Dự đoán triển vọng TTCK Việt Nam 2007

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thamtu_x, 31/12/2006.

8711 người đang online, trong đó có 1354 thành viên. 10:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 937 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. thamtu_x

    thamtu_x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2006
    Đã được thích:
    0
    Dự đoán triển vọng TTCK Việt Nam 2007

    HAPPY NEW YEAR EVERY STOCK INVESTORS

    Năm 2006 đã khép lại với sự phát triển sôi động của TTCK Việt Nam, chỉ số chứng khoán cuối năm tăng gấp 2,5 lần so với đầu năm. Cùng với việc chính thức gia nhập WTO, Việt Nam đã có một vị thế mới, một diện mạo mới trên quốc tế. Các nguồn vốn tư bản khổng lồ đang đổ vào VN dưới cả hình thức trực tiếp và gián tiếp.
    Mời các cao thủ, các nhà đầu tư có tầm nhìn chiến lược hãy cùng đưa ra những nhận định, dự báo triển vọng của TTCK VN trong năm 2007 tới.


    TTCK Việt Nam sẽ tiếp tục là 1 trong các sự kiện nổi bật trong năm 2007. Tất cả chúng ta đều có cơ sở vững chắc để hy vọng như vậy. Và dưới đây là 10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2006 :

    Năm 2006 được đánh giá là năm kinh tế Việt Nam bước đầu cất cánh. việc trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam đã tham gia một cách bình đẳng vào thể chế thương mại toàn cầu.

    1. Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
    Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển gác bút sau khi ký vào Nghị định thư- Việt Nam chính thức trở thành thành viên của hệ thống tự do thương mại toàn cầu

    Sau 11 năm đàm phán, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới. Lễ kết nạp diễn ra ngày 7/11, tại Geneva (Thụy Sĩ). Tuy nhiên, chỉ sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, ngày 12/12, quan chức WTO mới tuyên bố Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này vào ngày 11/1/2007 tới. Đây cũng chính là thời điểm các nội dung thỏa thuận bắt đầu có hiệu lực. Việt Nam sẽ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và quá trình này sẽ tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

    2. Mỹ thông qua PNTR với Việt Nam

    Tổng thống Mỹ G.Bush đã ký thông qua Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam vào ngày 20/12. Trước đó hơn một tuần, Quy chế này đã được Thượng viện Mỹ thông qua tại Washington DC.

    Tổng thống G.Bush đã thực hiện đúng cam kết về PNTR với Việt Nam

    Việc thông qua PNTR đã được cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân hai nước chờ đợi từ lâu. Đây không đơn thuần là để thỏa thuận gia nhập WTO của Việt Nam có giá trị với thương mại Việt Mỹ, mà sâu xa hơn, việc thông qua PNTR đã đóng lại hoàn toàn chế độ phân biệt đối xử quốc gia, do Mỹ thiết kế ra từ thời kỳ chiến tranh lạnh và đã áp dụng lên Việt Nam suốt từ năm 1974 đến nay.

    3. FDI tăng đột biến, đạt trên 10,2 tỷ USD

    2006 được coi là năm bội thu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam khi nguồn FDI đạt 10,2 tỷ USD

    Đây là kỷ lục về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong một năm tại Việt Nam - lần đầu tiên vượt mức 2 con số. Kết quả này có được là nhờ sự nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nhất là sự ra đời của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới. Tổ chức thành công Tuần lễ cấp cao APEC 14 và trở thành thành viên chính thức của WTO cũng chính là làn gió mới thổi sinh khí cho đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng mạnh mẽ.

    4. Kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục

    Năm nay, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt xấp xỉ 40 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2005 và vượt 2 tỷ USD so với kế hoạch. Năm 2006, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều đạt mức tăng trưởng tốt, với 9 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD, như dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, cà phê... Mỹ vẫn dẫn đầu trong số các thị trường nhập khẩu của Việt Nam, tiếp sau đó là châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và khối các nước ASEAN.

    Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao kỷ lục

    Với đà tăng trưởng hiện nay, cộng với những thuận lợi khi Việt Nam gia nhập WTO, dự kiến, xuất khẩu năm 2007 sẽ đạt 46,8 tỷ USD, tăng hơn 17% so với năm 2006.

