DBC - TĂNG TRƯỞNG & THÂU TÓM

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Votacthien2268, 13/07/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3314 người đang online, trong đó có 361 thành viên. 23:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 17925 lượt đọc và 244 bài trả lời
  1. Votacthien2268

    Votacthien2268 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2015
    Đã được thích:
    2.381
    Ngôi nhà sinh hoạt và trao đổi tin tức của anh em nhà DBCer nhé các bác.
    Cập nhất tin tức KQKD 6 tháng đầu năm 2016:
    http://www.dabaco.com.vn/vn/tin-tap...uy-ke-thang-dau-nam-dat-262-ty-dong-1746.html
    DBC: Quý II/2016 lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 199 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 262 tỷ đồng
    12:00 | 11/07/2016
    Sáng nay, Hội đồng quản trị họp phiên thường kỳ đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh quý II năm 2016 và thông qua việc triển khai kế hoạch SXKD 6 tháng cuối năm.
    Quý II là giai đoạn thời tiết bắt đầu vào thời điểm nắng nóng kèm theo mưa gió lớn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm.

    Mặc dù vậy, nhờ sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của HĐQT, Ban Tổng Giám đốc trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp như tăng năng suất, chất lượng, tiết kiệm triệt để các chi phí, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm cao của các Công ty TNHH một thành viên và các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, đặc biệt là các đơn vị sản xuất giống gia súc, gia cầm và chăn nuôi gia công lợn, vì vậy kết quả Quý II/2016 của Tập đoàn đạt tốt: Lợi nhuận trước thuế đạt 235 tỷ đồng, LNST đạt 199 tỷ đồng, tăng 275% so với cùng kỳ năm 2015. Lợi nhuận quý II đạt tốt một phần đóng góp từ hoạt động chính (tăng 58% so với cùng kỳ) và lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản.

    Lũy kế 6 tháng đầu năm của Tập đoàn: doanh thu đạt 4.332 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 262 tỷ đồng, đạt 90% kế hoạch và tăng 138% so với cùng kỳ năm 2015.

    Quý III, HĐQT yêu cầu Ban điều hành tăng cường quản lý, giám sát, chỉ đạo các đơn vị thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả SXKD. Song song đó phải tập trung thi công dứt điểm các dự án Khu chăn nuôi lợn giống tại các tỉnh Phú Thọ, Hà Nam, Hải Phòng, Lương Tài (Bắc Ninh), Nhà máy TACN Hà Nam, Trung tâm thương mại Dabaco Từ Sơn, Cảng Tân Chi, Khách sạn…để sớm đưa vào hoạt động trong năm nay.

    Như vậy, 6 tháng đầu năm EPS đạt 3,5K. 6 tháng cuối năm tiếp tục tăng năng suất, mở rộng cửa hàng thực phẩm sạch, chuyển nhượng các dự án BDS không hiệu quả.
    EPS dự phóng 2016 là 7-8K.


    --- Gộp bài viết, 13/07/2016, Bài cũ: 13/07/2016 ---
    @zanden, @Rolex4646; @up_end_down;..... anh em có DBC vào đây trao đổi
    up_and_downtrabac thích bài này.
  2. Votacthien2268

    Votacthien2268 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2015
    Đã được thích:
    2.381
    Khi “ông trùm” tài chính dồn dập M&A trong nông nghiệp

    Xu hướng M&Avào nông nghiệp

    Vài năm trở lại đây, ngành nông nghiệp Việt Nam gần như bội thực bởi các dự ántrăm hoa đua nở của xu hướng đầu tưgọi là sạch, hữu cơ (hay organic). Thậm chí, nhiều chuyên gia còn dự đoán, trong thời gian tới sẽ xuất hiện làn sóng doanh nghiệp khởi nghiệptrong lĩnh vực nông nghiệp organic, doanh nghiệp ứng dụng khoa học - công nghệ chế biến nông sản, thuỷ hải sản…

    Theo các chuyên gia, ngành nông nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế, khi quy mô sản xuất nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng và dịch vụ phụ trợ còn thiếu và yếu. Khi đầu tư vào ngành này, các nhà đầu tư thường gặp khó khăn về quỹ đất và thủ tục mất thời gian. Tuy nhiên, xu hướng đầu tư vào các ngành nông nghiệp sạch, thực phẩm chế biến sạch đang được các nhà đầu tư trong và ngoài nước săn đón. Và xu hướng này trở thành “phao cứu sinh” cho một nền nông nghiệp đang gặp nhiều thách thức trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

