Đầu tư CMG 5 năm theo đà tăng trưởng doanh nghiệp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duydu, 02/06/2019.

8708 người đang online, trong đó có 1331 thành viên. 09:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 9034 lượt đọc và 40 bài trả lời
  1. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.810
    [Quy tắc đầu tư vàng] John Maynard Keynes – Nhà kinh tế học lừng lẫy lộ bí quyết thành công trên thị trường chứng khoán nhiều biến cố


    [​IMG]
    Dù là đầu tư hay đầu cơ, hãy tranh thủ chớp cơ hội mua khi thị trường đang ở cực điểm bi quan và bán ra khi thị trường đang ở cực điểm lạc quan…
    John Maynard Keynes (1883-1946) là một nhà kinh tế học người Anh và là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất trong giới đầu tư nước Anh thế kỷ 20 thời bấy giờ.

    Ông sinh ngày 5 tháng 6 năm 1883 tại Cambridge trong một gia đình có truyền thống học thuật giàu có. Cha ông là một nhà kinh tế học kiêm triết gia, còn mẹ ông là thị trưởng nữ đầu tiên của thành phố. Keynes là một sinh viên xuất sắc nổi trội tại trường Eton cũng như Đại học Cambridge, nơi ông theo học ngành toán. Nhóm bạn thân thời đi học của ông cũng là tập hợp của những nhà trí thức và nghiên cứu nổi tiếng thời bấy giờ.

    Sau khi tốt nghiệp đại học, Keynes làm việc tại Văn phòng Ấn Độ, đồng thời trong giờ làm ông cũng nghiên cứu viết một luận văn – nó đã giúp ông giành được một suất bổng cao học tại trường King University. Sau khi học xong cũng là lúc thế chiến thứ nhất nổ ra, ông được giao làm việc trong Bộ Tài chính. Và khi Hiệp ước hòa bình Versailles được ký kết, ông xuất bản cuốn "Những hệ quả kinh tế của Hòa bình" (The Economic Consequences of the Peace). Trong tác phẩm này ông chỉ trích việc đòi hỏi khoản bồi thường chiến tranh quá cao từ một nước Đức bại trận và dự đoán rằng điều này sẽ làm tăng khát vọng trả thù của người Đức. Cuốn sách bán chạy và khiến ông trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới.

    Trong những năm giữa hai cuộc chiến, Keynes tích lũy được một khoản lợi nhuận cá nhân đáng kể từ thị trường chứng khoán. Và với tư cách là người quản lý tài chính của trường King, ông đã xin phép hiệu trưởng trường dùng một khoản tiền quỹ của trường để tái đầu tư trên thị trường chứng khoán, nhằm giúp cải thiện đáng kể tình hình tài chính của trường. Năm 1926, ông kết hôn với Lydia Lopokova, một vũ công ballet người Nga. Mặc dù bà không biết nhiều về thế giới tài chính nhưng chính bà cũng là người ủng hộ ông trên con đường đầu tư về sau.

    Với Keynes, đầu tư là hành động ước đoán lợi nhuận trên tài sản, còn đầu cơ là hành động ước đoán tâm lý của thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế, những đồng lãi đầu tiên Keynes kiếm được là nhờ vào đầu cơ. Keynes cho rằng đầu cơ "vô hại như bong bóng trong dòng chảy kinh doanh liên tục" nhưng sẽ rất tai hại khi "kinh doanh trở thành bong bóng trong vòng xoáy của đầu cơ"

    Bên cạnh đó, chính ông cũng là người xóa nhòa ranh giới giữa đầu tư và đầu cơ bởi ông cho rằng định nghĩa danh giới giữa đầu tư và đầu cơ là rất mong manh. Có nhiều người luôn cho rằng mình đang "đầu tư thật sự" , có thể bản chất của hành động là đầu tư, nhưng cách tư duy và tính toán lại là đầu cơ. Trên thực tế, đối với ông, dù đi theo bất cứ phương pháp nào, thì người thành công nhất vẫn phải là người kiếm được tiền từ "ngài thị trường". Sau này khi đã trải qua nhiều thăng trầm trong đầu tư và tìm ra một phương pháp của bản thân, ông có đúc kết lại một câu châm ngôn trong cuốn hồi kí của bản thân "Dù là đầu tư hay đầu cơ, hãy tranh thủ chớp cơ hội mua khi thị trường đang ở cực điểm bi quan và bán ra khi thị trường đang ở cực điểm lạc quan."

    Sau này khi đã về hưu, ông đã dành nhiều thời gian đi chia sẻ về phương pháp đầu tư vượt lên mọi nghịch cảnh trong các trường đại học tại Anh Quốc. Bên cạnh đó, ông cũng dành một phần thời gian để viết nên tác phẩm nổi tiếng nhất của Keynes – cuốn "Lý thuyết chung về Việc làm, Lãi suất và Tiền tệ" (The General Theory of Employment, Interest and Money) – được xuất bản năm 1936 và trở thành chuẩn mực cho các tư tưởng kinh tế trên thế giới về sau. Tác phẩm này cũng khẳng định vị trí nhà kinh tế học có ảnh hưởng nhất ở Anh của ông.

