNTT_IT

    CNTT_IT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2016
    Đã được thích:
    251
    mới vào nghề nên chưa biết nhiều, đang học hỏi tiền bối để phát triển hơn
    doisaigon1 thích bài này.
  4. newbyby

    newbyby Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/02/2009
    Đã được thích:
    11.576
    bạn này nói đúng . giá trị tất cả các cp chỉ là tương đối trong ở 1 khoảng thời gian nào đó .
    CNTT_IT thích bài này.
  5. sunghoacai

    sunghoacai Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    12/05/2010
    Đã được thích:
    1.241
    không thấy chú mèo nào cả?
    CNTT_IT thích bài này.
  6. CNTT_IT

    CNTT_IT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2016
    Đã được thích:
    251
    Nếu giá trị của nó tồn tại thời gian dài thì chỉ dành cho những cổ phiếu lớn, những cổ phiếu nhỏ và trung thì chỉ thời gian nhất định
    --- Gộp bài viết, 29/05/2017, Bài cũ: 29/05/2017 ---
    mèo nào dám ăn nguyên cả cục

Chia sẻ trang này