    [​IMG]
    Dự kiến thời gian tới sẽ xuất hiện làn sóng doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trong chế biến nông sản, thủy, hải sản…
    Điển hình, Công ty CJ Cheil Jedang (Hàn Quốc) cho biết sẽ đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam thông qua đầu tư trực tiếp, hoặc mua lại một số công ty thực phẩm tại Việt Nam, với mục tiêu biến Việt Nam là trung tâm sản xuất lớn thứ hai (sau Trung Quốc) tại nước ngoài. Hiện CJ Cheil Jedang đã có một trang trại, 4 nhà máy chế biến và một điểm bán lẻ tại Việt Nam.

    Xu hướng M&A để đột phá vào nông nghiệp, thực phẩm sạch cũng được nhiều tên tuổi trong nước coi là chiến lược trọng tâm, điển hình như PAN Group. Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty SSI và PAN Group, giờ là lúc PAN tập trung mua những tài sản xấu, những công ty đang kinh doanh không tốt với giá rẻ để đưa vào hệ thống của PAN theo mô hình chuỗi thực phẩm sạch khép kín “từ trang trại đến bàn ăn” hay công thức Feed - Farm - Food (3F).

    “Chúng tôi chỉ quan tâm đến những công ty có chiến lược lâu dài, bền vững. PAN chủ yếu M&A những công ty kém, thậm chí mua dưới mệnh giá vì họ thua lỗ, nhưng sau đó, chúng tôi dung hòa được các chỉ số tăng trưởng và họ trở thành những công ty tốt trên thị trường ở ngành, lĩnh vực đó”, ông Hưng chia sẻ.

    Tính đến thời điểm này, PAN đã đầu tư vào 5 thương vụ M&A với Công ty cổ phần Giống cây trồng trung ương (NSC), Công ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An (LAF), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (ABT), Công ty cổ phần Bibica, Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC).

    Dự án trồng hoa cúc là bước đầu tiên tên tuổi này tham gia lĩnh vực sản xuất hoa và rau thông qua công ty con là PAN-SaladBowl, có sự tham gia góp vốn của đối tác Nhật Bản, trong đó The PAN Group chiếm tỷ lệ chi phối. Trong lĩnh vực này, PAN-SaladBowl phát triển thông qua việc đầu tư các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng phân khúc thị trường đang rất thiếu.

    Đặc biệt, tháng 6/2016, PAN Food - công ty con của The PAN Group đã mua thành công trên 20% cổ phần của Công ty cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang và chính thức đưa công ty này trở thành một trong các công ty liên kết của mình. Công ty này đang sở hữu thương hiệu 584 Nha Trang, thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực nước mắm truyền thống.

    Được biết, tổng giá trị mà PAN đầu tư vào các công ty trên là 1.939 tỷ đồng. Các công ty sau khi M&A đều có những kết quả kinh doanh nổi bật và tốt hơn trước. Đơn cử là Công ty LAF, sau 1 năm kể từ khi PAN tham gia, đã từ lỗ chuyển thành có lãi và trở thành công ty xếp thứ 2 sau công ty thu mua của OLAM tại Việt Nam.

    Trong khi đó, Tập đoàn Vingroup là tên tuổi không thể bỏ qua trong việc đầu tư vào vòng đua 3F. Ba mục tiêu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của Vingroup là sản xuất các sản phẩm rau, quả sạch cho thị trường; áp dụng công nghệ cao trên các cánh đồng mẫu lớn để giảm chi phí sản xuất và sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.

    Năm 2015, tập đoàn này đã đầu tư 2.000 tỷ đồng thành lập Công ty VinEco chuyên sản xuất rau sạch tại khắp các tỉnh, thành phố như Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đồng Nai. Trong đó, Vingroup nắm giữ 70% vốn, với vốn góp 1.400 tỷ đồng vào công ty này. Mục tiêu mà Vingroup hướng tới là sản xuất các sản phẩm rau, quả sạch cho thị trường; áp dụng công nghệ cao trên các cánh đồng mẫu lớn để giảm chi phí sản xuất và sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.

