Đột biến cọc Tây...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xauzai77, 24/07/2014.

2402 người đang online, trong đó có 92 thành viên. 05:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3037 lượt đọc và 46 bài trả lời
  1. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.381
    Cọc Tây nay phồng to như bắp đùi! hihi

    Phiên nay, Tây đột ngột mua ròng cực mạnh, em chưa xem kỹ nó mua gì mà kinh thế, nhưng giá trị mua ròng lên đến 118 tỷ đồng trên sàn HOSE.

    Cụ thể:
    - Sàn HOSE Tây mua 6,7 triệu cổ phiếu và bán 2,6 triệu cổ phiếu => mua ròng hơn 4 triệu cổ, tương ứng giá trị 118 tỷ đồng.
    - Sàn HNX Tây vẫn giữ tỷ lệ mua ròng với giá trị hơn 5 tỷ đồng

    Kết luận: Phải chăng Tây nó cũng thích vượt 600 bền vững??? hihi

    Link mua ròng đột biến của Tây trên HOSE:
    http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Statistic/DTNN_QMGD.aspx
  2. Taubien2015

    Taubien2015 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    17/03/2014
    Đã được thích:
    1.544
    Khà khà tem phiếu
    xauzai77 thích bài này.
  3. MrTuan123

    MrTuan123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2013
    Đã được thích:
    3.314
    Cọc tây dạo này to ghê bác nhể
    xauzai77 thích bài này.
  4. huuthanh179

    huuthanh179 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2011
    Đã được thích:
    11.663
    Mua thỏa thuận 1.4tr cổ PAN 67 tỷ rồi.
    windflower thích bài này.
  5. Nongdanchoichungkhoan2020

    Nongdanchoichungkhoan2020 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2014
    Đã được thích:
    2.556
    tây làm j mà múc kinh thế. ngày nào cũng mua ròng. thảo nào thanh khoản thấp. tây nó sắp ôm hết cổ rồi. nó đầu tư nên ít bán. kiểu này VNI lên 630 chắc rồi.
    xauzai77 thích bài này.
  6. MrTuan123

    MrTuan123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2013
    Đã được thích:
    3.314
    Thế này chị eM khoái lắm đây
    xauzai77 thích bài này.
  7. Purple1368

    Purple1368 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    15/06/2014
    Đã được thích:
    4.535
    Dạ, em phải cảm ơn các anh Tây cho em cái cọc, các anh mua HT1 liên tục :x
  8. eagle2408

    eagle2408 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    14/02/2014
    Đã được thích:
    2.559
    Riêng con ICF nó múc 50% giá trị GD rồi
    xauzai77 thích bài này.
  9. sanchim

    sanchim Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2014
    Đã được thích:
    2.259
    Chỉ cần có chất xúc tác đủ mạnh từ chính phủ thì cái đống này thôi đã kéo VN vượt 1000 năm nay... giờ mà còn sót lại con chim nhợn nào là con nhợn này từ cống chui lên rồi:

    http://ndh.vn/khi-nha-dau-tu-chon-m...-nam-cho-tai-ctck-2014072403044463p4c146.news


    Thống kê trong 17 CTCK hàng đầu, lượng tiền và tương đương tiền tại thời điểm 30/6/2014 là hơn 17.200 tỷ, tăng 48% so với đầu năm, trong đó tiền của nhà đầu tư là gần 9.750 tỷ, tăng 69% so với đầu năm.

    Hàng loạt CTCK đóng cửa vì không cạnh tranh nổi, vì thiếu năng lực tài chính đã khiến các nhà đầu tư đổ dồn vào các CTCK lớn. Điều này lý giải tại sao 10 CTCK có thị phần lớn nhất sàn HoSE chiếm tới 63% thị phần toàn thị trường.

    Lý do để các nhà đầu tư lựa chọn gửi tiền vào một CTCK là gì?

