Đại sóng dệt may rồi, đại sóng rồi...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Co_Hoi_Cuoi_Cung, 22/01/2020.

4220 người đang online, trong đó có 414 thành viên. 00:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8020 lượt đọc và 45 bài trả lời
  1. anh_nak

    anh_nak Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/04/2010
    Đã được thích:
    2.636
    ký cái EV gì đó hình như là tăng thuế mà vui cái gì nhỉ???????????????

    thuế tăng thì hợp đồng chạy đi chổ khác hết
    Last edited: 22/01/2020
  2. Co_Hoi_Cuoi_Cung

    Co_Hoi_Cuoi_Cung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    92
    Mịa, Cậu này giả ngù ngờ hay chưa có hàng thế?
    Hiệp định EVFTA sẽ giúp cho tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng thêm 0,48% điểm. Các ngành như dệt may và giày dép là ngành được hưởng lợi nhiều nhất với tăng trưởng xuất khẩu đến năm 2035 đạt thêm 13,49 tỉ Euro.....
    --- Gộp bài viết, 22/01/2020, Bài cũ: 22/01/2020 ---
    Đống cty con bác liệt kê ra xem. Hiệp định thông qua cá cty con của VGT vô đối, VGT cũng sẽ khủng khiếp trở lại. Đầu ngành mà chiến...
    Co_Hoi_Cuoi_Cung đã loan bài này
  3. Co_Hoi_Cuoi_Cung

    Co_Hoi_Cuoi_Cung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    92
    KINH TẾ[​IMG]

    Những ngành hàng được hưởng lợi nhất từ Hiệp định EVFTA


    Tweet
    [​IMG]

    Việc hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ giúp cho tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng thêm 0,48% điểm. Các ngành như dệt may và giày dép là ngành được hưởng lợi nhiều nhất.