    Ngoài ra, Công ty cổ phần Đầu tư và Sản xuất Thống Nhất (GTN) cũng đang có những động thái mạnh mẽ lấn sân vào lĩnh vực nông nghiệp thông qua M&A nhờ tận dụng làn sóng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Hiện GTN đã trở thành cổ đông chiến lược của Tổng công ty Chè Việt Nam (Vinatea) với 75% vốn, nắm 12% vốn Tổng công ty Chăn nuôi (Vilico) và 35,4% vốn Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn (Forimex).

    Hai lợi thế của nhà đầu tư tài chính

    Theo giới phân tích, đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả có 3 cách: đầu tư trên quy mô rộng, triển khai cánh đồng mẫu lớn; với nhóm doanh nghiệp muốn đầu tư theo chuỗi, thì phải thành lập công ty liên kết và xây dựng nguyên liệu ổn định; thông qua M&A. Với hình thức M&A, có thể doanh nghiệp không cần nghiên cứu đầu tư bài bản ngay từ đầu, song đòi hỏi lớn về vốn. Điều này hàm ý rằng, không phải nhà đầu tư tay ngang nào vào nông nghiệp cũng thành công.

    Điển hình là trường hợp Tập đoàn Hòa Phát, trong hơn 20 năm phát triển, tên tuổi này đã nhiều lần dấn thân vào lĩnh vực mới, từ thiết bị xây dựng, thép, nội thất, điện lạnh đến bất động sản... Riêng về lĩnh vực nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, dù đã nghiên cứu nhiều năm trước, nhưng khi bắt tay vào làm, Hòa Phát phải chịu áp lực cạnh tranh với nhiều công ty đa quốc gia tên tuổi, lọc lõi tại thị trường Việt Nam. Hậu quả là, kết thúc quý I/2016, các mảng kinh doanh của Hòa Phát đều khả quan, duy chỉ có mảng nông nghiệp báo lỗ gần 14 tỷ đồng.

    Giới phân tích M&A cho rằng, bất cứ đại gia nào cũng có thể lấn sân vào nông nghiệp thông qua các thương vụ M&A. Tuy nhiên, nhìn vào các thương vụ trong lĩnh vực nông nghiệp theo cả ngành dọc và ngang trong thời gian qua, có thể thấy rõ những lợi thế của một nhà đầu tư tài chính lọc lõi hơn là một doanh nghiệp đơn thuần mạnh về tài chính. Và khi một nhà đầu tư am hiểu về tài chính đầu tư vào nông nghiệp sẽ có 2 lợi thế.

    Trước hết, ở đầu vào, nhà đầu tư sẽ có lợi thế trong việc tìm kiếm thông tin cơ bản liên quan tới thương vụ. Họ sở hữu những kỹ năng và kinh nghiệm đánh giá rất kỹ lưỡng trên góc độ tài chính đối với doanh nghiệp dự kiến mua, cũng như khả năng thành công của thương vụ; có khả năng tìm kiếm và huy động các nguồn đầu tư quốc tế hoặc có uy tín để đầu tư cho quá trình tăng vốn, cũng như sau này kết nối các nguồn hỗ trợ kỹ thuật quốc tế như World Bank, Temasek…

    Sau nữa, ở góc độ đầu ra hay quá trình triển khai, nhà đầu tư lọc lõi về tài chính sẽ chia sẻ và tham gia quản lý dòng tiền tốt hơn (tham gia cơ chế quản lý, giám sát tài chính) tại công ty M&A đó. Tăng tính hiệu quả trong quá trình đánh giá đầu tư của bản thân các doanh nghiệp được mua lại (đầu tư chắc chắn hơn, ít mạo hiểm hơn); dễ kết nối hoặc huy động các nguồn lực, sự hỗ trợ tài chính và chuyên môn của các tổ chức quốc tế để đảm bảo được các tiêu chuẩn quốc tế; đánh giá và hiểu rõ hơn tầm quan trọng và giá trị của hình ảnh, thương hiệu đối với các doanh nghiệp và sản phẩm của các doanh nghiệp.

    Diễn đàn M&A Việt Nam 2016 với chủ đề: “M&A trong không gian kinh tếmở” do Báo Đầu tư và AVM Việt Nam tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ diễn ra ngày 18/8 tại Trung tâm Hội nghị Riverside Palace (360D - Bến Vân Đồn, quận 4, TP.HCM).

