FLC sẽ phản ứng thế nào khi bị chính người thân (BizLIVE.vn) vạch mặt???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi eagle1707, 06/07/2015.

4019 người đang online, trong đó có 379 thành viên. 00:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5532 lượt đọc và 46 bài trả lời
  1. eagle1707

    eagle1707 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    7.449
    Lần đầu tiên thấy được sự mạnh mẽ & công tâm & thẳng thắn - đúng với diễn biến thực tế của FLC, KLF, HAI & hội DN phát hành giấy o_O
    http://bizlive.vn/chung-khoan/goc-nhin-chung-khoan-lac-nhip-tang-loi-tai-ai-1128315.html
    Xin rút trích lại cho anh em dễ đọc:
    ".....Thực ra trong suốt đợt tăng từ đầu tháng 6, sự phân hóa về tốc độ tăng, thậm chí là phân hóa tăng giảm đã diễn ra một cách sâu sắc. Thói quen đầu cơ vào những cổ phiếu nhỏ, được làm giá, những cổ phiếu đầu cơ truyền thống đã không đem lại kết quả tích cực, thậm chí là liên tục thua lỗ. Thay vào đó, những cổ phiếu lớn, blue-chips cơ bản lại có thành quả rất tốt."
    "....Trong mạch kỳ vọng này, không có chỗ, hay ít nhất là chưa có chỗ cho các hoạt động đầu cơ nóng với những cổ phiếu thiếu đi yếu tố cơ bản hỗ trợ. Chỉ những cổ phiếu được hưởng lợi từ những thay đổi yếu tố cơ bản nói trên, hay như ngôn ngữ thị trường là nằm trong mạch kỳ vọng và nằm trong dòng chảy của những dòng tiền lớn, mới có sức bật tốt nhất.

    Ví dụ có thể thấy ngay là kể cả những mã siêu đầu cơ, siêu thanh khoản thì tiến triển giá cũng không mấy tích cực. Mặc dù yếu tố cung cầu quyết định hướng đi của giá, nhưng sức cầu của một nhóm đầu cơ không thể lớn bằng toàn bộ thị trường. Việc đồng thuận trong suy nghĩ và hành động tạo nên sức mạnh lớn hơn tất cả các dòng vốn đầu cơ đơn lẻ.
    (P/s:Ai là “vua” thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt?
    Với gần 1,5 tỷ cổ phiếu, tương đương gần 15.000 tỷ đồng được chuyển nhượng, cổ phiếu FLC của Tập đoàn FLC dẫn đầu danh sách cổ phiếu được mua bán sôi động nhất trên thị trường chứng khoán Việt, cả theo khối lượng lẫn giá trị giao dịch trong 6 tháng qua.)

    Không hề ngẫu nhiên thì những phiên cuối tuần rồi, thanh khoản tăng vọt và dòng cổ phiếu cơ bản lại “có biến”. Đó là kết quả của tập hợp các hành động sửa sai, cơ cấu lại danh mục. VN-Index được chính những cổ phiếu blue-chips dẫn dắt mới có thể phá vỡ các ngưỡng kháng cự quan trọng. Những góc nhìn bị chi phối bởi sự lạc nhịp như đã nói ở trên cho rằng đó là kết ...."
    -----------------------
    [​IMG]
    FLC, HAI, KLF luôn & mong muốn sẽ trở thành 1 thế lực một Doanh nghiệp thế mạnh trong tương lai. NHƯNG THẾ MẠNH NÀY ĐƯỢC XÂY DỰNG = yếu tố cơ bản nào????

    1. Siêu thanh khoản = cung cầu hay = trái-phải
    2. Siêu tiềm năng = dự án = phát hành tăng vốn=đầu tư liên kết?
    3. Vững niềm tin, bền ý chí = tư duy đầu cơ hay đầu tư?
    4. Vững niềm tin, bền ý chí = cách nào khi nhìn vào khoản đầu tư trung & dài hạn?
    Last edited: 06/07/2015
    Kho_Ben, hesman88, hariboo2 người khác thích bài này.
  2. ghost00

    ghost00 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/02/2008
    Đã được thích:
    946
    Riêng tôi thì không tin vào tập đoàn giấy lộn này
    vGreedyeagle1707 thích bài này.
  3. eagle1707

    eagle1707 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    7.449
    Nghị định 60: Hạn chế sở hữu chéo trong phát hành riêng lẻ cổ phiếu
    (NDH) Trong phát hành riêng lẻ và phát hành riêng lẻ hoán đổi nợ, hoán đổi cổ phần DN khác, Nghị định 60 không cho phép tổ chức phát hành và nhà đầu tư được chào bán cổ phiếu riêng lẻ có mối quan hệ mẹ - con, anh - em (công ty con của cùng một công ty mẹ).
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]

    Cuối tháng 6/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2015 NĐ- CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 58 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.