    Vinanet -Hiệp định này có hiệu lực sẽ giúp cho tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng thêm 0,48% điểm. Các ngành như dệt may và giày dép là ngành được hưởng lợi nhiều nhất với tăng trưởng xuất khẩu đến năm 2035 đạt thêm 13,49 tỷ EUR.
    Ký kết EVFTA: Bước đi đầu tiên tiến đến phê chuẩn
    Chia sẻ với báo chí về Hiệp định EVFTA, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và EVIPA) là dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đi đầu tiên. Hai bên vẫn còn phải trải qua một bước nữa để đưa 2 Hiệp định vào thực thi.
    Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, để đi vào thực thi 2 Hiệp định này cần phải trình Quốc hội Việt Nam và Nghị viện châu Âu phê chuẩn. Chính phủ Việt Nam và Ủy ban châu Âu đều hy vọng tiến trình phê chuẩn 2 hiệp định sẽ diễn ra suôn sẻ ở cả Việt Nam và EU.
    Cũng theo lãnh đạo Bộ Công Thương, trong những ngày tới, Bộ Công Thương sẽ chủ động phối hợp với các bộ, ngành chuẩn bị bộ hồ sơ trình phê chuẩn 2 Hiệp định. “Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định phân công cụ thể, nhưng nhiều khả năng Bộ Công Thương sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị bộ hồ sơ trình phê chuẩn EVFTA, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chịu trách nhiệm về bộ hồ sơ trình phê chuẩn EVIPA” – Thứ trưởng Trần Quốc Khánh thông tin.
    Với Việt Nam, theo đúng quy trình quy định tại Luật Điều ước, Chính phủ sẽ trình bộ hồ sơ xin phê chuẩn sang ************* và ************* quyết định việc trình ra Quốc hội để xin phê chuẩn 2 Hiệp định.
    Với Liên minh châu Âu, quy trình phê chuẩn có sự khác biệt giữa EVFTA và EVIPA. Cụ thể, EVFTA chỉ cần Nghị viện châu Âu phê chuẩn là có thể có hiệu lực ngay. Phía EU gọi đây là hiệu lực “tạm thời” bởi sau đó, về nguyên tắc EVFTA vẫn phải được Nghị viện các nước thành viên EU phê chuẩn. Còn EVIPA lại khác, phải được cả Nghị viện châu Âu và Nghị viện của tất cả các nước thành viên thông qua thì mới có hiệu lực thực thi.
    Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, EVFTA và EVIPA không xuất phát từ con số không. Việt Nam và UE có một lịch sử quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư lâu dài và bền chặt, bắt đầu từ những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ trước. EU là một trong những đối tác đầu tiên dành hạn ngạch dệt may cho Việt Nam, đồng thời là đối tác đầu tiên kết thúc đàm phán với Việt Nam về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
    EVFTA mở ra cả cơ hội lẫn thách thức cho Việt Nam
    Liên quan đến những cơ hội và thách thức của Việt Nam, Báo cáo chuyên đề “Cơ hội cho nhiều ngành thế mạnh của Việt Nam khi EVFTA được ký kết và phê chuẩn” của Công ty chứng khoán Bảo Việt cho biết, Hiệp định EVFTA mở ra cả cơ hội lẫn thách thức cho Việt Nam. Việc hiệp định này có hiệu lực sẽ giúp cho tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng thêm 0,48% điểm. Các ngành như dệt may và giày dép là ngành được hưởng lợi nhiều nhất với tăng trưởng xuất khẩu đến năm 2035 đạt thêm 13,49 tỷ EUR. Tiếp theo là xuất khẩu các loại thực phẩm và dịch vụ kinh doanh, được dự kiến sẽ tăng thêm 794 triệu EUR và 543 triệu EUR.
    Ở chiều ngược lại, do cạnh tranh mạnh đến từ xuất khẩu các mặt hàng máy móc và thiết bị điện tử từ các nền kinh tế thuộc Liên Minh Châu Âu vào Việt Nam, xuất khẩu các sản phẩm thiết bị điện tử cùng với các loại máy móc khác và linh kiện được dự báo sẽ giảm nhẹ khoảng 196 và 32 triệu EUR.
    Cũng theo báo cáo của Công ty chứng khoán Bảo Việt, mặc dù được dự báo sẽ được hưởng lợi nếu hiệp định EVFTA có hiệu lực, ngành dệt may của Việt Nam sẽ phải có những thay đổi để có thể thỏa mãn điều kiện về xuất xứ, qua đó có thể tận dụng các ưu đãi về thuế quan mà hiệp định EVFTA mang lại.
    Trong ngắn hạn, những ngành như dệt may, giày dép còn gặp mức thuế cao hơn do phải giảm theo lộ trình, nhưng sau khoảng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực hàng dệt may của Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh lớn hơn trên thị trường Châu Âu.
    Ngành sữa của Việt Nam được dự báo sẽ gặp phải cạnh tranh từ các sản phẩm sữa có xuất xứ từ EU với ưu thế về chất lượng và an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, do phân khúc sản phẩm chính có phần lệch nhau, nên áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp sữa của Việt Nam là không đáng kể.
    Các ngành về rau quả, giầy dép hiện đang là thế mạnh của Việt Nam, và nếu vượt qua được các tiêu chuẩn về kỹ thuật (đặc biệt là ngành rau quả) thì EVFTA sẽ tạo ra cú huých về tăng trưởng cho nhiều doanh nghiệp đang theo đuổi nông nghiệp công nghệ cao hiện nay.
    Ngoài các nhóm ngành được hưởng lợi trực tiếp từ lộ trình cam kết giảm thuế của Hiệp định, Báo cáo của Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt cho biết, những ngành hàng khác cũng được hưởng lợi gián tiếp như: ngành logistics, các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp. Bởi, để tận dụng được ưu thế của các Hiệp định thương mại, chắc chắn hệ thống luật pháp cùng cơ sở hạ tầng về đường xá, giao thông, logistics cần phát triển mạnh để thích ứng với điều kiện phát triển cao hơn.
  4. Co_Hoi_Cuoi_Cung

    Co_Hoi_Cuoi_Cung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    92
    * Sự khác biệt của EVFTA là gì và có ý nghĩa như thế nào với VN, thưa ông?

    - Khác với các FTA khác, EVFTA yêu cầu mở cửa thị trường với gần như 100% dòng thuế sẽ được cắt giảm thuế quan trong vòng 7 năm. Ngay sau năm 2020, hơn 85% dòng thuế sẽ về 0 - chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu của VN sang EU.

    Không chỉ cắt giảm thuế quan, đây là hiệp định rất toàn diện, trải rộng từ hàng hóa, đầu tư, mua sắm chính phủ, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ... Do đó, EVFTA không chỉ tạo điều kiện để nâng cao kim ngạch hai chiều mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, giúp chúng ta tham gia chuỗi giá trị mới. Châu Âu là đối tác quan trọng cả vốn, công nghệ nên tôi tin rằng quan hệ sẽ rất căn bản, quan trọng trong chiến lược của hai bên.