    Diễn đàn sẽ tập trung đánh giá tác động của các khu vực kinh tế chung tới thị trường M&A, các cơ hội và thách thức trong việc thu hút nguồn vốn mới; các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đón làn sóng đầu tư mới này. Diễn đàn cũng đưa ra những đánh giá và dự báo về xu hướng M&A trong các lĩnh vực sôi động nhất hiện nay như: ngân hàng, tài chính, thực phẩm, tiêu dùngnhanh, công nghệ và thương mại điện tử.

    Ngoài diễn đàn chính, Chương trình Kết nối đầu tư sẽ được tổ chức nhằm thúc đẩy hoạt động M&A của doanh nghiệp và các hoạt động thường niên như Bình chọn thương vụ M&A tiêu biểu, Đặc san toàn cảnh M&A Việt Nam…
    Votacthien2268 đã loan bài này
  3. Votacthien2268

    Votacthien2268 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2015
    Đã được thích:
    2.381
    M&A làm tăng cơ hội mới cho cổ phiếu ngành thực phẩm
    Nhìn vào đồ thị các cổ phiếu này, bạn sẽ hối tiếc vì đã không đầu tư chứng khoán[/paste:font]
    Giai đoạn 2014-2015 là giai đoạn các tập đoàn đẩy mạnh M&A các công ty trong ngành thực phẩm và đồ uống. Thị trường Việt Nam với dân số 90 triệu dân và tốc độ tăng trưởng đều đặn trên 6%/năm đã kích thích không chỉ dòng vốn nước ngoài đổ vào thâu tóm các công ty trong ngành thực phẩm và đồ uống trong nước mà ngay bản thân các doanh nghiệp nội cũng đẩy mạnh các thương vụ thâu tóm sáp nhập các công ty trong ngành nhằm tăng quy mô và bành trướng thị phần.

    Trên sàn, CTCP Tập đoàn PAN (The PAN Group) đã dịch chuyển toàn toàn vào chuỗi giá trị nông nghiệp sau khi thoái vốn khỏi PAN Sercives vào tháng 3/2016. Hiện PAN Group sở hữu 3 công ty con là CTCP Thực phẩm PAN (PAN Food) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm, công ty PAN-Saladbowl sản xuất kinh doanh rau và hoa, CTCP Giống cây trồng trung ương (NSC). Riêng trong lĩnh vực giống, bước khởi nguồn của ngành nông nghiệp, PAN đã sở hữu 5 công ty giống.

    Với bộ nhận diện thương hiệu mới từ tháng 10/2015, Tập đoàn này đang tiến sâu vào chuỗi cung cấp thực phẩm sạch với việc hoàn thành giai đoạn xây dựng hệ thống nền tảng nông nghiệp và thực phẩm trong chuỗi giá trị “farm –food – family” và bước sang giai đoạn xây dựng hệ thống phân phối với các sản phẩm gạo Ban Mai, thủy sản ABT, hạt điều Lafooco và bánh kẹo Bibica. Gần nhất, công ty PAN Food đã mua lại hơn 20% vốn của CTCP Thủy sản 584 Nha Trang với sản phẩm nước mắm truyền thống làm hoàn toàn bằng nguyên liệu cá cơm tự nhiên.

    [​IMG]

    Chiến lược M&A đúng hướng và được hỗ trợ tài chính từ các cổ đông quốc tế đình đám như Tổ chức tài chính quốc tế IFC, Quỹ đầu tư thuộc chính phủ Singapore GIC, quỹ TAEL và Mutual Elite Fund, và các cổ đông trong nước như NDH Invest, CTCP Chứng khoán Sài Gòn, CTCP CSC Việt Nam, tổng tài sản của PAN trong 5 năm qua tăng 13 lần, doanh thu tăng trưởng bình quân hàng năm trong 5 năm gần đây (CAGR) lên tới 82%/năm, lợi nhuận sau thuế tăng trưởng bình quân tăng 118% trong 5 năm. Tính ra, PAN đã rót khoảng 100 triệu USD vào các công ty nông nghiệp và thực phẩm từ năm 2013 đến nay.

    Ban quản trị PAN đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu năm 2016 đạt 25,6% tương đương 3.330 tỷ, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 465 tỷ, tương đương thu nhập trên mỗi cổ phần EPS 2016 dự kiến 3,810 đồng/cp. Tại mức giá hiện tại, PAN đang giao dịch tại P/E 2016 dự kiến 11,3 lần, thấp hơn công ty có mô hình tương tự là GTN (P/E hiện tại 38 lần) hay MSN P/E 2016 26,9 lần.