    1. CTCK có uy tín, hàng loạt các sự việc nhân viên môi giới lấy tài khoản của khách hàng giao dịch, vay mượn chứng khoán gây thất thoát tài sản của nhà đầu tư trở thành nỗi ám ảnh của năm 2013, nhà đầu tư dần chọn ra các CTCK sạch để gửi gắm tài khoản, cho dù các CTCK nhỏ hàng ngày vẫn chào mời các dịch vụ hấp dẫn.
    2. Tiềm lực tài chính mạnh: Điều này đảm bảo cho nhà đầu tư có thể yên tâm giao dịch mà không thấp thỏm nghĩ đến việc ngày mai CTCK mình đặt tài khoản có thể bị cho phá sản, tất nhiên, tiềm lực tài chính mạnh còn đi đôi với việc cho vay margin, một hình thức không thể thiếu trong thời điểm thị trường sôi động hiện nay.

      Còn nhớ vào tháng 4 năm nay, hai CTCK lớn tại Hà Nội và HCM đã buộc phải cắt margin của khách hàng và “khóa cửa” đối với các hợp đồng vay mới chỉ vì không thể vay mượn ở đâu ra nguồn cho nhà đầu tư vay. Sự việc này có thể khiến một vài khách VIP không hài lòng và tìm đến các CTCK có tiềm lực tài chính mạnh hơn.
    3. Dịch vụ hấp dẫn: Tiềm lực tài chính mạnh sẽ cho phép CTCK triển khai được nhiều chương trình cho vay với lãi suất hấp dẫn hay đầu tư vào công nghệ hạ tầng phục vụ nhà đầu tư.
    Vậy ở thời điểm hiện tại, những “ông lớn” nào được coi là mạnh?

    Xét trong 17 CTCK lớn nhất thị trường (bao gồm các công ty có thị phần giao dịch lớn nhất hai sàn và 7 CTCK trực thuộc ngân hàng) cho thấy Tổng tài sản của 17 CTCK này đạt 47.350 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm trong đó 10 CTCK không vay nợ ngân hàng, tổng nợ của 17 CTCK này ở mức 3.200 tỷ (riêng VPBS nợ 1.800 tỷ và SSI nợ 415 tỷ).

    Xét về tổng tài sản SSI là CTCK có tổng tài sản lớn nhất, gần 10.760 tỷ, tương đương với một ngân hàng cỡ nhỏ (tổng tài sản của MekongBank hơn 7.000 tỷ, của Baovietbank hơn 13.000 tỷ), gấp ba tài sản của các CTCK khác như SHS, AGR, HSC, VPBS và gấp 4 lần tổng tài sản của VND, KLS, ACBS, VCBS, MBS. Trong khi đó, MBKE hay VDSC có tổng tài sản chưa đến 1.000 tỷ.

    [​IMG]
    So sánh tài sản và vốn chủ sở hữu của các CTCK

    Về vốn chủ sở hữu, hiện vốn điều lệ của SSI hơn 3.500 tỷ, dẫn đầu toàn thị trường. KLS có vốn điều lệ hơn 2.400 tỷ, AGR có vốn điều lệ hơn 2.100 tỷ tuy nhiên hiệu suất hoạt động của AGR không bằng các CTCK khác có vốn điều lệ thấp hơn như VND, HSC hay BVSC, trong quý 2 AGR còn báo lỗ hơn 70 tỷ.

    Trong giai đoạn 2009-2010, KLS tăng vốn rất nhanh lên 2.400 tỷ nhưng hiệu quả sử dụng vốn của KLS vẫn chưa được chứng minh, 6 tháng KLS báo lãi hơn 100 tỷ nhưng quý II chỉ lãi 10 tỷ đồng.

    VNDS trong 2 năm trở lại đây phát triển khá nhanh và hiện công ty này đang muốn tăng vốn thêm 500 tỷ và phát hành trái phiếu để tăng cường tiềm lực tài chính. Các CTCK có ngân hàng hậu thuẫn như VPBS, VCBS, MBS, BSC có lợi thế hơn trong các hợp đồng tư vấn trái phiếu mà không cần phải tăng vốn quá nhiều.

    Gần 10.000 tỷ “nằm chờ” tại CTCK

    Nếu nhìn vào báo cáo tài chính của các CTCK, nhà đầu tư sẽ không khỏi giật mình bởi con số hàng nghìn tỷ đồng tiền và tương đương tiền ghi trong bảng cân đối kế toán của các CTCK. Tuy nhiên, cần phải xem số tiền này có thật là của các CTCK hay không.

