Cổ tức bằng cổ phiếu và đánh thuế Thu nhập Cá nhân

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi buihuycuong, 02/12/2020.

8045 người đang online, trong đó có 1233 thành viên. 12:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2932 lượt đọc và 17 bài trả lời
  1. buihuycuong

    buihuycuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/08/2019
    Đã được thích:
    216
    1. TTCK với một số khái niệm về Vốn và giá trị doanh nghiệp:
    a. Giá trị sổ sách (Book Value) - BV - được hiểu là Tổng tài sản công ty có thể được định giá lại (Total Assets) trừ đi tất cả các nghĩa vụ Nợ phải trả (Total Liabilities);
    b. Vốn cổ đông bao gồm Vốn cổ đông đã góp cộng/trừ lợi nhuận/lỗ chưa phân phối được hạch toán trên sổ sách kế toán là thuộc về cổ đông (Equity) - E. Equity không phải lúc nào cũng bằng BV công ty.
    c. Số lượng cổ phiếu lưu hành (Number of Outstanding Shares) - NoS;
    d. Giá trị thị trường công ty (Market Capitalization) - MarketCap: MarketCap= SPxNoS hay SP=MarketCap/NoS (1).
    Giá cổ phiếu (Share’s Price) - SP;
    e. Vốn điều lệ (Chartered Capital -CC): Là vốn các cổ đông góp để thành lập công ty và được ghi vào Điều lệ (Charter) của công ty khi mới đi vào hoạt động. Khái niệm này mất ý nghĩa khi công ty đã đi vào hoạt động phát sinh lãi lỗ và thường được thay bằng Equity.
    Vốn điều lệ doanh nghiệp đôi khi là con số Equity tối thiểu - vốn tối thiểu theo quy định nhà nước - ban đầu cho một số loại hình hoạt động kinh doanh đặc thù, nhưng hoàn toàn không có ý nghĩa kinh tế.
    f. Mệnh giá cổ phiếu (Par Value per Share) là khái niệm tồn tại nhưng vô nghĩa, không thể hiện cái gì và chả ai dùng cho phân tích chứng khoán: Par Value = CC/NoS (2). Thực chất đó là giá trị theo Vốn điều lệ của 1 cổ phiếu khi mới thành lập và BV/cổ phiếu sau kho DN khi đi vào hoạt động. Khái niệm này chả có ý nghĩa gì về mặt phân tích tài chính.
    Có lẽ Việt Nam mới phổ biến khái niệm e. và f.. Tại các thị trường phát triển đã không ai dùng nó vì không có ý nghĩa kinh tế.
    2. Chia tách cổ phiếu:
    a. Cũng ở TTCK nước ngoài khi giá một loại cổ phiếu của 1 doanh nghiệp niêm yết (DNNY) tăng cao do MarketCap công ty tăng sẽ dẫn đến thanh khoản cổ phiếu giảm do lượng tiền để mua 1 cổ phiếu quá cao. Khi đó các doanh nghiệp niêm yết sẽ chia tách (Split) cổ phiếu tức làm nhỏ Giá cổ phiếu (SP) bằng cách tăng số lượng cổ phiếu lưu hành NoS (Công thức 1). Việc chia tách cổ phiếu làm lượng cổ phiếu mỗi cổ đông nắm giữ tăng lên nhưng không phát sinh thêm thu nhập vì số lượng cổ phiếu tăng thêm bao nhiêu lần thì giá trị mỗi cổ phiếu giảm đi bấy nhiêu lần và MarketCap công ty không thay đổi. Do vậy không ai đánh thuế khi chia tách cổ phiếu cả.
    b. Khi TTCK Việt Nam mới ra đời, tôi nhiều lần đặt câu hỏi: tại sao lại chọn khái niệm mệnh giá cổ phiếu đưa vào luật và áp đặt mệnh giá cổ phiếu bằng 10.000VND/CP. Bằng cách này doanh nghiệp niêm yết sẽ không thể nào chia tách cổ phiếu được. Và khi DNNY muốn để lại lợi nhuận để tái đầu tư họ sẽ buộc phải chia tách cổ phiếu do bắt buộc mệnh giá 10.000VND/CP.