    Một công ty khác chuyển hướng sang ngành nông nghiệp và thực phẩm là CTCP Đầu tư và sản xuất Thống Nhất (GTN), mới đổi tên thành GTNFoods. Từ năm 2015 công ty này đổi hướng và thâu tóm ồ ạt các công ty nông nghiệp với các thương vụ đình đám như mua cổ phần chi phối của Tổng công ty chè, công ty này cũng sở hữu 5 công ty chè khác là chè Kim Anh, chè Trần Phú, Chè Hà Tĩnh, chè Thái Nguyên, chè Phú Đa và sở hữu CTCP Thực phẩm Lâm Đồng, công ty này cũng ngỏ ý muốn sở hữu 65% cổ phần của Tổng công ty Chăn nuôi Vilico mà không phải chào mua công khai.

    Tuy nhiên trong khi PAN tăng trưởng lợi nhuận theo cấp số nhân, kết quả kinh doanh của GTN vẫn khá ảm đạm sau khi M&A. Mặc dù doanh thu quý 1/2016 của GTN đạt 745 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 3,8 tỷ đồng, giảm 59% cùng kỳ năm trước, điều này cho thấy hiệu quả của các thương vụ M&A của GTN vẫn chưa cao. Với số vốn 1.500 tỷ, EPS quý 1 của GTN chỉ đạt 25 đồng/cp.

    Cũng với chiến lược M&A trong ngành thực phẩm, sau khi bán 80% cổ phần mảng bánh kẹo cho Mondelēz International, CTCP Tập đoàn Kido bắt đầu mở rộng M&A trong lĩnh vực thực phẩm và gia vị với 3 mũi nhọn mỳ ăn liền, dầu ăn và gia vị. Ở thời điểm hiện tại Kido mới sở hữu gần 24% cổ phần tại Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam – Vocarimex. Kido cũng đã tham gia thị trường mỳ ăn liền với thương vụ kết hợp với Saigon Ve wong cho ra mắt sản phẩm mỳ Đại Gia Đình. Để tập trung cho ngành thực phẩm và gia vị, trong năm nay Kido sẽ bán nốt 20% cổ phần mảng bánh kẹo, đẩy mạnh mảng kem và và Tập đoàn này có tham vọng sẽ sở hữu trên 51% cổ phần của Vocarimex vào cuối năm 2016.

    Tính đến 31/3/2016, KDC vẫn duy trì lượng tiền mặt gần 2.300 tỷ đồng tiếp tục tìm kiếm các cơ hội M&A để mở rộng ngành hàng và danh mục sản phẩm.

    [​IMG]

    Ở một quy mô khác, CTCP Tập đoàn Masan rất “bạo tay” trong việc chi các khoản tiền khổng lồ thâu tóm các công ty. Tại thời điểm 31/3/2016 Masan đã chi hơn 6.400 tỷ vào các công ty con và 10.880 tỷ đầu tư vào 40 công ty liên kết trong đó có các công ty đình đám như VinaCafeBiên Hòa, CTCP Dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế (Anco), CTCP Việt Pháp sản xuất thức ăn gia súc (Proconco), Cholimex.

    Gần đây nhất, Masan đã chi hơn 2.100 tỷ đồng để sở hữu 24,9% cổ phần công ty NHNN MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản (Vissan) với giá bình quân 106.000 đồng/cp. Trước đó trong đợt IPO Vissan, Anco – công ty con của Masan đã tham gia đấu giá cổ phiếu Vissan với giá trúng cao nhất là 126.000 đồng/cp.

    [​IMG]

    Khi thị phần của Masan trong ngành nước mắm và gia vị có dấu hiệu chững lại, công ty này đã chuyển hướng sang M&A các công ty trong ngành thức ăn gia súc và đạm động vật. Masan kỳ vọng trong năm 2016 doanh thu thuần tăng trưởng khoảng 50%, đạt gần 2 tỷ USD, và lợi nhuận sẽ tăng trưởng 25% đến 35%. Tập đoàn này cho rằng lĩnh vực thực phẩm và đồ uống của Việt Nam là một phân khúc tăng trưởng rất nhanh và rất hấp dẫn, dựa trên tầng lớp trung lưu đang thúc đẩy sự thay đổi phong cách sống. Dự báo tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm trong 5 năm tới cao nhất trong ASEAN, nhờ vào lạm phát thấp, cơ sở hạ tầng cải thiện và khu vực bán lẻ tăng trưởng nhanh.