    Thống kê trong 17 CTCK hàng đầu, lượng tiền và tương đương tiền tại thời điểm 30/6/2014 là hơn 17.200 tỷ, tăng 48% so với đầu năm, trong đó tiền của nhà đầu tư là gần 9.750 tỷ, tăng 69% so với đầu năm. Điều này cho thấy một lượng tiền lớn đang “nằm chờ” tại tài khoản nhà đầu tư và sẵn sàng tham gia thị trường nếu thị trường có dấu hiệu khởi sắc.

    Một số CTCK có lượng tiền nhà đầu tư “nằm chờ” lớn là SSI (hơn 1.600 tỷ tiền của nhà đầu tư), hay như BSC tiền của nhà đầu tư hơn 1.300 tỷ nhưng tiền của CTCK chỉ đạt gần 157 tỷ, VND, FPTS, HSC có tiền của nhà đầu tư hơn 1.000 tỷ, MBS, VNSC, SHS, VCBS tiền của NĐT từ 600-gần 900 tỷ.

    [​IMG]
    Tiền và tương đương tiền của các CTCK cuối quý II

    Nếu tính riêng tiền mặt của CTCK, SSI đang là CTCK có số tiền mặt “siêu khủng” với hơn 1.500 tỷ, chưa kể hơn 2.900 tỷ tiền gửi ngân hàng ghi nhận dưới dạng đầu tư ngắn hạn, SHS có tiền mặt hơn 1.000 tỷ, VND, VPBS lượng tiền và tương đương tiền hơn 799 tỷ, VDSC, AGR, KLS tiền mặt hơn 500 tỷ, HSC tiền của CTCK sụt giảm từ 600 tỷ đầu năm xuống còn 200 tỷ cuối quý 2.

    [​IMG]
    Tiền và tương đương tiền của các CTCK cuối quý II

    Một điều đáng chú ý là trong khi lượng tiền mặt của các CTCK vẫn tăng “ầm ầm” thì khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn không những không giảm lại còn tăng rất mạnh trong 6 tháng đầu năm 2013. Khoản đầu tư của SSI cuối quý 2/2014 lên tới hơn 4.300 tỷ (trong đó đã bao gồm khoản tiền gửi ngân hàng 2.900 tỷ nói ở trên), tăng 47% so với đầu năm, BSC đầu tư gần 2.000 tỷ, gấp đôi đầu năm, KLS đầu tư hơn 1.800 tỷ, HSC, đầu tư hơn 740 tỷ.

    [​IMG]

    Nhiều người cho rằng, trong giai đoạn hiện tại khi lãi suất ngân hàng xuống thấp, CTCK nào có nhiều càng nhiều tiền càng áp lực vì lợi suất tiền gửi mang lại không cao, tuy nhiên trao đổi với TGĐ một CTCK lớn trong top 10 cho thấy, hiện tại tiền và tương đương tiền của các CTCK được dùng chủ yếu để cho vay margin, mặc dù lãi suất ngân hàng xuống thấp song lãi suất cho vay margin vẫn duy trì ở mức 14-16%/năm, thậm chí nhiều CTCK còn không đủ tiền cho NĐT vay.

    Hơn nữa "cash is king" (tiền mặt là vua), giai đoạn này khi thị trường M&A đang trở nên sôi động, các công ty nào có nhiều tiền sẽ càng có cơ hội tìm kiếm các khoản đầu tư hấp dẫn, đặc biệt trong giai đoạn Nhà nước đẩy mạnh IPO các tổng công ty.

    Xem thêm: Kết quả kinh doanh của 17 CTCK lớn tăng gần 60% cùng kỳ năm ngoái
    xauzai77 thích bài này.
  10. nhathao2013

    nhathao2013 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/10/2013
    Đã được thích:
    1.093
    Cố làm chim lợn à..... Nên xem lại Tây lúc tối huy động thêm 200K CCQ... sau giai đoạn im lìm hỉ......Xu hướng rót ròng có thể chỉ mới bắt đầu.....

Chia sẻ trang này