Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

3139 người đang online, trong đó có 1255 thành viên. 16:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 155080 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Vì Chuột nên phải hoành tráng...

    Chuột cắn khố rách:

    “Một đệ tử quyết tâm cầu đạo, xin học với một Vị đạo sư. Sau thời gian
    học hành chăm chỉ, một hôm sư phụ có việc phải đi xa lâu ngày nên dặn học trò ở
    lại chăm lo tu hành.
    Học trò nghe theo lời thầy, thiền định sớm hôm không hề bê trễ, Vì nếp
    sống tu hành thanh bần, tu sĩ chỉ có độc mỗi một miếng khố che thân.
    Nhưng chiếc khố cứ bị chuột cắn rách hoài nên tu sĩ cứ lâu lâu lại
    phải đi xin một mảnh vải che thân khác.
    Dân làng thấy vậy, bèn biếu tu sĩ một con mèo để trừ lũ chuột. Tu sĩ
    đem con mèo về nuôi, từ đó chuột không dám lộng hành nữa, nhưng tu sĩ
    lại phải lo thêm một phần ăn.
    Ngoài thực phẩm chay tịnh, tu sĩ phải xin sữa để nuôi con mèo. Một tín
    đồ thấy vậy bèn tình nguyện dâng cúng tu sĩ một con bò cái để có sữa
    nuôi mèo. Tu sĩ vui vẻ nhận con bò nhưng nuôi được mèo lại không có
    rơm cho bò ăn. Do đó, ngoài thức ăn khất thực, tu sĩ lại phải đi xin
    rơm về nuôi bò.
    Dân làng thấy vậy bèn biếu tu sĩ một mảnh đất và dụng cụ canh nông để
    tu sĩ trồng trọt, nuôi bò. Tu sĩ ra công cầy cấy nên rau trổ thật
    nhiều, bò ăn không hết, phải mang bán ngoài chợ.
    Miếng đất thật mầu mỡ sinh hoa lợi quá nhiều, tu sĩ làm không xuể,
    phải gọi người đến làng giúp. Lạ thay, miếng đất cứ thế sinh sôi nẩy
    nở, trồng gì cũng tươi tốt và chả mấy chốc trở nên một đồn điền trù
    phú.
    Tu sĩ có nhiều hoa lợi bèn xây một đền thờ to lớn, đẹp đẽ, thuê thợ
    khắc tượng, đúc chuông thật vĩ đại, nhưng thời gian tu hành không còn
    là bao vì tu sĩ phải lo trông nom đồn điền, lo sổ sách giao dịch buôn
    bán, kiểm soát nhân công trồng tỉa, rồi có tiền bạc phải lo đầu tư, bỏ
    vốn mua thêm đất đai, khai khẩn thêm nữa.
    Một hôm, sư phụ trở về không trông thấy túp lều đơn sơ nữa mà thay vào
    đó một ngôi đền tráng lệ, nô nức khách hành hương, trong đền ồn ào
    những tín đồ vừa cúng bái vừa buôn bán.
    Trông thấy sư phụ, tu sĩ mừng rỡ chạy ra chào. Sư phụ ôn tồn hỏi tại
    sao lại có sự thay đổi như thế. Tu sĩ trả lời, ‘thưa thầy, thật tâm
    con muốn tu hành nhưng tại lũ chuột cứ cắn rách áo hoài. Để bảo vệ cái
    áo con nuôi mèo. Để có sữa cho mèo ăn, con phải nuôi bò, và để có rau
    nuôi bò, con phải canh tác. Rồi thì trúng mùa liên tiếp, sức con làm
    không xuể nên phải gọi thêm người làm giúp, rồi thì buôn bán thành
    công, tiền bạc nhiều thêm, con phải đích thân trông nom mọi việc. Sau
    đó con cho xây cất đền thờ to tát, đúc tượng thật vĩ đại, con còn mướn
    người lo việc cúng tế, nhang đèn cẩn thận’.
    Sư phụ thở dài, ‘xây cất đền thờ thật to chỉ là trói buộc, nào phải
    giải thoát. Tụ tập tín đồ cho đông, ồn ào phức tạp, chỉ gây trở ngại
    cho việc thanh tu. Chỉ vì một cái khố rách mà con đã đi thật xa, xa
    hẳn con đường mà ta đã chỉ dạy nhằm việc giải thoát. Con chỉ lầm lẫn
    một chút mà đã đi lệch lúc nào không hay, trói buộc vào các thứ đó rồi
    làm sao có thể thoát được ?’.
    Chỉ vì một sự việc rất nhỏ mà đôi khi nó sẽ dấn đến những sự việc lớn
    bất ngờ mà chính bản thân ta cũng không ngờ tới.
    [​IMG]
    Bài học cuộc sống cho chúng ta là hãy biết dừng lại và cảm nhận, cảm nhận mục tiêu ban đầu
    và quãng đường ta đang đi, cảm nhận kết quả mà ta đã đạt…
    ST
    Theo con điều này còn tốt vì chú Tiểu chỉ xin cái mảnh khố ... rồi phát triển theo tự nhiên ,tự cố gắng ...nhưng chuyện tương tự ở bất cứ Chùa nào cũng ngày càng trầm trọng,các thầy như ganh ,đua nhau xây Chùa ngày càng to đẹp,yêu cầu ko ngừng ... thậm trí biến nhiều phật tử thành những cây ATM di động ,cho nên sau 1 hồi nhiều người ko cố được nên ko dám đến Chùa !!!
    Tu con xin cầu thỉnh các Thầy hãy đọc bài này và xin xây Cất Chùa hoành tráng trong chính tâm mình và xây giùm cho các P tử chúng con để tất cả cùng thoát mê về giác !!!
  2. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    [​IMG]

    10 nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo xấu xí.
    **********************************

    Một là thích khởi sân hận, hai là thích nuôi dưỡng lòng sân hận, ba là cuồng mê với người, bốn là não loạn chúng sinh, năm là đối với cha mẹ không có tâm ái kính, sáu là đối với các bậc Hiền Thánh tâm không cung kính, bảy là chiếm đoạt của cải sinh sống và ruộng vườn của Hiền Thánh, tám là đối với những nơi tháp miến thờ Phật đoạn diệt đèn sáng, chín là thấy người xấu xí khinh khi chê bai, mười là học theo các việc ác.

    Trích từ Phật Nói Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt\

  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  4. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    [​IMG]
    SỐNG TRONG CHÍNH NIỆM

    Tu không phải chỉ là ngồi đọc kinh, tụng chú mà đầu óc lại nghĩ mông lung. Nếu chỉ như thế thì đã có cassette, CD rồi. Tu luôn luôn gắn liền với hành.

    Chính niệm là một con đường cơ bản trong Bát Chính Đạo (8 con đường chân chính để diệt trừ nguyên nhân của khổ đau). Thế nào là sống trong chính niệm?

    Khi ăn biết mình đang ăn, ăn thức gì, có lợi cho sức khỏe hay không, có mùi vị gì, do ai nấu, nhờ đâu mà có thức ăn này. Khi ăn không nghĩ tới lúc sau khi ăn sẽ làm gì, xem gì, đi đâu... Không nghĩ tới món này chẳng ngon bằng nhà hàng, chẳng vì mặn nhạt, vừa miệng hay không mà sinh tâm phân biệt, khen chê hay chán ghét bữa cơm, khiến cho thức ăn khó tiêu hóa, dễ sinh bệnh. Khi ăn chẳng nghĩ công việc, chẳng nghĩ tiền tài, danh lợi. Khi ăn không tranh luận, không nói thị fi, không làm cho không khí bữa cơm trở nên căng thẳng. Khi ăn không chăm chú xem TV, nghe nhạc, đọc sách, dùng máy tính hay điện thoại. Nuốt một miếng, biết một miếng. Nhai kĩ no lâu. Chậm rãi, từ tốn. Chúng ta làm lụng vất vả cả ngày chung quy lại phần nhiều cũng vì bữa cơm. Nếu không chú tâm vào bữa ăn thì thức ăn khó tiêu hóa, chướng khí tích tụ, lâu ngày sinh bệnh. Họa từ miệng mà ra, bệnh từ miệng mà vào. Ăn trong chính niệm là trừ họa, ngừa bệnh.

