1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Đi tìm điểm cân bằng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 24/10/2018.

6386 người đang online, trong đó có 786 thành viên. 12:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 37978 lượt đọc và 172 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    SỨC MẠNH VÔ ĐỐI CỦA TRUYỀN THÔNG CHỦ ĐỘNG

    https://vn.investing.com/news/world...ay-vi-nhung-dong-tweet-cua-donald-trump-21423

    [​IMG]
    Trader Mỹ “dán” mắt vào màn hình 16-18 tiếng/ngày vì những dòng tweet của Donald Trump

    Gần đây, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục tweet về Fed hay cuộc đàm thoại giữa ông và ************* Trung Quốc, Tập Cận Bình, thì thị trường lại có thêm một phen chao đảo. Và chuyên gia Michael O’Rourke phải "mất ăn mất ngủ" vì những dòng tweet của ông Trump.

    Ông phải luôn dí mắt vào màn hình máy tính và theo dõi diễn biến chứng khoán phòng trường hợp xuất hiện tít báo giật gân hay là một trong những dòng tweet dài 280 chữ của ông Donald Trump làm chao đảo cả thị trường.

    “Có lẽ, tôi phải dán mắt vào màn hình máy tính từ 16 đến 18 giờ mỗi ngày. Chỉ là không biết được khi nào thì ông Trump tweet”, O’Rourke, Trưởng Bộ phận Chiến lược thị trường tại JonesTrading, cho hay. Chuẩn bị tất cả những gì bạn muốn bằng cách xem xét các công ty hoặc nền kinh tế nhưng nó hầu như chẳng giúp ích gì nhiều. “Bạn chẳng thể phân tích việc một chính trị gia hoặc nhà hoạch định chính sách đang cảm thấy như thế nào”.

    Khi chỉ còn 3 ngày nữa là đến cuộc bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ, các trader đang phải vật lộn để đánh giá tác động của những dòng tweet đến thị trường. Thế nhưng, một điều họ khá chắc chắn là: Nếu các đối thủ của Tổng thống Mỹ chiếm ưu thế trong cuộc bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ thì những dòng tweet đáng sợ sẽ xuất hiện ngày càng nhiều.

    “Đây là một điều gì đó đã trở thành một đặc trung của thị trường: Rủi ro tweet”, Matt Forester, Giám đốc đầu tư quản lý 8 tỷ USD tài sản tại Lockwood Advisors, cho hay.

    * Thế giới có thêm một rủi ro thị trường mới: Twitter của Donald Trump

    Trên khắp thế giới, các trader đang phải làm quen với mẫu hình: Ông Trump tweet và rồi thị trường lay chuyển. Điều đó vừa xảy ra trong ngày thứ Năm (31/10), khi ông Trumo cho biết cuộc trao đổi thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang “tiến triển tốt đẹp” và rồi chứng khoán thế giới đồng loạt leo dốc. Tháng 4/2018, ông lên tiếng chỉ trích các ông lớn công nghệ và rồi cổ phiếu của họ tụt dốc. Giá dầu và đồng USD cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Vì vậy, cho dù là đang đi nghỉ mát ở Italy hoặc thậm chí là đi tắm, thì Donald Selkin của Newbridge Securities cũng phải cầm trên tay chiếc iPhone hoặc iPad phòng trường hợp ông cần phải giao dịch liền.

    “Vòng xoay tin tức dịch chuyển vô cùng nhanh chóng”, Selkin cho hay. “Gần đây, xuất hiện những nhận định từ Tổng thống Mỹ và các quan chức hàng đầu của chính quyền – một số là những nhận định cứng rắn về thương mại và áp thuế – và thế là thị trường đi xuống”.

    Các cú sốc có thể tăng theo cấp số nhân nếu Đảng Dân chủ giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ. Kết quả của các cuộc thăm dò cho thấy Đảng Dân chủ đang có xác suất cao sẽ giành quyền kiểm soát Hạ viện. Thế nhưng, rất khó để họ chiếm đa số ghế trong Thượng viện và các chuyên viên phân tích độc lập cũng donfodf tình rằng Đảng Cộng hòa sẽ vẫn duy trì ưu thế tại Thượng viện. Mặc dù các nhà quan sát thị trường thích nói rằng rối rắm chính trị (gridlock) là tốt nhưng nhưng nó có lẽ không tốt cho tâm lý của mọi người.

