Đầu tư Công lại Nóng dần rồi $$$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 04/08/2022.

4324 người đang online, trong đó có 496 thành viên. 12:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 23837 lượt đọc và 140 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Thúc" vốn đầu tư công: Không giải ngân được sẽ điều chuyển, không thể lãng phí
    Thanh Thuỷ - 03/08/2022 21:16



    Trong khuôn khổ phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2022, chiều 3/8, Chính phủ nghe các báo cáo và thảo luận về tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công và tình hình triển khai 03 chương trình mục tiêu quốc gia (xóa đói giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới; và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi).

    Báo cáo về tình hình phân bổ, giải ngân vốn ngân sách nhà nước, các khó khăn, vướng mắc và giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, các Chương trình mục tiêu quốc gia trong những tháng còn lại của năm 2022, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSNN đến ngày 31/7/2022 đạt 186.848,16 tỷ đồng, đạt 34,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao năm 2022, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước (36,71%).

    Đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thẳng thắn chỉ ra các vấn đề tồn tại, khó khăn vướng mắc ảnh hưởng tiến độ giải ngân đầu tư công, bao gồm các khó khăn đặc thù của năm 2022 khi nhiều dự án mới cần thời gian hoàn tất thủ tục hay giá nguyên, nhiên vật liệu biến động bất thường và cả các vướng mắc đã tồn tại từ lâu.

    Tình hình dịch bệnh đã tốt hơn, khung pháp lý cải tiến hơn cùng hàng loạt văn bản cuộc họp đôn đốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt dấu hỏi khi tỷ lệ hoàn thành kế hoạch giải ngân đầu tư công thấp hơn năm gặp khó khăn vì đại dịch, cũng như việc có những bộ ngành địa phương đã vượt trên 50% kế hoạch nhưng cũng nhiều nơi chỉ đạt 10-20%. Đồng thời, , người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh cần thẳng thắn, tìm ra phương cách “cứu chữa”, không nên né tránh.

    [​IMG]
    Thủ tướng Phạm Minh Chính "sốt ruột" khi tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công vẫn ở mức thấp
    Công tác chuẩn bị đầu tư sớm để khi được nhận vốn có thể triển khai ngay là một trong các lý do mà nhiều tỉnh thành làm tốt công tác giải ngân đầu tư công như Thái Nguyên, Lâm Đồng, Tiền Giang nhắc đến nhiều nhất. Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp cho biết công tác chuẩn bị đầu tư đã được tỉnh chủ động làm sớm vì xác định cần nhiều thời gian để hoàn tất thủ tục. Nhiều tỉnh thành cũng đã chuẩn bị từ giữa năm 2021. Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng kiến nghị thông báo sớm kế hoạch đầu tư năm 2023 để chuẩn bị tốt cho dự án năm tới.

    Cùng đó, nhiều tỉnh cũng đã chủ động chuyển vốn từ dự án có khối lượng hoàn thành thấp sang dự án có khối lượng hoàn thành cao. Về công tác vốn, kinh nghiệm của tỉnh Tiền Giang nhiều năm nay là chấp thuận ứng vốn cho chủ đầu tư từ quỹ phát triển đất cho công tác giải phóng mặt bằng và hoàn trả ngay khi được giải ngân vốn để có thể chủ động trong giải phóng mặt bằng.

    Bài học không đầu tư dàn trải mà trọng tâm trọng điểm là điều được nhiều tỉnh thành đạt được tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cao nhắc đến. Tại Quảng Ninh – tỉnh thành đã giải ngân được 56,1% số vốn được Chính phủ giao, số lượng dự án mới giảm 8 lần khi cả năm chỉ thực hiện 62 dự án, gồm 12 dự án mới và 50 dự án chuyển tiếp.

    Là một trong các bộ ngành có tiến độ giải ngân vốn đầu tư công khá tốt, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, cơ quan này đã thực hiện giải ngân được 45,5% vốn đã phân bổ. Nguyên nhân theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đến từ việc mỗi dự án đều được xây dựng kế hoạch chi tiết giải ngân trong một năm, phân công cho các Thứ trưởng và có sự kiểm tra, rà soát tiến độ hàng tuần, hàng tháng. Cùng đó, các dự án được chọn tư vấn tốt cũng giúp tránh phát sinh phải điều chỉnh kéo dài tiến độ dự án. Bộ cũng đi thực tế công trường, cương quyết với nhà thầu trong trường hợp chậm tiến độ. Vấn đề nguyên vật liệu gặp khó khăn giai đoạn 1 nhưng hiện ở giai đoạn 2 Bộ đã điều tra kỹ để không gặp khó. Tại cuộc họp này, người đứng đầu Bộ Giao thông Vận tải còn đề nghị tổ chức cuộc họp Chính phủ để Đồng Tháp, An Giang hỗ trợ về vật liệu cát đối với các tỉnh triển khai dự án.