    5. Cam kết ODA đạt gần 4,5 tỷ USD

    Cầu Bãi Cháy là một trong những công trình sử dụng nhiều vốn ODA

    Vượt qua những rắc rối của vụ bê bối PMU 18, các nhà tài trợ tiếp tục cam kết hỗ trợ gần 4,5 tỷ USD vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong năm tới. Mức cam kết kỷ lục này thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với đường lối Đổi mới, đối ngoại đa phương rộng mở và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề không phải nằm ở những con số. Nó phản ánh chất lượng đối thoại, niềm tin của các nhà tài trợ và sự cam kết mạnh mẽ của cả Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ.

    6. Thị trường chứng khoán bùng nổ

    Thị trường chứng khoán bùng nổ với nhiều doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch

    Năm nay, có rất nhiều DN lên sàn, đặc biệt khi Bộ Tài chính thông báo chấm dứt ưu đãi thuế từ 1/1/2007 đối với các DN niêm yết. Ngoài ra, sự tăng trưởng của nền kinh tế, hàng loạt các DN lớn chuẩn bị niêm yết cũng lôi kéo đông đảo người dân tham gia thị trường này. Cộng với việc gia nhập WTO của Việt Nam và sự tham gia ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài đã làm cho chỉ số chứng khoán VN-Index vào những ngày cuối năm có lúc lên trên 800 điểm. Điều này cũng chứng tỏ kênh huy động vốn qua thị trường chứng khoán đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của các DN và nguồn vốn dự trữ trong dân rất dồi dào.

    7. Bước đầu điều tiết giá cả theo cơ chế thị trường

    Giá xăng đã được điều chỉnh 3 lần

    Sau lĩnh vực viễn thông được dần "cởi trói", sắp tới, xăng dầu - mặt hàng vốn do Nhà nước điều tiết giá sẽ được điều chỉnh theo thị trường thế giới, và do DN quyết định. Việc tự chủ này buộc các DN xăng dầu phải tự vận hành hiệu quả, tự cạnh tranh. Công việc của Nhà nước lúc này là tạo một môi trường cạnh tranh bình đẳng và kiểm soát cơ chế giá cả, chống DN độc quyền, thao túng thị trường hòng trục lợi.

    Từ tháng 1/1/2007, Chính phủ cũng quyết định tăng giá điện đối với khu vực sản xuất và điện sinh hoạt tại thành phố, riêng điện ở nông thôn vẫn giữ nguyên.

    8. "Tù binh thương trường" đầu tiên của Việt Nam

    Ông Bửu Huy bị phía Mỹ buộc tội gian lận thương mại trong ghi nhãn cá tra xuất khẩu sang thị trường này


    Ông Bửu Huy, Phó Giám đốc Công ty XNK Nông sản Thực phẩm An Giang (Afiex) bị phía nước ngoài bắt giữ khi đang tham dự Hội chợ Thuỷ sản quốc tế tại Brussels (Bỉ), theo yêu cầu của Văn phòng Chưởng lý quận Bắc, bang Florida (Mỹ). Đây là ?otù binh thương trường? đầu tiên của giới doanh nhân thuỷ sản Việt Nam trong cuộc chiến thương mại toàn cầu, hay nói đúng hơn, một ?ocon tin? được bắt giữ để phục vụ cho một chiến dịch bôi bẩn mới, dựa vào vài sự việc bị cố ý thổi phồng, nhằm chống lại sản phẩm cá tra, basa Việt Nam.

    9. Hoàn thành nhiệm vụ kiềm chế CPI

    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2006 chỉ tăng 6,6%, được xem là thành công so với mức tăng 8,4% năm 2005 và mức 9,5% của năm 2004, nhờ công tác điều hành giá cả của Chính phủ đã phát huy tác dụng. Điều đó có thể ghi nhận qua việc điều hành xuất khẩu khẩu gạo; chưa cho phép tăng giá một số vật tư cơ bản như điện, phân bón; đồng thời kiểm soát chặt giá thuốc chữa bệnh. Việc giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng cũng làm giảm chi phí cho DN. Việc điều hành giá có hiệu quả, cộng với mức tăng giá các mặt hàng trên thế giới thấp hơn mức tăng năm ngoái đã cho những kết quả như trên.

    Chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng kinh tế

    Việc giữ tốc độ tăng giá tiêu dùng ở mức 6,6% được hầu hết các chuyên gia cho rằng đã giúp đảm bảo cho sự ổn định thị trường và hiệu quả tăng trưởng kinh tế.