    Phương Tây ca ngợi sức mạnh của sự tập trung tinh thần trong công việc. Cũng vậy, Đức Phật đã từ lâu nhấn mạnh tính tối quan trọng của sự tập trung trong tất cả hành động, ngôn từ, ý niệm của chúng ta. Định là gì nếu không phải là sự tập trung? Khi làm việc, không nghĩ ngợi tới chuyện riêng, không nghĩ tới việc khác, không nói chuyện fiếm, không nghe nhạc... Làm việc gì biết việc đó. Làm việc có mục tiêu, có kế hoạch, có thời gian biểu. Một lòng chuyên tâm vào công việc, không xen tạp, không gián đoạn, không loạn. Hiệu quả công việc tất nhiên cao hơn hẳn. Làm việc như thế là làm việc với chính niệm, là định. Định tự nhiên khai mở Tuệ là ý này.

    Với những việc khác cũng vậy. Uống nước biết là uống nước. Đi bộ biết là đi bộ. Đi bước nào biết bước đó. Thế là sống trong chính niệm. Sống trong chính niệm như thế là Thiền, huân tập lâu ngày sẽ đạt được Định. Định sẽ dẫn tới Tuệ. Tuệ là Mẹ của chư Phật.

    Namo Bản Sư Thích-Ca-Mâu-Ni Phật
  5. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Con Đường Xưa Em Đi - ĐĐ Thích Phước Tiến giảng tại Pháp -2013
  6. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Tu theo Pháp Môn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
    [​IMG]
    Thầy post bài này là trả lời câu hỏi của Phật tử Diệu An - Hoa Hồ. Diệu An và các Phật tử xem sẽ rõ câu trả lời.
    Phần A:
    Chúng ta xem lại lịch sử Phật giáo khi Bà Vi Đề Hy được Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu muôn ức Phật Độ, bà đã chọn Cực Lạc Thế Giới để cầu vãng sanh; như vậy Tịnh Độ Phương Tây của Phật A Di Đà hẳn là thù thắng hơn các cõi Tịnh Độ khác. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cho biết trong Thế Giới Mười Phương đều có vô số các Đức Phật và Ngài giới thiệu cho chúng ta hai vị Phật đặc biệt có duyên với chúng sinh ở Ta bà. Đó là Đức Phật Di Đà ở Thế Giới Phương Tây và Đức Phật Dược Sư ở Thế Giới Phương Đông. Hai vị Phật Di Đà và Phật Dược Sư cũng phát xuất từ con người như chúng ta, cũng bị Vô Minh ngăn che, phiền não quấy rầy. Nhưng các Ngài khác chúng ta ở điểm đã chuyển hóa những hiểu biết sai lầm của con người thành hiểu biết đúng đắn hoàn toàn và chuyển đổi những việc làm xấu trở thành công đức, cũng như đã phát huy được Ba Nghiệp: thân - khẩu - ý đến mức thanh tịnh hoàn toàn, sáng suốt trọn vẹn và thành tựu nhiều việc làm lợi ích cho cuộc đời. Những thành quả tuyệt vời như thế trên bước đường hành Bồ Tát đạo mới tạo thành quả vị Phật của Đức Phật Di Đà và Đức Phật Dược Sư
    Chính vì thế khi nói Cầu Vãng Sanh Tịnh Độ, chúng ta đều nghĩ, Tịnh Độ đây là Cực Lạc Thế Giới; mà thực ra mỗi cõi Phật đều là một cõi Tịnh Độ. Có hằng hà sa số Phật nghĩa là có hằng hà sa số cõi Tịnh Độ. Tuy vậy, khi Phật Thích Ca thuyết kinh Dược Sư, Ngài thuyết là cõi Tịnh Lưu Ly Phương Đông của Phật Dược Sư như cảnh Cực Lạc của Phật A Di Đà, Trong cõi Phật ấy, đất bằng lưu ly, nhiều hàng cây quý giăng làm ranh giới, thành quách cung điện, cửa sổ mái hiên, nét đẹp trang nghiêm toàn bằng thất bảo. Như vậy Tịnh Độ Phương Đông cũng hết sức thù thắng, là một cõi lý tưởng để cầu nguyện vãng sanh. Có điều đặc biệt là phương pháp cầu nguyện vãng sanh Tịnh Độ Phương Đông là trì tụng kinh và chú Dược Sư.
    Chúng ta cầu nguyện Đức Phật Dược Sư, Ngài đã phát 12 đại nguyện cứu chúng sanh. Ngài đã phát Bồ Đề tâm hành Bồ Tát đạo, Ngài đạt trọn vẹn 12 đại nguyện cứu khổ ban vui cho nên thành tựu quả vị Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai. Tin Phật và cầu nguyện Phật Dược Sư, những điều quan trọng hơn, đối với những người Tu Trong Chánh Pháp là phải căn cứ vào giáo pháp Đức Phật dạy trong kinh điển, theo đó từng bước thực hành những việc làm và tâm nguyện như Đức Phật, mới đạt được kết quả tốt đẹp thực sự và lâu dài. Không những chỉ cầu nguyện suông, vì cầu nguyện mà không làm theo những điều Phật dạy thì không thể có kết quả.
    Phật Dược Sư có duyên và gần gũi với thế giới Ta bà của chúng ta. Ngài là Bậc Vô Thượng Y Vương, Từ Bi thương xót tất cả chúng sanh bị bệnh khổ. Như vậy mọi người bệnh đều nên cầu nguyện Ngài, và người nuôi bệnh cũng thế. Các bác sĩ, nếu tin tưởng và cầu nguyện Phật Dược Sư thì sẽ được Ngài gia bị cho việc điều trị được thập phần hiệu quả. Phật Dược Sư ngoài việc chú ý trị bệnh còn quan tâm đến những kẻ nghèo khổ, thiếu cơm ăn áo mặc, thiếu thốn phương tiện vật chất. Vì vậy những việc làm nhân đạo, từ thiện trên cuộc đời nầy đều nằm trong Bổn nguyện của Phật Dược Sư, chúng ta đều có thể cầu nguyện Ngài.
    Nếu chúng ta gặp bệnh khổ nguy cấp lúc nửa đêm nửa hôm, ở nơi không có thầy, không có thuốc thì chúng ta phải làm sao? Có khi nhìn thấy người thân của chúng ta đau đớn oằn oại, mà chúng ta thấy mình bất lực; thì người tụng kinh Dược Sư hiểu rằng, không đến nỗi bó tay. Chúng ta có thể trì tụng 108 biến chú Dược Sư vào nước uống, thức ăn của bệnh nhân, hoặc chúng ta niệm danh hiệu Ngài hoặc mở đĩa nhạc chú Dược Sư cho người bệnh nghe. Cơn đau sẽ dịu đi, mau hay chậm còn tùy thuộc niềm tin của người bệnh. Người trì chú lâu năm hoặc tu hành có nội lực chỉ cầm một chai nước thông thường đưa cho người bệnh, vẫn chữa được bệnh.
    Tu theo Pháp môn Dược Sư là hiện tại lo việc từ thiện, đem công đức tụng kinh Dược Sư, niệm Phật Dược Sư, trì chú Dược Sư cầu nguyện vãng sanh Tịnh Độ Phương Đông và hồi hướng cho những người nghèo, người bệnh, cho cả Pháp giới chúng sanh, nói cho mọi người tin nghe về Phật Dược Sư, những điều mầu nhiệm của kinh, danh hiệu và chú Dược Sư. Dù tu Pháp môn nào, chúng ta cũng có thể cầu nguyện Phật Dược Sư để được ít bệnh ít khổ, là thuận duyên để tu hành. Khi đã tu được rồi thì mình có nhiều cách để chuyển Nghiệp chướng như: Sám hối, Niệm Phật, Lạy Phật, tu đối trị (trước đây sát sanh thì bây giờ phóng sanh, trước đây ăn cắp thì bây giờ bố thí, trước đây ăn măn thì bây giờ ăn chay...). Có người cho rằng cầu cứu với Phật Dược Sư hay Bồ tát Quan Âm là không hiểu luật Nhân Quả .Nhưng chúng ta đâu có làm sai, chúng ta cầu nguyện là đúng với Bổn nguyện của Phật và Bồ Tát, để chúng ta có thời gian sửa chữa lỗi lầm trong quá khứ. Chúng ta nên nhớ: Phật và Bồ Tát cứu chúng ta chứ không phải xóa nghiệp cho chúng ta, Nghiệp của chúng ta thì chính chúng ta tự tu để chuyển Nghiệp.
    Tóm lược 12 lời nguyện của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai:
    1. Nguyện thân ta và hết thảy các loài hữu tình có hào quang rực rỡ.
    2. Nguyện có quang minh rộng lớn, uy đức vời vợi để khai nguồn thông suốt cho tất cả chúng sanh.
    3. Nguyện cho chúng sanh không thiếu thốn, tùy theo lòng mong cầu mà được toại nguyện.
    4. Nguyện cầu hết thảy chúng sanh đều tu theo Đại Thừa liễu nghĩa.
    5. Nguyện cho tất cả chúng sanh tu hành Phạm hạnh thanh tịnh, giữ gìn đầy đủ “tam tụ Tịnh giới”.
    6. Nguyện hết thảy chúng sanh đầy đủ thiện căn, trang nghiêm sáng suốt.
    7. Nguyện cho tất cả chúng sanh thân tâm thường an lạc, chứng quả vô sanh.
    8. Nguyện được chuyển nữ thành nam đủ tướng trượng phu, tu chứng đạo vô thượng.
    9. Nguyện cho các loài hữu tình được giải thoát mọi ràng buộc của thiên ma ngoại đạo, tà kiến, ác kiến, dẫn dắt thu nhiếp họ trở về Chánh Kiến.
    10. Nguyện cho chúng sanh giải thoát các tai nạn bất thường, giặc cướp lấn hiếp của ác ma.
    11. Nguyện cho chúng sanh bị đói khát được ăn uống ngon lành và no đủ, sau đó Đức Phật ban cho “Pháp vị” để dựng nên quả đức an vui.
    12. Nguyện hết thảy chúng sanh bị nghèo cùng khốn đốn đều được đầy đủ đồ dùng qúy báu trang nghiêm, “Sở nguyện tùy tâm, sở cầu như ý”.