    “Nếu Đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát thì tôi nghĩ thị trường sẽ biến động nhiều hơn rất nhiều”, Marc Lasry, nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành tại Avenue Capital, cho hay. “Và lý do mà thị trường biến động nhiều hơn là vì bạn sẽ có thêm nhiều bài báo giật gân, bạn sẽ chứng kiến thêm nhiều vấn đề với Tổng thống Mỹ và Quốc hội Mỹ”.

    Một báo cáo từ OppenheimerFunds – xem xét chỉ số Dow Jones từ năm 1901 – cho thấy thị trường thường có thành quả vượt trội khi chính quyền bị chia rẽ. Sau đó, Ned Davis Research phát hiện ra, khi có Tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa và một Quốc hội bị chia rẽ khiến Dow Jones giảm trung bình 6%/năm.

    Phần lớn chiến lược gia và nhà đầu tư vẫn tin vào kết quả thăm dò, ngay cả khi kết quả Brexit và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 khiến nhiều nhà đầu tư bị “úp sọt” trên thị trường tài chính.

    “Quan điểm ở đây là kết quả thăm dò là đúng và Đảng Dân chủ sẽ chiếm quyền kiểm soát Hạ viện (dù số ghế chỉ hơn một ít) và Đảng Cộng hòa sẽ duy trì thế kiểm soát ở Thượng viện”, Jonathan Golub, Trưởng Bộ phận chiến lược cổ phiếu Mỹ tại Credit Suisse, nhận định. “Từ một quan điểm thực tế, điều này dường như chẳng làm thay đổi toàn bộ mọi thứ. Bạn có thể nói là nó đã được phản ánh vào”.

    Điều đó mang chúng ta trở về với cơn bão tweet.

    “Ngay cả khi chúng ta có tình huống rối rắm chính trị thì vẫn còn có lo ngại về việc liệu Đảng Dân chủ có thể có đủ sự ủng hộ từ Quốc hội Mỹ để đào sâu hơn về một số cáo buộc đã xuất hiện từ trước hay không”, Jeff Carbone, Giám đốc quản lý tại Cornerstone Wealth, cho biết. “Và điều đó làm gia tăng nỗi sợ và lo lắng”.

    Tình hình hiện nay cũng chẳng khá khẩm hơn khi S&P 500 vừa ghi nhận tháng tồi tệ nhất kể từ năm 2011, giảm 7% trong tháng 10/2018. Nguyên nhân có thể là do các đợt nâng lãi suất sắp tới từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nỗi lo về thương mại và các dấu hiệu tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận đã chạm đỉnh. Ông Trump cho biết, chứng khoán Mỹ chỉ chững lại một chút vì nỗi lo về cuộc bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ. “Nếu bạn muốn cổ phiếu của mình đi xuống thì tôi đề nghị bạn bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ”, ông Trump tweet.

    Không phải ai cũng nhận thấy dấu hiệu nhen nhóm hình thành của thảm họa. Trừ khi Đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát Thượng viện thì không có khả năng sẽ tới mức mà các nhà làm luật xem xét tới việc tố tụng, theo quan điểm của Leon Cornelissen, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Robeco, cho hay. Điều đó có lẽ sẽ chẳng diễn ra, ông cho hay.

    Vũ Hạo (Theo Bloomberg)
    hailuabuonchungbienlang thích bài này.
    khongquen25 đã loan bài này
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Cuộc chạy đua giờ chót trước bầu cử giữa kỳ Mỹ, đảng Dân chủ chiếm ưu thế

    Đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ đang bước vào cuộc chạy đua nước rút để vận động cho cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra vào ngày mai 6/11. Cuộc bầu cử không những là cơ hội để đảng Dân chủ giành lại quyền kiểm soát một trong hai viện ở quốc hội mà còn có thể coi là một cuộc trưng cầu dân ý về 2 năm nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Donald Trump.