    Đối với các bộ ngành địa phương chỉ mới hoàn thành với tỷ lệ thấp, nguyên nhân chậm giải ngân vốn cũng được nêu nhiều. Tại TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cong mới là 15%. Phó chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu cho biết thành phố có độ mở kinh tế lớn nên các chi phí đầu vào tăng cao, các nhà thầu thi công cầm chừng do sợ chi phí nguyên vật liệu. Ngoài ra, tại nhiều dự án, còn một số vướng mắc liên quan đến thủ tục, trong đó một số dự án chuyển tiếp đang điều chỉnh chủ trương đầu tư. Về giải pháp cho thời gian tới đây, lãnh đạo thành phố cũng cho biết sẽ thành lập tổ công tác ODA, tổ công tác các dự án được giao vốn lớn; tổ công tác bồi thường, tái định cư để tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Đồng thời, ông Châu cũng cho biết TP HCM sẽ linh hoạt điều hành kế hoạch vốn, rà soát tiến độ, điều hoà vốn linh hoạt để tăng tỷ lệ giải ngân.

    Chỉ đạo đầu tư công phải trách nhiệm hơn, không giải ngân được sẽ điều chuyển vốn, không thể lãng phí

    Lắng nghe ý kiến trao đổi giữa các bộ ngành địa phương, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh xác định giải ngân vốn đầu tư công là công việc trọng tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Dù “sốt ruột” vì giải ngân đầu tư công “vẫn trầm luân”, người đứng đầu Chính phủ cũng cho rằng cần nhìn nhận khách quan, bình tĩnh lại để chỉ đạo phù hợp với tình hình.

    Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhắc lại rằng tỷ lệ giải ngân trong 7 tháng cũng thường dao động trong khoảng 35-45% trong năm năm qua. Đồng thời, số vốn đầu tư công năm 2022 cao gấp đôi hồi năm 2016 và cũng cao hơn110.000 tỷ đồng so với năm 2021. Công việc vì vậy cũng lớn hơn nhiều so với các năm trước đây.

    Theo Thủ tướng, việc lãnh đạo chỉ đạo cần thay đổi để phù hợp tình hình. Ngoài vốn đầu tư trung hạn, còn vốn cho phục hồi, lượng tiền chi tiêu đưa ra sẽ rất lớn và càng cần những người đứng đầu quyết tâm cao, hành động quyết liệt, chỉ đạo bao quát, hiệu quả.

    Chỉ ra 5 giải pháp thúc đầu tư công thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành địa phương cần đề cao vai trò lãnh đạo cơ quan, có trách nhiệm lớn hơn với việc chỉ đạo đầu tư công. Cùng đó, các bộ ngành, địa phương tự rà soát điều chỉnh danh mục, công tác chuẩn bị đầu tư, cái gì chưa được, cái gì cần điều chỉnh thì báo cáo, nhưng phải đảm bảo chính xác, tuân thủ pháp luật, tránh tham nhũng tiêu cực

    Thứ ba, các bộ ngành trung ương, chủ tịch UBND tỉnh rà soát lại quy định thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương. Trong đó, những vấn đề thuộc thẩm quyền có thể điều chỉnh trong thông tư thì cần chủ động sửa, vấn đề thuộc thẩm quyền Chính phủ thì đề xuất sớm để sửa, các vấn đề cần sửa luật thì tập hợp lại và cập nhật vào các luật đang sửa như Luật Đất đai. Thủ tướng yêu cầu khẩn trương tập hợp các đề xuất sửa đổi để cập nhật vào các nội dung đang sửa, phù hợp với tình hình hiện nay.

