Công ty lãi nghìn tỷ, trả Cổ Tức khủng, đặt kế hoạch tăng trưởng khủng long.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi RULE1, 06/04/2017.

1587 người đang online, trong đó có 634 thành viên. 20:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31842 lượt đọc và 236 bài trả lời
  1. RULE1

    RULE1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2013
    Đã được thích:
    1.827
    (NDH) VPBank đang có tổng lợi nhuận và quỹ đầu tư phát triển năm 2016 có thể chia cổ tức cho cổ đông là 3.194 tỷ đồng, gấp 3 lần năm trước. Tỷ lệ chi trả cổ tức tương ứng là 31,84%.
    Ngày 10/4 tới đây, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) dự kiến sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 tại Hà Nội. Theo tài liệu họp đã được công bố, VPBank đề ra hàng loạt kế hoạch khủng như tăng trưởng lợi nhuận, tăng trưởng tín dụng hay tăng vốn điều lệ.

    Kỳ vọng lợi nhuận 2017 tăng 38%, tăng trưởng tín dụng 22,8%

    Năm 2016, VPBank thu về 16.864 tổng thu nhập hoạt động thuần, tăng 40% so với năm trước. Lợi nhuận trước dự phòng rủi ro tăng 61%. Chi phí dự phòng trích cho năm 2016 là 5.383 tỷ đồng, tăng 2.549 tỷ đồng so với năm trước do tái cấu trúc các danh mục đầu tư, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro nên tăng chủ yếu ở các khoản trích cho nội bảng. Theo đó, lợi nhuận trước thuế cả năm toàn Ngân hàng đạt 4.929 tỷ đồng, tăng 59% so với năm 2015 và vượt 54% kế hoạch đề ra.

    Tổng cho vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp năm 2016 đạt 162.832 tỷ đồng, tăng 24% so với cuối năm 2015 với phân khúc tập trung là cho vay bán lẻ chiếm 77%. Năm 2016, VPBank thu 715 tỷ đồng từ nợ đã xử lý rủi ro, tăng 180% so với năm 2015. Tỷ lệ nợ xấu năm 2016 đạt 2,91% và phấn đấu dưới 3% năm tới.

    Tại Đại hội, VPBank dự kiến trình kế hoạch năm 2017 với lợi nhuận trước thuế 6.800 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2016; dư nợ tín dụng đặt mục tiêu đạt 200 nghìn tỷ đồng, tăng 22,8%. Kế hoạch tăng trưởng dư nợ cấp tín dụng được xây dựng trên cơ sở dự kiến của VPBank nhưng cần trình NHNN phê duyệt.

    Huy động khách hàng và phát hành giấy tờ có giá mục tiêu đưa ra cho năm 2017 đạt 217.732 tỷ đồng, tăng trưởng 26,3%. Tổng vốn huy động tại thời điểm 31/12/2016 đạt 201.274 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với 2015.

    VPBank ghi nhận sự dịch chuyển lớn về nguồn và hình thức huy động trong năm 2016 với việc phát hành giấy tờ có giá được đẩy mạnh, tăng hơn 2 lần và giúp quy mô giấy tờ có giá đạt 48.651 tỷ đồng. Đã có hơn 21.175 tỷ đồng giấy tờ có giá kỳ hạn từ 1-5 năm được phát hành thêm.

    Năm 2016, VPBank cũng đã thực hiện phát hành thành công hơn 2.000 tỷ trái phiếu để tăng vốn cấp 2 và một số lượng lớn giấy tờ có giá để tăng nguồn vốn trung dài hạn. Tổng tài sản toàn ngân hàng đạt 228.771 tỷ đồng, tăng trưởng 18% và dự kiến sẽ tăng 22,68% lên 280.645 tỷ đồng theo kế hoạch năm 2017.

    Có thể trả cổ tức khủng, tìm "tiền tươi thóc thật" từ phát hành riêng lẻ

    Theo kế hoạch phân phối lợi nhuận mà VPBank trình cổ đông, sau khi trích lập các quỹ và trả cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi, tổng lợi nhuận và quỹ đầu tư phát triển năm 2016 có thể chia cổ tức cho cổ đông là 3.194 tỷ đồng, gấp 3 lần năm trước. Tỷ lệ chi trả cổ tức tương ứng là 31,84%.

    Theo tính toán của VPBank, trong trường hợp sử dụng tối đa nguồn lợi nhuận hợp nhất năm 2016 (gồm quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của VPBank và lợi nhuận hợp nhất năm 2016 còn được phân phối) để chia cổ tức bằng cổ phiếu thì vốn điều lệ của ngân hàng này sẽ tăng từ 10.765 tỷ đồng lên 14.059 tỷ đồng.

