CP BDS ra sao sau khi Giám đốc Dragon capital Chim lợn!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi totdototden, 29/11/2021.

8711 người đang online, trong đó có 1354 thành viên. 10:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 15223 lượt đọc và 94 bài trả lời
  1. totdototden

    totdototden Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    8.914
    Lạm phát đầu tư cổ phiếu đất: “Tôi không biết logic hay học vấn này từ đâu nhưng nếu lạm phát tăng cao thì cổ phiếu đầu tiên cần chạy là cổ phiếu đất”
    Bởi
    Fatz Admin
    -
    2021-11-29
    [​IMG]
    Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Tư vấn đầu tư Dragon Capital/Ảnh: Nhịp cầu Đầu tư
    “Gần đây có rất nhiều nhà đầu tư trên mạng xã hội nói rằng lạm phát phải đầu tư cổ phiếu bất động sản. Tôi không biết logic hay học vấn này đến từ đâu nhưng xin lỗi khi lạm phát tăng cao thì cổ phiếu đất là cổ phiếu chúng ta nên chạy đầu tiên”, ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Tư vấn đầu tư Dragon Capital nói.

    Ngày 29/11, Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Theo cơ quan thống kê này, tháng 11 CPI bắt đầu tăng 0,32% so với tháng trước, 2,1% so với cùng kỳ. Nguyên nhân phần lớn do giá xăng dầu, gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới, các địa phương dần trở lại với trạng thái bình thường mới khiến giá hàng hóa, dịch vụ có xu hướng tăng.

    Tính chung 11 tháng năm 2021, CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 11 tháng tăng 0,82%.

    [​IMG]
    Chỉ giá tiêu dùng tháng 11 năm 2021.

    Việt Nam dường như vẫn nằm ngoài vòng xoáy lạm phát cao đang diễn ra trên nhiều nền kinh tế thế giới. Ở nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, lạm phát đã chạm mốc 6,2%, mức tăng cao nhất 30 năm trở lại đây. Giá xăng và năng lượng tăng cao cũng đẩy lạm phát ở các nước Châu Âu tăng cao nhất trong 13 năm.

    Dù lạm phát chưa hiện hữu nhưng vẫn là một nguy cơ lớn với nền kinh tế nước ta. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, bước sang năm 2022, trên thế giới và trong nước có thể đạt được miễn dịch cộng đồng, khiến nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ, đồng thời sẽ tạo áp lực rất lớn lên lạm phát. Chắc chắn việc tăng giá các mặt hàng như xăng dầu, than… sẽ làm ảnh hưởng đến giá thành cao lên, chi phí sản xuất cũng cao lên, khiến giá hàng tiêu dùng trong nước tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi chúng ta xuất khẩu sang các nước.

    Nguy cơ lạm phát tăng cao, khẩu vị của nhà đầu tư cũng có nhiều thay đổi. Gần đây trên thị trường xuất hiện nhiều lời hô hào, càng lạm phát càng phải đầu tư cổ phiếu đất. Thực tế cổ phiếu bất động sản đã có sóng tăng mạnh bằng lần trong thời gian rất ngắn vừa qua, một số cổ phiếu tăng bất chấp nhiều doanh nghiệp lỗ, kinh doanh bết bát.

    Bài học năm 2012 vẫn còn khi đó cổ phiếu bất động sản giảm rất sâu

    Về quan điểm này, ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Tư vấn đầu tư Dragon Capital chia sẻ trong hội thảo đầu tư Tiền trong nghịch cảnh: “Gần đây có rất nhiều nhà đầu tư trên mạng xã hội nói rằng lạm phát phải đầu tư cổ phiếu bất động sản. Tôi không biết logic hay học vấn này đến từ đâu nhưng xin lỗi khi lạm phát tăng cao thì cổ phiếu đất là cổ phiếu chúng ta nên chạy đầu tiên”.

    Vị chuyên gia lý giải, lạm phát tăng cao lãi suất tăng, ngân hàng siết dòng tiền thì chắc chắn nhu cầu mua đất đai sẽ giảm. Không cần nhìn đâu xa chỉ cần nhìn lại chu kỳ bất động sản 2012-2013 biết bao anh hào trên thị trường đã phải ra đi, cổ phiếu bất động sản đã rớt giá bao nhiêu thời gian đó.

    Trên thực tế, ngoài siết tín dụng từ ngân hàng vào bất động sản, mới đây Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 16 siết dòng tiền từ tổ chức tín dụng vào bất động sản qua kênh trái phiếu doanh nghiệp. Giới đấu tư đánh giá đây là “ba lằn ranh đỏ” phiên bản Việt Nam sau những bài học về bất động sản Trung Quốc thời gian vừa qua.

    Về nguy cơ lạm phát, ông Tuấn cho rằng đây là yếu tố gây lo lắng và là mối quan tâm hàng đầu của thế giới hiện nay.

    Vị chuyên gia đồng tình với quan điểm của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) Andrew Bailey, triển vọng lạm phát có thể tăng lâu hơn nhưng cũng có khả năng không kéo dài như lo ngại.