    Cùng các FTA khác, như CPTPP, hiệp định này sẽ cộng hưởng, tạo nên sự phát triển mang tính đột biến, nền tảng để hướng tới phát triển, tiến bộ xã hội, giúp chúng ta hoàn thiện khuôn khổ luật pháp, thể chế. Với EVFTA, vị thế của VN cũng sẽ mạnh lên nhiều, trở thành quốc gia có trách nhiệm...

    * Những ngành hàng nào của VN sẽ được hưởng lợi nhiều nhất?

    - Dù EU chưa phải là đối tác thương mại lớn nhất (với kim ngạch là 42 tỉ USD) nhưng mức độ tăng trưởng cao (17% năm 2018) và tính tương tác, bổ sung rất lớn, rất rộng nên dư địa cho hợp tác, xuất khẩu là rất có ý nghĩa. Đó là toàn bộ sản phẩm xuất khẩu chính được hưởng ưu đãi thuế, thuận lợi hóa thương mại.

    Đây đều là ngành mũi nhọn của ta như nông sản: gạo, cà phê, mật ong, chăn nuôi, hoa quả, thủy sản... đều hưởng ưu đãi từ năm đầu. Tiếp đó dệt may, da giày, đồ gỗ, tin học và ngành mới như ôtô, hóa dầu sẽ được nhiều ưu đãi các năm tới.



    Tính toán sơ bộ cho thấy đến năm 2020, nếu thực hiện hiệp định, tăng trưởng xuất khẩu vào châu Âu sẽ đạt mức 20%. Năm 2025 và 2030 có thể tăng trưởng 80%, thúc đẩy tăng trưởng GDP mạnh mẽ.

    Ngoài ra là tính cộng hưởng hiệu quả và tiếp cận các thị trường, hoàn thiện thể chế sẽ giúp ta thu hút công nghệ, vốn để tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và giá trị gia tăng của các ngành mũi nhọn.
  5. anh_nak

    anh_nak Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/04/2010
    Đã được thích:
    2.636
    EVFTA kí kết, thuế suất với hàng may mặc không giảm mà vẫn tăng?
    Theo Hiệp định, các sản phẩm dệt may của Việt Nam sẽ được EU cam kết gỡ bỏ thuế ngay phải đạt đủ điều kiện là sản phẩm may mặc ít gia công, hoặc là nguyên liệu dệt may xuất khẩu vào EU.

    Còn lại, theo lộ trình, những sản phẩm mà EU cam kết miễn thuế bao gồm phần lớn sản phẩm may mặc mà Việt Nam xuất sang thị trường châu Âu.

    [​IMG]
    Trong thời giai đoạn đầu của EVFTA, may mặc Việt Nam chưa được hưởng ưu đãi miễn thuế. (Ảnh: VNExpress).

    Hiện tại, nhóm sản phẩm này đang thuộc nhóm ưu đãi GSP (chưa có năng lực cạnh tranh tốt đến từ các nước đang/ kém phát triển, theo các tiêu chí mà EU quyết định), được nhận ưu đãi trung bình 9% đơn phương từ EU.

    Sau khi FTA được kí, GSP sẽ hết hiệu lực, mức thuế nhập khẩu với hàng may mặc vào EU sẽ giảm dần từ 12% (theo mức MFN) về mức 0% theo lộ trình 3-7 năm.

    Như vậy, có thể thấy, trong những năm đầu thực hiện EVFTA, các sản phẩm may mặc từ Việt Nam sẽ chưa được hưởng lợi ngay lập tức. Thậm chí, những mặt hàng này còn bị áp mức thuế cao hơn so với hiện nay (12% so với 9%) khi tới với thị trường EU.

    EVFTA - Thách thức lớn từ nguồn cung nguyên phụ liệu với dệt may Việt Nam
    Dù được Bộ Công Thương đánh giá là một trong những ngành nghề được hưởng lợi nhất khi EVFTA có hiệu lực, tuy nhiên dệt may lại phải đối diện với những thách thức lớn khi Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam này có hiệu lực.

    Cụ thể, cam kết xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm của EU với mặt hàng dệt may của Việt Nam có yêu cầu về quy tắc xuất xứ. Điều này quy định: Các sản phẩm may mặc của Việt nam trước khi xuất sang EU phải sử dụng vải sản xuất tại Việt Nam, đồng thời, việc cắt may phải được các doanh nghiệp Việt Nam hoặc châu Âu thực hiện.