    Cuộc chạy đua nước rút

    Hai ngày trước bầu cử, cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump và người tiền nhiệm Barack Obama đã nỗ lực hết mình cho chiến dịch vận động tranh cử của mỗi đảng. Trong khi ông Trump có các cuộc tiếp xúc cử tri ở các bang như Indiana, West Virginia, Montana, Florida, Georgia và Tennessee thì ông Obama tích cực vận động cho các ứng viên Dân chủ ở các bang ở Trung Tây nước Mỹ.

    Mặc dù đã rời nhiệm sở gần 2 năm, song ông Obama vẫn tích cực vận động chính trị cho đảng Dân chủ với hy vọng đảng này có thể lấy lại "những gì đã mất". Ông Obama ra sức công kích các chính sách của chính quyền Tổng thống Trump liên quan đến nhập cư, ví đó giống chiến lược của đảng Cộng hòa nhằm "gieo rắc nỗi sợ hãi" về đại dịch Ebola trước cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2014. "Họ (đảng Cộng hòa) đang tìm cách làm xao lãng quý vị bằng những vấn đề này... Sau đó họ cắt giảm thuế cho giới giàu có trong khi hủy bỏ chính sách chăm sóc sức khỏe cho người dân. Quý vị không nên làm ngơ điều này", ông Obama nói trong một cuộc tiếp xúc cử tri ở Indiana cuối tuần qua.

    Về phần mình, Tổng thống Trump công kích ngược trở lại, cáo buộc chính quyền Dân chủ trước kia của ông Obama đã thất hứa về y tế, tự do báo chí và thương mại toàn cầu. "Dối trá nối tiếp dối trá, thất hứa nối tiếp thất hứa, đó là những gì ông ấy làm", ông Trump nói trong một cuộc vận động ở West Virginia.

    Đảng Dân chủ chiếm ưu thế

    Kết quả khảo sát công bố cuối tuần qua do NBC News và Wall Street Journal thực hiện, cho thấy đảng Dân chủ đang chiếm ưu thế so với đảng Cộng hòa trong cuộc chạy đua vào Hạ viện sắp tới. Cụ thể, 50% cử tri nghiêng về các ứng viên Dân chủ, trong khi tỷ lệ này dành cho các ứng viên Cộng hòa là 43%.

    Trong chiến dịch vận động tranh cử giữa kỳ, đảng Dân chủ tuyên bố rằng họ sẽ bảo vệ những thành tựu về chương trình chăm sóc y tế cho người dân đạt được dưới thời thời chính quyền Obama. Chỉ trích các biện pháp siết nhập cư của chính quyền Tổng thống Trump, đảng Dân chủ cũng tuyên bố sẽ ngăn chặn chính sách chia rẽ dân tộc của chính quyền hiện thời.

    Tuy nhiên, khảo sát cũng chỉ ra rằng, trong khi đảng Dân chủ chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua giành lại quyền kiểm soát Hạ viện, đảng Cộng hòa vẫn có được ưu thế ở Thượng viện nhờ những tín hiệu tích cực của nền kinh tế cũng như quan điểm siết nhập cư.

    Ronna McDaniel, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa, nói: "Đảng Cộng hòa đang giúp nước Mỹ làm ra nhiều của cải hơn và đưa nhiều việc làm trở lại nước Mỹ hơn. Đó là điểm mấu chốt".

    Lịch sử các kỳ bầu cử ở Mỹ cho thấy, đảng của tổng thống rất ít khi chiến thắng trong các cuộc bầu cử giữa kỳ. Tuy nhiên, ông Trump và đảng Cộng hòa hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế nền kinh tế khởi sắc để “đảo ngược thế cờ”.

    Van Hollen, người đứng đầu Ủy ban vận động tranh cử Thượng viện của đảng Dân chủ, cũng thừa nhận: “Các ứng viên Dân chủ tại Thượng viện thực sự phải đối mặt với thách thức chính trị lớn nhất trong 60 năm qua”.