    “Lạm phát trong thời gian vừa qua không phải đến từ nhu cầu, chính sách tiền tệ không thể xử lý được khi nguồn hàng thiếu, mà chỉ xử lý được khi nguồn hàng quá cao, chính sách tiền tệ rất đơn giản là bơm tiền ra, tăng hạ lãi suất. Vậy thì các ngân hàng trung ương khi tăng hay giảm lãi suất cũng không ảnh hưởng gì đến việc thiếu hàng hoá cả. Nhưng khi nhiều tiền quá nhiều thì khi tăng lãi suất lên người dân có xu hướng bỏ tiền vào ngân hàng. Lúc đó mới cần kiểm soát lạm phát. Các ngân hàng trung ương đã rất rõ việc không thể dùng chính sách tiền tệ siết để kiểm soát lạm phát được.

    Rất nhiều nhà lãnh đạo thế giới đang quan tâm tới lạm phát khiến họ áp lực rất nhiều, đặc biệt là giá dầu”, ông Tuấn nói.

    Vị Giám đốc cho rằng giá hàng hoá đang nguội dần. Cổ phiếu HPG rớt giá vì giá sắt thép Trung Quốc rớt quá mạnh. Không chỉ thép, giá các loại hàng hoá đều giảm tầm 20-30% từ đỉnh, trừ giá phân đạm. Về phần dịch vụ, giá dịch vụ Việt Nam sắp tới sẽ tăng, các nước phương Tây bơm tiền cho người dân tiêu mỗi tháng 1.000-2.000 USD nhưng cũng sắp hết, hiện tại nhu cầu hàng hoá vẫn cao nhưng thời gian tới sẽ đi xuống. Nhiều tổ chức tài chính thế giới dự báo, lạm phát sẽ giảm từ 6,2% xuống 3,5-4% trong năm 2022, và xuống dưới 2,5% trong năm 2023.

    “Lạm phát chưa phải là vấn đề tôi quan tâm nhất lúc này nhưng nếu lạm phát tăng cao nó sẽ là vấn đề, các kênh tài sản lúc đó cũng sẽ thay đổi”, ông Tuấn phân tích.

    Khẩu vị đầu tư cổ phiếu trong nền kinh tế lạm phát cao

    Chia sẻ trên trang cá nhân, ông Lý Xuân Hải cũng nhận định thời đại tiền tệ dễ dãi này còn kéo dài, ngắn là 2-3 năm, dài là 7 năm hoặc 10 năm. Năm 2029-2030 sẽ có trật tự tiền tệ mới. Lạm phát thế giới tăng kỷ lục theo ông Hải sẽ gây nhiều rủi ro cho Việt Nam như về rủi ro nhập khẩu lạm phát cộng với lạm phát nội địa như năm 2008 do đứt gãy chuỗi cung ứng. Bị đòn kép: đã bị cảm lại bị đau tim. Rủi ro này hiển hiện và rất lớn!

    Thứ hai là rủi ro lệch pha tăng trưởng. Thế giới mở cửa kinh tế, chuỗi cung ứng hồi phục trở lại mà ta vẫn ngụp lặn đóng cửa, ngăn sông cấm chợ chống dịch và tự mình tách ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu đi một mình với động cơ tăng trưởng cũ thì khả năng chúng ta thành “trái tim bên lề” với tăng trưởng toàn cầu là hiển hiện. Các doanh nghiệp FDI hiện hữu rút khỏi Việt Nam không dễ dàng và không nhanh được. Nhưng điều ấy không nguy hại bằng việc các dòng FDI chất lượng cao trong tương lai bỏ qua Việt Nam. Lệch pha tăng trưởng thì mời họ vào khó hơn nhiều so với đồng pha.

    Thứ ba là rủi ro lệch pha chính sách tiền tệ. Nếu các nền kinh tế lớn thắt chặt tiền tệ chống lạm phát còn ta vẫn tìm cách nới lỏng để chống suy thoái sẽ rất khó bởi thanh khoản nguồn vốn thấp, thu hút vốn đầu tư không dễ dàng chút nào và chi phí rất lớn.

    Ông Lý Xuân Hải cho rằng, về đầu tư trong nền kinh tế lạm phát nên ưu tiên các tài sản “chống lạm phát” như cổ phiếu năng lượng, hàng hoá cơ sở nhất là vàng và các loại cổ phiếu “chống lạm phát dòng tiền ổn định” như y tế, giáo dục, viễn thông, tiện ích cơ bản, tiêu dùng thiết yếu. Tuy nhiên với dự báo các biện pháp chống lạm phát chỉ là “chiến thuật” thì các tài sản giá trị (cổ phiếu tiềm năng tăng trưởng cao), bất động sản vị trí tốt sẽ có cơ hội lớn. Những ngành nghề trọng yếu nên nhắm đến là: bán lẻ (online và off-line), viễn thông, dịch vụ tài chính, năng lượng và hàng hoá cơ sở. Những ngành này 15-20 năm nữa vẫn tiềm năng ở Việt Nam.

