DXS có gì hay mà nước ngoài mua điên cuồng mỗi ngày thế nhỉ ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ThanhHai6789, 02/10/2021.

1532 người đang online, trong đó có 612 thành viên. 20:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 10980 lượt đọc và 90 bài trả lời
  1. ThanhHai6789

    ThanhHai6789 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/08/2021
    Đã được thích:
    156
    Đôi dòng về DXS thời điểm bắt đầu bước vào Quý 4 - Quý của bất động sản.

    Giá IPO tháng 7/2021: 32.000 ( có tây có ta mua IPO giá này)
    Giá hiện tại: 28.300
    Quý 4 luôn là quý của mấy bác bất động sản.
    Từ 01/10/2021 trở đi hoạt động giao dịch bđs sôi động trở lại.
    Cơ cấu cổ đông: DXG nắm hơn 56%, nước ngoài nắm hơn 20%

    Cơ hội gì ở vùng giá hiện tại?

    Đủ hấp dẫn chưa ?

    Nền giá theo TA đang ổn áp không ?

    Hay để tăng rồi đua lệnh sau ?


    Anh em tham khảo và cho ý kiến đóng góp thêm.

    :drm

    Update số liệu đóng cửa ngày: 01/10/2021


    Mua ròng 5 phiên gần nhất: 21,9 tỷ

    [​IMG]

    Mua ròng 20 phiên gần nhất: 92.6 tỷ
    [​IMG]
    RaymondNguyen thích bài này.
  2. ThanhHai6789

    ThanhHai6789 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/08/2021
    Đã được thích:
    156
    DXS

    Ngắn hạn thì có lên có xuống, nhưng khi chuông reo là bắn phá thôi.

    Quý 4 đang lăn bánh đoàn tàu bất động sản.


    Đó là phong cách của Đất Xanh xưa giờ rồi.

    [​IMG]
    RaymondNguyen thích bài này.
  3. ThanhHai6789

    ThanhHai6789 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/08/2021
    Đã được thích:
    156
    Thị trường bất động sản liệu sẽ hồi sinh sau đại dịch?

    https://datxanhservices.vn/thi-truong-bat-dong-san-lieu-se-hoi-sinh-sau-dai-dich/


    Thị trường bất động sản có khoảng thời gian thử thách dài bởi đại dịch, khả năng phục hồi của ngành sẽ trở lại đầy sôi động hay tiếp tục “đóng băng”?

    Tín hiệu tích cực trong tình trạng đóng băng
    Đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng mạnh tới nền kinh tế lẫn đời sống xã hội trên cả nước. Nhiều tỉnh thành, thị trường Bất động sản (BĐS) gần như rơi vào tình trạng đóng băng. Tuy nhiên với tốc độ tiêm chủng cao, đến nay, TP.HCM đã đạt 75% mức độ tiêm chủng mũi 1 cho người dân trên 18 tuổi, hướng tới việc dần mở cửa lại từ 1/10/2021.

    Trong buổi toạ đàm với Tập đoàn Đất Xanh, Giám đốc Chi nhánh TP.HCM của Batdongsan.com.vn – đơn vị nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về thị trường BĐS – ông Đinh Minh Tuấn chia sẻ, từ ngày 15/9, sau khi những thông tin mở cửa trở lại, số lượng tìm mua và thuê bất động sản đã tăng vọt trở lại. Điều này thể hiện mức độ quan tâm và nhu cầu của thị trường đối với nhóm ngành bất động sản vẫn đang rất lớn.

    Song song với sự quan tâm của thị trường, các chủ đầu tư đang chuẩn bị cho sự trở lại với các dự án lớn nhỏ trên nền tảng online trong bối cảnh chưa thể tổ chức những buổi giới thiệu tập trung như trước đây. Việc áp dụng công nghệ số vào bán hàng bất động sản cũng giúp doanh nghiệp tìm kiếm tệp khách hàng có nhu cầu thực, sẵn sàng cho việc sắp xếp những cuộc hẹn trực tiếp trong tương lai. Có thể thấy, những doanh nghiệp lớn và có nguồn lực tài chính vững chãi vẫn tìm thấy “cơ trong nguy” và luôn trong tâm thế sẵn sàng bật dậy theo từng giai đoạn của quá trình mở cửa.

    [​IMG]
    Các đợt giãn cách liên tiếp khiến thị trường BĐS đóng băng.