    12 Đại nguyện của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai khiến cho tất cả các loài hữu tình cầu gì cũng được. Bởi vì, 12 lời nguyện là biểu thị cho công năng thực hành hạnh cứu khổ, hàm nhiếp cả Tứ vô lượng tâm (Từ, Bi, Hỉ, Xả), của Chư Phật, Bồ Tát. Nếu nói về Thần lực hành đạo thì Đức Phật Dược Sư cũng có thể hóa thân làm Bồ Tát để cứu độ chúng sanh thoát khỏi mọi tai ách. Đặc biệt, Ngài chữa trị các loại bệnh tâm lý. Có người khi gặp tai nạn hay bệnh chứng khó qua khỏi cơn nguy biến liền niệm danh hiệu “Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”, hay đứng chấp tay nhớ tưởng hình tượng của Ngài thì sẽ được hóa giải. Từ đó, nếu chúng ta tu tập 12 hạnh nguyện trong đi, đứng, nằm, ngồi mỗi mỗi đều nhất tâm, tất nhiên sẽ cảm nhận một cách vi diệu trong từng ý niệm trong sáng của tâm thức. Và từng ý niệm trong sáng đó tác động đưa cơ thể vượt qua mọi bệnh tật. Ngày nay, khoa học đã công nhận “Nhân điện” là một phương thức trị bệnh. Họ có thể nhận “Thiên khí” vào cơ thể con người, sau đó kết hợp năng lượng sẵn có để có thể chẩn trị tất cả mọi chứng bệnh. Thế nên, chúng ta là đệ tử Phật sao không dùng pháp môn niệm Phật để điều hòa hơi thở và tự chữa trị bệnh cho tự thân. Đối với những hành giả tu tập, trên lộ trình chứng đắc đạo quả như Phật, tất nhiên phải cần thể nhập một cách hoàn hảo về 12 hạnh nguyện của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Vì Ngài là biểu thị cho chân lý và nhân cách hoàn mỹ, là Bậc Giác Ngộ thành tựu Phật quả làm giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly Đông Phương Giáo chủ Đại Y Vương Tiêu Tai Diên Thọ bảo an khương Dược Sư Hải hội Dược Vương Thượng Thất Phật Như Lai phương hộ trì. Thất Phật Như Lai mà các Chùa thờ là:
    1. Phật Thiện Danh Xưng Cát Tường ở cõi Vô Thắng.
    2. Phật Bảo Mục Trí Nghiêm Quan Âm Tự Tại Vương ở cõi Diệu Bảo.
    3. Phật Kim Sắc Diệu Hành Thành Tựu ở cõi Viên Mãn Hương Tích.
    4. Phật Vô Lượng Tối Thắng Kiết Tường ở cõi Vô Ưu.
    5. Phật Pháp Hải Lôi Âm ỏ cõi Pháp Tràng.
    6. Phật Pháp Hải Thắng Tuệ Du Hí Thần Thông ở cõi Thiện Trụ Bảo Hải.
    7. Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương ở cõi Tịnh Lưu Ly.
    Ngày nay, cứ mỗi độ xuân về, trăm hoa khoe sắc sau 3 ngày Tết Nguyên Đán, Lễ Hội Dược Sư được tổ chức thường niên. Theo truyền thống Phật Giáo, vào ngày mồng 8 đầu năm, các chùa thường “Khai đàn Dược Sư” hay còn gọi là “Lễ Cầu An”. Hàng xuất gia cũng như tại gia chuyên tâm trì chú để cầu nguyện “thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc”. Đặc biệt, gồm có 49 ngọn đèn thắp lên tượng trưng cho ánh sáng và trí tuệ, đó là ánh sáng mầu nhiệm của Đức Phật Dược Sư và Chư Phật Mười Phương soi sáng đến cho nhân loại. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy :
    “Ở phương Đông có một thế giới đặc biệt, đời sống an lạc và hạnh phúc tương đương với thế giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà ở phương Tây : - “Này Mạn Thù Thất Lợi! … Trong khi tu Bồ Tát đạo Ngài đã phát ra 12 đại nguyện làm cho tất cả chúng sanh có chỗ sở cầu đều toại nguyện”.
    Thế nên :“Lòng từ tế độ khắp tam thiên Trăm ngàn ức kiếp Đại Y Vương thường đem mắt tuệ soi phàm tục chúng sanh mong cầu thảy hiện tiền”. Mười hai thệ nguyện của Đức Phật Dược Sư có mãnh lực rất lớn. Bất luận người xuất gia học đạo hay cư sĩ tại gia, nếu tu tập, trì tụng kinh Dược Sư nhớ nghĩ hình tượng hoặc niệm danh hiệu của Ngài đều có thể vượt qua tất cả nguy hiểm, như bị giam cầm lao ngục được an vui tự tại. Hoặc thờ tượng Đức Phật Dược Sư hàng ngày chiêm ngưỡng, lễ bái thì được thân tướng đẹp đẽ, trang nghiêm, trí tuệ sáng suốt. Cho nên trong kinh Dược Sư có bài kệ : “Hạnh nguyện của Phật khó nghĩ bàn,
    Đưa hết chúng sinh lên cõi tịnh,
    Muốn lên phải tụng và phải tu,
    Bỏ hẳn đường tà, theo đường chính.”
    Vậy, hạnh nguyện là món ăn tinh thần của mỗi hành giả, bởi vì chúng ta thường quan niệm “sống phải có ý nghĩa, tu phải có hạnh nguyện”. Điều đó chứng tỏ trong việc mong cầu hạnh phúc, an vui người Phật tử không thể thiếu hiểu biết, niềm tin và hạnh nguyện cũng như những gì thuộc về tâm linh. Phật giáo vẫn thừa nhận người tu hành chân chánh sẽ được Thiên Long Bát Bộ, Hộ Pháp thiện thần hộ niệm, nhưng muốn thành Phật thì phải áp dụng 12 hạnh nguyện của Đức Phật Dược Sư trong đời sống tự thân. Những công đức hành trì đó có thể tự trị các bệnh tật.
    Thần lực của Đức Dược Sư Như Lai sẽ giữ gìn che chở cho hành giả (người tu theo bản nguyện của Phật Dược Sư) và được sự bảo hộ của 12 đại tướng:
    1. Cung Tỳ La Đại Tướng,
    2. Phạt Chiếc La Đại tướng,
    3. Mê Súy La Đại tướng,
    4. An Để La Đại tướng,
    5. Át Nễ La Đại tường,
    6. San Để La Đại tướng,
    7. Nhơn Đạt La Đại tướng,
    8. Ba Di La Đại tướng,
    9. Ma Hổ La Đại tướng,
    10. Chơn Đạt La Đại tướng,
    11. Chiêu Đỗ La Đại tướng,
    12. Tỳ Yết La Đại tướng.
    Trong cuộc sống hàng ngày của người xuất gia cũng như tại gia, nếp sống tâm linh ảnh hưởng rất lớn đối với tự tâm của mỗi người. Nếu hằng ngày chúng ta trì niệm, đọc tụng hoặc xưng danh hiệu của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì sẽ được ứng nghiệm ngay trong hiện tại. Đặc biệt “Chú Dược Sư” mang một ý nghĩa rất quan trọng khi chúng ta hành trì, vì chẳng những vượt qua mọi khổ ách, mà sau khi mạng chung còn được sanh về thế giới Tịnh Lưu Ly, dần dần tu chứng đến đạo qủa Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh giác. Duyên khởi của thần chú Dược Sư, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy cho Mạn Thù Sư Lợi Bồ Tát trong Kinh Dược Sư Bổn Nguyện công Đức trang 74 như vầy:
    “Này Mạn Thù Thất Lợi! Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai kia khi chưa chứng được đạo Bồ Đề, do sức bổn nguyện mà Ngài quan sát biết chúng hữu tình, gặp phải các thứ bệnh khổ như da vàng, gầy ốm, cảm nhiệt thương hàn”… Vì muốn những bệnh khổ ấy được tiêu trừ và lòng mong cầu an lạc của chúng hữu tình được mãn nguyện, nên Ngài liền nhập định tên là “Định diệt trừ tất cả khổ não cho chúng sanh”. Khi Ngài nhập định, từ trong nhục kế phóng ra luồng ánh sáng lớn, trong luồng ánh sáng ấy nói chú Đại Đà La Ni : Nam mô bạc già phạt đế, bệ sát xã, lũ lô thích lưu ly bác lặc bà, hắc ra xà giả. Đát tha yết đa gia, a ra hắc đế. Tam miệu tam bột Đà gia, dát điệt tha, Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha!”
    Thần chú Dược Sư Quán Đảnh Chơn ngôn có chỗ rất giống với chú vãng sanh Tây Phương :
    • Đều có công năng bạt nhứt thiết nghiệp chướng.
    • Đều là phương tiện cầu vãng sanh.
    Như vậy, công đức đọc tụng, hành trì chú Dược Sư Quán Đảnh Chơn ngôn rất vi diệu. Chúng ta có thể đạt được những thành quả tốt đẹp ngay trong hiện tại. Bời vì, đó là, những âm thanh của Chư Phật nói ra có ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp điệu rung chuyển của làn sóng quang minh trong tâm thức chúng sanh. Từ đó, niềm tin được vững chắc, chí nguyện được viên mãn, chính là nhờ công đức bất khả tư nghì của bổn nguyện Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Nhất là lúc lâm chung chỉ cần nghe danh hiệu của Ngài liền có tám vị Đại Bồ Tát có sức thần thông đến chỉ lối đưa đường sang thế giới Cực Lạc, hoa báu trang nghiêm.