    Đảng Cộng hòa hiện nắm quyền kiểm soát cả Thượng và Hạ viện. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, sau cuộc bầu cử ngày mai, đảng Dân chủ có thể giành lại quyền kiểm soát Hạ viện và đây sẽ là kết quả chưa từng thấy kể từ năm 1982.

    Minh Phương

    Theo CNBC, Straits Times
  3. bienlang

    bienlang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Đã được thích:
    5.979
    Long thôi
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    hailuabuonchung thích bài này.
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Kết quả đúng ngã ngũ theo phương án 2 thật. Giờ xem mai có hồi phục không nào?
    hailuabuonchungSlayer2701 thích bài này.
    Slayer2701 đã loan bài này
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Bài này em thích vì nó giải thích vì sao Mỹ cần đè bẹp bất cứ ai ngăn cản địa vị thống trị của họ dù là đồng minh ( Nhật ) hay đối thủ ( Nga ). TQ hay Libia, Iraq cũng thế thôi. Đã muốn thì vẽ ra lý do và không cần nghe bất kỳ lời giải thích nào khác.

    Xưa có sự kiện Vịnh Bắc Bộ nay có vụ điệp viên. Chúng ta ghét Tàu nhưng cũng nên khách quan hiểu là họ làm vì họ chứ chả bao giờ vì Vn hay vì bất kỳ quốc gia nào hết. Lịch sử sẽ lặp lại và sẽ có những vụ Vịnh BB lần 2 nếu VN không đáp ứng yêu cầu hay xung đột lợi ích với Mỹ.

    Dù Tàu hay Mỹ cũng sẽ chèn ép Vn mà thôi.


    Mỹ tăng trừng phạt Nga, vì… không cần bằng chứng kết tội
    Thứ Tư, 07/11/2018 19:03

    Quan hệ quốc tế) - Washington còn muốn che đậy những yếu kém của mình và đồng minh trước Moscow, sau khi Tổng thống Putin giúp nước Nga ngày càng chiếm lĩnh...

    Mỹ xem xét trừng phạt bổ sung đối với Nga liên quan đến 'vụ Skripal' dù không có bằng chứng

    Reuters ngày 6/11 đưa tin, Mỹ đang xem xét áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga, vì cho rằng nước này đã vi phạm đạo luật kiểm soát vũ khí hóa học khi dùng chất độc thần kinh Novichok trong "vụ Skripal".

    "Hôm nay, Bộ Ngoại giao thông báo với Quốc hội rằng không thể xác nhận Nga có tuân thủ Luật Kiểm soát Vũ khí Hóa học, Sinh học và Loại bỏ Chiến tranh (CBW) năm 1991 hay không”, lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert.

    "Chúng tôi dự định sẽ hành động theo các điều khoản của Luật Kiểm soát Vũ khí Hóa học, Sinh học và Loại bỏ Chiến tranh, điều này đồng nghĩa với việc tiến hành trừng phạt bổ sung", bà Nauert nhấn mạnh.

    [​IMG]
    Washington quyết trừng phạt Moscow trong vụ Skripal mà không có chứng cứ
    Theo Washington, nếu chứng tỏ tuân thủ CBW- chấm dứt sử dụng vũ khí hóa học -Nga phải cho phép các tổ chức quốc tế - như LHQ - giám sát, thanh sát. Song theo Moscow, nếu không tin thì Mỹ-phương Tây phải đưa ra bằng chứng Nga vi phạm.

    Washington và đồng minh không chấp nhận quan điểm của Moscow nên cho rằng Nga chưa tuân thủ CBW. Và khi xảy ra vụ cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái nghi bị đầu độc ở Anh thì Nga ngay lập tức bị Mỹ-phương Tây cho là thủ phạm

    Xin nhắc lại, ngày 4/3, Sergei Skripal, cựu điệp viên tình báo quân đội Nga và con gái Yulia được tìm thấy trong trạng thái bất tỉnh tại thành phố Salisbury, nước Anh. London kết luận Nga dùng chất độc Novichok để ám sát hai cha con Skripal.

    Thủ tướng Anh Theresa May cho biết: “Chúng tôi liên tục yêu cầu chính quyền Nga giải thích về những gì xảy ra tại Salisbury. Tuy nhiên, họ đều đưa ra những câu trả lời dối trá, gây hoang mang dư luận”.

