CSM chuẩn bị lồi mồm Với ------TTP ------Săm lốm lên hương và giá cao su giảm$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 05/10/2015.

8444 người đang online, trong đó có 1344 thành viên. 10:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 15273 lượt đọc và 241 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    4 nước trong TPP đạt thỏa thuận về ôtô
    Nhật Bản, Mỹ, Mexico và Canada vừa thống nhất ôtô được miễn thuế nhập khẩu sẽ phải có ít nhất 45% linh kiện sản xuất nội khối TPP, Japan Times trích một nguồn tin cho biết.
    Quy định về nguồn gốc sẽ quyết định một chiếc xe hơi hoàn chỉnh được phép lấy bao nhiêu linh kiện từ bên ngoài mà vẫn được miễn thuế nhập khẩu. Đây là một trong những khúc mắc lớn của các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), khiến phiên họp cuối tháng 7 chưa thành công.

    Thỏa thuận giữa 4 bên được kỳ vọng đẩy nhanh tiến trình đàm phán tổng thể. Cuộc họp cấp Bộ trưởng 12 nước lẽ ra sẽ kết thúc ngày 1/10, nhưng đã được lùi thêm một ngày, khi các lãnh đạo thể hiện quyết tâm không ra về nếu chưa ký được TPP.

    [​IMG]
    Công nhân làm việc trong một nhà máy của Toyota. Ảnh: ABC

    Theo nguồn tin này, 4 nước cũng đồng ý với một đề xuất của Nhật Bản rằng họ sẽ coi một chiếc xe là sản xuất nội khối nếu các thành phần chính được làm tại một trong 12 nước TPP. Còn các linh kiện nhỏ vẫn có thể được lấy từ bên ngoài.

    Ôtô là vấn đề bế tắc tại TPP, do theo Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), xe của Canada và Mexico được miễn thuế nhập khẩu vào Mỹ. Vì vậy, hai nước này lo ngại sau TPP, xe và phụ tùng xe của Nhật Bản được sản xuất tại những nước ngoài TPP như Thái Lan sẽ tràn ngập thị trường Mỹ cùng nhiều nước khác.

    Họ đề nghị tỷ lệ thành phần nội khối phải là 60%, gần với quy định 62,5% NAFTA đang áp dụng. Trong khi đó, Nhật Bản chỉ muốn tỷ lệ này quanh 40%.

    Dù đã đạt tiến triển về vấn đề ôtô, khả năng các nước hoàn tất TPP lần này vẫn còn phải chờ đợi. Một số điểm bế tắc khác là Canada sẽ sẵn sàng mở cửa thị trường bơ và các sản phẩm từ sữa đến mức nào với Australia và New Zealand, cũng như Mỹ vẫn muốn thời hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ với dược phẩm dài hơn.
    Last edited: 05/10/2015
    xgameno1, quocdai307, DalBen1 người khác thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Giá cao su lao dốc: Trồng nhiều, lỗ nặng, chặt bỏ
    THỨ 6, 02/10/2015, 11:08
    Giá cao su có thể phục hồi khi El Nino hoạt động mạnh
    Chỉ trong chín tháng đầu năm 2015, với khoảng 740.000 tấn cao su xuất khẩu, ngành cao su VN bị mất hơn… 40.000 tỉ đồng nếu so với giá bình quân cùng thời điểm vào năm 2011.
    [​IMG]
    Với giá mủ cao su liên tục lao dốc, mỗi năm ngành cao su VN bị “bốc hơi” hàng chục ngàn tỉ đồng. Doanh thu từ bán mủ không đủ trả chi phí cạo mủ, nhiều hộ cao su tiểu điền phải chặt bỏ cao su để chuyển sang loại cây trồng khác, trong khi các doanh nghiệp hạn chế khai thác và chăm sóc, cắt giảm lao động để tồn tại.

    Chặt cao su để trồng điều, khoai mì...