    Giải pháp điều chuyển vốn cũng được người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh. Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện việc điều chuyển vốn từ địa phương nay sang địa phương khác. Các bộ và địa phương tự điều chỉnh trong nội bộ, đảm bảo tính kỷ luật. Nếu không giải ngân được phải điều chuyển, không thể lãng phí. Cùng đó, các kinh nghiệm, biện pháp từ địa phương làm tốt cần được cầu thị, học hỏi từ các các khâu chuẩn bị, sẫn sàng nguyên vật liệu, thanh tra, giám sát…
    xuanxanhluc đã loan bài này
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Hòa Bình (HBC) lên kế hoạch lợi nhuận 21.875 tỷ đồng vào năm 2032


    CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC – sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022, đại hội dự kiến tổ chức ngày 24/8 tại TP. HCM.
    [​IMG]



    Theo đó, Công ty sẽ trình cổ đông thay đổi một số ngành, nghề đăng ký kinh doanh và điều lệ Công ty phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành để phát hành cổ phiếu theo phương án phát hành riêng lẻ đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 25/4/2022.

    Trong đó, đáng chú ý có nội dung điều lệ được bổ sung về người điều hành:

    Nội dung trước điều chỉnh, người điều hành Công ty bao gồm Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người điều hành khác theo quy định của điều lệ Công ty.

    Nội dung sau điều chỉnh, người điều hành Công ty bao gồm Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc thường trực, các phó Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính, kế toán trưởng và người điều hành khác theo quy định của Điều lệ Công Điểm đáng lưu ý, ngày 23/7, Công ty vừa miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc đối với ông Lê Viết Hiếu, con trai ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT và đồng thời, bổ nhiệm ông Hiếu vào vị trí Phó tổng giám đốc thường trực.

    Được biết, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 ngày 25/4, Công ty thông qua kế hoạch phát hành riêng lẻ 74 triệu cổ phiếu, giá phát hành ủy quyền cho HĐQT lựa chọn nhưng không thấp hơn giá trị sổ sách tại thời điểm phát hành. Toàn bộ số tiền huy động được, Công ty dự kiến bổ sung nguồn vốn kinh doanh, thanh toán các khoản nợ vay nhằm giảm áp lực tài chính.




    Đồng thời, Công ty cũng sẽ trình bày chiến lược kinh doanh trong 10 năm tới và xin ý kiến cổ đông thông qua chính sách thưởng khích lệ Ban điều hành, cán bộ trọng yếu và các cá nhân có thành tích xuất sắc, đóng góp hiệu quả vào việc đạt và vượt chỉ tiêu doanh thu 437.500 tỷ đồng và lợi nhuận 21.875 tỷ đồng vào năm 2032




    Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý II/2022, Hòa Bình ghi nhận doanh thu đạt 4.079,83 tỷ đồng, tăng 28,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 50,28 tỷ đồng, giảm 13,9% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 6,1% về còn 3,3%.

    Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 31,2% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 60,93 tỷ đồng về 134,13 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 181,6%, tương ứng tăng thêm 118,1 tỷ đồng lên 183,15 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 77,7%, tương ứng tăng thêm 62,33 tỷ đồng lên 142,58 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 26%, tương ứng tăng thêm 27,01 tỷ đồng lên 130,77 tỷ đồng; lợi nhuận khác tăng 403,5%, tương ứng tăng thêm 23,12 tỷ đồng lên 28,85 tỷ đồng.

    Trong kỳ mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm, nguyên nhân chủ yếu do biên lợi nhuận gộp giảm mạnh dẫn tới lợi nhuận gộp giảm. Mặc dù Công ty đã tăng nguồn thu từ doanh thu tài chính và lợi nhuận khác nhưng không đủ bù đắp sự sụt giảm của biên lợi nhuận gộp, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng lên.

    Luỹ kế trong 6 tháng đầu năm, Hòa Bình ghi nhận doanh thu đạt 7.062,8 tỷ đồng, tăng 29,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 60,89 tỷ đồng, giảm 10,6% so với cùng kỳ.

    Trong năm 2022, Hòa Bình đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 17.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 350 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty mới hoàn thành 17,4% kế hoạch lợi nhuận năm.

    Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/8, cổ phiếu HBC tăng 150 đồng lên 21.300 đồng/cổ phiếu.
    luong_gia, Tran Namxuanxanhluc thích bài này.
    xuanxanhluc đã loan bài này
  3. xuanxanhluc

    xuanxanhluc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2014
    Đã được thích:
    18.649
    Đầu tư công thì VCG HBC FCN LCG, HSG NKG PLC KSB thanh khoản bùng nổ Thì VND SSI thế thôi
    luong_gia, Tran Nam, SuSuCaRot1 người khác thích bài này.
    xuanxanhluc đã loan bài này
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Thủ tướng: "Tiền để đấy không tiêu được là rất sốt ruột"

    03/08/2022
    Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, vừa qua Chính phủ đã có nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nhưng tình hình vẫn chưa chuyển biến mạnh, giải ngân chậm vẫn là căn bệnh kéo dài nhiều năm nay.