    Vì sự kiện này, Mỹ-Anh và các đồng minh cùng nhiều thực thể đã trục xuất hơn 100 nhà ngoại giao Nga. Đây được coi là động thái mạnh mẽ nhất của Tổng thống Trump đối với Moscow kể từ khi lên nắm quyền.

    Dù luôn nhấn mạnh không liên quan tới vụ đầu độc cha con Skripal, song Moscow cũng đáp trả hành động của Washington-London cùng các đồng minh và đầy đủ những thực thể hùa theo Anh-Mỹ.

    Sau 6 tháng, ngày 5/9/2018, cơ quan công tố Anh cho biết đã có đủ chứng cứ buộc tội 2 công dân Nga là Alexander Petrov và Ruslan Boshirov mưu sát cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal. London đã phát lệnh truy nã 2 nghi phạm này.

    Hai nghi phạm được London khẳnh định là các viên chức tình báo quân sự Nga, vì vậy theo Thủ tướng Theresa May, điều đó chứng tỏ vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang Skripal và con gái đã được Moscow chỉ đạo.

    [​IMG]
    London thì không muốn thẩm vấn nghi phạm dù Moscow sẵn sàng tạo điều kiện
    “Hồi tháng 3, chúng tôi đã khẳng định rằng chính quyền Nga phải chịu trách nhiệm về vụ việc. Và bây giờ chúng tôi đã xác định được các cá nhân tham gia, điều này sẽ giúp cho chúng tôi có thể tiến xa hơn trong việc điều tra”, bà May nhận định.

    Để giúp London điều tra, Nga cho biết đồng ý để cảnh sát Anh thẩm vấn hai công dân Nga bị London cáo buộc là nghi can trong vụ đầu độc hai cho con cựu điệp viên hai mang Skripal.

    Với thiện chí của mình, dường như Moscow tin rằng lẽ phải đang thuộc về họ. Tuy nhiên, London "không thèm" thẩm vấn nghi phạm, còn Washington cho rằng không thể khẳng định Moscow không dùng Novichok.

    Quan điểm của Mỹ và đồng minh vẫn là Nga phải tự chứng minh mình vô tội và hợp tác-giám sát là điều Moscow cần phải làm, nếu từ chối thì đó là cơ sở Washington khép tội Moscow, chứ họ không cần bằng chứng luận tội Moscow.

    Vì sao Mỹ phải trừng phạt Moscow mà không cần bằng chứng?

    Kể từ ngày 22/8/2018, nhiều hoạt động thương mại song phương Nga-Mỹ đã bị ngưng trệ - bắt đầu giai đoạn một lệnh trừng phạt nhiều tầng nấc mà Mỹ áp đặt với Nga liên quan quan tới vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal.

    Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo dự kiến từ tháng 11/2018 sẽ có thêm nhiều lệnh trừng phạt đến với Nga, trừ khi Moscow tạo điều kiện để các điều tra viên quốc tế tới thanh sát những địa điểm trên lãnh thổ Nga được Washington chỉ định.

    Moscow khẳng định không cho phép điều đó xảy ra, bởi vụ đầu độc cha con nhà Skripal là kịch bản được London-Washington dàn dựng. Và ngày 6/11 Washington đã cho biết sẽ xem xét áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga

    Điều dư luận ngạc nhiên là gần đây Mỹ và các đồng minh luôn thực hiện việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những thực thể đối nghịch - trong đó có Nga - chỉ dựa trên "niềm tin sâu sắc" của tình báo Mỹ-phương Tây.

    [​IMG]
    Không cần bằng chứng đã kết tội và hành động là vết đen của Washington trong ván cờ Iraq
    Có thể thấy hoạt động của tình báo Mỹ-phương Tây ngày càng thể hiện sự xuống cấp trầm trọng, cung cấp nhiều thông tin lạc hậu hay sai lệch quá nhiều so với thực tế, cụ thể nhất là vấn đề vũ khí huỷ diệt của chính quyền Saddam Hussein ở Iraq.