    Dẫn chúng tôi tham quan vườn cao su 6 năm tuổi, anh Lê Minh Tùng (Lộc Ninh, Bình Phước) cho biết dù cao su đã đến tuổi cạo mủ nhưng gia đình anh không thu hoạch cũng không đầu tư chăm sóc nữa. “Với giá mủ hiện nay sau khi trừ công thợ, tiền phân bón... không có lời, thậm chí lỗ” - anh Tùng cho biết.

    Theo anh Tùng, trung bình 1ha cao su được chăm sóc tốt cho khoảng 60kg mủ nước. Giá bán 6.500 - 6.700 đồng/kg mủ nước, mỗi hecta sau khi trừ tiền công cạo (160.000 - 170.000 đồng), chủ vườn còn lại khoảng 200.000 đồng/lần cạo.

    “Cầm chắc lỗ nên những hộ nào không có công nhà đều không khai thác hay chăm bón vườn cây” - anh Tùng giải thích.

    Cách đó không xa, hơn 20ha cao su của ông N.L. đã được chặt bỏ, bãi đất đã được dọn sạch cỏ, cho máy cày xới bung để chuẩn bị trồng khoai mì. Ông L. cho biết vườn cây cao su chưa tới tuổi thanh lý, nhưng do giá mủ thấp nên ông quyết định chặt bỏ để chuyển sang trồng khoai mì.

    “Mì là loại cây ngắn hạn, lại cho thu hoạch sớm thay vì chờ nhiều năm như các loại cây trồng khác” - ông L. cho hay.

    Ông Vũ Văn Bường (thị xã Phước Long) cũng chặt bỏ 2ha cao su 12 năm tuổi để chuyển sang trồng điều, vừa khỏi tốn công và chi phí chăm sóc vừa có khoản tiền kha khá nhờ bán gỗ cao su. Theo ông Bường, tiền bán gỗ cũng được 140 - 160 triệu đồng/ha, một khoản tiền khá lớn.

    Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước, thời gian qua trên địa bàn có tới hơn 1.800ha cao su bị chặt bỏ để chuyển sang trồng các loại cây trồng khác, trong đó chủ yếu là hồ tiêu (1.000ha), điều, cây ăn trái... và mục đích khác.

    Còn tại Bình Dương, các doanh nghiệp và hộ dân cũng đã chặt bỏ gần 2.400ha cao su do giá mủ xuống thấp.
    xgameno1, quocdai307, Tra Ly1 người khác thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    6 tháng 2015, lợi nhuận DN săm lốp tăng, DN cao su thiên nhiên giảm 20%
    Các doanh nghiệp cao su đã công bố báo cáo tài chính quý II/2015. Các doanh nghiệp cao su săm lốp lợi nhuận tăng trưởng nhẹ trong khi các doanh nghiệp cao su thiên nhiên gặp nhiều khó khăn khi giá cao su liên tục giảm. Sang đầu quý III, giá cao su vẫn tiêp tục đi xuống.
    Cao su săm lốp

    Quý II/2015, tổng doanh thu 3 doanh nghiệp cao su săm lốp, là Công ty cổ phần Cao su Miền Nam (CSM); Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) và Công ty cổ phần cao su Sao Vàng (SRC) tăng trưởng 28% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2.507 tỷ đồng.

    Trong đó, doanh thu CSM tăng tới 60%, lên 1.262 tỷ đồng còn doanh thu DRC tăng 7% và SRC tăng 1,5%.

    Lũy kế 6 tháng, CSM vượt qua DRC với doanh thu 1.955 tỷ đồng, tăng trưởng 32%. DRC tăng 10% trong khi SRC giảm 1,7%.

    [​IMG]

    Về lợi nhuận, quý II/2015 chứng kiến lợi nhuận các công ty đều tăng mạnh so với cùng kỳ. CSM và DRC tăng 16% còn SRC tăng hơn 40%. Mặc dù vậy, lũy kế 6 tháng, lợi nhuận CSM vẫn thấp hơn so với cùng kỳ, DRC tăng gần 10% còn SRC gần như không đổi.

    Tổng lợi nhuận 3 doanh nghiệp đạt hơn 400 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ.