    Đáng chú ý, phương án trả cổ tức bằng tiền mặt được VPBank đề cập tới. Tuy nhiên, chi tiết kế hoạch chia cổ tức bằng tiền và cổ phiếu, HĐQT VPBank đề nghị ĐHĐCĐ ủy quyền chủ động quyết định.

    Cùng đó, VPBank cho biết trong quá trình tìm kiếm nguồn vốn HĐQT tiếp xúc với nhiều nhà đầu tư trong nước và ngoài nước quan tâm mua cổ phần của VPBank. HĐQT trình cổ đông thông qua phương án chào bán riêng lẻ để linh hoạt đàm phán với các nhà đầu tư.

    Theo phương án này, VPBank sẽ phát hành cổ phần phổ thông với tỷ lệ tối đa 10%, tương đương 133.268.904 cổ phần. Giá chào bán xác định theo phương pháp thỏa thuận trực tiếp với các nhà đầu tư nhưng dự kiến không thấp hơn giá trị sổ sách của ngân hàng (18.710 đồng/cổ phiếu tại thời điểm ngày 31/12/2016).
    --- Gộp bài viết, 06/04/2017, Bài cũ: 06/04/2017 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 06/04/2017 ---
    [​IMG]
    trungkien111 thích bài này.
  2. RULE1

    RULE1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2013
    Đã được thích:
    1.827
    Cổ đông VPBank đã “qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”?
    [​IMG]

    Tỷ lệ cổ tức được ngân hàng đề cập ở mức lên tới gần 32%...
    Ngân hàng TMCP vừa công bố tài liệu chuẩn bị cho đại hội cổ đông thường niên năm 2017.

    Năm 2016, lợi nhuận sau thuế đã được kiểm toán của riêng ngân hàng mẹ VPBank đạt 2.904 tỷ đồng, tăng 82% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 3.935 tỷ đồng tỷ đồng, tăng 64,3% so với năm 2015.

    Sau khi trích các quỹ, VPBank còn lợi nhuận chưa phân phối là 1.508 tỷ đồng.

    Và đáng chú ý, năm nay ngân hàng dự tính chi trả cổ tức lên đến 31,84% - con số cao nhất trong hệ thống hiện nay.

    Phương án chia cổ tức chia làm hai nhóm cổ đông là nhóm sở hữu cổ phần ưu đãi và nhóm cổ phần phổ thông.

    Ngân hàng dự kiến sẽ trả cổ tức 20% trên tổng mệnh giá cổ phần ưu đãi với số tiền chi trả là hơn 146 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,7% trên tổng số nguồn lợi nhuận sau thuế hợp nhất của ngân hàng.

    Với nhóm cổ phần phổ thông, ngân hàng cho biết có phần lợi nhuận chưa phân phối cộng với quỹ đầu tư phát triển tổng cộng lên đến 3.194 tỷ đồng nên có thể chia cổ tức cho cổ đông.

    Tuy nhiên con số chia cổ tức và tỷ lệ ra sao vẫn chưa được ngân hàng công bố trong tài liệu này song để ngỏ cả hai khả năng chia cổ tức bằng tiền hoặc cổ phiếu, hoặc cả hai.

    Lãnh đạo VPBank cũng nói rằng do ngân hàng vẫn cần một nguồn vốn lớn để thực hiện kế hoạch kinh doanh và trường hợp giá cổ phiếu VPBank trên thị trường cao hơn mệnh giá thì việc chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ tạo ra nhiều giá trị gia tăng và lợi ích cho cổ đông hơn, nên HĐQT đề nghị cổ đông ủy quyền cho HĐQT chủ động quyết định mức cổ tức, tỷ lệ chia bằng tiền và/hoặc cổ phiếu kể cả việc quyết định không chia cổ tức bằng tiền mà chia hết bằng cổ phiếu cho cổ đông và ngược lại.

    Các năm trước, VPBank vẫn chia cổ tức đều đặn cho cổ đông, chỉ có điều cổ tức "triền miên bằng cổ phiếu" khiến cổ đông không mấy hài lòng. Những nhà đầu tư đã đổ tiền vào VPBank nói với lãnh đạo ngân hàng rằng họ chán cổ phiếu, họ muốn nhận cổ tức bằng tiền mặt.

    Đại hội năm nay, dù lập luận của lãnh đạo ngân hàng rằng trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ có lợi cho cổ đông hơn là tiền mặt vì giá cổ phiếu trên thị trường cao hơn so với mệnh giá (hiện cổ phiếu VPBank giao dịch trên sàn OTC là hơn 26.000 đồng/cổ phiếu), song các cổ đông vẫn có cơ sở để kỳ vọng rằng họ sẽ được nhận cổ tức bằng tiền mặt một lần vì 2016 là năm ngân hàng lãi kỷ lục, đồng thời trong phương án trả cổ tức cũng để ngỏ khả năng này.