    Ngoài những thay đổi lớn xung quanh Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng, đối với hoạt động phát hành riêng lẻ, Nghị định 60 cũng đã có quy định cụ thể trong công bố thông tin phát hành riêng lẻ cổ phiếu và đặt ra những hạn chế đối với đối tượng nhà đầu tư được chào bán riêng lẻ.

    Công bố thông tin về NĐT được chào bán hoặc tiêu chí lựa chọn NĐT

    Theo các quy định cũ, khi thực hiện chào bán chứng khoán riêng lẻ, công ty đại chúng cần phải có quyết định của ĐHĐCĐ thông qua phương án chào bán và sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán; xác định rõ đối tượng, số lượng nhà đầu tư.

    Tuy nhiên, về đối tượng chào bán riêng lẻ, quy định trong Nghị định 60 có phần được nới lỏng hơn, khi chỉ yêu cầu công ty đại chúng xác định nhà đầu tư được chào bán hoặc tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chào bán.

    Trong một số trường hợp ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ sở hữu, công ty đại chúng phải xác định rõ nhà đầu tư để ĐHĐCĐ thông qua. Chỉ thay đổi sau khi được ĐHĐCĐ chấp thuận, bao gồm trường hợp việc chào bán dẫn tới tổ chức, cá nhân hoặc một nhóm tổ chức, cá nhân và người có liên quan của tổ chức, cá nhân đó sở hữu vượt 25% cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc trường hợp bán cho một tổ chức, cá nhân hoặc một nhóm tổ chức, cá nhân và người có liên quan của tổ chức, cá nhân đó từ 10% trở lên vốn điều lệ của tồ chức phát hành trong một đợt chào bán hoặc trong các đợt chào bán trong 12 tháng gần nhất.

    Quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu riêng lẻ (tối thiểu một năm) và khoảng cách giữa các đợt chào bán (ít nhất 6 tháng) không có sự thay đổi.

    Hạn chế đối tượng chào bán riêng lẻ

    Cụ thể, theo quy định tại Nghị định 60 đối với hoạt động chào bán riêng lẻ của công ty đại chúng và chào bán riêng lẻ để hoán đổi các khoản nợ (phát hành cổ phiếu cấn trừ nợ) hoặc hoán đổi cổ phần của công ty chưa đại chúng, tổ chức phát hành không phải là công ty mẹ của tổ chức được chào bán cổ phiếu; hoặc cả hai tổ chức này không phải là các công ty con của cùng một công ty mẹ.

    Việc xác định mối quan hệ mẹ - con giữa hai doanh nghiệp không quá khó khăn nhờ các thông tin trên BCTC của công ty đại chúng. Tuy nhiên, mối quan hệ "anh - em", các công ty con của cùng một công ty mẹ lại hiếm khi được công khai nếu công ty mẹ không có nghĩa vụ công bố thông tin.

    Việc phát hành cổ phiếu, đặc biệt trường hợp phát hành cổ phiếu cấn trừ công nợ, không hiếm trường hợp xuất hiện NĐT được chào bán là "người quen" của tổ chức phát hành. Việc hạn chế các đối tượng có liên quan tới tổ chức phát hành (gồm công ty con của TCPH và các công ty cùng công ty mẹ với TCPH) sẽ giúp hạn chế dòng vốn chạy vòng quanh và những rủi ro do sở hữu chéo.

    Hoạt động chào bán cổ phiếu riêng lẻ hoán đổi nợ và cổ phần của công ty chưa đại chúng, theo quy định phải có "sự góp mặt" của kiểm toán. Cụ thể, khoản nợ được phép hoán đổi phải là khoản nợ đã được trình bày trong BCTC kiểm toán gần nhất. Đối với phát hành cổ phiếu hoán đổi, BCTC của công ty góp vốn được hoán đổi phải được kiểm toán với ý kiến chấp thuận toàn bộ, không ngoại trừ.

    Như trong trường hợp CTCP Đức Long Gia Lai phát hành cổ phiếu hoán đổi cổ phần của Mass Noble, Mass Noble phải cung cấp được BCTC kiểm toán với ý kiến chấp thuận toàn bộ. Thương vụ phát hành cổ phiếu SHN hoán đổi cổ phần của CTCP Tập đoàn Đầu tư An Bình (ABG) dự kiến thực hiện vào quý III/2015, ABG cũng cần cung cấp BCTC kiểm toán mới đáp ứng điều kiện phát hành.