    Là con người ai cũng muốn sống một cuộc đời hạnh phúc an lành, cho dù là ít học hay là người trí thức. Nhưng đường đời đã có thuận ắt phải có nghịch. Những vấn đề cuộc sống khi không giải quyết được chắc chắn họ sẽ tìm đến tôn giáo. Điều đó có nghĩa là trong cuộc sống, vấn đề tín ngưỡng ảnh hưởng rất lớn đối với tinh thần của mỗi con người. Song thực tập 12 hạnh nguyện của Đức Phật Dược Sư có lợi ích gì? Dĩ nhiên, trong thời đại ngày nay đối với người xuất gia hay cư sĩ ít có ai thực hành hay phát nguyện điều gì gọi là “theo dấu chân xưa” của Đức Phật Dược Sư. Vì sao ? Đa phần, niềm tin bị hạn chế bởi những người đặt nặng vấn đề vật chất lên trên đời sống tinh thần. Vì thế, mặc dù hàng ngày có trì niệm đọc tụng kinh Dược sư nhưng hiệu quả rất thấp, đó là vì họ không thành tâm thành ý. Mỗi hạnh nguyện có một công năng đặc thù, nếu trong đời này, bất cứ hành giả nào khi có tín tâm rồi nên phát nguyện sanh về cõi Tịnh Lưu Ly của Đức Phật Dược Sư. Sự phát nguyện này, đòi hỏi hành giả ứng dụng 12 lời nguyện vào cuộc sống để phát huy công đức lành của tự tâm, đưa tâm mình thể nhập chân lý tuyệt đối. Thí dụ chuyện cách đây 10 năm : “Có một gia đình giàu có, nguồn gốc Tổ tiên vì theo truyền thống Phật Giáo nhiều đời nên rất mộ đạo. Họ chỉ có một người con trai độc nhất, bất hạnh thay, người con trai ấy chỉ biết theo những bạn bè xấu ăn chơi, sa đọa, vào tù ra khám. Những hành động như vậy khiến cha mẹ buồn rầu, khổ não. Vì thế, người mẹ hàng ngày thường đến chùa cầu nguyện, được Quý thầy hướng dẫn nên thờ Đức Phật Dược Sư, mỗi đêm quỳ trước hình tượng của Ngài niệm danh hiệu hoặc trì tụng kinh Dược Sư… Vi diệu thay! Sau một thời gian thành tâm cầu nguyện như vậy, dần dần chuyển hóa được tâm tánh của cậu con trai…”
    Qua câu chuyện trên, từ niềm tin tín ngưỡng tác động đến hiện thực cuộc đời qua 12 hạnh nguyện của Đức Phật Dược Sư. Thực sự nó ảnh hưởng rất sâu sắc, quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người đệ tử Phật. Những hạnh nguyện của Đức Phật Dược Sư được ví như là những phương thuốc đặc trị những tâm bệnh của chúng sanh. Như vậy, đối với hàng xuất gia và tại gia trong cuộc sống hiện thực, không thể không thực hành những hạnh nguyện của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Hạnh nguyện độ sanh của Đức Dược Sư với bao năng lực huyền bí để tế khổ bảo an, như chiếc thuyền “Từ” luôn sẵn lòng “vị tha vô ngã” để chuyên chở bao chúng sanh từ bể khổ lầm than đến bờ giác ngộ, giải thoát. Đó là chân giá trị bất hũ, bởi vì sự hành trì hiện tại vẫn mang lại hữu ích lớn lao cho hành giả tu tập “Bổn nguyện công đức của Đức Dược Sư Quang Như Lai”. Như vậy, hy vọng rằng với nhận thức trên, có thể góp phần xây dựng niềm tin về hành nguyện độ sanh của Đức Dược Sư Như Lai.
    Theo Phật Giáo, lộ trình thể nhập cõi đạo có nhiều phương tiện, trong đó có giáo pháp dựa trên cơ sở khai quyền, hiển thật (mở phương tiện để hiển bày thật tướng), hoặc từ thật tướng mở ra phương tiện (quyền). Do đó, ngoài góc độ tín ngưỡng, siêu hình, Triết học Phật giáo bao giờ cũng đặt giá trị biểu trưng và hiện thực để giúp người Phật tử trở về với cội nguồn tuệ giác chính mình. Thế thì, hình ảnh biểu trưng cũng như giá trị hiện thực về Đức Phật Dược Sư có ý nghĩa như thế nào ? Thứ nhất: Giá trị biểu trưng: Hình ảnh biểu trưng như chúng ta đã biết, chân dung Đức Phật Dược Sư được tín ngưỡng xưa nay là hình tượng có tóc xoắn ốc, tay trái cầm bình thuốc (còn gọi là ngọc qúy), tay phải kiết ấn thí vô úy. Hai bên có 2 vị Bồ tát làm thị giả Đức Phật, như bên trái là Bồ tát Nhật Quang, bên phải là Bồ tát Nguyệt Quang. Đây là hình ảnh được gọi là Dược Sư Tam Tôn.Về hình tượng tóc xoắn ốc là một trong những tướng tốt của Đức Phật. Tay cầm bình thuốc (hoặc cầm ngọc qúi) là biểu thị cho ý nghĩa: Đức Phật Dược Sư có vô lượng công đức, báu vật và diệu pháp mầu nhiệm để giúp hành giả tu tập, chuyển hóa tự thân. Điều đặc biệt ở đây là tay phải Ngài kiết ấn Vô Úy mà Vô úy chính là không sợ hãi. Hình ảnh kiết ấn của Đức Phật Dược Sư với mục đích giúp cho chúng ta tự tin để thiết lập sự bình yên cho thân và tâm. Hai vị Bồ tát đứng hầu Đức Như Lai Dược Sư là biểu trưng cho căn bản trí (Nhật Quang Biến Chiếu) và hậu đắc trí (Nguyệt Quang Biến chiếu). Điều đó, xác định mọi phương tiện mà Ngài vận dụng đều phát xuất từ hai Trí này. Hơn nữa, Lưu Ly là chỉ cho một trong bảy báu vật, đó là loại đá quý màu xanh. Màu xanh là biểu thị Từ Bi và sự sống. Hình ảnh Đức Phật trụ Phương Đông là biểu trưng nơi có nguồn sống vô tận. Thế nên, Đức Phật Dược Sư là tổng thể, bao hàm mọi hình ảnh, có tác dụng khai phóng tâm thức hành giả. Từ ý nghĩa trên, có thể khẳng định rằng, mọi chúng ta là một Đức Phật Dược Sư, nếu phát huy tận cùng công đức, trí tuệ và diệu pháp nhiệm mầu của Bản Tâm. Thế nhưng, muốn đạt được, chúng ta phải ứng dụng 12 đại nguyện Đức Dược Sư vào đời sống tự thân, thì chắc chắn những đức tính cao qúy đó sẽ được thành tựu. Thứ hai: Giá trị hiện thực: Cũng như Phật A Di Đà, Đức Dược Sư Như Lai đã trang nghiêm tự thân và cõi nước của Ngài bằng 12 đại nguyện. Từ khi phát tâm, lập nguyện cho đến ngày thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là cả quá trình hành đạo Bồ Tát. Đây là kết quả của sự nỗ lực, tinh tấn không ngừng trong việc tu tập, ban vui cứu khổ chúng sanh nhiều đời.Ở đây, dựa trên 12 đại nguyện, chúng ta thấy Đức Phật Dược Sư đã xây dựng mô hình Tịnh Độ, trong đó lấy chúng sanh làm trung tâm để hoàn thiện. Do đó, nội dung mỗi lời nguyện đều nói lên mục đích là giải phóng khổ đau cho tất cả chúng sanh. Chúng sanh là đối tượng để Bồ tát thực hiện viên mãn về hạnh nguyện. Hơn nữa, theo quan niệm của Phật giáo, sự thành tựu mỗi vị Phật, ngoài yếu tố hạnh nguyện, mục đích, bước tiếp theo còn phải cụ thể hóa bằng hành động. Chính hành động lợi mình lợi người mới là điều kiện căn bản để trang nghiêm cho báo thân Phật (chánh báo) và cõi nước (y báo) đạt đến hoàn bị. Và khi còn ở lộ trình tu nhân, Đức Phật Dược Sư đã thể hiện được điều đó, nên cảnh giới tịnh độ của Ngài là một mô hình lý tưởng cho Phật tử chúng ta hướng về noi gương, tu học.Trên cơ sở này, sự tôn kính, lễ bái đi đôi với việc thực hành 12 đại nguyện sẽ giúp chúng ta xây dựng cõi nước trang nghiêm, thanh tịnh như Ngài. Điều đó hành giả phải hoàn thiện trên hai mặt: Nghiêm Tịnh Tự Thân và Cõi Nước. Về tự thân, chúng ta cần giữ gìn tịnh giới, thực tập thiền định, phát huy trí huệ vô lậu để chuyển hóa những ý niệm tham muốn, hờn giận, si mê, ích kỷ, ghen ghét, chấp ngã, pháp v.v… trở về tự tánh sáng suốt, bình đẳng, thanh tịnh. Sự chuyển hóa đó cần phải thực hiện với tâm vô trú, vô hành. Đây cũng là cách kiến tạo Thế Giới Tịnh Độ nơi lòng mình.Song song với việc hoàn thiện tự thân, hành giả còn phải tu tập hạnh Bồ Tát trên cơ sở 12 đại nguyện, tức lấy chúng sanh làm đối tượng, hướng dẫn họ đạt đến An Lạc và Giải Thoát; làm được điều này cũng có nghĩa là kết duyên quyến thuộc với chúng sanh, cùng sống chan hòa trong ánh đạo, biến cõi Ta Bà thành nước Phật. Ngày nay, trên thế giới, có những quan niệm, khuynh hướng và hành động đẩy nhân loại đến vực thẳm tương tàn, tương sát, nhất là nạn chiến tranh, khủng bố, thù hận, bệnh tật đang hoành hành. Là người Phật tử, tại sao chúng ta không đem 12 đại nguyện của Đức Phật Dược Sư, ứng dụng cho đời sống tự thân và mọi người, mọi thành phần xã hội, giúp họ một hướng đi đích thực trong việc phục vụ nhân sinh. Đây là hành động tích cực, nhằm xây dựng cõi nhân gian trở thành cảnh giới Tịnh độ đầy đủ chánh báo và y báo trang nghiêm. Nếu làm được điều đó, mỗi người Phật tử sẽ là một thành viên tích cực trong công tác kiến tạo nền hòa bình, tự do và thịnh vượng cho thế giới.
    [​IMG]
    Phần B:

    Chúng ta hiểu Kinh Dược Sư và có trì chú Dược Sư sẽ không sợ bị ai ếm đối. Nếu nhà bị ếm, người bị thư, bị bỏ bùa thì mình đều có thể tự hóa giải bởi năng lực bất khả tư nghì của Kinh, Chú Dược Sư. Chúng ta hãy thầm niệm NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT để đối phó với những bất an hằng ngày như đau ốm, lạnh, đói,…để cầu về thọ mạng thì niệm NAM MÔ TIÊU TAI DIÊN THỌ DƯỢC SƯ PHẬT. Vào bệnh viện thăm một người thân, chúng ta có thể chúc lành cho tất cả người bệnh khác bằng cách thầm niệm danh hiệu Phật Dược Sư và hồi hướng cho họ. Đó là sự ủy lạo tinh thần rất thực tế, ai cũng làm được mà không cần phải tốn tiền. Những người bệnh ấy cảm thấy chóng thuyên giảm mà không biết do đâu, và chúng ta cũng vừa thực hiện được một bố thí Ba La Mật, và thực tập được một sự trải rộng lòng Từ Bi đến những người không quen, và để hiểu Phật sự có thể làm ở mọi nơi, mọi lúc khi tâm chúng ta luôn nghĩ thiện nên chúng ta nghĩ ra điều thiện để làm. Khi những điều thiện như lớp lớp sóng dồn dập thì chúng ta sẽ luôn bận rộn với điều thiện mà không chán mỏi.
    Tây y hoàn toàn hiểu được rằng bệnh có thể có nguồn gốc tâm lý (Tâm - sinh lý học), nhưng Tây y không thể hiểu được bệnh do Nghiệp sinh ra, còn người bệnh nếu nhận thức được điều đó thì sẽ biết cách tự chữa. Bệnh do Nghiệp thì thường dây dưa, uống thuốc không hết, phải chữa bằng các liệu pháp Phật giáo như: Phóng Sanh, Sám Hối, Niệm Phật, Trì Chú, Bố Thí, Trì Giới,…Một nhà thuốc có thể bán tân dược, đông nam dược, nhưng không có bán được Pháp dược.
    Theo kinh Dược Sư, Phật Dược Sư luôn hướng đến những bệnh nhân nghèo, mắc chứng nan y (điều nguyện thứ 7), lo cho chúng sanh có đủ cơm ăn, áo mặc, vật dụng (điều nguyện 3, 11 và 12), không để chúng sanh rơi vào tà đạo, ngoại đạo hoặc bị bùa chú ếm đối làm hại (điều nguyện 4,9), thương xót chúng sanh bị giam nhốt khổ sở trong ngục tù (điều nguyện thứ 10). Hiểu được Bổn nguyện của Phật Dược Sư thì hiểu rằng những trường hợp nào chúng ta cầu nguyện chắc chắn thành tựu.
    Cõi Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư ở về Phương Đông, cách cõi Ta bà 10 hằng hà sa cõi Phật. Đức Thích Ca đã lặp đi lặp lại 2 lần là :
    “Những lời nguyện rộng lớn và những công đức trang nghiêm ở cõi Phật Dược Sư dầu Ta nói mãn một kiếp hay hơn một kiếp cũng không thể nào hết được. Nhưng Ta có thể nói ngay rằng cõi Phật kia một bề thanh tịnh , không có đàn bà, cũng không có đường dữ và cả đến tiếng khổ cũng không (…) Thật chẳng khác gì những công đức trang nghiêm ở cõi Tây Phương Cực Lạc vậy .”
    Đức Phật Dược Sư dường như không ở xa cõi Ta Bà đến thế, Ngài ở ngay giữa đời nầy, rất gần gũi với chúng ta, nên hữu cầu tất ứng. Thật ra, các Đức Phật đều hướng về chúng sanh, riêng Đức Phật Dược Sư, Ngài có duyên với chúng ta như thế, tại sao chúng ta không quy hướng Ngài? Không phải mình ỷ lại, nhưng nếu nhờ Phật lực ủng hộ, thì mục đích tốt đẹp của mình mau được thành tựu đó là Tự Lực Kết Hợp Với Tha Lực. Đức Phật Dược Sư dạy:
    “Từ cõi Ngạ quỷ hay Bàng sanh, nếu chúng sanh nào còn nhớ được danh hiệu của Ngài để niệm thì sẽ lập tức được thoát kiếp ấy, sanh lại làm người, còn nhớ được tiền kiếp và biết bố thí”.
    Công đức tụng kinh Dược Sư, in kinh, giảng nói, suy nghĩ nghĩa lý, tôn trí kinh, đựng trong đãy ngũ sắc và công đức cúng dường Pháp Sư, sẽ khiến cho mãn nguyện mọi sự mong cầu, sẽ chứng Đạo quả Bồ đề, được 4 vị Thiên vương và vô số quyến thuộc đến cúng dường thủ hộ.
    Trong thế gian thường có chuyện một người nào đó bị vong theo quấy phá. Nếu mà có thật như thế thì chúng ta dùng Chánh Pháp để chữa trị, không nghe theo Tà Pháp trừ ma ếm quỷ. Dùng Chánh Pháp là, một mặt cầu siêu cho vong ấy, một mặt tụng kinh Dược Sư cho người bệnh, dạy người bệnh niệm danh hiệu Phật Dược Sư. Kết quả chắc chắn, lại khỏi tiền mất tật mang. Lại có chuyện chủ nhà thường lo sợ vẩn vơ bị thợ mộc thợ hồ ếm đối khi xây cất; khi hiểu kinh Dược Sư rồi, thì không có gì phải lo sợ nữa, trước thì chúng ta cư xử tốt với thầy thợ, sau là chúng ta cúng nhập gia nên tụng một thời kinh Dược Sư, cúng một mâm cơm chay, các ếm đối nếu có, sẽ bị hóa giải hết.
    Là Phật tử chân chánh thì chúng ta không nên cúng sao hạn vì đó không phải là Chánh Pháp. Sở dĩ chúng ta có mặt trên cõi đời này là do Nghiệp sanh ra chứ không phải do sao hạn sanh ra. Chúng ta không cần phải lo sợ mình bị sao gì hay hạn gì, chỉ cần tụng kinh Dược Sư, đảnh lễ, trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư, tụng chú Dược Sư, thì Chánh Pháp sẽ ban cho chúng ta sự vô úy.
    Việc đốt đèn phướn tục mạng trong kinh Dược Sư cũng là điều ngoài sức tưởng tượng của chúng ta, khi người bệnh thập tử nhất sanh mà nếu chưa tận số và thân nhân lại có lòng thành thì cũng có cách cải tử hoàn sanh. Chính ngài A Nan mà còn phải ngạc nhiên hỏi Cứu Thoát Bồ Tát: “Tại sao cái mạng đã hết mà còn sống thêm được?” Chỉ có nhờ kinh Dược Sư, điều mầu nhiệm ấy mới xảy ra.
    Phụ nữ trong giây phút sanh nở đau đớn và nguy hiểm, hãy thầm niệm danh hiệu Ngài thì sanh nở được bình an, đứa bé đoan trang, thông minh khỏe mạnh, quỉ thần kiêng nể. Những thiên tai như hạn hán, bão tố, những dịch bệnh, nếu có xảy ra, kinh chỉ dẫn chúng ta nên cầu nguyện Đức Phật Dược Sư. Người niệm Phật và tụng kinh Dược Sư không bị chín thứ hoạnh tử (nghĩa là không bị chết bất đắc kỳ tử). Trong các điều nguyện 7,8,9, có nói rằng chỉ nghe danh hiệu Đức Phật Dược Sư thôi cũng sẽ được thân tâm an lạc, xả bỏ nữ thân, ra khỏi ma đạo, … cho đến chứng quả Vô thượng Bồ Đề. Khi đọc tụng kinh nên suy nghĩ nghĩa lý, nên thọ trì và chép kinh. Nên cúng dường các thứ cần dùng cho Pháp Sư đừng để thiếu thốn. Nếu chúng ta hết lòng như vậy thì được Chư Phật hộ niệm cho mãn nguyện mọi sự mong cầu, cho đến chứng đặng đạo quả Bồ đề.