    Ngoài kế hoạch chia cổ tức được bàn tới, ngân hàng còn lên kế hoạch kinh doanh táo bạo với kết quả lợi nhuận trước thuế năm 2017 là 6.800 tỷ đồng; tổng tài sản lên 280 nghìn tỷ; dư nợ tín dụng 200 nghìn tỷ, huy động khách hàng 217 nghìn tỷ, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

    Ngân hàng đồng thời dự kiến tìm kiếm các cơ hội hợp tác, bán cổ phần cho các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm các nguồn vốn ổn định lâu dài đáp ứng hoạt động kinh doanh và an toàn vốn của Ngân hàng.

    Ngoài ra, VPBank còn tiến hành niêm yết cổ phiếu VPBank trên sàn giao dịch chứng khoán, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư mới, các cổ đông có thể tham gia đầu tư, hiện thực hóa các kế hoạch đầu tư tài chính của mình.
    http://s.cafef.vn/VPB-216856/co-dong-vpbank-da-qua-con-bi-cuc-den-hoi-thai-lai.chn
  3. Superboy1202

    Superboy1202 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    2.566
    VỚi kế hoạch này, giá VPBank cuối năm là 5x-6x. Quá kinh khủng, bọn Tây nó định giá cp bank có ROE 26,49% , tốc độ tăng trưởng 38% như này phải PE 20 vẫn khen rẻ quá :))
    RULE1 thích bài này.
    RULE1 đã loan bài này
  4. RULE1

    RULE1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2013
    Đã được thích:
    1.827
    EPS 2016 là 4K5, PE=10 chắc có giá 45
    --- Gộp bài viết, 06/04/2017, Bài cũ: 06/04/2017 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 06/04/2017 ---
    VPB là ngân hàng duy nhất ở Việt Nam có mức EPS>2.000 đồng. Các ngân hàng lớn lẫn nhỏ đều có EPS<2.000 Đ, thâm chí là <1.000 Đ đó là 1 trong nhiều lý do cổ phiếu bank không hấp dẫn.:))
    --- Gộp bài viết, 06/04/2017 ---
    [​IMG]
  5. typhuthegian

    typhuthegian Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/04/2011
    Đã được thích:
    795
    Mấy bác bên vnd rủ nhau vào vpb hết r ah
    RULE1 thích bài này.
  6. RULE1

    RULE1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2013
    Đã được thích:
    1.827
    Các ngân hàng đang lên kế hoạch tăng vốn từ vài trăm tỷ đến vài nghìn tỷ trong năm nay.
    Mùa đại hội cổ đông của các ngân hàng lại bắt đầu. Trong các kế hoạch cho năm 2017, một điểm chung dễ nhận thấy của các nhà băng là nhu cầu tăng vốn.

    VPBank, dự kiến đại hội cổ đông vào ngày 10/4, cho biết muốn tăng vốn tổng cộng hơn 4.800 tỷ đồng so với năm 2016. Sau đợt tăng vốn đầu năm, thời gian còn lại ngân hàng cần tăng thêm khoảng 3.000 – 4.000 tỷ nữa.

    “Với kế hoạch dư nợ tín dụng hơn 200 nghìn tỷ và ảnh hưởng tác động của thông tư 35/t2016-TT-NHNN thì để đảm bảo hệ số CAR của ngân hàng tối thiểu 9%, dự kiến tổng vốn tự có của ngân hàng tối thiểu phải là 18.000 tỷ đồng. Đồng thời, với mục tiêu đảm bảo an toàn vốn theo các chỉ tiêu quản trị nội bô cũng như các cam kết với các đối tác quốc tế và để chuẩn bị cho các kế hoạch kinh doanh mở rộng cho các năm tiếp theo, Ngân hàng liên tục cần tăng trưởng vốn tự có trong hoạt động của mình.

    Với vốn điều lệ hiện tại của ngân hàng là 10.765 tỷ đồng và số vốn tự có tương ứng khoảng 15.400 tỷ đồng thì thì trong năm 2017 VPBank cần bổ sung thêm khoảng 3.000 đến 4.000 tỷ đồng vào Vốn điều lệ để đáp ứng các nhu cầu hoạt động của ngân hàng và đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ an toàn trong quá trình hoạt động.”

    Đó là những gì lãnh đạo VPBank đã gửi gắm tới cổ đông trước thềm đại hội.

    Một ngân hàng được xem là đối thủ nặng ký của VPBank trên thị trường – Techcombank- cũng có tham vọng tăng mạnh nguồn vốn trong năm nay. Vốn điều lệ của Techcombank hiện là 8.878 tỷ đồng và muốn nâng lên 13.878 tỷ đồng vào cuối năm bằng cách chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu.