    Năm 1942, ông được bầu làm thượng nghị sĩ. Trong những năm chiến tranh tiếp tục sau đó, Keynes đóng vai trò quyết định trong những cuộc đàm phán nhằm định hình trật tự kinh tế quốc tế thời hậu chiến. Năm 1944, ông dẫn đầu đoàn đại biểu Anh đến hội nghị Bretton Woods tổ chức tại Hoa Kỳ. Tại hội nghị này, ông đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế. Keynes qua đời vào ngày 21 tháng 4 năm 1946.

    Quay trở lại với Keynes, nhờ cách thức nghiên cứu cẩn thận trong đầu tư đã khiến danh mục cổ phiếu thời đó của ông thành công rực rỡ, từng đạt tỷ lệ sinh lợi gấp hai lần chỉ số FTSE 100, bất chấp cả những giai đoạn của khó khăn nhất của thị trường chứng khoán Anh. Và tất nhiên, nguyên tắc đầu tư của ông chỉ gói gọn trong những điều cơ bản dưới đây:
    -Tìm kiếm những công ty đang được bán với giá bằng một nửa lượng tiền mặt công ty đang nắm giữ. Ông còn gọi đây là chiến lược "mua 1 USD với giá 50 xu".

    - Không bao giờ mua cổ phiếu của công ty với giá quá 10 lần lợi nhuận .

    - Bán ra khi lợi nhuận đạt 50%.

    - Nếu sau 2 năm cổ phiếu không tăng giá thì bán đi với mọi giá.

    - Người nào không làm chủ được cảm xúc của mình thì không thể kiếm tiền từ hoạt động đầu tư.

    - Để giảm thiểu tỉ lệ rủi ro phá sản của các công ty, nhà đầu tư hãy tiến hành đa dạng hóa danh mục đầu tư chứng khoán để tránh tình trạng "bỏ trứng vào chung một giỏ". Đối với ông, điều tối kị là dồn hết vốn liếng vào một cổ phiếu duy nhất mà chưa thực sự biết rõ thông tin hay tìm hiểu cặn kẽ về chúng.

    - Hãy tìm kiếm những công ty có bảng cân đối thu chi tốt hoặc những công ty mắc ít nợ, lợi nhuận trên mức trung bình và có lưu lượng tiền mặt dồi dào

    - Kiên nhẫn nắm giữ cổ phiếu theo đúng lộ trình và quy tắc vạch ra, đừng quá lo lắng trước biến động ngắn hạn theo giờ của thị trường cũng là một thước đo của thành công.

    Bên cạnh đó, Keynes cũng khuyên người nắm giữ cổ phiếu nên quan niệm thoáng ra rằng họ đang nắm giữ một phần quyền sở hữu công ty. Vì thế, họ sẽ không phải bận tâm về những biến động khó lường của thị trường, bởi vì trong ngắn hạn, thị trường là máy biểu quyết (hoàn toàn phụ thuộc vào thị hiếu của những người tham gia) còn trong dài hạn, thị trường luôn là bàn cân (trong dài hạn, giá trị thực sự sẽ được phản ánh vào giá cổ phiếu).
    vnihaho09riameo thích bài này.
  2. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.810
    hàng đầu tư dài hạn
    vnihaho09 thích bài này.
  3. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    6.766
    ngắn hạn tôi không quá quan tâm
    chỉ biết là tôi yêu CMG mù quáng
    Rolex4646, vnihaho09duydu thích bài này.
  4. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.810
    Mai bận đi họp không giao dịch được
    dongdatuvnihaho09 thích bài này.
  5. ngocluong86

    ngocluong86 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2019
    Đã được thích:
    98
    họp kết quả thế nào bác?
    duydu thích bài này.
  6. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.810
    dongdatuvnihaho09 thích bài này.
  7. Thanhphosaulung