    Thanh Thủy

    [​IMG]
  4. phong 3

    phong 3 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/05/2014
    Đã được thích:
    23.020
    Thì cũng biếu cho nó kha khá rồi còn gì nhỉ
    cophieuviet thích bài này.
  5. eagle1707

    eagle1707 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    7.449
    Phát hành cổ phiếu cấn trừ nợ, cổ đông ít hy vọng có cổ tức
    [​IMG]
    ITA vừa thông qua phương án phát hành hơn 119 triệu cổ phiếu để cấn trừ công nợ

    (ĐTCK) Phát hành cổ phiếu để cấn trừ nợ đang trở thành trào lưu trên TTCK, giúp không ít doanh nghiệp tăng vốn khủng và giảm được áp lực trả nợ. Nhưng với các cổ đông nhỏ lẻ, họ có thực sự được hưởng lợi?
    Những DN chuyển nợ thành vốn

    CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) dường như rất có “duyên” với việc phát hành cổ phiếu cấn trừ nợ. Mới đây, HĐQT ITA thông qua phương án phát hành hơn 119 triệu cổ phiếu riêng lẻ để cấn trừ công nợ. Cụ thể, gần 119,4 triệu cổ phiếu sẽ được phát hành cho 4 tổ chức đã “chi viện đặc biệt” cho Công ty trong giai đoạn trước. Giá phát hành được xác định bằng thị giá bình quân của 5 phiên giao dịch trước thời điểm thực hiện cấn trừ nợ.

    Trong trường hợp thị giá bình quân 5 phiên gần nhất thấp hơn mệnh giá (10.000 đồng/CP) thì giá phát hành sẽ được tính bằng mệnh giá. Trước đó, trong năm 2014, ITA đã phát hành 115,7 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/CP (tương đương 1.157 tỷ đồng) để xử lý các khoản nợ.

    Cuối năm 2014 vừa qua, CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) cũng công bố thông tin về việc phát hành cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu và cấn trừ công nợ. Theo đó, QCG đăng ký phát hành trên 145 triệu cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu cho VOF PE Holding 5 Limited (VOF) và để cấn trừ công nợ cho các nhà đầu tư. Điểm đáng chú ý là số lượng cổ phiếu phát hành thêm của QCG trong đợt này lớn hơn cả số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Sau đợt phát hành, vốn điều lệ của QCG tăng lên 2.750 tỷ đồng.

    Thực tế cho thấy, phát hành cổ phiếu để cấn trừ nợ là hình thức được nhiều DN niêm yết lựa chọn nhằm giảm gánh nặng nợ nần trong năm 2014. KBC đã phát hành 100 triệu cổ phần, với giá 10.000 đồng/CP để cấn trừ số nợ 1.000 tỷ đồng.

    CTCP Xi măng Vicem Hải Vân (HVX) cấn trừ khoản nợ 50,3 tỷ đồng với Công ty TNHH Tập đoàn Thắng Lợi trong đợt phát hành 21,5 triệu cổ phần, tương đương 215 tỷ đồng. CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF) giảm được 310 tỷ đồng nợ vay nhờ phát hành hơn 31 triệu cổ phiếu cho các chủ nợ…

    Việc hoán đổi từ nợ thành cổ phần, trong nhiều trường hợp được xem là giải pháp “vẹn cả đôi đường” với DN và chủ nợ. DN trút được gánh nặng trả nợ, đồng thời vốn điều lệ tăng thêm tương ứng với khoản nợ được cấn trừ bằng cổ phiếu. Báo cáo tài chính của cả DN đi vay và DN cho vay theo đó sẽ “sạch” hơn khi khoản nợ vay, nợ phải thu (rất có thể là khoản nợ xấu) được xử lý. Nhưng về phía các cổ đông, họ có thực sự được hưởng lợi từ việc phát hành này?

    Vốn tăng, EPS bị pha loãng

    Theo lãnh đạo một CTCK, bản chất của việc phát hành cổ phiếu cấn trừ nợ là DN không thu được dòng tiền mới. Đó là chưa kể, việc phát hành thêm để cấn trừ nợ thường được ấn định với giá ưu đãi cho các chủ nợ.

    Do việc phát hành không thu được “tiền tươi thóc thật”, theo vị lãnh đạo trên, DN không có điều kiện đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh như việc phát hành huy động vốn thông thường. Hiệu quả kinh doanh khó nâng lên trong khi vốn điều lệ tăng lên, khiến thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong tương lai có thể giảm.

    Cùng quan điểm này, ông Hoàng Thạch Lân, chuyên gia chứng khoán cho rằng, cổ đông có cơ sở để lo ngại việc DN niêm yết huy động tiền cổ đông để trả nợ hoặc dùng chính cổ phiếu để cấn trừ nợ. Dù rằng, DN lấy lý do rất chính đáng là “cứu” DN, nhưng việc phát hành đó sẽ khiến EPS trong năm tới, thậm chí vài năm tới luôn loanh quanh ở mức thấp. Những nhà đầu tư dài hạn ít có hy vọng về cổ tức, giá cổ phiếu vì thế khó có cơ hội phục hồi bền vững.