    10. Đưa ra dự thảo Thuế thu nhập cá nhân

    Rất nhiều ý kiến chưa thống nhất về thuế thu nhập cá nhân hiện nay

    Bộ Tài chính năm nay đã trình ra Quốc hội Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân và đưa công khai lên website để lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân về dự luật này. Những điểm mới của dự thảo Luật là chuyển hộ kinh doanh đang nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sang nộp thuế thu nhập cá nhân; người nộp thuế được chiết trừ gia cảnh; biểu thuế suất dự kiến còn từ 5%-35% thay mức 10- 40% hiện hành; tiền lãi gửi tiết kiệm cũng phải đóng thuế... Dự kiến đến 2009, Luật Thuế này sẽ bắt đầu được thực hiện.


    http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/kinhte/123839/



    Được thamtu_x sửa chữa / chuyển vào 23:56 ngày 31/12/2006
  2. sbv

    sbv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Làn sóng thứ 3

    Thị trường chứng khoán bùng nổ hút nhà đầu tư
    Thị truờng vốn sau khi VN gia nhập WTO đang hình thành trong những diễn biến sôi động. Đặc biệt, với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán (TTCK vào thời điểm cuối năm nay như một minh chứng cho tiềm năng, sự hiện diện của làn sóng đầu tư thứ 3.

    Chưa bao giờ cơ hội phát triển thị trường vốn cho DN rộng mở như lúc này. Đã qua thời DN chỉ trông chờ vào vốn vay ngắn hạn của NH, họ sẽ tận dụng một kênh huy động vốn rẻ hơn, tham gia vào sân chơi chung của cộng đồng DN quốc tế.

    Tiền ngoại qua các quỹ đầu tư

    Làn sóng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thứ 3 vào VN có thể tính từ thời điểm tháng 7/2006. Theo thống kê, đã có hơn 20 quỹ đầu tư nước ngoài với tổng số vốn khoảng 2 tỷ USD đang hoạt động tại VN. Có rất nhiều tên tuổi lớn nổi tiếng thế giới là các tổ chức quản lý quỹ đã tham gia kinh doanh chứng khoán tại VN. Những cái tên như Morgan Stanley, Vietnam Holding, Merrill Lynch... nói lên sự chú ý của giới đầu tư đối với TTCK non trẻ của VN. Không chỉ có những nhà đầu tư Âu - Mỹ, các nhà đầu tư trong khu vực cũng dành nhiều quan tâm tới VN. Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã cấp giấy phép văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài tại VN cho 3 DN nước ngoài, đó là Nomura International (Hồng Kông); Blackhorse Asset Management Pte Ltd., (Singapore) và Mirae Asset Maps Investment Management Co., Ltd (Hàn Quốc). Hai quỹ đầu tư Hàn Quốc là Vietnam Growth Fund (quỹ đầu tư dành cho các nhà đầu tư tổ chức với quy mô vốn 26 triệu USD) và Worldwide Vietnam Fund (quỹ đầu tư dành cho các nhà đầu tư cá nhân với quy mô vốn 78 triệu USD) đã và đang hoạt động trong lĩnh vực mua bán chứng khoán tại VN.

    Thực tế, trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, nhà đầu tư nước ngoài giữ vai trò dẫn dắt thị trường. Họ thường xuyên mua vào 25 - 40% tổng khối lượng khớp lệnh mỗi phiên. Qua những cơn sốt giá hồi tháng 4 và tháng 12 vừa qua, họ là những người thu được lợi nhuận nhiều nhất. Nhiều người đặt câu hỏi: Tại sao người VN lại phải mua lại CP các DN trong nước với giá cắt cổ từ người nước ngoài? Đó hiển nhiên là một sự thật khi chúng ta chấp nhận mở cửa và kêu gọi nguồn lực phát triển các công ty VN.

    Cơ hội nhiều...

    VinaCapital - một trong những quỹ đầu tư nước ngoài lớn nhất VN - mới đây đã tăng thêm 300 triệu USD, đưa nguồn vốn các quỹ mà VinaCapital đang quản lý lên 800 triệu USD. Dưới góc độ một nhà đầu tư, ông Phạm Uyên Nguyên - Giám đốc điều hành Quỹ VinaCapital cho rằng: Chính phủ VN đang đẩy mạnh thực hiện cổ phần hoá (CPH). Hàng loạt cty lớn của nhà nước như Bảo Việt, VNPT, EVN khi CPH sẽ cung ứng lượng cổ phiếu hàng tỷ USD ra thị trường.