    [​IMG]
    May mặc Việt Nam gặp vướng mắc về nguyên phụ liệu xơ sợi và vải (Ảnh: Tuổi trẻ)

    EU chỉ cho phép sử dụng thêm vải sản xuất tại Hàn Quốc với lí do nước này đã có FTA song phương với EU, và là nguồn cung nguyên phụ liệu tương đối cho dệt may Việt Nam. Ngoài ra, nếu có nước hình thành FTA với Việt Nam hoặc EU trong tương lai, quốc gia này phải thông báo cho Ủy ban Hải quan của EVFTA và phải được Ủy ban này phê duyệt.

    Điều này tạo ra khó khăn không nhỏ cho các công ty may mặc trong nước hiện nay. Điều kiện nhận được ưu đãi thuế đang khó được đáp ứng trong bối cảnh các doanh nghiệp này vẫn chưa thể chủ động sản xuất sợi và vải.

    Nguồn nguyên liệu này hiện nay được nhập chủ yếu từ Trung Quốc và Đài Loan, những quốc gia và vùng lãnh thổ chưa có hiệp định thương mại tự do với EU.

    Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng nhập khẩu xơ sợi các loại của Việt Nam cộng dồn trong 5 tháng đầu năm 2019 ước đạt 444.618 tấn, tương đương với giá trị hơn 1.020 tỉ USD, nhập khẩu vải các loại giá trị hơn 5.447 tỉ USD.

    Trong đó, tỉ trọng nhập khẩu xơ sợi Trung Quốc chiếm hơn 55% với 244.699 tấn (tương đương 564 triệu USD), vải các loại Trung Quốc cũng đóng góp tới 57,64% tổng lượng nhập khẩu vải các loại (ước đạt 3.140 tỉ USD).

    Đài Loan cũng là nguồn cung cấp xơ sợi và vải lớn cho Việt Nam làm nguồn nguyên liệu sản xuất, với hơn 66.836 tấn xơ sợi tương đương 144 tỉ USD và hơn 644 triệu đô vải các loại được nhập khẩu vào Việt Nam từ thị trường này.

    Trong khi đó, Việt Nam chỉ nhập khẩu xơ sợi từ những nước thành viên của EU, là Áo và Hà Lan lần lượt là 16 và 1.899 tấn. Với Hàn Quốc, quốc gia thứ 3 mà Việt Nam được sử dụng vải để sản xuất trước khi xuất sang EU theo hiệp định FTA, con số này chỉ là 28.217 tấn xơ sợi và hơn 857 triệu USD tiền vải.

    Rõ ràng, để có thể đưa sản phẩm may mặc của trong nước thâm nhập vào thị trường EU với ưu đãi thuế suất từ Hiệp định FTA, ngoài việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng về sản phẩm, Việt Nam cũng cần điều chỉnh cán cân nhập khẩu xơ sợi và vải, giảm bớt khối lượng nhập khẩu từ Trung Quốc, tăng cường sử dụng vải có xuất xứ Hàn Quốc và các quốc gia thành viên EU.

    Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần chú trọng phát triển ngành công nghiệp dệt sợi cũng như công nghiệp phụ trợ để "tự chủ" phần nào nguồn nguyên vật liệu đầu vào.
  6. tqh24

    tqh24 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    17.456
    TCM giảm gần 50% trong năm qua. Giờ EVFTA thông qua rồi thì TCM phải lấy lại những gì đã mất
    daigiaphowall thích bài này.
  7. JohnChen

    JohnChen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2015
    Đã được thích:
    2.052
    VGT nặng mông lắm, múc con khác đi cụ.
  8. gesovt

    gesovt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/01/2020
    Đã được thích:
    329
    Ngon nhất ngành dệt may có con PPH
  9. windy139

    windy139 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2015
    Đã được thích:
    11.585
    TCM với đối tác Eland Hàn Quốc, được EU chấp nhận vì có FTA với EU.
    Hơn nữa TCM là 1 trong số ít các doanh nghiệp tự chủ mọi công đoạn nên TCM khả năng cao ăn ngay thuế 0% năm tới vào EU.
  10. ngamcp

    ngamcp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/05/2010
    Đã được thích:
    956
    Múc thuỷ sản IDI có lộc đầu xuân

Chia sẻ trang này