    Thanhphosaulung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    1.423
  8. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    6.766
    Khi mua cổ phiếu của 1 doanh nghiệp nào đó , các cá mập TC đã tính toán hết sức kỹ lưỡng để trừ đi các biến cố bất khả kháng -Force majeure như chiến tranh , suy thoái , dịch bệnh , tiền mất giá v.v. Bởi vậy khi mua cổ phiếu càng để lâu, 2 năm hoặc khủng khiếp hơn là 5 năm kiểu như SS mua của CMG thì tỷ suất lợi nhuận họ tính toán 1 năm phải tầm 30-40%/ năm để còn bù đắp cho các sự cố hy hữu.
    Quỹ Đầu tư ASAM (Hàn QuốcHàn quốc mua 200 tỷ TNG giá 13.8 2 năm mới được chuyển đổi mà trên sàn đã lên đến +25 trước chia đạt tỷ suất lợi nhuận đến 80%/ năm , SS cũng của HQ mua 25 ml giá 3X 5 năm mới được chuyển đổi thì trên sàn sau 3-4 năm giá vứt đi cũng phải X 500% tầm 150K-180 K thậm chí 200-300 K mới xứng tầm . Btw Quỹ Đầu tư ASAM so với SS thì là con tét riu so với con ĐẠI BÀNG.
    Vài lời chia sẻ...
    duydu thích bài này.
  9. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.810
    Bài Học Cơ Bản Dành Cho Traders
    Theo thống kê trên toàn thế giới thì về lâu dài chỉ có 5% trader là thắng, 95% trader còn lại đều thua, trong đó lại có 10% trader bị tán gia bại sản.
    Điều kiện đầu tiên để thành công là "sống sót"
    Vì vậy việc có thể kiếm được bao nhiêu % trong tháng sẽ không quan trọng bằng bạn giữ được bao nhiêu %/năm hay vài năm. Chúng ta không chỉ sống trong thị trường chỉ 1 vài tháng, mục tiêu của ta là tìm kiếm lợi nhuận lâu dài trong thị trường. Và để có thể tồn tại trong thị trường lâu dài, điều quan trọng trước hết mà trader cần quan tâm là làm sao giữ thật chặt tiền của mình. Trước khi bạn kiếm được tiền, hãy học cách giảm thiểu thua lỗ.
    Ở đây chỉ có 2 điều quan trọng bạn cần chú ý:
    1. Lợi nhuận nhiều luôn đi cùng với rủi ro cao. Tuy nhiên mục tiêu của bạn là tồn tại lâu dài trong thị trường, vì vậy hãy cố gắng giảm thiểu rủi ro đến mức có thể.
    2. Lợi nhuận kiếm được không quan trọng bằng lợi nhuận giữ được. Chỉ cần 1 sai lầm, bạn sẽ trả lại còn nhiều hơn số tiền bạn thắng được, hãy học cách giữ thật chặt tiền của mình, lợi nhuận tự nó sẽ tìm đến.
    Vậy 10% khác biệt giữa trading và gambling là ở đâu ??? Câu trả lời nằm ở chỗ “khả năng tác động lên xác xuất của trò chơi”.
    Khi bạn chơi trò thẩy xúc xắc 1 cách ngẫu nhiên thì xác xuất ra chẳn hoặc lẻ của mỗi lần thẩy đều là 50%, nếu bạn thẩy 10.000 lần thì số lần ra chẳn và lẻ đều sẽ xêm xêm 5.000 lần. Cho dù bạn có tính toán xác xuất giỏi đến thế nào thì khả năng ra số chẳn hoặc lẻ vẫn là 50%.
    Và trong gambling thì nếu đặt cược vào chẳn, lẽ thì hầu hết nhà cái đều sẽ trả cho bạn 100% số tiền bạn đặt cược nếu bạn thắng. Điều này có nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận của bạn (reward/risk) là 1/1, nếu thắng bạn sẽ được 1 đồng, và thua bạn sẽ mất 1 đồng. Tỷ lệ lợi nhuận này do nhà cái quy định, bạn phải chấp nhận và không có cách này để thay đổi tỷ lệ này cả, tỷ lệ này do nhà cái quy định thì tất nhiên họ sẽ luôn luôn làm cho tỷ lệ này có lợi cho họ.
    Trong trading, nếu bạn trade có 1 chút khác biệt. Trong trading bạn có thể dựa trên việc phân tích thị trường để tăng xác xuất thành công của mỗi giao dịch. Trong trading bạn có thể chờ đợi thời điểm giao dịch tốt hơn và kết hợp với việc sử dụng stoploss và ước tính profit taget để tăng tỷ lệ lợi nhuận (reward/risk).
    Bạn hãy nhớ thật kỹ, đây chính là điểm khác biệt quan trọng nhất giữa trading và gambling, và cũng là điểm mấu chốt quan trọng nhất để bạn có thể tận dụng để giành được chiến thắng trong trading. Nếu bạn không tận dụng được điểm khác biệt này thì bạn chỉ là 1 con bạc trên thị trường mà thôi.
    “Con bạc hầu hết thua, nhà cái luôn luôn thắng” hãy luôn nhớ kỹ điều này. Nếu bạn trading hoàn toàn giống như cờ bạc, bạn chắc chắn sẽ thua.
    Cost Average (Phương Pháp Trung Bình giá)
    Cost Average là 1 phương pháp quản lý tiền cực kỳ quen thuộc, kỹ thuật này thường được các nhà đầu tư chứng khoán gọi là mua trung bình giá.