    Trong khi đó, cốt lõi giá trị Mỹ - niềm tự hào của nước Mỹ - là nguyên tắc dân chủ, mà thể hiện trong lĩnh vực luật pháp là sự bình đẳng của mọi đối tượng và nguyên tắc suy đoán vô tội được ưu tiên áp dụng trong những vụ việc thiếu chứng cứ xác thực.

    Có một giá trị đáng tự hào là như thế, vậy mà sao Washington-London và các đồng minh lại làm ngược lại khi trừng phạt Nga - và nhiều thực thể đối nghịch - không cần chứng cứ xác thực hay chứng cứ thiếu tính thuyết phục?

    Theo giới phân tích, Washington muốn trừng phạt Moscow là nhằm che lấp những giá trị suy đồi của nền dân chủ Mỹ, như nhận định của ông Patrick J. Buchanan, cố vấn cấp cao của Tổng thống Richard Nixon, Gerald Ford, Ronald Reagan.

    Quan hệ quốc tế) - Washington còn muốn che đậy những yếu kém của mình và đồng minh trước Moscow, sau khi Tổng thống Putin giúp nước Nga ngày càng chiếm lĩnh...

    Bởi khi một thực thể vô tội bị biến thành có tội, lúc đó nạn nhân phải chứng minh cơ sở khép tội mình là bất hợp lý hay vô lý, trong "vụ Skripal" thì Moscow phải đưa ra chứng cứ chứng minh Washington và London vô lý.

    Khi Moscow chưa đưa ra được chứng cứ hoặc không muốn đưa ra chứng cứ thì những giá trị suy đồi của nền dân chủ vẫn được che đậy bởi "án trừng phạt". Rõ ràng Washington đã thực hiện "một công đôi việc".

    Qua thời gian, nếu Moscow "biết điều" hoặc tại nước Nga có những đổi thay theo ý đồ của Washington thì chỉ một lời xin lỗi vì nhầm lẫn là có thể xoá đi tất cả. Điều này thể hiện rõ nhất qua hành xử của Washington trong ván cờ Iraq thời hậu Saddam.

    Ngoài ra, qua việc trừng phạt Moscow dựa trên "niềm tin sâu sắc", Washington có thể giúp cho tình báo Mỹ-phương Tây "chuyển bại thành thắng" trước tình báo Nga "chỉ trong một nốt nhạc", bất chấp nghiệp vụ thua kém đối thủ.

    [​IMG]
    Che đậy yếu kém của tình báo Mỹ nhằm phục vụ cho mưu đồ chính trị là mục đích Washington trừng phạt Moscow

    Điều này giúp cho các cơ quan tình báo Mỹ-phương Tây giảm được áp lực trước dư luận về những sai lầm và yếu kém của mình, từ đó đảm bảo luôn là công cụ phục vụ tốt nhất chiêu trò luật pháp hoá chính trị của Washington.

    Khi áp trừng phạt Nga, mục đích của Washington và các đồng minh được nhận diện là buộc nước Nga phải trả giá cho những nước cờ của Tổng thống Putin đi ngược lại mong muốn của Mỹ-phương Tây.

    Tuy nhiên, theo giới phân tích, hành động của Washington còn muốn che đậy những yếu kém của minh và đồng minh trước Moscow, sau khi Tổng thống Putin giúp cho nước Nga ngày càng chiếm lĩnh nhiều mặt bằng sân khấu chính trị thế giới.

    Vì vậy, việc trừng phạt Moscow bất chấp chứng cứ thực ra là hành động gần như bắt buộc của Washington, trong bối cảnh nếu Washington chấp nhận thực tế thì nước Mỹ sẽ đối mặt với những đổi thay mà giới chính trị không mong muốn.
    blue_whale, hailuabuonchungxstock thích bài này.
    khongquen25 đã loan bài này
  7. quydn

    quydn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2007
    Đã được thích:
    574
    Thế bác thích một con sồ sề thối mồm nó đè hay một em hot girl nó đè
  8. gloomboom

    gloomboom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2012
    Đã được thích:
    115
    Phe Dân chủ, nay đã chiếm thế đa số tại Hạ viện Mỹ, nhiều khả năng sẽ ủng hộ, thậm chí khuyến khích Tổng thống Donald Trump trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, nhưng sẽ giám sát chặt chẽ hơn các cuộc đàm phán thương mại với đồng minh, Reuters dẫn lời các chuyên gia và các nhà lập pháp nhận định hôm 8/11.