    Hai tháng 7-8 vừa qua, mặt bằng giá của thị trường bất động sản không hề xuống thấp, thậm chí còn tăng cả khi mức độ quan tâm của khách hàng giảm mạnh. Lý giải về điều này, các chuyên gia cho rằng mức độ quan tâm của thị trường hiện tại không đồng nghĩa với việc nền kinh tế đang gặp khủng hoảng mà chỉ ảnh hưởng từ các lệnh giãn cách khi khách hàng và nhà đầu tư không thể đi xem trực tiếp sản phẩm để đưa ra quyết định.

    Chưa kể, tình trạng thiếu hụt nguồn cung dự báo sẽ khiến thị trường dậy sóng khi xã hội quay trở lại cuộc sống bình thường mới vì nhu cầu của khách hàng đã bị nén chặt suốt thời gian vừa qua. Tiến độ thi công chậm cùng quá trình cấp phép xây dựng bị siết chặt khiến thị trường ngày càng hiếm các dự án chất lượng với đầy đủ pháp lý. Và theo đúng quy luật cung-cầu, khi cán cân cầu nặng hơn, việc mặt bằng giá bị đẩy lên là xu hướng tất yếu .

    [​IMG]
    Việc mất cân bằng cung cầu sẽ khiến thị trường dậy sóng ngay khi bệnh dịch được khống chế.

    Khác với trước đây, đợt bùng dịch COVID-19 lần thứ 4 đã khiến tâm lý nhà đầu tư chuyên nghiệp trở nên vững vàng hơn, từ đó chuẩn bị phương án dự phòng thích hợp. Có thể thấy rõ điều này thông qua việc chưa xảy ra tình trạng bán tháo, bên cạnh rất ít giao dịch bán giảm lời trên thị trường thứ cấp và cao cấp. Tình trạng cắt lỗ chỉ xuất phát từ những nhà đầu tư vốn mỏng do không chịu được áp lực của lãi vay ngân hàng. Trong khi đó, nhà đầu tư vốn lớn vẫn có xu hướng mua nhiều hơn bán, để “dành” đất và tiếp tục chờ đợi cơ hội với quan điểm bất động sản là cuộc chơi của dài hạn và kiên trì.

    Sau đại dịch, phân khúc nào sẽ hồi phục nhanh chóng?
    Trong bối cảnh vừa cơ hội và thách thức đan xen, phân khúc được nhiều chuyên gia đánh giá có tiềm năng khôi phục mạnh mẽ nhất sau đại dịch là nhà ở. Bởi tâm lý của người Việt Nam vẫn mong muốn sở hữu nhà ở, đất ở, do đó nguồn cầu về phân khúc này vẫn còn rất lớn.

    Đồng thời, dịch bệnh đã khiến trào lưu “bỏ phố” hay xu hướng sở hữu căn nhà thứ hai trở nên phổ biến hơn. Tệp khách hàng này thường tìm kiếm chốn an cư mới ở những vùng ven có khí hậu trong lành, kết nối giao thông thuận tiện đến các thành phố lớn, nằm trong những dự án được quy hoạch bài bản với một cộng đồng xã hội khép kín, có thể tự cung tự cấp các dịch vụ thiết yếu như siêu thị mini, phòng khám, trường học, bệnh viên, tiện ích giải trí nội khu …

    [​IMG]
    Phân khúc nhà ở tại các thành phố vệ tinh sẽ dễ dàng bật dậy sau đại dịch.

    Về tiềm năng thị trường, các chuyên gia đánh giá cao những thị trường vùng ven, các đô thị vệ tinh hơn những thị trường thuộc các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội. Vài năm gần đây, tại các tỉnh lân cận TP.HCM, thị trường BĐS trở nên vô cùng sôi động, nhất là tại khu vực Long Thành, Đồng Nai, với sự xuất hiện của các ông lớn như Novaland, Đất Xanh, Hưng Thịnh, Nam Long… Trong đó, dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành mang đến nhu cầu khổng lồ về nhà ở trong địa bàn. Những khu đô thị, “thành phố sân bay” như Gem Sky World của Tập đoàn Đất Xanh đã được triển khai suốt thời gian qua với tham vọng đón đầu nhu cầu này khi sân bay đi vào hoạt động năm 2025.