    Nhiều nhà đầu tư chứng khoán, khi chứng khoán của họ đang giữ bị giảm giá, thay vì khi đó nên dừng lỗ thì họ lại tiếp tục mua vào với mục đích là trung bình giá cổ phiếu.
    VD: NĐT đang giữ 100 cổ phiếu (cp) với giá 200.000VNĐ/cp tốn hết 20.000.000 VNĐ, khi giá giảm xuống 100.000VNĐ/CP thì thay vì dừng lỗ thì NĐT lại tiếp tục mua vào 100 cp và tốn hết 10.000.000 VNĐ. Khi đó NĐT sẽ giữ 100cp có giá mua vào là 200.000VNĐ/cp, và 100 cp có giá mua vào là 100.000 VNĐ/cp. Như vậy NĐT đã bỏ ra tổng cộng 30.000.000 VNĐ để mua cp, và số cp hiện nắm giữ 200 cp => giá mua cp trung bình = 30.000.000 VNĐ / 200 cp = 150.000 VNĐ/cp. Nhờ trung bình giá của cp giảm nên giá chỉ cần tăng lên đến 150.000 VND/cp là NĐT đã huề vốn.
    Còn với trader trong thị trường vàng, ngoại hối thì họ còn có thể trung bình giá trên cả 2 chiều long và short. Về cơ bản thì việc tăng thêm khối lượng giao dịch khi lệnh trước đó bị thua lỗ với mục đích trung bình giá mua bán đều là Cost Average.
    Mới nghe đến đây có lẽ nhiều người có lẽ cảm thấy phương pháp này rất hay, vì thị trường khi tăng mạnh thì chắc chắn sẽ có lúc giảm trở lại, hoặc khi giảm mạnh thì cũng sẽ có khi tăng trở lại, vì vậy nếu cứ trung bình giá hoài thì trước sau gì thì giá cũng sẽ quay đầu.
    Theo lý thuyết thì nếu bạn có khả năng trung bình giá vô tận thì bạn sẽ không bao giờ thua, tuy nhiên thực tế lại khác hẳn. Vấn đề nằm ở chỗ nguồn vốn tất cả mọi người đều có hạn, và 1 khi gặp trend quá lớn và dài, đến khi bạn không còn tiền để trung bình giá thì bạn sẽ mất tất cả vốn liếng chỉ trong 1 lần.
    Sử dụng phương pháp trung bình giá trong giao dịch chứng khoán Việt Nam đã khiến nhiều người tán gia bại sản. Còn việc sử dụng phương pháp này trong thị trường vàng, ngoại hối thì sao ??? Thị trường vàng và ngoại hối biến động còn kinh khủng hơn nhiều so với thị trường chứng khoán, và cái kinh khủng nhất của 2 thị trường này đó là hệ số đòn bẩy cao. Chính việc có thể giao dịch 2 chiều tăng giảm nên rủ ro khi trader dùng trung bình giá sẽ lớn gấp 2 lần, và đòn bẩy cao sẽ khiến trader cháy tài khoản nhanh gấp 10 lần so với chứng khoán, vì khi thị trường biến động trong xu hướng tăng giảm yếu hoặc sideway thì phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả. Tuy nhiên 1 khi thị trường bắt đầu 1 xu hướng rõ ràng và mạnh mẽ thì phương pháp này sẽ khiến tài khoản của trader cháy nhanh hơn cả việc giao dịch không sử dụng dừng lỗ.
    Và lời khuyên của tôi cho tất cả trader là đừng bao giờ sử dụng phương pháp Cost Average này. Giao dịch không sử dụng dừng lỗ chắc chắn sẽ thất bại,
    Martingale (Đánh gấp đôi lệnh trước)
    Martingale là kỹ thuật mà người chơi sẽ đánh cược gấp đôi tiền mỗi lần thua. VD lần đầu tiên tôi giao dịch với khối lượng 1 lot, nếu thua thì lệnh tiếp theo tôi sẽ đánh 2 lot, nếu tiếp tục thua thì sẽ đánh 4 lot, nếu thua tiếp thì tôi sẽ đánh 8 lot, và nếu thắng thì tôi sẽ quay trở lại bắt đầu giao dịch từ 1 lot.
    Theo lý thuyết thì nếu tôi có khả năng tăng gấp đôi khối lượng giao dịch vô tận thì tôi sẽ không bao giờ thua, vì tôi chỉ cần thắng 1 lệnh sau cùng là tôi gỡ hết thua lỗ của các lệnh trước và sẽ còn có 1 khoản lãi.
    Tuy nhiên thực tế thì nguồn vốn của chúng ta đều là có giới hạn, và 1 khi tôi không còn đủ tiền để gấp đôi khối lượng giao dịch thì tôi sẽ trắng tay. Nếu tôi bắt đầu từ khối lượng giao dịch lớn từ đầu thì tôi có khả năng sẽ cháy tài khoản chỉ sau 3-4 lần martingale. Còn nếu tôi bắt đầu từ khối lượng giao dịch nhỏ thì nếu có thắng thì cũng không thắng được bao nhiêu, nhưng lỡ thua thì sẽ thua trắng tay.
    Sau đây chúng ta sẽ xem thử nếu tôi dùng martingale với khối lượng giao dịch khởi đầu là 1 lot tiêu chuẩn (100.000 USD), mức stoploss là 50 pip và với tài khoản biến động từ 10.000USD đến 600.000USD thì tôi có thể chịu được mấy lệnh nhé.
    Bảng tính khả năng chịu đựng khi dùng martingale