    [​IMG]

    Cao su thiên nhiên

    Trong khi doanh thu và lợi nhuận các doanh nghiệp cao su săm lốp tăng trưởng mạnh thì các doanh nghiệp cao su thiên nhiên không có được kết quả khả quan như vậy.

    Trong số 6 doanh nghiệp cao su tự nhiên, chỉ có Công ty cổ phần Đầu tư cao su Quảng Nam (VHG) có doanh thu quý II/2015 tăng so với cùng kỳ nâm trước.

    Các doanh nghiệp còn lại, bao gồm Công ty cổ phần cao su Thống Nhất (TNC) giảm 2,3%; Công ty cổ phần cao su Đồng Phú (DPR) giảm 19%; Công ty cổ phần cao su Hòa Bình (HRC) giảm 82%; Công ty cổ phần cao su Phước Hòa (PHR) giảm 23% và Công ty cổ phần cao su Tây Ninh (TRC) giảm 27%.

    Tổng cộng quý II/2015, doanh thu các công ty nói trên giảm 17% so với cùng kỳ, đạt 619 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, doanh thu giảm 21% xuống 1.235 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Xét về lợi nhuận, có 2 doanh nghiệp lợi nhuận tăng trong quý II, là DPR và VHG. Lợi nhuận các doanh nghiệp còn lại đều giảm mạnh. Tổng lợi nhuận 6 doanh nghiệp đạt được là 142 tỷ đồng trong quý II, tăng nhẹ 0,3% so với cùng kỳ.

    Lợi nhuận lũy kế 6 doanh nghiệp cao su giảm 20% so với cùng kỳ, đạt 266 tỷ đồng. Trong đó, lãi của PHR và TRC giảm mạnh nhất.

    [​IMG]

    Ngành cao su đối mặt với nhiều thách thức giai đoạn tới

    Tại Đại hội Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) lần thứ 4, tổ chức ở TPHCM cuối tháng 7 vừa qua, VRA cho rằng, giá cao su thiên nhiên vẫn ở mức thấp kèo dài trong vài năm tới. Đồng thời, việc hội nhập kinh tế ngày càng sau rộng là những thách thức có thể gây khó khăn cho ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2015-2017.

    VRA cho biết, mức tiêu thụ cao su thiên nhiên trong nước để chế biến sản phẩm còn ít nên ngành cao su sẽ phải tiếp tục xuất khẩu nguyên liệu thô khoảng 70% tổng sản lượng cả nước trong nhiều năm tới. Nguyên nhân là do cơ cấu chủng loại cao su thiên nhiên của Việt Nam chưa phù hợp với nhu cầu thé giới và ngành công nghiệp chế biến cao su trong nước.

    Điều này khá nghịch lý khi hàng năm các doanh nghiệp sản xuất, chế biến các thành phẩm từ cao su phải nhập hàng nghìn triệu tấn cao su thiên nhiên để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

    [​IMG]

    Giá cao su giảm mạnh trong tháng 7 và tiếp tục giảm trong tháng 8

    Theo số liệu tại ngày 18/8, giá cao su trên sàn Tokyo hiện đã xuống thấp nhất 10 tháng. Nhiều chuyên gia nhận định rằng, giới đầu cơ đang tăng cường bán tháo còn người tiêu dùng lại xa lánh thị trường cao su do nhu cầu tiêu thụ cao su thành phẩm suy yếu.

    Các chuyên gia cũng đánh giá, cao su là một trong những mặt hàng chịu sức ép từ quyết sách phá giá nhân dân tệ của Trung Quốc và nếu nhu cầu tiêu thụ trên toàn cầu không phục hồi, hoặc các nước sản xuất cao su không áp dụng các biện pháp thúc đẩy giá, thì thị trường cao su khó có thể hồi phục.

    Như vậy, các doanh nghiệp cao su săm lốp nếu tiếp tục nhập cao su từ bên ngoài, thì khả năng hưởng lợi từ giá nguyên liệu đầu vào là rất lớn, trong khi doanh nghiệp cao su thiên nhiên sẽ chồng chất khó khăn.