    Hiện chủ đầu tư đang áp dụng chính sách ưu đãi khi sở hữu các sản phẩm tại Gem Sky World như: thanh toán 10% sở hữu nhà phố tự xây, tặng sổ bảo hiểm 150 triệu khi đầu tư shophouse, 100 triệu (nhà phố xây sẵn), 80 triệu đồng (nhà phố tự xây). Đặc biệt, tặng gói bảo hiểm toàn diện Dat Xanh Care trị giá hơn 5 tỉ đồng cho mỗi giao dịch thành công.
    RaymondNguyen thích bài này.
  4. ThanhHai6789

    ThanhHai6789 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/08/2021
    Đã được thích:
    156
    DXS - Nhà môi giới bđs hàng đầu Việt Nam.

    Dự báo nhà đầu tư F0 khuấy đảo thị trường địa ốc cuối năm


    07:23 | 05/10/2021



    [​IMG]
    Dự báo giới đầu tư F0 gia nhập sẽ khiến lực cầu thị trường địa ốc quý cuối năm tăng mạnh. (Ảnh minh họa: H.L).

    Đánh giá chung về thị trường bất động sản quý III năm nay, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) cho biết, hầu hết các dự án trên cả nước đều phải dừng xây dựng, thi công vì lệnh giãn cách và việc đứt gẫy chuỗi sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu và thiết bị.

    Những dự án đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư không thể triển khai vì các địa phương cũng phải tập trung chống dịch làm nguồn cung trên thị trường vốn dĩ đã thiếu hụt không có cơ hội để cải thiện .

    Bên cạnh đó, hoạt động giao dịch mua – bán bất động sản trên thị trường cũng bị ảnh hưởng vì không thể tiến hành gặp gỡ, trao đổi, giao nhận,… trong khi bất động sản là loại hàng hóa đặc biệt phải qua rất nhiều khâu kiểm nghiệm, pháp lý khi phát sinh giao dịch.

    Trong khi đó, toàn bộ nguồn cung trên thị trường bất động sản đa phần hàng tồn từ các quý trước. Lượng cung cũng như dự án mới rất hạn chế và không có dấu hiệu cải thiện. Số lượng nguồn cung trên toàn thị trường đạt ngưỡng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

    Tuy nhiên, thị trường vẫn ghi nhận những tín hiệu tích cực đến từ lực cầu. Đặc biệt là phân khúc đất nền bởi đây luôn được coi là nơi lưu giữ tài sản an toàn và tiềm năng tăng giá cao.

    Dự báo thị trường bất động sản quý cuối năm, Hội Môi giới bất động sản nhận định, nguồn cung trên thị trường vẫn không có nhiều cải thiện, một lượng lớn các dự án đang hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn và chưa thể gia nhập thị trường.

    Nguồn cung đất nền trên thị trường phần lớn không nằm ở các dự án được phê duyệt quy hoạch mà chủ yếu ở các dự án đấu giá của địa phương và dự án tự phát của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

    Về giá bất động sản, Hội Môi giới cho rằng quý IV sẽ được điều chỉnh tương đương cùng kỳ năm 2020. Những dự án không điều chỉnh, vẫn giữ giá như đầu quý II năm nay chắc chắn sẽ có tỷ lệ hấp thụ thấp.

    "Thị trường vẫn chịu áp lực tăng giá bất động sản vì nguồn cung thấp, giá đất tăng (giải phóng mặt bằng) thuế đất tăng, nguyên vật liệu và thiết bị tăng, nhân công tăng,…", đơn vị này dự báo.

    Tỷ lệ hấp thụ trên toàn thị trường trong quý cuối năm dự báo đạt trên 40%. Thị trường bất động sản một số địa phương có khả năng sôi động sớm gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bình Thuận, Long An, Phú Quốc.

    Cũng theo nhận định của VARs, các doanh nghiệp địa ốc và các nhà thầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID- 19 có thể phục hồi khoảng 50% trong những tháng cuối năm. Hoạt động M&A cũng sẽ không diễn ra nhiều và chủ yếu nằm ở các dự án nhỏ.