    Với tài khoản 10.000 USD thì bạn chỉ chịu được tối đa 4 lần martingale, nếu bạn thua 5 lệnh liên tiếp thì bạn đã thất bại, và khi đó số tiền còn lại trong tài khoản của bạn chỉ còn 25%.
    Với tài khoản 100,000 USD thì bạn sẽ chịu được tối đa 7 lần martingale, và nếu bạn lỡ thua 8 lệnh liên tục thì tài khoản của bạn chỉ còn 36.5%.
    Và để chịu được 10 lệnh martingale liên tục thì bạn cần phải có tài khoản lên đến 600,000 USD, và nếu lỡ bạn không may mắn thua 11 lệnh liên tục thì bạn sẽ mất 85.25% giá trị tài khoản.
    Ví dụ bạn đặt take profit cũng là 50 pip, và bạn sử dụng kỹ thuật martingale với khởi đầu là 1 lot tiêu chuẩn, chúng ta sẽ xem tỷ lệ lợi nhuận của mỗi lệnh thắng trên vốn là bao nhiêu nhé.
    Tỷ lệ lợi nhuận của 1 lượt thắng khi dùng martingale
    Với tài khoản 10,000 USD thì tỷ lệ lợi nhuận là 5%, tỷ lệ này khá tốt, tuy nhiên ở mức này thì số lần bạn martingale chỉ được tối đa 4 lần, vì vậy rủi ro bạn cháy tài khoản là rất lớn.
    Còn với tài khoản 100,000 USD thì tỷ lệ lợi nhuận chỉ còn 0.5%, và số lần martingale tối đa của bạn là 7 lần, rủi ro bạn cháy tài khoản vẫn là khá lớn (chúng ta sẽ xem xét xác xuất cháy tài khoản vào phần sau của sách). Và bạn thấy lợi nhuận thu được là rất nhỏ so với số vốn bỏ ra.
    Và với tài khoản 600,000 USD thì bạn sẽ chịu được đến 10 lần martingale, tuy nhiên lúc này tỷ lệ lợi nhuận của bạn giảm xuống cực kỳ nhỏ, chỉ còn 0.08%. Mức lợi nhuận này là quá nhỏ so với rủi ro và số vốn bỏ ra.
    Và bây giờ chúng ta sẽ xem xét xác xuất của rủi ro 5,6,7,8,9,10,11 lần thua liên tục là bao nhiêu nhé, giả sử xác xuất thắng thua của bạn là 50/50 (mặc dù tỷ lệ này không phải là cao, tuy nhiên không phải ai cũng đạt được đâu nhé).
    Xác xuất xuất hiện các lệnh thua liên tục
    Xác xuất của 5,6,7 lần thua liên tục là khá cao, còn xác xuất của 9,10,11 thì tương đối thấp. 1 vấn đề lớn của phương pháp martingale đó là khi bạn giao dịch với khối lượng lớn thì khả năng bạn cháy tài khoản là rất cao, ngược lại nếu giao dịch với khối lượng giao dịch nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lại thấp. Để chịu được 9,10, 11 lần thua liên tục thì bạn sẽ phải giao dịch với khối lượng rất nhỏ, điều này dẫn đến là khi thắng thì tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sẽ cực kỳ thấp, chỉ còn dưới 0.1% giá trị tài khoản mà thôi.
    Tuy nhiên thực tế thì xác xuất bị dính nhiều lần thua liên tục sẽ còn cao hơn rất nhiều so với con số trên hình 6, lý do không nằm ở kỹ thuật giao dịch mà nằm ở tâm lý của trader. Khi 1 trader thua liên tục 3 lệnh, thì khi đó khả năng thua tiếp 3 lệnh là cao hơn rất nhiều so với bình thường. Đơn giản là khi thua đến 3 lần liên tục thì tâm lý của trader đã không còn ổn định, lúc đó tâm lý sẽ bị sự chi phối lớn của cảm giác tức tối và tâm lý gỡ lỗ
    Khi tâm lý còn ổn định mà còn thua 3 lệnh liên tục, thì khi tâm lý không ổn định, tinh thần không còn thoải mái tỉnh táo thì khả năng thua tiếp sẽ còn cao hơn bình thường nhiều. Chính vì điều này nên thực tế thì việc thua 5,6,7,8 thậm chí 9,10 lần liên tục xảy ra khá thường xuyên, đặc biệt là với các trader ít kinh nghiệm hoặc khả năng kiểm soát tâm lý yếu kém.
    Nói tóm lại thì nếu dùng martingale với khối lượng ban đầu nhỏ thì hiệu quả trên vốn sẽ cực kỳ thấp, ngược lại nếu dùng khối lượng ban đầu lớn thì khả năng cháy tài khoản là cực kỳ cao. Và theo kinh nghiệm cá nhân tôi thì phương pháp martingale này còn nguy hiểm hơn cả phương pháp cost average mà tôi đã trình bày ở phần trước.
    Lời khuyên của tôi với tất cả trader là đừng bao giờ dùng phương pháp martingale này, vì thực tế cho thấy là hầu hết trader dùng martingale đều kết thúc với tài khoản mất sạch tiền.
    Fixed ratio
    Fixed Ratio Money Management hay tạm dịch là “phương pháp quản lý tiền theo tỷ lệ rủi ro cố định”, đây là phương pháp mà trader sẽ đặt ra 1 mức thua lỗ cố định được tính theo % của tài khoản, vd: chỉ thua 3,4 hoặc 5% tài khoản trong 1 lần thua thôi.
    tôi khuyến khích tất cả các trader, đặc biệt là những trader ít kinh nghiệm nên sử dụng phương pháp này..