    Tuy nhiên, công ty chứng khoán Rồng Việt trong một báo cáo mới đây cho rằng, việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ cũng đồng thời làm tăng sức cạnh tranh cho đầu ra của các doanh nghiệp cao su săm lốp. Việc phá giá này có tác động tiêu cực đến cả 2 ngành cao su săm lốp và cao su thiên nhiên.

    Hết được hưởng lợi tăng giá, DN cao su tự nhiên sụt giảm lợi nhuận gần 25% so với cùng kỳ
    xgameno1quocdai307 thích bài này.
  4. INVEST0R

    INVEST0R Thành viên tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    04/10/2015
    Đã được thích:
    28
    CSM - Hàng cơ bản tốt,LN bình quân 1 tỷ/ngày (360 tỷ/năm), cổ tức bằng tiền đều đều 25%.

    Hàng mua để làm của hồi môn cũng ok mà!
    Tra LyBigDady1516 thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Tìm hàng kim cương mà chiến mục tiêu pha này 5x.
    --- Gộp bài viết, 05/10/2015, Bài cũ: 05/10/2015 ---
    Q 3 đột biến sẽ chạy 6x ko liết chừng .
    xgameno1Tra Ly thích bài này.
  6. nhadatuytin

    nhadatuytin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2007
    Đã được thích:
    3.922
    mút thôi...........
    BigDady1516 thích bài này.
  7. SongThanCK2015

    SongThanCK2015 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Đã được thích:
    967
    Mỹ Nhật sẽ nhập khẩu mạnh săm lốp của Việt Nam! Để sx ô tô đáp ứng tỷ lệ theo quy tắc TTP .
    Tra LyBigDady1516 thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Không chỉ riêng may mặc và thuỷ sản mới mạnh đâu nhé .
    Em nó còn đang được hưởng lợi từ việc giá Ca su tự nhiên giảm kỷ lục .
    xgameno1 thích bài này.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Thoái vốn ngoài ngành,CSM tập trung cho hoạt động cốt lõi
    (ĐTCK) Năm 2013, CTCP Công nghiệp Cao su Miền nam (CSM) là DN dẫn đầu thị trường săm lốp Việt Nam với 33% thị phần nội địa và 12% thị trường xuất khẩu, trong đó CSM vượt trội về phân khúc săm lốp ô tô với 25% thị phần và 35% thị phần săm lốp xe máy trên cả nước.
    [​IMG]
    Tiếp tục phấn đấu trở thành nhà sản xuất săm lốp xe hàng đầu Đông Nam Á, từ năm 2014, CSM thoái vốn tại các dự án bất động sản, đầu tư ngoài ngành để tập trung nguồn lực cho nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh cốt lõi.

    Điểm nổi bật của CSM trong năm 2014 chính là đã hoàn thành giai đoạn 1 của nhà máy sản xuất lốp radial (lốp toàn thép) sau gần 2 năm đầu tư. Bắt đầu từ quý III/2014, CSM triển khai kinh doanh sản phẩm từ nhà máy này, dự kiến tiêu thụ khoảng 50.000 chiếc, ghi nhận doanh thu khoảng 250 tỷ đồng.

    Công ty sẽ phát triển mạng lưới phân phối riêng nhằm chuẩn bị cho việc tung sản phẩm ra thị trường sắp tới. Trong giai đoạn 1, CSM đã đầu tư 1.500 tỷ đồng vào nhà máy với công suất 350.000 lốp. Dự kiến giai đoạn 2 từ năm 2013 - 2015, công suất sẽ tăng lên 600.000 lốp/năm. Giai đoạn 3 từ 2015 - 2017 sẽ tăng công suất lên 1 triệu lốp/năm.

    Đặc tính của lốp radial là có độ bền gấp 2 lần so với lốp bias, giảm tiêu hao nhiên liệu từ 12 - 15%, tản nhiệt nhanh…, rất phù hợp với yêu cầu xe tải nặng, chạy đường dài. Ở các nước đã và đang phát triển, lốp radial chiếm khoảng 60 - 90% tổng lượng lốp xe lưu hành, trong khi ở Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ 10%, trong đó phải nhập khẩu tới 90% sản lượng tiêu thụ. Điều này cho thấy, dư địa để phát triển dòng lốp này ở Việt Nam rất lớn.