    "Lượng khách hàng có nhu cầu mua nhà, phục hồi và phát sinh nhu cầu mua nhà sẽ không cao trong quý IV. Thị trường sẽ tiếp tục xuất hiện nhiều F0 làm gia tăng lực cầu đầu tư (ước tăng khoảng 50%) so với cùng kỳ các năm 2018 và 2019", Hội môi giới dự báo.
  5. ThanhHai6789

    ThanhHai6789 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/08/2021
    Đã được thích:
    156
    ĐẤT XANH SERVICES (DXS): TĂNG THỊ PHẦN, TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH BĐS TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ TRỰC TUYẾN

    Từ năm 2020, khi dịch covid mới bắt đầu xuất hiện, CTCP Dịch vụ bất động sản Đất Xanh – Dat Xanh Service (mã chứng khoán: DXS) đã tập trung phát triển nền tảng công nghệ trực tuyến để hỗ trợ cho việc bán hàng BĐS, góp phần tạo nên thành công vượt mong đợi cho các dự án triển khai trên toàn quốc.

    Nửa đầu năm, lãi ròng tăng 71%, tận dụng cơ hội từ Covid để lấy thêm thị phần

    Từ năm 2020 đến nay, do một số ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid, thị trường bất động sản có phần nào bị ảnh hưởng, đặc biệt là thị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Quý 2/2021 lượng cung giảm 40% so với quý 2/2020, nhưng tính chung trong 6 tháng nửa đầu năm 2021 thì không có nhiều biến động so với cùng kỳ năm trước.

    Theo đánh giá của các chuyên gia, trước sự bùng phát dịch bệnh covid, khi các đơn vị nhỏ hơn gặp nhiều khó khăn thách thức, thì các doanh nghiệp lớn có cơ hội tăng trưởng thêm thị phần từ phần thị phần các công ty nhỏ yếu sức để mất.

    [​IMG]

    Trong lĩnh vực môi giới bất động sản, hiện DXS đang có thị phần môi giới sơ cấp lớn nhất cả nước và có xu hướng tăng thị phần khi nhiều công ty môi giới nhỏ lẻ bị ngừng kinh doanh do dịch bệnh kéo dài.

    Trong buổi chia sẻ về hoạt động của DXS cùng các nhà đầu tư và chuyên gia phân tích CTCK, quỹ đầu tư diễn ra ngày 18.08.2021, lãnh đạo DXS cho biết, nửa đầu năm 2021, doanh thu mảng môi giới BĐS là 1.815 tỷ đồng, cao hơn tổng doanh thu cộng gộp của 3 công ty cùng ngành đang niêm yết là 1.164 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp trong 6 tháng là 65%, tuy thấp hơn so với cùng kì 2020 ở mức 75%, nhưng cao hơn so với các công ty niêm yết cùng ngành đến 42%.
    Tổng doanh thu DXS ghi nhận 2.146 tỷ đồng, tăng 127%, lợi nhuận gộp 1.396 tỷ đồng, tăng 96%, và LNST chia về công ty mẹ là 398 tỷ đồng, tăng 71%. Cơ cấu doanh thu theo vùng miền, 49% ở miền Bắc, miền Trung 14% và miền Nam đóng góp 37%. Xét theo cơ cấu doanh thu theo nhóm các chủ đầu tư, nguồn doanh thu từ các dự án của công ty mẹ chỉ chiếm 11% tổng doanh thu môi giới DXS, còn lại 89% đến từ các dự án của các chủ đầu tư khác. Cơ cấu này chứng minh năng lực phân phối đa dạng của DXS, không phụ thuộc vào nguồn dự án của công ty mẹ.

    Tại thời điểm 30/6/2021, tổng tài sản của DXS là 14.478 tỷ đồng, tăng 3.478 tỷ đồng so với cuối năm 2020, tương ứng tăng 40%, trong đó, tiền và tương đương tiền dồi dào 2.352 tỷ đồng, và dư nợ thấp. Cơ cấu tài chính tốt là lợi thế cạnh tranh để DXS đẩy mạnh hoạt động khi thị trường hồi phục lại sau Covid.

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi từ các nhà đầu tư về kế hoạch kinh doanh năm 2021, bà Nguyễn Thụy Hoàng Phương, Phó Giám đốc tài chính DXS cho biết hiện HĐQT DXS vẫn chưa có quyết định thay đổi chỉ tiêu của các công ty thành viên, nhằm thúc đẩy toàn hệ thống phải quyết tâm nỗ lực, sáng tạo hơn để đạt kế hoạch lợi nhuận 1.483 tỷ đồng năm 2021, và hướng đến mục tiêu lợi nhuận 2.500 tỷ đồng năm 2022 nếu điều kiện dịch bệnh cơ bản được kiểm soát tốt.