    Fixed Ratio là phương pháp mà trader sẽ tự đặt ra 1 con số % thua lỗ tối đa, và sau đó tuyệt đối giữ cho những lệnh thua đều thua lỗ tối đa bằng mức ấy. VD tài khoản của tôi có 10.000 USD và đặt ra tỷ lệ thua lỗ của tôi là 5%, có nghĩa là cho dù tôi mua bán gì đi chăng nữa, nếu có thua thì tôi chỉ thua tối đa 500 USD/order mà thôi.
    Giả sử tài khoản của tôi có 10.000 USD, và với các tỷ lệ thua lỗ khác nhau thì sau 10 lần thua liên tục tài khoản của tôi sẽ còn bao nhiêu nhé.
    Thống kê thua lỗ sau 10 lần thua liên tục
    Nếu mỗi lần thua tôi chỉ thua 2% tài khoản thì sau 10 lần thua tôi chỉ mấy 2,000 USD, tài khoản của tôi còn lại 8,000 USD. Và tất nhiên là sau 10 lần thua thì tôi vẫn còn sống khoẻ.
    Nếu mỗi lần thua tôi thua 3% tài khoản thì sau 10 lần thua tôi sẽ mất 30% tài khoản, và lúc đó tôi còn lại 7,000 USD. Với số tiền 7,000 USD còn lại này thì tôi cũng vẫn còn thoải mái.
    Nếu mỗi lần thua tôi mất 4% tài khoản, nghĩa là sau 10 lần thua tôi mất 4,000 USD và còn lại 6,000 USD. Lúc này tôi đã gặp 1 rắc rối nho nhỏ rồi đấy, tuy nhiên việc gỡ lại 4,000 USD đã thua cũng không phải là quá khó khăn.
    Nếu mỗi lần thua tôi lỗ 5% tài khoản, sau 10 lần thua thì tài khoản 10,000 USD của tôi chỉ còn lại 5,000 USD. Lúc này tôi đã gặp phải vấn đề không nhỏ rồi, từ 10,000 USD xuống 5,000 USD thì tôi chỉ thua lỗ 50% mà thôi. Tuy nhiên để từ 5,000 USD để quay lại mức ban đầu 10,000 USD thì tôi phải thắng đến 100% (thắng 5,000 USD của số tiền còn lại là 5,000 USD).
    Như bạn thấy đấy, việc thua 50% tài khoản là 1 việc không khó khăn mấy, nhưng để gỡ lại số tiền thua lỗ bạn phải thắng được 100%, và việc thắng 100% tài khoản không phải là chuyện đơn giản đâu nhé.
    Nếu mỗi lần thua tôi mất 6% tài khoản, sau 10 lần thua tôi còn lại 4,000 USD. Và giờ đây tôi đã gặp rắc rối to rồi đấy, vì muốn gỡ lại số tiền thua mất thôi phải thắng 6,000 USD từ số vốn 4,000 còn lại, tương đương tôi phải thắng 150% mới huề vốn.
    Nếu mỗi lần tôi thua mất 7% tài khoản, thì tôi sẽ còn lại 3,000 USD sau 10 lần thua. Lúc này tôi đang điên đầu đây, từ 3,000 USD để quay lại mức huề vốn 10,000 USD thì tôi phải thắng 233% tài khoản.
    Nếu mỗi lần thua tôi lỗ 8% tài khoản, sau 10 lần thua tôi chỉ còn lại 2,000 USD. Và bây giờ thì cơ hội để tôi quay về mức huề vốn là rất nhỏ nhoi, vì từ 2,000 USD tôi phải thắng 400% tài khoản để quay về mức ban đầu.
    Và nếu tôi thua 9% tài khoản mỗi lần sai, thì sau 10 lần thua tôi còn được vỏn vẹn 1,000 USD trong tài khoản. Và để quay lại mức huề vốn thì tôi phải thắng 900% tài khoản, 1 con số cực kỳ khó đạt được.
    Và nếu tôi thua 10% tài khoản cho mỗi lệnh sau, thì sau 10 lần thua tài khoản của tôi sẽ về con số 0. Và lúc này tôi hoàn toàn không còn cơ hội để gỡ lại nữa, trong thì trường tài chính thì còn tiền là còn tồn tại, hết tiền cũng đồng nghĩa với game over.
    Có thể bạn nghĩ là “ai lại tệ đến mức thua 10 lần liên tục chứ”, nếu bạn nghĩ vậy thì bạn đã sai lầm to rồi đấy, thực tế thì việc thua 10 lần không gỡ là tình huống xuất hiện khá thường xuyên, đặc biệt là với các trader thiếu kinh nghiệm. Và ngay cả tôi, tác giả của quyển sách bạn đang đọc cũng đã gặp phải chuyện này khi mới tham gia thị trường đấy.
    Và bạn cứ yên tâm là những vấn đề tương tư như 10 lệnh thua 8 huề 2, 10 lệnh 9 thua 1 thắng v.v… sẽ diễn ra rất thường. Nếu bạn chưa từng gặp chuyện như vậy thì cứ yên tâm là … trước sau gì bạn cũng sẽ gặp thôi. Điều này phụ thuộc vào hên xui, nếu xui thì bạn sẽ gặp sớm và gặp thường xuyên, còn hên thì bạn ….. cũng sẽ gặp thôi, chỉ là gặp chậm hơn 1 tí.
    Việc của bạn không phải là cố tránh cho chuyện này không bao giờ xảy ra (vì điều này không khả thi lắm), mà việc của bạn là làm sao cho dù gặp phải trường hợp thua 10 lệnh không gỡ thì bạn vẫn còn tồn tại trong thị trường. Mà để làm được như vậy thì bạn phải giới hạn tỷ lệ thua lỗ tối đa ở mức hợp lý. Theo ý kiến cá nhân tôi thì bạn chỉ nên sử dụng tỷ lệ 3%, 4% tôi, và tuyệt đối không bao giờ được sử dụng tỷ lệ quá mức 5%.