    Việc tổ chức thành công Hội nghị APEC, gia nhập WTO vào đầu tháng 11, và nhận được quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Hoa kỳ, cùng với đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao 8,2%, đã khiến làn sóng đầu tư gia tăng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, các nghị định và chính sách CPH và Luật DN đã chín muồi sau một thời gian thử nghiệm, đi vào cuộc sống, là cơ hội rất lớn để VN thu hút lượng vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến giờ. Việc nâng tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong các cty VN đang được xem xét và nhiều chuyên gia nhận định chỉ còn là vấn đề thời gian.

    Các quỹ đầu tư nước ngoài đang nhắm tới những tên tuổi như Vietcombank, Vinaphone, MobiFone... Hàng tỷ USD sẽ được nhà nước bán ra khi phát hành cổ phiếu. Những nhà máy điện lớn được dự báo là thu về hàng chục tỷ USD khi CPH. CPH giai đoạn 2006-2010 được đánh giá sẽ chứng kiến một sự sôi động trên thị trường tài chính. Đó là cơ hội mà các nhà đầu tư nước ngoài không thể bỏ qua.

    Chính sách và sự minh bạch

    Hàng tỷ USD đổ vào VN nhưng việc giải ngân trong thời điểm này là chưa thuận lợi. Một số quỹ mới chỉ hoạt động ở mức độ thăm dò. Quan ngại nhất vẫn là thực tế phần nhiều các DN CPH chưa được kiểm toán, định giá tín nhiệm, vì thế thường được xem là thiếu minh bạch và rủi ro.

    Chính sách thu hút đầu tư gián tiếp được đánh giá kiên quyết nhưng thận trọng. Lo ngại của các chuyên gia tài chính trong nước là một kịch bản "rút củi đáy nồi" - đồng vốn dễ vào dễ ra tạo nên những cuộc khủng hoảng tài chính.

    Tỷ lệ khống chế 49% trong DN và 30% trong ngân hàng đang được dự định nâng lên, nhưng chưa có một lộ trình cụ thể nào. Ngoài tỷ lệ khống chế, trên thực tế vẫn còn những rào cản nhất định làm giảm bớt sự nhiệt tình tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ, một cty khi CPH được chấp nhận kinh doanh bất động sản. Khi CPH, cty này được phép bán rộng rãi cổ phiếu cho công chúng và các nhà đầu tư nước ngoài. Đến khi nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua cổ phiếu rồi thì Sở KH-ĐT lại cho rằng bất động sản không cho nhà đầu tư nước ngoài. Để tạo ra cơ hội hấp thu nguồn vốn đầu tư gián tiếp, phải có những quy định pháp luật đầy đủ và bắt kịp với nhịp độ phát triển.

    http://www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/Tin-Thitruong/Thi-Truong/Lan_song_thu_3/
  3. thamtu_x

    thamtu_x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2006
    Đã được thích:
    0
    Thị trường chứng khoán châu Á tăng trưởng bốn năm liên tục



    Năm 2006, thị trường chứng khoán châu Á đã tăng trưởng năm thứ tư liên tục, đây là thời gian tăng trưởng liên tục dài nhất trong gần hai thập niên qua, theo Hãng tin tài chính Bloomberg. Đà tăng trưởng này có thể sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2007, khi mức tiêu thụ đang tăng nhanh tại hai nền kinh tế lớn nhất khu vực là Nhật và Trung Quốc.

    Chỉ số chứng khoán của Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ và Indonesia đạt mức kỷ lục vào tháng 12-2006, đẩy chỉ số chứng khoán của toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương (trừ Nhật) tăng tới 29%.

    Nhà đầu tư Anthony Muh, quản lý quĩ đầu tư trị giá 1 tỉ USD Alliance Trust Plc (trụ sở tại Hong Kong), cho rằng thị trường chứng khoán sẽ tăng trưởng nhanh trong năm tới do triển vọng kinh tế khá sáng sủa, châu Á đang trong chu kỳ tăng trưởng.



    http://www1.bsc.com.vn:8080/EDMS/webcorannc.nsf/dc3f778c77f06b8247256b83002bc2e5/c23f50743fce5ad547257254002139e4?OpenDocument




    Được thamtu_x sửa chữa / chuyển vào 16:16 ngày 01/01/2007
  4. sonit

    sonit Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2002
    Đã được thích:
    0
  5. tio361

    tio361 Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Đã được thích:
    2.784
    Bác nano nói bên kia là thị trường khó cưỡng được xu hướng lên cũng đúng thôi !

Chia sẻ trang này