    [​IMG]

    Thủ tướng nhấn mạnh trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay, tình trạng "tiền để đấy không tiêu được" là "rất xót ruột và sốt ruột" - Ảnh VGP
    Chiều ngày 3/8, tiếp tục chương trình phiên họp thường kỳ tháng 7, Chính phủ nghe các báo cáo và thảo luận về tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

    Ba nhóm khó khăn, vướng mắc

    Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết để chỉ đạo, điều hành kế hoạch đầu tư công năm 2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 9 nghị quyết (trong đó có 2 nghị quyết chuyên đề về giải ngân vốn đầu tư công), 3 công điện, 7 văn bản; tổ chức 1 hội nghị trực tuyến với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương; thành lập 6 tổ công tác kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công.

    Thủ tướng cũng đã yêu cầu phải coi giải ngân vốn đầu tư công là công việc trọng tâm, nếu như không hoàn thành nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công thì phải kiểm điểm người đứng đầu, đồng thời thực hiện điều chuyển kế hoạch vốn.

    Tuy nhiên, theo các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước từ đầu năm đến 31/7/2022 là 186.848 tỷ đồng, mới đạt đạt 34,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Có 41/51 bộ, cơ quan trung ương và 18/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức trung bình của cả nước, trong đó có 17 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 10% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

    Về khó khăn, vướng mắc với giải ngân đầu tư công, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Bộ nhận diện có khoảng 21 tồn tại thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có phân thành 3 nhóm chính.

    Trước tiên, về nhóm nội dung liên quan đến thể chế, chính sách, khó khăn chủ yếu về lĩnh vực đất đai; tài nguyên-môi trường; lĩnh vực ngân sách nhà nước và công sản; xây dựng; lĩnh vực đấu thầu; lĩnh vực đầu tư công.

    Tiếp theo, liên quan đến đến tổ chức triển khai thực hiện, công tác lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước chưa sát với khả năng thực hiện. Chất lượng chuẩn bị dự án thấp, công tác khảo sát, thiết kế dự án chưa tốt. Các cấp, các ngành và người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa thực sự vào cuộc, chưa tập trung xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc của các dự án.

    Cuối cùng là nhóm khó khăn mang tính đặc


    thù của kế hoạch năm 2022. Đây là năm thứ hai triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, là năm các bộ, địa phương bắt đầu khởi công mới nhiều dự án nên thông thường cần từ 6-8 tháng hoàn tất thủ tục nên tiến độ giải ngân vốn của những dự án khởi công mới chỉ được đẩy mạnh vào những tháng cuối năm.

    Ngoài ra, giá nguyên, nhiên vật liệu, xăng dầu trong những tháng đầu năm 2022 tăng cao, có tình trạng khan hiếm nguồn cung về cát, đất để san lấp mặt bằng. Một số nơi chưa cập nhật kịp thời sát giá thị trường, chủ đầu tư có tâm lý chọn biện pháp an toàn khi lựa chọn thực hiện ký hợp đồng trọn gói nên khó khăn khi xảy ra biến động giá thì nhà thầu sẽ phải gánh chịu, dẫn đến nhà thầu trúng thầu, ký hợp đồng trọn gói thi công cầm chừng, chờ chính sách điều chỉnh giá hợp đồng và giá vật liệu xây dựng...

    [​IMG]
    Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương - Ảnh: VGP

    Từ những khó khăn trên, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị một số giải pháp trọng tâm.

    Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách. Trong đó, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan Trung ương có liên quan nghiên cứu sửa tổng thể các luật có liên quan đến thực hiện dự án đầu tư công; Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, tiếp thu các vướng mắc về đất đai theo phản ánh của các địa phương trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai.


    Bộ Xây dựng nghiên cứu, đơn giản hóa và phân cấp hơn nữa quy định liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng công trình theo hướng phân cấp mạnh mẽ cho địa phương trong công tác kiểm tra, nghiệm thu, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhóm A, B trên địa bàn, dự án thực hiện trên địa bàn 2 địa phương trở lên.

    Thứ hai, cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong triển khai dự án đầu tư công; các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải chủ động, thực sự vào cuộc và trả lời, hướng dẫn xử lý, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn một cách kịp thời, hiệu quả.

    Thứ ba, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư công. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu.