    Tuy nhiên, thị trường lốp radial chịu sự cạnh tranh khá khốc liệt từ các DN FDI có tên tuổi lớn như Michelin, Bridgestone, Kumho và các DN Trung Quốc với giá bán thấp. Ba DN trong nước gồm SRC, CSM và DRC chỉ chiếm 12,8% thị phần xuất khẩu. Vì vậy, áp lực cạnh tranh đối với CSM là khá lớn để có thể giành lấy thị phần trong và ngoài nước.

    Trong bối cảnh như vậy, việc sớm đưa nhà máy vào vận hành từ đầu tháng 4/2014 sẽ giúp CSM vừa đa dạng hóa được sản phẩm, đồng thời có cơ hội đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là khi Việt Nam lại đang có lợi thế về nguồn nguyên liệu cao su tự nhiên, thuế xuất khẩu săm lốp là 0%. Theo định hướng lâu dài, 60% sản lượng của nhà máy sẽ được xuất khẩu và 40% tiêu thụ nội địa. Đây cũng chính là tiềm năng tăng trưởng trong trung và dài hạn của CSM.

    Trước mắt, trong năm 2014, CSM sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu để đạt tỷ trọng 30%/tổng doanh thu (năm 2013 là 29%) và tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu đạt trên 30%. Tiến đến mục tiêu xuất khẩu đạt 40% tổng doanh thu vào năm 2015 và tiêu thụ 350.000 lốp radial toàn thép trước 31/12/2015. Hiện CSM có hệ thống phân phối rộng khắp với hơn 200 đại lý trong nước và các nhà phân phối tại 36 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

    Tuy nhiên, do nhà máy mới đi vào hoạt động nên biên lợi nhuận gộp năm 2014 sẽ chịu ảnh hưởng bởi chi phí khấu hao và chi phí lãi vay cho nhà máy. Theo đó, năm 2014, CSM thận trọng đặt kế hoạch doanh thu 3.350 tỷ đồng, tăng 7%, nhưng lợi nhuận trước thuế (không tính lợi nhuận từ bất động sản) 300 tỷ đồng, giảm 38% so với thực hiện năm 2013.

    Bên cạnh việc tập trung vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, CSM cũng luôn chú trọng tới quyền lợi cổ đông, NĐT thông qua chính sách trả cổ tức hấp dẫn (23% bằng tiền năm 2013 và tối thiểu 12% năm 2014), công bố thông tin minh bạch, kịp thời.

    Báo cáo thường niên 2013 này, trong Thông điệp Chủ tịch HĐQT, ông Bùi Thế Chuyên, Chủ tịch HĐQT CSM đã thẳng thắn nhận định, trong giai đoạn đầu khi công suất nhà máy chưa đạt kỳ vọng sẽ ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của CSM, tác động đến quyền lợi của cổ đông. Tuy nhiên, để tăng tốc phát triển, CSM cần thay đổi và tập trung đầu tư mạnh hơn.

    Dù gặp áp lực lớn từ dự án lốp radial nhưng theo Ban lãnh đạo Công ty, đây cũng là cơ hội để tiếp cận với kỹ thuật công nghệ cao, loại bỏ dần chủng loại sản phẩm ít tính năng, cạnh tranh với sản phẩm cùng loại nhập ngoại. Đồng thời, CSM tin tưởng sẽ đạt được mức tiêu thụ kỳ vọng với dòng lốp này với sự góp sức, ủng hộ của CBCNV và cổ đông.
    xgameno1Tra Ly thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Ngành săm lốp 2015: Tiếp tục hưởng lợi từ chi phí đầu vào
    (ĐTCK) Các doanh nghiệp săm lốp vẫn đang được hưởng lợi từ giá cao su nguyên liệu đầu vào ở mức thấp. Chỉ số biên lợi nhuận gộp được cải thiện sẽ là điểm nhấn của các doanh nghiệp ngành săm lốp trong năm 2015.
    [​IMG]
    Doanh số lốp xe ô tô có khả năng tăng trưởng cao, đặc biệt là lốp Radial