    DXS đã xây dựng nhiều kịch bản ứng phó để giảm thiểu tác động của dịch covid, đơn cử như việc áp dụng hệ thống bán hàng online hoạt động 24/7, thu tiền và xác nhận giao dịch hoàn toàn online; tiếp tục tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo nhân sự online,… cũng như liên minh toàn bộ hệ thống để khai thác và bán chéo sản phẩm. Quan trọng nhất là ứng dụng nền tảng công nghệ để tối ưu hóa quy trình, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng.

    Nhờ vậy, hệ thống DXS có thể duy trì hoạt động kinh doanh gần như bình thường, và vẫn bán được BĐS trên toàn quốc ngay cả trong mùa dịch.

    Trước tình hình covid bùng phát, công ty kỳ vọng có thể lặp lại được dấu ấn tiên phong trong ngành BĐS. Lịch sử hơn 10 năm trước, Đất Xanh là đơn vị tiên phong tạo dựng cuộc chơi mới cho ngành BĐS với cách tổ chức sự kiện tư vấn bán hàng tập trung cùng lúc đến hàng ngàn khách hàng, thì nay dựa trên nền tảng công nghệ, DXS dự kiến sẽ tiên phong trong việc sáng tạo, tạo lập công cụ và thói quen giao dịch BĐS mới, chuyển từ trực tiếp sang trực tuyến.

    Bà Phạm Thị Nguyên Thanh, Giám đốc Điều hành DXS đánh giá, thị trường bất động sản nửa cuối năm 2021 và qua 2022 phụ thuộc nhiều vào việc kiểm soát dịch bệnh Covid của chính phủ. Dự báo thị trường sẽ phục hồi và bứt phá sau khi đã tiêm phủ xong vaccine trên diện rộng, cùng với việc triển khai các giải pháp ứng phó hiệu quả với đại dịch ở từng địa phương. Tương tự như ở các quốc gia khác, giá bất động sản thường có xu hướng tăng cao ngay khi dịch bệnh được kiểm soát ổn định, và dự kiến thị trường BĐS Việt Nam sẽ có dấu hiệu lạc quan rõ ràng hơn từ quý 2/2022.

    Chiến lược phát triển của DXS dựa trên hệ sinh thái tích hợp, đa nền tảng

    [​IMG]

    Sự kiện Chuyên gia phân tích DXS ngày 18/08 được tổ chức trực tuyến trên nền tảng công nghệ Real Agent for Conference do DXS phát triển

    Điểm nhấn trong hoạt động 6 tháng đầu năm của DXS chính là việc IPO thành công vào tháng 4/2021 và đưa cổ phiếu niêm yết lên HOSE trong tháng 7 vừa qua (hiện DXS đang giao dịch tạm trên sàn HNX). Chia sẻ với các nhà đầu tư, lãnh đạo DXS cho biết, thủ tục chuyển giao dịch từ HNX về lại HOSE sẽ được tiến hành sau khi các vấn đề kỹ thuật đã được khắc phục. Dự kiến tháng 9, DXS sẽ giao dịch được trên HOSE.

    Với việc IPO thành công, DXS huy động được nguồn vốn 1.100 tỷ đồng để phục vụ cho các mảng kinh doanh, cụ thể là đầu tư nền tảng công nghệ (hiện tại đã giải ngân 200 tỷ đồng); triển khai các hoạt động marketing để phát triển người dùng, tăng thị phần mảng kinh doanh mới (môi giới bán lại, dịch vụ tài chính và quản lý tài sản), đồng thời M&A các doanh nghiệp tiềm năng trong các mảng hoạt động chính của công ty.

    Chiến lược xuyên suốt của DXS vẫn là củng cố vị trí số 1 mảng môi giới BĐS thông qua đẩy mạnh môi giới sơ cấp và mở rộng môi giới thứ cấp.

    Ông Nguyễn Trường Sơn, Tổng Giám đốc DXS cho biết, thị trường thứ cấp hiện vẫn còn phân mảnh và phân tán. DXS đã thử nghiệm và đóng gói được quy trình, cũng như mở văn phòng môi giới thứ cấp đầu tiên vào đầu tháng 7 vừa qua. Lợi thế đáng kể nhất của DXS trong thị trường thứ cấp là nguồn hàng, dữ liệu sản phẩm lớn, bởi với thị phần sơ cấp đến khoảng 30% được duy trì hàng năm, trong đó một tỷ lệ đáng kể nguồn hàng sơ cấp sẽ trở thành nguồn hàng thứ cấp, được tích lũy dần qua các năm. Ông Sơn nhấn mạnh, nghề môi giới mấu chốt là sản phẩm và lực lượng kinh doanh. Với lợi thế sẵn có, từ năm 2021, DXS sẽ xâm nhập thị trường thứ cấp cực kỳ tiềm năng.