    Lòng từ bi của Đức Phật Dược Sư trải rộng đến cả những chúng sanh xấu ác. Ngài cứu cả chúng sanh bỏn xẻn với cha mẹ, kẻ phạm giới, kẻ theo tà đạo, những chúng sanh đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, chúng sanh đang hấp hối… suy cho cùng chưa có trường hợp nào Ngài không cứu. Những nạn mà Đức Phật Dược Sư cứu giúp trong Kinh Dươc Sư gồm có:
    1. Sự tối tăm mê muội ở cõi U minh (nguyện 2),
    2. Thiếu thốn vật dụng (nguyện 3),
    3. Đi lầm vào nẻo tà (nguyện 4),
    4. Phạm giới,
    5. Thân hình xấu xa, các căn không đủ (tật nguyền, mù lòa, không vừa ý bản thân mình đều có thể cầu nguyện cho thân sau),
    6. Lác hủi,
    7. Điên cuồng,
    8. Bệnh nan y,
    9. Thân gái hèn hạ khổ sở,
    10. Bị giam cầm đánh đập,
    11. Bị chém giết,
    12. Tai nạn nhục nhã,
    13. Đói khát,
    14. Quần áo rách rưới,
    15. Lạnh lẽo,
    16. Đọa lạc vào ngạ quỉ hay bàng sanh,
    17. Đọa địa ngục,
    18. Tranh đấu kiện cáo,
    19. Mưu hại lẫn nhau,
    20. Ếm đối, hạ độc, bùa chú,
    21. Bệnh khổ: da vàng, gầy ốm, cảm nhiệt, thương hàn,
    22. Hoạnh tử,
    23. Chết non,
    24. Ác thần đoạt tinh khí,
    25. Ác mộng,
    26. Những điều quái dị gây lo sợ,
    27. Nạn nước, lửa, gươm đao, thuốc độc,
    28. Thú dữ ăn thịt,
    29. Rắn, rết, muỗi, mòng,
    30. Xâm lăng, nội loạn,
    31. Trộm cướp, rối loạn,
    32. Sinh nở,
    33. Kẻ không tin nên hủy báng bị đọa lạc không cùng,
    34. Dịch bệnh,
    35. Thiên tai.
    Theo điều nguyện thứ 5, Chư Tăng nhập hạ, hay các Phật tử thọ Bát Quan Trai nên nhớ niệm và đảnh lễ Đức Phật Dược Sư để được gia hộ đầy đủ tam tụ tịnh giới. Niệm và đảnh lễ Đức Phật Dược Sư là bảo đảm không gặp Tà Sư ác hữu. Niệm Đức Dược Sư, chúng ta được bảo hộ trọn vẹn một đời tu, có đủ vật dụng, không lầm đường lạc lối, không đau yếu, không bị ma quỷ dụ dỗ, không có nguy cơ phạm giới. Tu trong điều kiện ưu việt như vậy còn không cầu xin được bảo hộ.
    Nếu thấy nghề mình đang kiếm sống không phải là chánh mạng, chánh nghiệp dưới ánh sáng của Chánh Pháp, muốn đổi nghề, ta có thể cầu nguyện với Phật Dược Sư (Văn kinh: “Những chúng hữu tình nào bị sự đói khát hoành hành, đến nỗi vì tìm miếng ăn phải tạo các nghiệp dữ”). Những chúng sanh nào có lòng tham nặng nề từ vô thỉ, nay muốn trừ lòng tham, chuyển hóa thành tâm bố thí, nếu tự mình không làm được, hãy cầu Đức Phật Dược Sư. Trong đời mình đã từng niệm hay nghe danh hiệu Đức Phật Dược Sư thì dù còn trôi lăn trong luân hồi sanh tử, cũng mãi mãi đem theo hạt giống lành ấy bên mình để bất cứ khi nào nhớ lại thì sẽ được cứu thoát. Nghe được danh hiệu Đức Phật Dược Sư, bỗng có một tha lực ngăn chận chúng ta không rơi xuống bờ vực thẳm phá giới, tăng thượng mạn, chê bai chánh pháp, kết bè đảng với ma. Nếu chỗ ở chúng ta có chim ác đến đậu nơi vườn nhà (như chim cú kêu chẳng hạn) hoặc chỗ ở hiện ra trăm điều quái dị (ma ám) khiến chúng ta lo sợ, không sao, chỉ cần niệm Đức Phật Dược Sư là sẽ có gia hộ của Ngài.
    Lại nữa, nhờ sự bảo hộ của Đức Phật Dược Sư , chúng ta không rơi vào các tai họa : hỏa hoạn, lũ lụt, bị hạ độc, bị thú dữ ăn thịt, bị rắn cắn, giặc giã, trộm cướp, .v.v……Đó là một cuộc sống an lành mà ai cũng mong muốn. Người nông dân nếu cầu nguyện Đức Dược Sư thì lúa thóc được mùa mà không cần xịt thuốc trừ sâu mang tội sát sanh. Pháp môn Dược Sư, Phật Thích Ca thuyết, có nhiều tên gọi như:
    1. Pháp môn thuyết Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức.
    2. Pháp môn thuyết Thập Nhị Thần Tướng Nhiêu Ích Hữu Tình Kiết Nguyện Thần Chú
    3. Pháp môn Bạt Trừ Nhứt Thiết Nghiệp Chướng .
    Vậy tu Pháp môn Dược Sư như thế nào là đúng Chánh Pháp, Thường Tuệ đề nghị một số phương pháp như vầy:
    1. Thiết lập Đạo tràng Dược Sư,
    2. Tụng kinh Dược Sư,
    3. In kinh Dược Sư,
    4. Cung kính tôn trí Kinh Dược Sư,
    5. Niệm và nghe danh hiệu Phật Dược Sư,
    6. Tụng chú Dược Sư Quán Đảnh Chơn ngôn,
    7. Cúng dường Phật Dược Sư,
    8. Tạo tượng Phật Dược Sư,
    9. Cúng dường Pháp Sư giảng kinh Dược Sư,
    10. Thỉnh Pháp Sư thuyết giảng Kinh Dược Sư,
    11. Giới thiệu, quảng bá kinh Dược Sư, chỉ người niệm Phật Dược Sư, trì chú Dược Sư,
    12. Tổ chức thọ Bát Quan Trai, trì tụng Dược Sư,
    13. Tạo tháp và thắp đèn Dược Sư,
    14. Cúng dường, bố thí máy niệm Phật Dược Sư,
    15. Mở tiếng niệm Phật Dược Sư cho nhiều người nghe, nhất là người bệnh,
    16. Lập chùa chuyên tu Pháp môn Dược Sư,
    17. Giới thiệu Pháp môn Dược Sư cho nhiều người biết.
    Tu tập theo kinh Dược Sư, hành giả phải lắng lòng thanh tịnh trì niệm danh hiệu của từng Đức Phật cho miên mật, nghĩa là phải thường xuyên uống thuốc (Dược Sư) để đào thải các chất phàm phu hắc ám ở trong mỗi chúng ta, và làm cho ánh sáng lưu ly an lành xuất hiện, càng giảm Vô Minh Si Ái tăm tối, thì càng tăng Ánh Sáng Lưu Ly tươi đẹp.
    Tụng kinh Dược Sư, niệm Phật Dược Sư, trì chú Dược Sư chúng ta phải sửa đổi thân cho trong sạch và nhờ người phát hiện chỉ giùm. Khi có được thân tốt rồi, nghĩa là không ai chê trách. Chúng ta không làm gì lợi ích cho người, nhưng cũng không làm phiền ai; đó là giai đoạn tu lúc đầu. Nhưng sang giai đoạn thứ hai: phát tâm Bồ Đề dũng mãnh, phải dùng công đức trang nghiêm, tức làm việc tốt để trang nghiêm thân. Tinh thần này của Bồ Tát được ***** dạy trong bài sám Quy mạng rằng:
    "Kỳ hữu kiến ngã tướng,
    Nãi chí văn ngã danh,
    Giai phát Bồ Đề Tâm,
    Vĩnh xuất luân hồi khổ …”
    Nghĩa là: chúng ta thành tựu được nhiều việc tốt lành đến mức người trông thấy, hoặc chỉ nghe đến tên, họ cũng phát tâm Bồ Đề, mãi mãi thoát khỏi khổ đau của kiếp sống luân hồi.