    Ông Trump đã áp đặt thuế quan lên các hàng hóa của Trung Quốc trị giá 250 tỷ đôla nhằm gây áp lực, buộc Bắc Kinh phải chấm dứt các hoạt động như đánh cắp sở hữu trí tuệ hay việc bắt buộc phải chuyển giao công nghệ, cũng như buộc Trung Quốc phải cải thiện khả năng được tiếp cận thị trường nước này của các công ty Mỹ.

    Phe Dân chủ, vốn được các công đoàn hậu thuẫn, phần lớn ủng hộ bước đi như vậy với hy vọng rằng điều đó sẽ giúp các nhân công Mỹ.

    Bắc Kinh đã đáp trả bằng cách giảm nhập khẩu đậu nành Mỹ và áp thuế lên các mặt hàng nông sản của Hoa Kỳ. Theo nhận định của một số chuyên gia được Reuters dẫn lời, bước đi của Trung Quốc có thể gây tác động lên các ứng viên thuộc Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử hôm 6/11.

    Tuy nhiên, theo Reuters, thuế chỉ là một vấn đề nhỏ trong phần lớn các chiến dịch tranh cử, kể cả tại các tiểu bang bị ảnh hưởng nặng vì căng thẳng thương mại với Trung Quốc như North Dakota, Indiana và Missouri. Cử tri tại các tiểu bang này đã bầu cho các ứng viên Cộng hòa chạy đua làm thượng nghị sĩ, củng cố thế đa số của đảng này tại Thượng viện.

    Ông Scott Kennedy, người phụ trách nghiên cứu về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, được Reuters dẫn lời nói rằng hiện có quan ngại lưỡng đảng ở Washington về việc nhà nước gia tăng kiểm soát nền kinh tế Trung Quốc, các hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông cũng như các vấn đề an ninh liên quan tới các công ty công nghệ của Trung Quốc.

    Phát biểu hồi tháng Ba, lãnh đạo phe Dân chủ tại Hạ viện, bà Nancy Pelosi, nói rằng “Hoa Kỳ phải có các hành động chiến lược, thông minh và mạnh mẽ nhằm chống lại các chính sách thương mại hoàn toàn không công bằng của Trung Quốc”.
    sttsg thích bài này.
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Đúng y như dự luôn. Cả 2 đều tuyên bố dành lợi thế và bên kia phải chấp nhận nhượng bộ. Nhưng bản chất là kéo quân về chờ cơ hội chiến tiếp.

    Trump xác nhận Trung Quốc đề xuất nhượng bộ, nhưng ông chưa chấp nhận

    Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Sáu (16/11) xác nhận việc Trung Quốc gửi danh sách các đề xuất nhượng bộ. Ông Trump nhấn mạnh có thể không áp thêm thuế quan lên hàng Trung Quốc, nhưng chưa chấp nhận đề nghị của Bắc Kinh vì họ bỏ qua một số yêu cầu chính yếu của Washington.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau bên lề Hội nghị G-20 tại Argentina vào cuối tháng này.

    Chúng tôi có thể không phải làm điều đó. Trung Quốc muốn đạt được thỏa thuận”, ông Trump nói với phóng viên tại Nhà Trắng về việc có thể sẽ không đánh thêm thuế lên hàng Trung Quốc.

    Nhưng Tổng thống Trump cũng nói thêm rằng danh sách 142 danh mục mà Trung Quốc vừa gửi Mỹ bỏ qua “bốn hoặc năm thứ quan trọng”.

    Họ đã gửi một danh sách gồm nhiều thứ mà họ sẵn sàng thực hiện, đó là danh sách dài, nhưng tôi chưa chấp nhận danh sách này”, ông Trump nói nhưng không nêu rõ các hạng mục quan trọng mà Trung Quốc không muốn đàm phán.