    c. Tôi đã từng vài lần đề nghị tốt nhất bỏ khái niệm bắt buộc 10.000VND/CP. Hoặc chỉ dành khái niệm này cho DNNN vào ngày cổ phần hoá cho thuận tiện nếu cần.
    3. Cổ tức bằng cổ phiếu (Stock Dividend) là gì?
    Là khi công ty làm ra lợi nhuận thay vì trả cổ tức bằng tiền mặt, công ty giữ tiền lại và phát hành thêm một lượng cổ phiếu tương ứng lợi nhuận để lại đó và hệ quả làm giảm giá cổ phiếu.
    Như vậy trả cổ tức bằng cổ phiếu về bản chất là 2 nghiệp vụ:
    a. Nâng vốn Điều lệ (khái niệm phi kinh tế) nhưng không nâng Vốn chủ sở hữu (khái niệm kinh tế). Động thái hạch toán kế toán đơn thuần.
    Mà đã làm a. nếu mệnh giá bắt buộc là 10.000VND/CP thì bắt buộc phải làm b. dứoi đây như một hệ quả.
    b. Chia tách cổ phiếu: giá cổ phiếu bị điều chỉnh giảm theo tỷ lệ tương ứng;
    c. 2 nghiệp vụ này hoàn toàn không làm tăng MarketCap của công ty niêm yết và tương ứng là không làm tăng giá trị đầu tư cổ phiếu của cổ đông (loại trừ việc tâm lý và tăng thanh khoản). Do vậy cách gọi “cổ tức bằng cổ phiếu” là một cách gọi nhưng dễ bị hiểu sai bản chất. Cổ tức tiền mặt là lượng tiền mặt chuyển ra khỏi doanh nghiệp vào túi cổ đông. Cổ tức bằng cổ phiếu về nguyên tắc không cần hạch toán nội bảng gì hết, bản chất chỉ là bút toán kế toán trong phần vốn cổ đông chuyển từ lợi nhuận để lại thành vốn điều lệ (một khái niệm không cần thiết) và hạch toán ngoại bảng tăng số lượng cổ phiếu lưu hành theo quy định 10.000VND/CP chứ hoàn toàn không có chia chác gì.
    4. Hôm trước có người chuyển cho tôi tin nhắn như sau (tôi copy&paste nguyên văn):
    “Hiện quy định về luật thuế thu nhập cổ tức là bị thu : 5% thuế về cổ tức.
    * Hiện thuế cổ tức bằng tiền mặt khi được chi trả đã khấu trừ tại nguồn.
    * Nhưng cổ tức bằng cổ phiếu thì tổ chức phát hành không thu, và nhà đầu tư phải tự kê khai nộp thuế trong vòng 10 ngày sau khi bán,
    => Nên khi mình có bán cổ phiếu bằng cổ tức, nhiều khi mình không biết đến khi có nhu cầu quyết toán thuế cá nhân, các nhà đầu tư sẽ bị nộp thuế bổ sung phần cổ tức bằng cổ phiếu và phạt nữa đó, nên em gửi đến anh lưu ý.
    Cái này là hên xui đó anh, em thấy có nhà đầu tư bán 3 năm rồi giờ đi quyết toán thuế phải nộp bổ sung phần cổ tức bằng cổ phiếu và lãi chậm nộp trong khi đó nhà đầu tư cũng không biết”.
    5. Việc thu thuế 5% này thực sự bất hợp lý, chưa nói cao hay thấp.
    a. Khi bán làm sao biết CP nào là CP cổ tức, CP nào không?
    b. Thuế TNCN: Nhà đầu tư có 2 lựa chọn hình thức nộp thuế TNCN khi kinh doanh, mua bán cổ phiếu:
    - Theo lợi nhuận thực tế tức nộp tỷ lệ 20% của Giá bán trừ (Giá mua cộng chi phí hợp lý) và chỉ phải nộp khi có lãi. Với các doanh nghiệp có mở sổ sách theo dõi kế toán thì điều này khả thi.
    - Với các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ do không có hệ thống sổ sách theo dõi nên nhà nước chọn phương án đổ đồng 0.1% doanh số bán không cần biết lãi lỗ ra sao.