    Profit factor
    Profit factor hay còn gọi là tỷ lệ lợi nhuận, đây là 1 trong những con số có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với 1 trader. Nếu 1 trader mà có tỷ lệ profit factor xấu thì khả năng chiến thắng về lâu dài của trader đó sẽ rất thấp, ngược lại 1 trader có được tỷ lệ profit factor tốt thì có nghĩa là trader đó đang tiến đến rất gần đến chiến thắng rồi.
    Profit factor được tính bằng cách lấy trung bình lợi nhuận đem chia cho trung bình thua lỗ. VD tôi giao dịch 100 lệnh, trong đó có 60 lệnh thắng và 40 lệnh thua, trung bình 1 lệnh thắng tôi thắng được 1000 USD, và trung bình 1 lệnh thua tôi thua mất 500 USD. Từ những con số trên tôi sẽ tính được 2 tỷ lệ cực kỳ quan trọng:
    - Tỷ lệ thắng thua (win/lose ratio) = 60/40 = 6:4
    - Tỷ lệ lợi nhuận/thua lỗ (profit factor ratio) = 1000/500 =2:1
    Tỷ lệ thắng thua 6:4 có nghĩa là trong 10 lệnh thì trung bình tôi thắng 6, thua 4.
    Tỷ lệ lợi nhuận/thua lỗ 2:1 có nghĩa là trung bình 1 lần thắng tôi thắng gấp đôi 1 lần thua, điều này cũng có nghĩa là 1 lần thắng tôi đủ bù cho 2 lần thua lỗ.
    Khi bạn tham gia thị trường thì có 1 câu châm ngôn mà bạn cần phải nhớ thật kỹ, đó là “không quan trọng số lần bạn thắng, mà chỉ quan trọng số tiền bạn thắng”. Nếu 1 người chỉ lo làm sao cho tỷ lệ thắng thua đạt 9:1, nhưng profit factor thì không tốt, vì khi thắng chỉ thắng 1,000 USD, nhưng khi thua thì thua đến 10,000 USD, thì kết quả cuối cùng của trader vẫn chỉ là thua lỗ 1,000 USD.
    Và với 1 trader có tỷ lệ profit factor tốt thì cho dù đánh 10 lệnh chỉ thắng 5 thì kết quả cuối cùng vẫn là có lãi.
    Và bây giờ chúng ta sẽ xem thử vài ví dụ nhé:
    - Giả sử tôi có 1 tài khoản 10,000 USD
    - Profit factor của tôi là 1:2, có nghĩa là phải 2 lần thắng tôi mới đủ bù 1 lần thua
    - Mỗi lần thua tôi thua 1,000 USD
    - Mỗi lần thắng tôi thắng 500 USD.
    Bây giờ chúng ta sẽ xem thử với các tỷ lệ thắng thua khác nhau thì kết quả cuối cùng của tôi như thế nào nhé.
    Kết quả giao dịch với profit factor là 1:2
    Bạn có thể thấy là với profit factor 1:2 thì với các tỷ lệ thắng thua 3-7; 4-6 thì tôi sẽ bị thua lỗ nặng. Còn với thỉ lệ thắng thua 5-5; 6-4 thì kết quả cuối cùng của tôi vẫn chỉ là thua lỗ. Và chỉ đến tỷ lệ thắng thua rất cao là 7-3 thì tôi mới có lãi, tuy nhiên cũng chỉ là 1 khoản lợi nhuận khá nhỏ bé.
    Bạn có thể thấy rất rõ ràng vấn đề của tôi ở đây chính là tỷ lệ profit factor không tốt đã làm cho kết quả cuối cùng trở nên cực kỳ tệ hại.
    Bây giờ chúng ta sẽ xem xét 1 ví dụ khác nhé:
    - Giả sử tài khoản của tôi có 10,000 USD.
    - Profit factor của tôi là 2:1, điều này có nghĩa là trung bình 1 lệnh thắng của tôi sẽ đủ bù lỗ cho 2 lệnh thua.
    - Mỗi lần thua tôi thua 500 USD.
    - Mỗi lần thắng tôi thắng 1,000 USD.
    Kết quả giao dịch với profit factor là 2:1
    Với profit factor là 2:1, thì ngay cả tôi trade rất tệ, đánh 10 lệnh thua 7 lệnh thì tôi cũng chỉ lỗ 1 số tiền nhỏ là 500 USD. Chỉ cần tôi đánh 10 lệnh thắng được 4 lệnh thôi thì kết quả cuối cùng tôi vẫn có lãi 1,000 USD. Và nếu tôi trade tốt hơn thì tôi lại càng thắng được nhiều hơn.
    Vậy đâu là rút ra từ 2 ví dụ trên ??? Bài học rõ ràng đó là tỷ lệ profit factor tốt hơn thì khả năng chiến thắng của tôi cao hơn hẳn.
    Mặc dù có ý nghĩa cực kỳ quan trọng như vậy, tuy nhiên phần lớn trader lại không dành nhiều quan tâm lắm đến vấn đề này. Họ cố công tìm cách làm sao để có thể đánh 10 lệnh thắng 8,9 lệnh, kết quả cuối cùng đó là profit factor của họ quá tệ hại, và dù tỷ lệ thắng thua lên đến 9-1, nhưng chỉ cần 1,2 lệnh thua là họ mất sạch lợi nhuận của 8,9 lệnh thắng, và tất nhiên kết quả cuối cùng của những trader này vẫn chỉ là thua lỗ.
    Tóm lại thì bạn cần phải ghi nhớ những nội dung quan trọng sau:
    - Fixed ratio là phương pháp quản lý tiền tuy cực kỳ đơn giản nhưng lại rất hiệu quả, đây là phương pháp quản lý tiền tôi khuyến nghị các nhà đầu tư nên sử dụng.
