Dòng tiền tìm đến nhóm cổ phiếu nào - Lướt sóng thần cùng Linh

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhcdb, 15/02/2019.

4324 người đang online, trong đó có 496 thành viên. 12:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 452664 lượt đọc và 2824 bài trả lời
  1. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    Ngân hàng nhà nước khắp nơi đang đánh tiếng hoặc thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ dấu hiệu bơm tiền kích thích nền kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó:
    1. Nới room tín dụng là bước khởi đồng
    2. Sẽ dùng lại bài đã từng dùng giai đoạn 2012-2013 : "Giải pháp phát hành tín phiếu"
    Vì vậy bước đầu các NH đua tăng lãi suất tiền gửi giai đoạn này có vẻ đang đúng hướng cá nhân mình nhận đinh bước này :D

    "Trong bối cảnh giá cả của nhiều hàng hoá thiết yếu đang tăng mạnh, cụ thể giá gas liên tục tăng từ đầu năm, giá xăng dầu vừa được điều chỉnh tăng 10%, thì điều thị trường lo lắng là việc hạ các mức lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động có gây ra áp lực lạm phát trong thời gian tới hay không. Giá xăng dầu tăng chắc chắn sẽ làm tăng giá thành đầu vào cho các hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế.

    Tuy nhiên, sự dịch chuyển toàn bộ hay một phần mức tăng giá thành sản xuất sang mức tăng giá bán, tức tăng chỉ số giá tiêu dùng, lại phụ thuộc mạnh vào mức độ nới lỏng của tổng cầu. Để tiếp tục kiềm chế lạm phát, NHNN cần thực thi những biện pháp tiền tệ thắt chặt để tiếp tục kiểm soát tổng cầu.

    Trong khi các công cụ điều hành chính sách tiền tệ hiện tại đang tỏ ra không còn phát huy tác dụng trong việc hạ mặt bằng lãi suất, thì tín phiếu sẽ được coi là một công cụ mạnh để kiềm chế lạm phát trong bối cảnh hạ lãi suất huy động.

    Khó hạ mặt bằng lãi suất huy động

    Cả ba công cụ truyền thống – thị trường mở, trần lãi suất huy động, và tái cấp vốn – để điều hành thị trường tiền tệ của NHNN hiện nay đều rơi vào tình trạng không thể phát huy hiệu quả trong việc hạ mặt bằng lãi suất huy động, do hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) của Việt Nam hiện nay đang bị phân hoá mạnh thành hai nhóm: nhóm khó khăn về thanh khoản và nhóm dư thừa thanh khoản.

    Thị trường mở và thị trường liên ngân hàng không còn có nhiều ý nghĩa trong việc giải quyết thanh khoản của hệ thống trong thời điểm hiện tại. Tổng dư nợ mà các NHTM vay của NHNN qua kênh thị trường mở chỉ dao động quanh mức 10.000 tỉ đồng trong vài tuần qua. Nhu cầu vay thêm của các NHTM cũng thường xuyên thấp hơn lượng chào ra của NHNN. Nguyên nhân là do các NHTM thừa thanh khoản có thể vay lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay trên thị trường mở. Mức lãi suất liên ngân hàng hiện đang dao động từ 9 – 12%/năm đối với các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống. Tuy nhiên, những NHTM khó khăn về thanh khoản thì lại khó có thể tiếp cận được mức lãi suất liên ngân hàng thấp như trên, và cũng khó có thể vay được tiền từ thị trường mở do không có trái phiếu chính phủ.

    Trần lãi suất huy động 14% hiện cũng không có nhiều ý nghĩa trong việc giúp các ngân hàng yếu kém cải thiện thanh khoản. Nhóm NHTM này vẫn phải huy động tiền bằng mọi cách do không thể vay từ nhóm các ngân hàng lớn cũng như vay từ thị trường mở. Tình trạng vượt trần lãi suất đối với những NHTM này đang dần phổ biến qua việc trả chênh lệch lãi suất trần bằng nhiều cách khác nhau. Mặc dù nhóm NHTM có thanh khoản tốt không cần phải huy động bằng mọi giá và đang dần có những động thái hạ lãi suất huy động xuống dưới 14%, nhưng để giữ khách hàng, một số NHTM lớn cũng vẫn có những hình thức khuyến mãi vượt trần cho một số nhóm khách hàng.

    Công cụ tái cấp vốn hiện đang được NHNN sử dụng thường xuyên để hỗ trợ các ngân hàng thiếu thanh khoản. Tuy nhiên, nếu tiếp tục tái cấp vốn mà không có nguồn tiền thu về thì sẽ dư thừa cung tiền, gây áp lực lạm phát. Rõ ràng đây là điều mà NHNN không muốn. Đặc biệt trong thời gian qua NHNN đã phải bơm ra một lượng tiền đồng tương đối lớn, ước tính khoảng 50.000 – 60.000 tỉ đồng từ đầu năm 2012, để mua vào một lượng lớn USD, qua đó nâng dự trữ của NHNN tăng khoảng 20% so với cuối năm 2011. Vì vậy, NHNN phải tìm biện pháp khác để rút tiền về trong khi vẫn có thể hỗ trợ được thanh khoản cho các ngân hàng yếu kém thông qua công cụ tái cấp vốn.