    Xưa kia, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cảm hóa được hàng tà đạo, người mê tín, vì Ngài có đủ ba nguyện đầu tiên giống như Đức Phật Dược Sư. Ngày nay, cũng có tà đạo rất nhiều. Tà đạo làm sai trái và dọa nạt người. Đức Dược Sư nhận thấy rõ khi tu Bồ Tát đạo, nói họ không nghe, còn bị giết. Vì thế, Ngài nguyện rằng sau khi thành Phật, Ngài sẽ giáo hóa những người xấu ác này. Với người theo tà đạo, Ngài khiến họ trở về chánh đạo. Người tu nhị thừa, hay Thanh Văn thì chỉ nhận, không cho, khất thực xong rồi tu cho riêng họ. Duyên Giác thì lo phát huy hiểu biết của tự thân. Sống trong xã hội, nếu mọi người chỉ lo riêng bản thân mình, dễ tạo ra sự tranh chấp. Thấy như vậy, Đức Phật Dược Sư nguyện chuyển tâm ích kỷ của người thành tâm vị tha, tức cầu Vô Thượng Giác, phát Bồ Đề Tâm, thấy được lợi ích vô cùng của sinh hoạt toàn diện hài hòa là Vô Ngã Vị Tha và phát huy mọi việc làm theo hướng kết hợp tất cả cùng thăng hoa. Tuy nhiên, muốn làm được việc chung như thế, bản thân chúng ta phải làm trước, phải có nhận thức đúng đắn nhất, đời sống cao thượng nhất và đầy đủ phương tiện nhất, thì mọi người mới theo. Nói cách khác, phải thành tựu ba điều đầu tiên như Đức Dược Sư là trí tuệ tuyệt đỉnh, thân như ngọc lưu ly và đủ phương tiện trí, mới làm được việc là chuyển hóa được ngoại đạo và nhị thừa.
    Đức Phật Dược Sư nhận thấy rõ con người gặp nhiều khó khăn vì thiếu thốn vật chất, sức khỏe, tiền của, trí tuệ, mà lại có dư những bệnh tật, nghèo khổ, ngu dốt, tai nạn…… nói chung có đủ những thứ xấu ác, nên con người dễ dàng tạo ra nhiều tội lỗi, hoặc khó tiến tu Bồ Tát đạo. Với tâm Từ Bi Vô Lượng, Phước Trí Vô Biên, Đức Phật Dược Sư đã phát 12 lời nguyện khi hành Bồ Tát đạo, dẫn đến thành quả là Ngài xây dựng được Tịnh Độ tên là Tịnh Lưu Ly, một thế giới hoàn toàn tốt đẹp. Ở Đông phương Tịnh độ của Ngài, của báu dư thừa, giáo dục hướng thượng tuyệt vời, được sống chung với những Bậc Bồ Tát Đại Bi, Đại Trí, dưới sự hướng dẫn của Đức Dược Sư và Thánh chúng, người dân ở thế giới đó hưởng được những phương tiện tốt nhất để tiến nhanh đến quả vị Vô thượng Đẳng giác.
    Lại nữa, tụng kinh Dược Sư, suy nghĩ về 12 đại nguyện của Đức Phật Dược Sư, phát tâm tu, thực hành đúng giáo pháp Phật dạy trong cuộc sống, chắc chắn tất cả đệ tử Phật đều tiếp nhận được Phật lực gia bị, đều thoát khỏi khổ đau, đều được thăng hoa phước đức, trí tuệ, thành quả tu tạo được lớn hay nhỏ, nhiều hay ít, đều tùy thuộc vào mỗi chúng ta thể hiện tâm lực, hạnh lực, cho đến mức độ nào trên bước đường đi theo dấu chân Phật.
    Đức Phật Dược Sư là vị Đạo sư đầy đủ diệu pháp, diệu dược, có khả năng hóa giải mọi khổ đau chúng sanh. Qua mười hai hạnh nguyện cũng như sự thành tựu viên mãn về sự kiến tạo Tịnh độ của Ngài đã cho chúng ta nhiều bài học thực tiễn trong con đường tu tập và hành đạo Bồ Tát.Từ thành quả và những năng lực siêu việt của Ngài, nên không những Phật giáo ở Việt Nam, mà Phật giáo các nước Châu Á đều luôn tôn kính và ngưỡng vọng. Sự sùng tín bằng niềm tin có thể đem lại một kết qủa nào đó nhất định, nhưng nếu coi đây là điều kiện tuyệt đối, sẽ dẫn đến xem Đức Phật Dược Sư là vị thần linh.Song căn cứ trên tính biểu trưng và giá trị hiện thực, Phật tử chúng ta cần nên nhận thức Đức Phật Dược Sư là vị Thầy có vô số diệu pháp, giúp tự thân chúng sanh chuyển hóa khổ đau thành an lạc, giải thoát, biến cõi Ta Bà thành Tịnh độ huy hoàng, hơn là chỉ biết cầu nguyện, van xin…Con đường dẫn đến an lạc và hạnh phúc cho tự thân và muôn loài đang nằm trong tầm tay mọi người, nếu chịu quay về sống với đạo lý Từ Bi, Trí Tuệ và mười hai hạnh nguyện của Đức Phật Dược Sư. Thường Tuệ hy vọng rằng tất cả các hành giả ở các đạo tràng Dược Sư đều thu nhập được Thế Giới Tịnh Lưu Ly diện kiến được Đức Phật Dược Sư, Chư vị Bồ Tát cùng 12 đại tướng Dược Xoa Thần tướng, tiếp nhận được lực gia trì của các Ngài, để châu thân luôn luôn được bình an,Trí tuệ luôn luôn sáng suốt, gặt hái được nhiều tốt đẹp, thực hiện theo lời Đức Phật Dược Sư đã dạy. (Hết)
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    [​IMG]
    Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,
    Nguyện con mau biết tất cả pháp.
    Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,
    Nguyện con sớm được mắt trí huệ
    Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,
    Nguyện con mau độ các chúng sanh
    Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,
    Nguyện con sớm được phương tiện khéo
    Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,
    Nguyện con mau lên thuyền bát nhã
    Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm.
    Nguyện con sớm được qua biển khổ
    Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,
    Nguyện con mau được đạo giới định.
    Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,
    Nguyện con sớm lên non Niết Bàn
    Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm,
    Nguyện con mau về nhà vô vi,
    Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm,
    Nguyện con sớm đồng tâm pháp tánh.
    Nếu con hướng về nơi non đao,
    Non đao tức thời liền sụp đổ,
    Nếu con hướng về lửa nước sôi
    Nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.
    Nếu con hướng về cõi Địa ngục
    Địa ngục liền mau tự tiêu tan
    Nếu con hướng về loài ngạ quỷ
    Ngạ quỉ liền được tự no đủ
    Nếu con hướng về chúng Tu La
    Tu La tâm ác tự điều phục
    Nếu con hướng về các súc sanh,
    Súc sanh tự được trí huệ lớn.
    http://www.tangthuphathoc.net/nghilepg/05-daibisamphap.htm
    http://chuaphaptang.com/vn/home
    CatBuiTinhXaquocdai307 thích bài này.
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Giáo Lý Căn Bản : LUẬT NHÂN QUẢ DO AI ĐIỀU KHIỂN ?
    [​IMG]
    HỎI:

    Trong đạo Phật có quan niệm về luật Nhân quả, đồng thời lại có quan niệm rằng không có một thượng đế hay một vị thần thánh nào có quyền năng điều khiển vũ trụ. Như vậy, làm sao để luật Nhân quả luôn vận hành đúng? Ví dụ như làm ác gặp quả báo ác; làm thiện gặp phước báo lành..., khi không có một người hay thế lực nào quản lý luật Nhân quả liệu nó vận hành sai thì sao? Như thế thì còn gì là nhân quả phân minh nữa?

    ĐÁP:

    Bạn thân mến!

    Có thể bạn đã bị ám ảnh lâu ngày về việc “có một thượng đế hay một vị thần thánh nào có quyền năng điều khiển vũ trụ” nên khi tìm hiểu luật Nhân quả của Phật giáo bạn thấy thiếu “một người hay thế lực nào quản lý luật Nhân quả”.

    Thực ra, luật Nhân quả chính là quy luật vận động tương tác đa chiều một cách tự nhiên của mọi sự vật, hiện tượng. Đức Phật là bậc Giác ngộ cũng chỉ phát hiện ra quy luật Nhân quả này mà thôi. Tiến trình từ nhân đến quả của các pháp rất tinh vi và phức tạp nên nếu vô minh và chấp thủ sâu dày thì rất khó nhận ra.

    Luật Nhân quả Phật giáo nói đầy đủ là Nhân-Duyên-Quả.

    Nhân là nguyên nhân chính để tạo thành quả.
    Duyên là các nhân phụ tham gia tác động vào tiến trình hình thành quả.
    Quả là kết quả của tiến trình ấy.

    Điều cần lưu ý nhất trong tiến trình này là duyên, tuy là những nhân phụ nhưng duyên lại có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành quả, có thể khiến cho quả bị lệch hướng (tốt hoặc xấu) so với nhân ban đầu.

    Mặt khác, tiến trình nhân quả không hề vận hành đơn tuyến, độc lập mà đa tuyến, nhiều chiều tương tác lẫn nhau. Nhân của tiến trình này đồng thời là duyên của tiến trình kia và cũng là quả của tiến trình nọ. Chúng vừa là nhân, vừa là duyên, vừa là quả cho nhau; tất cả cùng nhau vận hành, tương tác trong mối quan hệ trùng điệp bất khả phân ly, gọi là trùng trùng duyên khởi vô cùng vô tận.

    Do đó, tìm hiểu về luật Nhân quả Phật giáo cần quán sát sâu sắc cả tiến trình nhân-duyên-quả trong ba thời :

    Hiện báo - nhân quả hình thành trong hiện đời,
    Sinh báo - nhân quả hình thành sau một đời,
    Hậu báo - nhân quả hình thành sau nhiều đời).

    Dưới ánh sáng tuệ giác Duyên khởi, tiến trình nhân-duyên-quả vận động không ngừng, chi phối và tương tác với nhau mãnh liệt nhưng vô cùng chính xác, rõ ràng.

    Tự thân tiến trình nhân-duyên-quả cũng do duyên sinh, duyên khởi, vô ngã tính nên chẳng bao giờ cần “một người hay thế lực nào quản lý” nhưng luật Nhân quả luôn đúng đắn và phân minh. Tất cả các sự vật hiện tượng trên thế gian sinh, trụ, dị, diệt (thành, trụ, hoại, không) đều tuân theo quy luật Duyên sinh-Nhân quả này.

    Chúc bạn tinh tấn!

    From: G-Ngộ
    CatBuiTinhXaquocdai307 thích bài này.
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    SINH CON CÓ 3 LOẠI:
    **********************
    1. Con phước.
    Thế nào là con phước? Nghĩa là cha mẹ trì giới, bố thí, nhẫn nhục, tinh tấn hành đạo. Người con cũng thế. Đó là con phước.
    2. Con chân chánh.
    Con chân chánh: Là cha mẹ không tin đạo, riêng người con thì phụng hành đạo giáo. Đó là con chân chánh.
    3. Con không chân chánh.
    Con không chân chánh: Là cha mẹ theo đạo, theo pháp lành, người con chỉ biết uống rượu, nói & làm ác. Đó là con không chân chánh.

    (Trích KINH A HÀM KHẨU GIẢI THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN)

    [​IMG]
    CatBuiTinhXa thích bài này.

Chia sẻ trang này