    Sẽ ban hành nghị quyết thúc đẩy giải ngân đầu tư công mạnh hơn

    Đánh giá về tình hình giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng vừa qua, Chính phủ đã có nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nhưng tình hình vẫn chưa chuyển biến mạnh, giải ngân chậm vẫn là căn bệnh kéo dài nhiều năm nay. Đặc biệt, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay, tình trạng "tiền để đấy không tiêu được là rất xót ruột và sốt ruột".

    Thủ tướng nêu rõ, thúc đẩy giải ngân đầu tư công là nhiệm khó, năm 2022, nhiệm vụ giải ngân đầu tư công càng lớn khi lượng vốn đầu tư công (542 nghìn tỷ đồng) gấp hơn 2,5 lần năm 2016 (204 nghìn tỷ đồng) và nhiều hơn khoảng 110 nghìn tỷ đồng so với năm 2021, do ngoài vốn đầu tư trung hạn còn có nguồn vốn từ chương trình phục hồi và phát triển.

    "Song càng khó khăn, càng phức tạp, càng phải giữ vững bản lĩnh, phát huy trí tuệ, dân chủ, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, hơn, có biện pháp, giải pháp phù hợp với tình hình và yêu cầu công việc", Thủ tướng nhấn mạnh.

    Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công phải đề cao hơn nữa trách nhiệm bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, chủ tịch ubnd các tỉnh, thành phố.

    Các bộ ngành, địa phương tự rà soát lại các thủ tục, công việc cần triển khai để chỉ đạo thực hiện đúng quy định, tránh tiêu cực, tham nhũng; rà soát các quy định thuộc phạm vi quản lý, nếu thuộc thẩm quyền thì sửa ngay, nếu thuộc thẩm quyền Chính phủ thì đề xuất Chính phủ và báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền với các vấn đề vượt thẩm quyền.

    Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh vốn giữa các bộ ngành, địa phương; các bộ ngành, địa phương tự điều chỉnh vốn trong nội bộ. Các bộ ngành, địa phương chưa làm tốt thì phải khiêm tốn, cầu thị, học hỏi, tham khảo các mô hình, cách làm của những nơi làm tốt như thành lập các tổ công tác, đôn đốc, giao ban hằng tháng.

    Ngoài ra, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ tiếp thu các ý kiến, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành nghị quyết về nội dung này, tạo chuyển biến thực sự trong thời gian tới
    luong_gia, Tran Namxuanxanhluc thích bài này.
    xuanxanhluc đã loan bài này
  5. xuanxanhluc

    xuanxanhluc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2014
    Đã được thích:
    18.649
    Cứ VCG HBC LCG HSG NKG SSI VND mà chiến thôi
    xuanxanhluc đã loan bài này
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Tiền nhiều để làm gj Sốt ruột lắm :D@};-
    luong_gia, Tran Namxuanxanhluc thích bài này.
    xuanxanhluc đã loan bài này
  7. xuanxanhluc

    xuanxanhluc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2014
    Đã được thích:
    18.649
    Mình chọn VCG HBC HSG VND LCG
    luong_gia, bapcai_xanhBigDady1516 thích bài này.
    xuanxanhluc đã loan bài này
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    HBC anh Hải Bluchip chiều kéo trần thì phải làm sao lại 1 tỷ đô mua vào liên tục :D@};-
    --- Gộp bài viết, 04/08/2022, Bài cũ: 04/08/2022 ---
    VCG cầu hóng giá thấp gớm nhỉ :D@};-
    Last edited: 04/08/2022
    luong_giaxuanxanhluc thích bài này.
    xuanxanhluc đã loan bài này
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Trình Thủ tướng phương án xây dựng ga C9 tuyến metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo

    [​IMG]
    Ga ngầm C9 thuộc Dự án xây dựng tuyến metro số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo có vị trí tại hồ Hoàn Kiếm - khu di tích văn hóa lịch sử quốc gia đặc biệt.


    [​IMG]
    Phối cảnh ga ngầm C9.
    Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, UBND TP. Hà Nội vừa có công văn số 2228/UBND - ĐT gửi Thủ tướng Chính phủ về phương án tuyến và vị trị ga ngầm C9 tại khu vực hồ Hoàn Kiếm thuộc Dự án xây dựng tuyến metro số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.