    Triển vọng năm 2015

    Trong hơn một năm qua, xu hướng sụt giảm của giá cao su là nhân tố hỗ trợ tích cực đối với ngành săm lốp vì cao su chiếm khoảng 57% cơ cấu nguyên vật liệu. Năm 2014, giá nguyên liệu này giảm 31% (theo Indexmundi), đặc biệt là những tháng cuối năm. Giá vốn của các doanh nghiệp trong ngành vì thế sẽ giảm mạnh trong những quý đầu năm nay nếu dựa trên vòng quay hàng tồn kho nguyên vật liệu trung bình 2 - 3 tháng.

    Năm nay, nhiều tổ chức cho rằng, nguồn cung cao su tự nhiên và nhân tạo vẫn tiếp diễn tình trạng cung vượt cầu. Do vậy, khả năng giá cao su chưa thể phục hồi mạnh. Nhờ đó, biên lợi nhuận gộp được cải thiện sẽ là điểm nhấn của các doanh nghiệp ngành săm lốp trong năm 2015.

    Đối với thị trường tiêu thụ, Rồng Việt Research nhận thấy, phần lớn thị phần lốp Bias tại Việt Nam được các doanh nghiệp Việt Nam nắm giữ.

    Ngược lại, thị phần lốp Radial đang thuộc về những thương hiệu có uy tín trên thế giới. Mặc dù vậy, chúng tôi không quá quan ngại trước thực trạng 80% lốp Radial phải nhập khẩu và các thương hiệu lớn như Bridgestone, Kumho, Yokohama… đang tăng công suất nhà máy.

    Bởi lẽ, các thương hiệu này tập trung vào dòng ô tô con; trong khi đó, hai doanh nghiệp niêm yết (DRC, CSM) tập trung vào phân khúc khác, lốp Radial cho xe tải. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong phân khúc này chính là các sản phẩm nhập lậu từ Trung Quốc với giá thành thấp hơn đáng kể.

    Ngoài ra, do nguồn cầu trong nước chỉ mới manh nha tăng trưởng nên cả CSM, DRC đều hướng đến việc xuất khẩu để giải quyết bài toán đầu ra cho các sản phẩm Radial.

    [​IMG]
    Trong năm 2015, Rồng Việt Research cho rằng, doanh số lốp xe ô tô có khả năng tăng trưởng khá, đặc biệt là lốp Radial. Theo nhận định của chúng tôi, tác động của Thông tư 06/VBHN-BGTVT quy định về giới hạn trọng tải xe của Bộ Giao thông Vận tải sẽ bắt đầu phản ánh rõ nét trong năm nay khi các doanh nghiệp vận tải gia tăng đầu xe mới, vì vậy góp phần gia tăng sản lượng tại phân khúc thị trường lắp mới (OEM).
    Đối với phân khúc thay thế (chiếm 86% tiêu thụ nội địa), xu hướng Radial hóa sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nhờ: (1) Công suất sử dụng phương tiện vận tải tăng do gia tăng nhu cầu chuyên chở hàng hóa, đặc biệt là khi các hiệp định thương mại tự do, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết sẽ kéo theo tốc độ thay thế lốp xe; (2) Sự dịch chuyển cơ cấu săm lốp từ Bias (hiện đang chiếm xấp xỉ 90%) sang Radial để phù hợp với các tuyến đường cao tốc.
    [​IMG]
    Mặc dù các doanh nghiệp săm lốp hiện tại đều do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) nắm tỷ lệ sở hữu cổ phần ở mức cao (từ 44 - 51%), nhưng với thanh khoản tương đối tốt, nhóm cổ phiếu này luôn được nhà đầu tư nước ngoài ưa thích.


    [​IMG]
    xgameno1Tra Ly thích bài này.

Chia sẻ trang này