    - Mỗi lần thua chỉ nên thua từ 3-4% tài khoản thôi, và tuyệt đối đừng bao giờ thua lỗ quá 5% tài khoản chỉ trong 1 giao dịch thất bại.
    - “Số lần bạn thắng không quan trọng bằng số tiền bạn thắng”, vì vậy hãy giữ cho tỷ lệ profit factor tối thiểu phải bằng 1:1, nếu tốt hơn hãy nâng tỷ lệ
    STop Loss cần thiết hay nhất thiết.
    Dùng Stoploss (SL) hầu như là quan trọng hơn tất cả mọi thứ khác liên quan đến giao dịch. Một vài người hiểu về nó, Một vài người không dùng nó. Và một vài tác giả của các cuốn sách về Forex không đề cập đến nó.
    Nhìn chung các giao dịch viên hiểu biết về SL hiện nay có thể chia thành các cấp độ.
    Cấp 1. Không hiểu và không sử dụng thường xuyên SL.
    Cấp 2. Hiểu ý nghĩa stoploss và thường xuyên đặt SL nhưng đặt SL không đúng chổ.
    Cấp 3. Hiểu và thường xuyên đặt stoploss, và đặt SL đúng chổ.
    Không hiểu về SL góp phần làm thua lổ nhiều hơn bất cứ điều gì trong giao dịch. Tôi không hiểu triết lí của Bạn như thế nào và bạn sẽ tồn tại như thế nào trong thị trường khi mà bạn không hiểu gì về SL. Và Bạn hãy trả lời tôi. Triết lí giao dịch của bạn là gì ?!
    Nếu triết lí đầu tư của bạn trong giao dịch Forex là tìm sự chênh lệch giá cả trong thị trường để mua và bán. thì triết lí đó là sai lầm nghiêm trọng. Triết lí đúng cho thành công trong giao dịch là “ Làm tăng 1 tài khoản nhỏ, dần dần trở thành 1 tài khoản lớn hơn theo thời gian, từ từ, từ từ”. Nếu Bạn đọc đi đọc lại nhiều lần triết lí này bạn sẻ hiểu vấn đề cốt lỏi trong giao dịch Forex, Spot gold.
    Triết lí đầu tư như thế này nó sẻ đưa ra một quy luật đúng trong giao dịch là. “Bạn có thắng và có thua, và nhiệm vụ của bạn là số tiền thắng tổng hợp lại sẻ hơn số tiền thua theo một chu kỳ thời gian nhất định”.
    Thế bạn sẻ làm thế nào. Câu trả lời là việc bạn có, hay không có đặt SL khi giao dịch.
    Và sau đây là một ý kiến về Stoploss.
    Tôi ít khi nào đặt stoploss ?! Vì mỗi lần giá chạm stoploss thì cứ như lá giá quay đầu trở lại.
    Xin trả lời bạn như sau: Hãy nghĩ về điều này nếu Bạn chạy trên 1 chiếc xe sẻ như thế nào nếu không có bộ phận thắng. Hay bạn chạy xe không cần thắng. Và hiện bạn đang giao dịch trong một thị trường rất lớn. Việc giá lên rồi xuống và lên rồi xuống, Bạn có trả lời cho tôi là Bạn biết rất rỏ được vì sao, vì lí do gì mà giá lại thay đổi hay không. Nếu không thì việc bạn không đặt stoploss và chờ đợi chỉ là sự may mắn vài lần. Nhưng điều gì nếu thị trường lưng chừng, và nó hình thành 1 xu hướng (Trend) đi mãi. Và nếu bạn không có một mức stop. Xu hướng sẻ không còn là người bạn mà sẻ là kẻ thù giết chết bạn trên thị trường.
    *Stop Loss liên quan đến Money Management (Quản lí tiền)
    Việc đặt Stoploss liên quan đến việc quản lí tiền. Hãy hiểu chỉ những lần giao dịch thua lổ nặng nó mới làm bạn ngã ngựa thật sự trên con đường giao dịch. Chỉ những lần thua lổ lớn mới ảnh hưởn đến tài khoản, đến tin thần của Bạn. Stoploss cũng giống như bạn mua bảo hiểm cho tài khoản. Khi mà bạn chấp nhận 1 khoản nhỏ mất mát để bảo toàn cả phần còn lại.
    Vì những điều này Bạn hãy nhớ kỹ luật thuộc hàng đầu trong giao dịch:
    Bạn phải có ít nhất trong đầu, ít nhất một mức stoploss khi giao dịch.
    Và vấn đề cơ bản để thành công trong giao dịch là:
    Thứ nhất: Phải kiên nhẫn đợi chờ một điều kiện thuận lợi để giao dịch.
    Thứ hai : Giao dịch với (mức Stoploss) Là một khoản tiền mà nếu mất đi, Bạn có thể chấp nhận được.
    Việc thành công của bạn sẻ dần dần đến với bạn nếu bạn luôn có kỹ luật và việc đặt stoploss hợp lí. Việc đặt stop loss hợp lí phụ thuộc vào kế hoạch giao dịch của Bạn. Vấn đề đặt stoploss hợp lí còn phụ thuộc vào kinh nghiệm giao dịch của bạn, phụ thuộc vào hệ thống giao dịch của bạn.

    Phạm Phúc Hậu
    Rolex4646, Tuan2017dongdatu thích bài này.
  10. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.810
    tôi đang mua vào
    CMG break đỉnh thành công
    cổ phiếu ngon không phải để bán , kiên trì sẽ có lộc
    Rolex4646 thích bài này.

Chia sẻ trang này