    Đánh giá về tính hiệu quả của các thương vụ M&A, Chủ tịch Kido ông Trần Kim Thành cho rằng M&A chính là công cụ rất mạnh để thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế và gia tăng lợi nhuận. Phát biểu tại ĐHCĐ thường niên 2016, ông Thành cho rằng bí quyết tạo chuỗi giá trị và lợi thế cạnh tranh của Kinh Đô chính là hình thành chuỗi các hoạt động với nhau để tạo chuỗi giá trị. Đầu tiên, phải xác định được định hướng nơi nào có lợi nhuận nhiều nhất, khách hàng chịu trả tiền nhiều nhất.

    Trong khi đó, Chủ tịch HĐQT The PAN Group ông Nguyễn Duy Hưng cho rằng, tâm lý một số đại gia nghĩ chỉ cần có tiền có thể làm được tất cả mọi thứ từ A-Z rất dễ thất bại. Quan điểm của ông Hưng khi đầu tư vào một ngành mới phải bắt đầu bằng thị trường, khi có thị trường mới nghĩ đến chuyện đầu tư tiếp. Mục tiêu của ông Hưng là tìm các công ty tốt trong ngành với các lãnh đạo có tầm nhìn để mua trên 50%, vì một doanh nghiệp muốn phát triển được cần có những con người đã có kinh nghiệm có sẵn. Những doanh nghiệp đó trước đây chỉ quan tâm đến canh tác, không quan tâm đến thương hiệu, công nghệ thị trường vì họ không có đủ điều kiện để quan tâm thì The PAN Group tham gia kết hợp giữa nhà tài chính, nhà khoa học và doanh nghiệp để chiếm lĩnh thị trường, xây dựng được thương hiệu cho nông nghiệp Việt và tăng giá trị gia tăng cho nông nghiệp VN.
    --- Gộp bài viết, 13/07/2016, Bài cũ: 13/07/2016 ---
    Nay SSI gom lại của người trong nhà. số lượng nắm giữ đã là hơn 12%. Nên nhớ chủ tịch SSI cũng đồng thời là chủ tịch PAN FOOD. Liệu game này có cái vị gì không đây
    Rolex4646, chungtruongCKzanden thích bài này.
    zandenVotacthien2268 đã loan bài này
  4. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    7.560
    DBC ngon
    Votacthien2268 thích bài này.
  5. zanden

    zanden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/07/2015
    Đã được thích:
    6.289
    Những động lực mới, những cố gắng mới của DN.:D<
    Nói chung ổn, k khuyến nghị mua bán. Chỉ trao đổi hoặc chém gió:D
    Chúc các bác nhồi moàm:))
    Votacthien2268 đã loan bài này
  6. Votacthien2268

    Votacthien2268 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2015
    Đã được thích:
    2.381
    Cảm ơn bác. chúc bác trade thành công :drm4:drm4:drm4:drm4:drm4:drm4
  7. Votacthien2268

    Votacthien2268 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2015
    Đã được thích:
    2.381
    Nếu một ngày Pan Food hay Masan hay 1 cái tên nào đó thâu tóm em nó cũng không thể nói trước. em thấy kịch bắt đầu hay
    Votacthien2268 đã loan bài này
  8. zanden

    zanden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/07/2015
    Đã được thích:
    6.289
    Chắc mùa thu đi cho nó đẹp. Lúc đấy zá chắc tốt lắm nhỉ ;))
  9. Votacthien2268

    Votacthien2268 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2015
    Đã được thích:
    2.381
    Lũy kế 6 tháng đầu năm của Tập đoàn: doanh thu đạt 4.332 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 262 tỷ đồng, đạt 90% kế hoạch và tăng 138% so với cùng kỳ năm 2015.
    thế mà giá chưa lên. có bàn tay đạo diễn hay NĐT còn chưa nhìn thấy mỏ vàng này. Khi nào nó lên 6x lại khen rẻ và ngon ư
    --- Gộp bài viết, 13/07/2016, Bài cũ: 13/07/2016 ---
    Như thế anh em mình xác định chung 1 con vợ DBC này rồi. Bác xài vừa vừa không hao thì phí lắm =))=))=))=)):D:D
  10. zanden

    zanden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/07/2015
    Đã được thích:
    6.289
    Không cần nói đến giá, hay giới hạn kẻo sau lại mang tiếng bô với chậu. Chỉ nói về cổ phiếu và chém cho vui. :D
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này