    Cụ thể, trên cơ sở ý kiến thống nhất của các Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ GTVT, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội… UBND TP. Hà Nội xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng xem xét, chấp thuận phương án vị trí, tổng mặt bằng ga ngầm C9 theo Phương án 1, làm cơ sở để hoàn chỉnh hồ sơ diều chỉnh chủ trường đầu tư Dự án tuyển đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

    Theo Phương án 1 – phương án được UBND TP. Hà Nội kiến nghị lựa chọn, ga ngầm C9 được điều chỉnh thành ga xếp chồng 4 tầng có kết cấu thân ga trùng với ranh giới vùng bảo vệ II, dài 202,4 m, rộng 15 m, sâu khoảng 31 m, ga nằm trên đường cong có bán kính 800 m, bên dưới lòng đường Đinh Tiên Hoàng phía trước Tổng công ty Điện lực Hà Nội, Tổng công ty Điện lực Miền Bắc và Trụ sở HĐND-UBND TP. Hà Nội. Ga sẽ bố trí 2 lối lên xuống số 1 và 2 ở vị trí như phương án đề xuất ban đầu.

    Để có đủ không gian bố trí tháp làm mát, thông gió (cao 13 m) và phòng máy phát điện... UBND TP. Hà Nội cho biết là cần phải mở rộng diện tích công trình phụ trợ tại đất của Tổng công ty Điện lực Hà Nội lên 705 m2, tăng 260 m2 so với phương án để xuất ban đầu; lấy thêm đất của UBND TP. Hà Nội khoảng 25 m để đảm bảo thi công.

    Về tuyến hầm, UBND TP. Hà Nội cho biết là sau ga C8 trên đường Phan Đình Phùng, tuyến rẽ phải đi vào phố Đồng Xuân tiến tới đi khác mức xếp chồng, sau đó vào phố Hàng Đường, Hàng Ngang, đến đầu phố Hàng Đào thì rẽ trái đi cắt qua khu dân cư phường Hàng Bạc, dưới phố Gia Ngư, Đinh Liệt, Cầu Gỗ, phố Hồ Hoàn Kiếm và đến đường Đinh Tiên Hoàng vào ga C9.

    Từ đầu phố Hàng Đào đến phố Hồ Hoàn Kiếm, tuyến hầm phải sử dụng một số đoạn cong để vi chỉnh vị trí bên trong hành lang tim tuyến đã phê duyệt; đoạn trên đất công cộng từ đền Bà Kiệu đến phố Đinh Tiên Hoàng phải vi chỉnh ra ngoài hành lang đã phê duyệt, hầm đi bên dưới đền Bà Kiệu, độ lún bề mặt ước tính khoảng 7,9 mm và áp dụng bán kính cong 250 m, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

    Sau ga C9, tuyến chuyển dần sang đi song song đồng mức, đi tiếp đến phố Hàng Bài và ga C10 tại ngã tư giao với phố Trần Hưng Đạo.

    Ưu điểm của phương án này là phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô; Quy hoạch phân khu đô thị H1 -1B (khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận;, Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm TP. Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo tính khả thi về kỹ thuật và công nghệ, tuân thủ pháp luật về di sản văn hóa, giải quyết được các kiến nghị của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

    Nhược điểm của phương án này là do phải điều chỉnh thiết kế ga C9 và đoạn tuyến sẽ làm tăng thêm chi phí xây dựng (khoảng 500 tỷ đồng), tăng chi phí vận hành bảo dưỡng, kém thuận lợi hơn cho hành khách.

    Được biết, ngoài Phương án 1 - phương án kiến nghị lựa chọn, UBND TP. Hà Nội còn nghiên cứu thêm 2 phương án khác để xây dựng ga ngầm C9.

    Cụ thể, Phương án 2 - giữ nguyên như phương án ban đầu đã đề xuất phê duyệt từ năm 2017 trong đó ga ngầm C9 đồng mức 3 tầng, có 4 cửa lên xuống, thân ga dài 150 m, rộng 24 m, sâu khoảng 20 m, nằm ngầm dưới đường Đinh Tiên Hoàng và vườn hoa Bờ hồ Hoàn Kiếm tại phía trước Tổng Công ty Điện lực Hà Nội và Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, phần chính thân ga và cửa lên xuổng số 3 năm trong Vùng bảo vệ II di tích Hồ Hoàn Kiếm.

    Đối với Phương án 3, UBND TP. Hà Nội kiến nghị bỏ ga ngầm C9 (hoặc có thể xem xét xây dựng trong tương lai)
    luong_gia thích bài này.
  10. bapcai_xanh

    bapcai_xanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/07/2015
    Đã được thích:
    12.010

Chia sẻ trang này