    Nếu các phương án nói trên được chấp thuận, VPBank và Techcombank sẽ cùng đưa vốn lên vùng trên dưới 14.000 tỷ đồng, vượt qua quy mô vốn của các ngân hàng Eximbank, SHB và chỉ đứng sau Sacombank (hơn 18.000 tỷ), MB (hơn 17.000 tỷ), SCB (gần 14.300 tỷ) trong nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân.

    LienVietPostBank là một trường hợp khác lên kế hoạch tăng vốn năm nay và đã được cổ đông ủng hộ. Năm nay ngân hàng sẽ tăng vốn từ 6.460 lên 7.000 tỷ đồng thông qua phát hành 54 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông một phần (38,76 triệu cổ phiếu) và phần còn lại để chào bán ra công chúng hoặc cho cán bộ nhân viên (15,24 triệu cổ phần).

    Ngân hàng ACB cũng lên kế hoạch tăng vốn thêm gần 1.000 tỷ đồng, từ mức hơn 10.200 tỷ hiện nay. Trong tờ trình gửi tới cổ đông chuẩn bị họp vào ngày 10/4, lãnh đạo ngân hàng cho biết việc tăng vốn là cấp thiết vì “các quy định mới của NHNN đều gắn với tỷ lệ giới hạn an toàn chẳng hạn như cấp tín dụng với vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ. Việc tăng vốn sẽ giúp ngân hàng gia tăng các giới hạn liên quan đến cấp tín dụng cho khách hàng, thêm nguồn vốn trung, dài hạn để tài trợ cho các hoạt động tín dụng…và rằng việc tăng vốn sẽ giúp ACB nâng cao năng lực tài chính…”.

    Các ngân hàng khác chưa có kế hoạch rõ ràng cho lộ trình tăng vốn năm nay, nhưng quy định của NHNN về giới hạn an toàn là không dành cho riêng một ngân hàng nào mà toàn bộ hệ thống. Vì thế, để đảm bảo được các chỉ tiêu, các ngân hàng không còn cách nào khác là phải nâng vốn điều lệ.

    Nhóm các ngân hàng có vốn điều lệ siêu nhỏ (chưa đến 5.000 tỷ) chắc hẳn đang đứng ngồi không yên với các kế hoạch tăng tiềm lực tài chính. Thậm chí áp lực này còn hiện hữu và nặng nề với cả những ngân hàng lớn nhất hệ thống như là VietinBank, Vietcombank và BIDV cũng như các ngân hàng cổ phần tư nhân khác nằm trong nhóm 10 ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II kể từ tháng 9/2017.

    Và sẽ không ngoa khi nói rằng thị trường sẽ chứng kiến những cơn “bão” tăng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng trong năm nay.
    http://cafef.vn/lai-don-bao-tang-von-ngan-hang-20170406213555946.chn
  7. huann

    huann Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2016
    Đã được thích:
    3.122
    Con này đã có trên sàn đâu
    RULE1 thích bài này.
  8. RULE1

    RULE1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2013
    Đã được thích:
    1.827
    Dự kiến 1-2 tháng tới lên sàn rồi nhé bác:)
  9. Superboy1202

    Superboy1202 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    2.566
    http://cafef.vn/nhnn-yeu-cau-mo-rong-tin-dung-20170407092731998.chn
    NHNN Việt Nam vừa có văn bản (số 2178/NHNN-TD) chỉ đạo các TCTD, yêu cầu tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh, tổng giám đốc một NHTM cho biết.

    Đặc biệt đáp ứng đầy đủ vốn và kịp thời nhu cầu vốn cho các lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNNVV, DN ứng dụng công nghệ cao.

    Theo đó các TCTD phải xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong mạng lưới của mình phù hợp với chỉ tiêu chung và sớm có xây dựng các quy định cho vay vốn đối với tổ chức và cá nhân theo quy định mới tại Thông tư 39. Ngoài ra, NHNN chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh các chương trình tín dụng quốc gia, như chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay đóng mới, nâng cấp tàu khai thác hải sản xa bờ, cho vay tái canh cà phê, cho vay hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch nông - thủy sản…

    Đặc biệt các TCTD tiết giảm chi phí để dành nguồn vốn tham gia chương trình tín dụng khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo chủ trương của Chính phủ. Bên cạnh việc mở rộng tín dụng, NHNN yêu cầu các TCTD cải tiến thủ tục hồ sơ tín dụng, tạo điều kiện cho người vay vốn tiếp cận nhanh nhất và kiểm soát an toàn vốn vay bằng nâng cao chất lượng thẩm định, các TCTD phải thường xuyên đánh giá khả năng tài chính và trả nợ của bên vay vốn
    RULE1 thích bài này.
  10. huann

    huann Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2016
    Đã được thích:
    3.122
    Bác là ai mà ngửi mùi tiền tính thế.
    RULE1Superboy1202 thích bài này.

Chia sẻ trang này