    Giải pháp phát hành tín phiếu

    Dựa trên tình hình dư thừa tiền tại các NHTM lớn, NHNN có thể phát hành tín phiếu với lãi suất hấp dẫn hơn lợi tức trái phiếu chính phủ sắp đáo hạn giao dịch trên thị trường thứ cấp để hút tiền dư từ các NHTM lớn. Các NHTM này thay vì đẩy mạnh cho khách hàng vay hoặc cho vay liên ngân hàng với lãi suất thấp thì có thể “tự nguyện” mua tín phiếu của NHNN nhờ mức lãi suất hấp dẫn này. Lượng tiền mà NHNN hút được sau khi các NHTM mua tín phiếu có thể được NHNN điều hoà trở lại cho các NHTM nhỏ thiếu thanh khoản qua biện pháp tái cấp vốn. Điều này sẽ giúp cho các NHTM nhỏ không phải huy động bằng mọi giá đồng thời cũng không phải vay trên thị trường liên ngân hàng. Mặt bằng lãi suất huy động do vậy sẽ được duy trì ở mức thấp hơn và công cụ trần 13% sẽ có tác dụng dẫn dắt lãi suất trong toàn bộ hệ thống NHTM.

    Tuy việc phát hành tín phiếu có thể giúp lãi suất huy động giảm nhưng phải cần một vài tháng mặt bằng lãi suất cho vay mới có thể hạ ở mức tương ứng. Thứ nhất, lượng tiền huy động với lãi suất cao trước đây cần phải được các NHTM giải ngân hết trước khi chuyển sang mặt bằng mới. Thứ hai, do nguồn tiền dư từ các NHTM thanh khoản tốt bị NHNN hút về để điều hoà sang các NHTM yếu kém nên các NHTM có thanh khoản tốt này vẫn tiếp tục chỉ cung ứng tín dụng cho nhóm khách hàng ưu tiên để tránh rủi ro nợ xấu. Hay nói cách khác, chỉ một số nhóm khách hàng mới được hưởng mức lãi suất thấp hơn.

    Như vậy, công cụ phát hành tín phiếu trong trường hợp này có ý nghĩa như là công cụ điều hoà thanh khoản hệ thống ngân hàng để giúp mặt bằng lãi suất giảm mà không phải nới lỏng cung tiền. Mặt bằng giá cả trong nền kinh tế sẽ không bị tác động nhiều khi lãi suất huy động hạ. Ở đây, NHNN đứng ra làm cầu nối trung gian trong việc dịch chuyển dòng vốn giữa các NHTM thông qua kênh tín phiếu và tái cấp vốn. Cung tiền cơ sở không tăng, mà chỉ chuyển từ NHTM thừa vốn sang NHTM thiếu vốn. NHNN vẫn đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát bằng chính sách cung tiền thắt chặt theo chỉ đạo của Chính phủ.

    Tuy nhiên, để tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất một cách bền vững thì NHNN cần có thêm biện pháp mới nhằm tạo ra những chuyển biến trong hệ thống NHTM, đặc biệt là đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Kết quả tốt của quá trình sáp nhập các ngân hàng yếu kém sẽ giúp hệ thống tự vận hành dòng tiền một cách hiệu quả, từ đó trả lại tính hữu hiệu của các công cụ điều hành truyền thống của NHNN."
    huan888888 thích bài này.
  2. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    nó đến hơi muộn e nhỉ, còn cầm GEG ko :))
    f1_2020 thích bài này.
  3. nth_nth91

    nth_nth91 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2018
    Đã được thích:
    823
    Không, anh em cầm TDM thôi anh
  4. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    HAX bữa nói bé từ 15.x đấy
    TDM lại thích khoe à, nhìn a phím TDM từ 18 chưa :))
  5. nth_nth91

    nth_nth91 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2018
    Đã được thích:
    823
    Khoe gì đâu, lâu lâu bận quá ko vào nhà anh chơi cùng anh nên nhớ anh ấy mà :)):)):))
  6. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    Nay cứ tưởng các a úp bô sau 2h ai ngờ ATC lại dùng VIC VNM để kéo điên cuồng nhưng lại đạp SAB vui phết. Nói chung ẩn ý đóng cửa 982 của index càng khiến tuần sau thêm thú vị. Cuối cùng thì sau bao ngày mong ngóng trụ ấn tượng nhất trong cách mạng 4.0 đã phá đỉnh lịch sử của mình. Lần này ae có thể đánh bạc lại CFPT1901 được nhé nên nhớ khi FPT dưới 48 nó đã từng leo vượt 5 đấy :D. Vòng này FPT vượt 50 là chuyện sớm thôi. Thôi chém gió vậy thôi, một số cổ còn điểm mua và có kết quả kinh doanh khả quan cho ae tham khảo:
    TNG, DRC, NDN, CTI, CRC, STB, CFPT1901.
    Tuần sau mình sẽ giới thiệu một series các cổ dành cho NĐT không có time bám bảng vẫn kiếm lợi nhuận tốt!
    Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ chuẩn bị súng đạn tuần sau chiến đấu :))
    --- Gộp bài viết, 19/07/2019, Bài cũ: 19/07/2019 ---
    Ko bán phiên qua nay đái ra máu đó nhỉ :D
    Bluechipchip, Win_2017LINHPLC thích bài này.
  7. Win_2017

    Win_2017 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2017
    Đã được thích:
    85.128
    qua a bắt kdh có ăn rồi
    nay bắt ree 32.9 :( chít ko e
    linhcdb thích bài này.
  8. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    a mua DRC DIG NDN cửa ăn còn cao hơn đấy :))
    Đoạn này e chọn cổ ra báo cáo rồi anh tránh như PPC sợ với các nhái lắm :D
    Win_2017 thích bài này.
  9. Win_2017

    Win_2017 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2017
    Đã được thích:
    85.128
    [​IMG]

    A bấm tuần sau ree khá mây nên mới múc :D
    linhcdb thích bài này.
  10. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    nước và bia bctc tốt lắm anh, sao không thấy. Điện có tụi upcom đang cho sóng mới đấy :D
    Win_2017 thích bài này.

Chia sẻ trang này