    - Theo hướng dẫn thì “CP là cổ tức” còn bị thu 2 lần cả 0.1% lẫn 5%: số tiền nộp thuế vẫn bị đánh thuế. Thuế chồng thuế! 0.1% trên doanh số bán rồi lại thêm 5% của cái gọi là “CP cổ tức”?
    c. Và hơn cả điều này đánh thuế phi lý: Người bán CP trước khi chốt ngày hưởng quyền cuối cùng không phải nộp 5% cổ tức bằng cổ phiếu do giá đã bao gồm thông tin “trả cổ tức bằng cổ phiếu” (tức chia tách cổ phiếu). Còn người bán sau ngày hưởng quyền khi “cổ phiếu cổ tức” được giao dịch, giả sử giá trị doanh nghiệp do ngắn ngày không có gì thay đổi, lại phải nộp 5% này.
    d. Sự bất hợp lý thấy rõ: Thu nhập như nhau nhưng nộp thuế khác nhau chỉ trong 2 thời điểm gần nhau và giá trị doanh nghiệp, giá trị cổ phiếu nắm giữ không hề thay đổi.
    e. Bất hợp lý lớn nhất là: ví dụ nhà đầu tư mua cổ phiếu giá X, sau nhận chia “cổ tức bằng cổ phiếu” 10% nhưng sau đó giá cổ phiếu giảm 20%. Bán CP chặn lỗ mà vẫn phải nộp thuế Thu nhập cá nhân bằng 5% của 10% “cổ phiếu bằng cổ tức” trong khi thu nhập thực tế âm gần 10%. Thuế thu nhập cá nhân là để đánh khi có thu nhập. Đằng này lỗ vẫn phải nộp.
    f. Chia tách cổ phiếu hay chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ làm giảm Gía vốn/Cổ phiếu. Nếu cần tận thu có lẽ nên bỏ mức thuế 0.1% tổng giá bán và áp dụng tất cả thu 20% chênh lệch giá bán và giá bình quân gia quyền của Cổ phiếu mua vào có tính cả cái gọi là “Cổ tức bằng cổ phiếu”. Có lẽ khi ấy mới tránh được các bất hợp lý của cách thu thuế hiện nay.
    Tóm lại thu thuế TNCN từ “Cổ tức bằng cổ phiếu” là không đúng bản chất của thu nhập và bất hợp lý. Mong các bên liên quan sớm xem xét và huỷ bỏ.
    6. Luận bàn về hệ quả và suy nghĩ
    a. Hệ quả:
    - Sẽ có những người mua CP 5-10 năm và sẽ không ai nhớ đã mua thêm bao nhiêu, bán đi bao nhiêu, CP nào là cổ tức... khả năng bị phạt rất cao.
    - Không khuyến khích các công ty nâng vốn Điều lệ nếu vẫn dùng khái niệm này.
    - Khuyến khích bán trước khi chốt danh sách. Điều này sẽ xảy ra ào ạt vào mùa đại hội.
    b. Có lẽ đã đến lúc bỏ khái niệm Vốn điều lệ trong Luật Doanh nghiệp và Luật chứng khoán, bỏ khái niệm áp đặt mệnh giá cổ phiếu 10.000VND/CP. Áp dụng các khái niệm thông lệ của các TTCK phát triển.
    c. Trong lúc này các DN có lẽ không nên “chia cổ tức bằng cổ phiếu” mà nên giữ lại Lợi nhuận không chia/chưa chia bởi chả giải quyết được vấn đề gì ngoài việc phải làm giấy tờ thủ tục kéo dài mà cũng chả ích lợi gì cho các cổ đông dài hạn. Chưa kể đánh thuế với CP có từ “chia cổ tức bằng cổ phiếu” tạo ra khả năng bị phạt rất cao với các nhà đầu tư dài hạn qua bao nhiêu năm hoạt động.
    Chờ đến khi các thông lệ tốt nhất được áp dụng.
    ---
    Bài viết của tác giả: Lý Xuân Hải (facebook)
    Cay nhất là đã cắt lỗ còn phải nộp thuế vì trước đó nhận cổ tức, mà có phải bán được hết ngay đâu, đúng là tức đến tận cổ :(
    TommySan, Ca Comltl98 thích bài này.
  2. banmestk