    Trong khi đó, ông Trần Vinh Quang, Giám đốc Công ty Quỹ Thiên Việt lại cho rằng, càng lạm phát lại càng phải đầu tư để vượt qua lạm phát. Thị trường năm 2022 sẽ có rủi ro về lạm phát, lãi suất và tính chu kỳ của kinh tế.

    “Nếu trong một chu kỳ dài, thì 2 năm nay thị trường chứng khoán đã tăng vượt mức trung bình (trung bình khoảng 15%/năm), vì vậy điều chỉnh trong ngắn hạn có thể xảy ra. Mọi thứ đều có chu kỳ, trái đất cũng quay theo chu kỳ, mặt trời cũng vậy thì chứng khoán hay kinh tế cũng vậy. Do đó, chúng ta cần thận trọng với tính chu kỳ. Ngoài ra còn có rủi ro lạm phát, lãi suất. Càng lạm phát chúng ta càng phải đầu tư để vượt qua lạm phát”, ông Quang nói.

    Vị này nhấn mạnh, với khẩu vị lạm phát lại cần phải chú ý về sản phẩm hàng hoá của công ty đó có tăng giá theo thời gian không hay trượt giá theo lạm phát. Chẳng hạn, như cái tivi trước đây phải mua bằng một lượng vàng nhưng đến nay chỉ 5-10 triệu đồng là mua được. Tức là cái tivi đó bị trượt giá, mất đi giá trị nhiều phần so với hàng hoá khác.

    Theo ông Quang, các nhóm ngành tiềm năng trong năm 2022 có thể là tiêu dùng bán lẻ bởi khi đại dịch giảm bớt nhu cầu tiêu dùng có thể tăng lên và Chính phủ cũng đang thảo luận dự thảo giảm thuế VAT, ngoài ra có đầu tư công, vật liệu xây dựng, xây dựng, bất động sản…

    Bạch Huệ

    Theo Nhịp sống kinh tế
  2. TTVNBK

    TTVNBK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Đã được thích:
    1.929
    Ko rõ chạy đến hay chạy đi, đều là chạy cả
    Timetravel2045 thích bài này.
  3. phuns

    phuns Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2019
    Đã được thích:
    1.490
    thế à, chuyên gia cứ khuyên gì làm ngược lại, ko biết học vấn anh ceo này tới đâu nhưng anh ko biết là các chuyên gia khuyên gì thì đều phải làm ngược lại ko thì ăn cái bô vô đầu, nay các anh úp bô bank nhỏ lẻ thấy thương
    Cong8688 thích bài này.
  4. Le6789

    Le6789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2016
    Đã được thích:
    2.509
    DC nắm VHM và DXG KDH nhiều cp BDS mà lại đi chim cp BDS à,hay quên danh mục của mình rồi
    cakiem060512, Cong8688tinnoibo thích bài này.
  5. SunPrice90

    SunPrice90 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2020
    Đã được thích:
    2.180
    Càng chứng tỏ tay to đang ôm hàng BANKS rất nhiều, nên giờ tìm cách kéo dòng tiền nhỏ lẻ quay lại banks để xả, ai mua banks lúc này lợi nhuận không cao, chỉ khoảng 20-30%, nhưng lại có rủi ro bị chôn vốn khi tay to xả liên tục lên đầu nhỏ lẻ.

    Dragon Capital chính là một trong các tay to đấy, các công ty CK cũng liên tục đưa ra khuyến nghị mua BANKS, các bác ko thấy có mùi sao?
    Tra Ly, woodfish, Mongday271 người khác thích bài này.
  6. phuns

    phuns Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2019
    Đã được thích:
    1.490
    chưa chắc có lợi nhuận nhé, đâu ra mà 20-30%, kẹt hàng trên đỉnh cả núi
  7. SunPrice90

    SunPrice90 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2020
    Đã được thích:
    2.180
    Tôi chỉ nói đó là khả năng lợi nhuận, chứ không phải chắc chắn.
    Mua banks lúc này lợi nhuận cao lắm có thể là 20-30% nhưng rủi ro thì thấy rõ ràng, không biết khi nào chúng xả xong rồi buông cho rơi tự do.
    Dòng banks đã x3 x4 trong gần 2 năm qua, đây là vùng đỉnh của banks của chu kì này rồi. Ai mua cũng dc thôi nhưng hãy chuẩn bị sẵn tâm lý chôn vốn 1,5 - 3 năm, chờ chu kì kế tiếp thì lại x2 x3.
    cuongnb89 thích bài này.
  8. BlackHawk2020

    BlackHawk2020 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    12/09/2020
    Đã được thích:
    2.196
    Bọn nó ôm bank nhé, đợi mãi mới có 1 phiên bull gà vào ôm bô hộ =))

    Phát này tổ chức chìm hẳn :))
  9. minhlinhtinh

    minhlinhtinh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/07/2018
    Đã được thích:
    3.665
    Đừng tin cái bọn này

    xưa nay thằng đuôi ngựa là thằng mất dạy nhất sòng nhé
    Mongday27 thích bài này.
  10. win20112016

    win20112016 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    30/04/2020
    Đã được thích:
    762
    Nhìn CEO mà bác này chim lợn kkkkk~X(

Chia sẻ trang này