    DXS cũng có chiến lược phát triển mảng dịch vụ có thu phí, đồng thời DXS cũng đang thúc đẩy mạnh hơn chiến lược số hóa, đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh. Với việc ứng dụng nền tảng công nghệ Real Agent, DXS có thể đẩy nhanh quá trình xử lý hồ sơ và giao dịch lên gấp khoảng 10 lần so với xử lý thủ công. Khi dịch covid bùng phát, trong giai đoạn giãn cách xã hội, nhờ ứng dụng Real Agent mà DXS duy trì được hoạt động bán hàng trực tuyến với kết quả khá tốt ở các dự án như Gem Sky World, Opal Skyline, The Rivana, Tecco Felice Homes, River Bay, KDC Đồng Nam, Charm City...

    Thêm vào đó, khách hàng có thể sử dụng nền tảng công nghệ tài chính Fina để nộp hồ sơ vay và được duyệt vay online. Nhờ vậy, các hồ sơ vay, khoản vay và giải ngân cho khách hàng không bị ảnh hưởng nhiều trong thời gian giãn cách.
    Thông qua Fina, hiện DXS đã hợp tác cùng Standard Chater, VIB và HD Insurance để phát triển các giải pháp tài chính toàn diện cho khách hàng, và kết nối tổng cộng 30 tổ chức tài chính (ngân hàng, bảo hiểm), giải ngân hơn 3.200 tỷ đồng giá trị khoản vay đến tháng 7/2021. DXS cũng sẽ ra mắt nền tảng FINA Insuarance – sản phẩm bảo hiểm tài sản và con người.

    Hướng đến việc phục vụ đa dạng nhu cầu khách hàng, tháng 4 vừa qua DXS cũng đã thành lập Dat Xanh International nhằm phục vụ khách hàng có nhu cầu mua BĐS tại nước ngoài, hoặc khách hàng nước ngoài muốn mua BĐS tại Việt Nam. Đến nay, Dat Xanh International đã thành lập chi nhánh ở Trung Quốc, Quảng Châu, Bắc Kinh, Hongkong…

    Lãnh đạo DXS cho biết, toàn bộ các chiến lược này được xây dựng trên hệ sinh thái tích hợp, đa nền tảng, ứng dụng giữa kinh nghiệm thực chiến của hệ thống DXS trên toàn quốc và công nghệ tiên tiến, hướng đến việc hoàn thành các nhiệm vụ HĐQT và ĐHĐCĐ đã giao.

    :drm
    RaymondNguyen thích bài này.
  6. cdoivanthe

    cdoivanthe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2008
    Đã được thích:
    4.887
    Tây vẫn gom khôn chưa đẩy giá. Con này vượt 30 là phi mạnh :D
    ThanhHai6789 thích bài này.
  7. khangsinh

    khangsinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2014
    Đã được thích:
    16.730
    Hàng nhà anh Thìn sợ lắm, hãi lắm :((
  8. ThanhHai6789

    ThanhHai6789 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/08/2021
    Đã được thích:
    156
    Ẩn số nằm ở lợi nhuận Quý 3 này. Chất xúc tác vượt 30 cũng ở đây :drm

    Mua lót ổ chờ sẵn hay mua đuổi khi giá vượt 30 là lựa chọn của mỗi người.
  9. cdoivanthe

    cdoivanthe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2008
    Đã được thích:
    4.887
    Nhìn vào cái KL khớp lệnh là biết. Tây toàn mua 60-80% khớp mà có ai dám chơi cùng đâu :D
  10. ThanhHai6789

    ThanhHai6789 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/08/2021
    Đã được thích:
    156
    Sợ là tốt.%-(
    Nhưng nên biết sợ ở vùng giá nào mới là mấu chốt vấn đề. Còn vùng giá nào nên xem ở góc độ cơ hội.
    --- Gộp bài viết, 05/10/2021, Bài cũ: 05/10/2021 ---
    Đám đông bây giờ chưa mua đâu. Họ chỉ thích mua đuổi cơ :))

Chia sẻ trang này