    banmestk Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2016
    Đã được thích:
    52
    Tức nữa là bán ít lấy tiền mua sữa cho con. Thế mà chặn đầu trừ hết cổ tức bằng cổ phiếu.
  3. zWanderz

    zWanderz Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2015
    Đã được thích:
    7.732
    Cái nei chưa được thông quá.
    Nếu được thông quá. Ae cứ thấy dn nào chia là xả sàn xem sao.
  4. Choa37

    Choa37 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2016
    Đã được thích:
    88
    ttckvn thì lúc nào cty ra tin xấu là mua, còn tin tốt là bán, đó là kinh nghiệm
  5. vuabimbip1990

    vuabimbip1990 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    12/05/2020
    Đã được thích:
    5.856
    bán cp mất thuế , mua cp mất thuế , cổ tức = tiền trừ thuế , bán cp thưởng mất thuế , bán cp = cổ tức mất thuế , xem còn cộng lông nào vặt nốt đi , éo hiểu thuế sinh ra để làm gì ~:>~:>~:>
    Last edited: 02/12/2020
    buihuycuong thích bài này.
  6. namacmilan

    namacmilan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2016
    Đã được thích:
    158
    Thế nên nhóm ngoại thường bán truớc ngày chia cổ tức
  7. u23vn

    u23vn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/01/2018
    Đã được thích:
    1.391
    còn một điều khó hiểu nữa là:
    khi bán cổ phiếu đã phải chịu phí 0.03% ( không kể phí của ctck) và 0.1% V.A.T .
    Bán xong lại vẫn chịu thuế tncn quyết toán.
    Trong khi cp là phần tài sản cổ đông nhận được khi đóng góp vào ptrien dn. Mà thuế phí dn đã đóng đầy đủ cho nn.
    Hay thật. Cứ ngỡ như thời Pháp thuộc @-):-w:-<:-j
    viethanoivuabimbip1990 thích bài này.
  8. minhtung191198

    minhtung191198 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2018
    Đã được thích:
    1.024
    thằng thuế nó méo hiểu là gọi là cổ tức nhưng thực ra bản chất chỉ là chìa tách thôi à
  9. vuabimbip1990

    vuabimbip1990 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    12/05/2020
    Đã được thích:
    5.856
    éo hiểu thuế nó dùng việc gì , sàn thì dỏm không nâng cấp T0 , bán khống , lại đòi nâng lên 100cổ /1lệnh , thu thuế thu đủ kể tk lỗ , nó chỉ nghỉ vặt lông là giỏi
  10. khanhvy277

    khanhvy277 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2019
    Đã được thích:
    510
    thằng nào đề xuất cái này ngâu vãi! nhìn ra thế giới có ai như chứng Vịt ko? đánh đồng thu thuế lỗ cũng nộp thuế ??? vừa thu đầu vào vừa thu đầu ra còn thu thêm chênh lệch giá trị thặng dư/hao??? wtf???
    Cái gì gia tăng dân đen nó mới cam lòng cống nạp chứ?
    Khi mà chia cổ tức tiền/ cổ mà thị giá ko giảm thì ok nộp vì bản chất gia tăng ts cho cá nhân/ tổ chức đằng này tự nhiên "bị chia cổ tức" còn "bị đóng thuế" bố khỉ mấy ông ăn gì khôn vậy?
    TAM19 thích bài này.

Chia sẻ trang này