    Dù vậy, ông Trump bày tỏ rằng ông tự tin những hạng mục bị bỏ qua sẽ được giải quyết trong bất kỳ thỏa thuận nào được thực hiện với Trung Quốc.

    Tôi nghĩ chúng tôi sẽ vẫn có thể đạt được những điều đó”, ông Trump nói.

    Trước đó, vào thứ Năm (15/11), Reuters loan tin rằng hôm thứ Hai (12/11) Trung Quốc đã gửi văn bản trả lời các yêu cầu của Mỹ liên quan đến thương mại song phương.

    Một quan chức Mỹ nói với Reuters rằng tài liệu của Trung Quốc bao gồm 142 danh mục, chia thành ba loại: các vấn đề Trung Quốc sẵn sàng đàm phán để tiếp tục hành động; những vấn đề họ đang thực hiện rồi; và những vấn đề Trung Quốc không muốn đề cập hoặc thảo luận.

    Cho tới nay, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang leo thang thương chiến với việc đánh thuế qua lại.

    Chính phủ Trump đã áp thuế lên 250 tỷ USD hàng nhập từ Trung Quốc để ép Bắc Kinh phải nhượng bộ, trong đó có việc cải thiện tiếp cận thị trường, bảo vệ sở hữu trí tuệ cho các công ty Mỹ, cắt giảm trợ cấp công nghiệp và giảm mất cân đối thương mại song phương. Trung Quốc đáp trả bằng việc đánh thuế lên 110 tỷ USD hàng nhập từ Mỹ.

    Gói áp thuế lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc tới ngày 1/1/2019 sẽ tăng từ 10% lên 25%. Tổng thống Trump cũng đã đe dọa sẽ áp đặt thuế quan lên tất cả các hàng hóa còn lại nhập từ Trung Quốc, giá trị khoảng 267 tỷ USD, nếu Bắc Kinh không đáp ứng các yêu cầu của Washington.

    Phát biểu tại Singapore hôm thứ Ba (13/11), Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cũng đã nói rằng Trung Quốc cần phải thay đổi cách hành xử của họ để tránh một cuộc chiến tranh lạnh mới với Mỹ.

    Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến sẽ có cuộc hội đàm trực tiếp bên lề Hội nghị G-20 tại Argentina vào cuối tháng này.

    Theo Reuters, các quan chức Mỹ đã bác bỏ thông tin cho rằng lãnh đạo cấp cao Mỹ – Trung sẽ đạt được thỏa thuận thương mại ngay trong cuộc gặp tại Argentina. Một nguồn tin biết rõ về các danh mục Trung Quốc đề xuất thảo thuận với Mỹ nói với Reuters rằng đó chỉ là “nhai lại” những đề xuất Trung Quốc từng đưa ra trước đây.

    Mỹ đã tuyên bố rằng họ sẽ không khởi động lại các cuộc đàm phán về thương mại cho tới khi họ thấy phản hồi cụ thể của Trung Quốc đối với các yêu cầu của Mỹ. Tuy vậy, các cuộc đàm phán không chính thức giữa hai nước về thương mại đã được khởi động lại từ đầu tháng này sau khi ông Trump điện đàm với ông Tập.

    Theo Reuters, các cố vấn của Tổng thống Trump hiện tại đang có những quan điểm khác nhau về việc đàm phán thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.

    Một số quan chức như cố vấn thương mại Peter Navarro ủng hộ cách tiếp cận cứng rắn về thương mại cho tới khi Trung Quốc thực hiện cải cách kinh tế sâu rộng. Trong khi đó, những người khác như cố vấn kinh tế Larry Kudlow muốn thấy Trung Quốc cải cách, nhưng nhấn mạnh cần đạt được thỏa thuận thương mại để tránh gián đoạn thêm nữa giao thương giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

    Yên Sơn
    khongquen25 đã loan bài này
  10. Slayer2701

    Slayer2701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2018
    Đã được thích:
    1.107
    con sóng siêu tốc cuối năm bắt đầu gợn chưa bác !?
    TLTL14 thích bài này.

Chia sẻ trang này