    Một số CTCK cho biết, họ đang thực hiện tư vấn cho một số DN phát hành theo hình thức cấn trừ nợ, cho thấy phương thức này đang được nhiều DN lựa chọn nhằm giảm áp lực trả nợ. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý thị trường cần có sự giám sát chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nhỏ lẻ.

    Hoàng Anh
  6. eagle1707

    eagle1707 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    7.449
    Trào lưu cổ phiếu hoán đổi nợ
    http://www.vcci.com.vn/tin-tuc/20141022022856811/trao-luu-co-phieu-hoan-doi-no.htm
    Ngày càng có nhiều DN niêm yết chọn phương thức phát hành thêm cổ phiếu để trả nợ vay, chứng tỏ TTCK vẫn là “con bò sữa” hữu dụng với DN…
    Một trong những DN đầu tiên khởi xướng trào lưu phát hành thêm cổ phiếu cấn trừ nợ là CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) của đại gia Đặng Thành Tâm. Năm 2013, ITA lên kế hoạch phát hành thêm 116 triệu cổ phiếu để cấn trừ hơn 1.156 tỷ đồng công nợ với Cty CP Đại học Tân Tạo, Cty Cổ phần Delta miền Nam, Cty Cổ phần Truyền thông giải trí và sản xuất Media Ban Mai và Quỹ ITA Vì tương lai.
    Khơi mào: Nhóm cổ phiếu gia đình họ Đặng

    Cũng thuộc nhóm cổ phiếu của DN gắn với “tập đoàn” họ Đặng, KBC –Tổng Cty Phát triển Đô thị Kinh Bắc vào năm 2013 cũng đã phát hành 100 triệu cổ phiếu, huy động tương đương 1.000 tỷ đồng. Toàn bộ số cổ phần chứng khoán trên được dùng để cấn trừ công nợ nhằm giảm nợ vay và bổ sung vốn lưu động. Có lẽ nhờ vậy mà đến nay, ITA và KBC đã đi được một chặng đường khá dài trên đà nỗ lực tái cơ cấu và tập trung trả nợ để thoát khỏi danh sách những DN nặng gánh nợ vay.

    Điều đáng nói là KBC và ITA cũng chính là hai DN đã có sự khơi mào cho một trào lưu khác trước đó: Trào lưu hủy niêm yết trên sàn chứng khoán. Nhưng cho dù là khơi mào nổ phát pháo đầu tiên khiến nhiều DN sau đó “noi” theo, đến nay KBC và ITA vẫn chưa thực sự có một ngày rời sàn mà ngược lại, TTCK vẫn tiếp tục là kênh dẫn vốn cho hai DN này – ít nhất đã đáp ứng nhu cầu dẫn vốn cấn trừ cả ngàn tỷ đồng tiền công nợ - điều mà đại gia họ Đặng cho rằng TTCK chưa làm được.

    DN bất động sản lĩnh xướng “trào lưu”

    Tiếp sau ITA, KBC, đến nay đã có một loạt các DN niêm yết và đại chúng tận dụng phương thức phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ này để “vắt sữa” vốn từ các cổ đông hiện hữu, đối tác mới hay để trừ nợ trực tiếp cho chính chủ nợ - đối tác cũ… Có thể kể đến một loạt các tên ở các ngành nghề lĩnh vực khác nhau như Xi măng Hà Tiên 1 hay Mai Linh Group, CMISTONE Việt Nam… Nhưng để có thể tạo thành và gọi là một “trào lưu”, nổi bật hơn cả phải kể đến các DN bất động sản.

    Điển hình như đã nêu là hai DN KBC và ITA ở trên, cũng là hai DN phát triển địa ốc gắn liền với sản phẩm đặc thù bất động sản công nghiệp. Ngoài ra, những DN đã đi tiếp và đẩy phương thức phát hành cổ phiếu cấn trừ cấn trừ công nợ thành trào lưu, phải kể đên là CTCP TM - DV Địa ốc Hoàng Quân (HQC), CTCP Đầu tư Địa ốc Khang An (KAC), hay CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN)…

    Cụ thể, sau đại hội cổ đông thường niên năm 2014, nhằm cấn trừ nợ và chuyển một phần nghĩa vụ trả nợ, HQC đã phát hành 30 triệu cổ phiếu trả nợ cho các Cty liên kết là Cty CP Tư vấn - Thương mại -Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân Mê Kông và Cty CP Việt Kiến trúc cùng Cty Phát triển nhà Bình Thuận. Nhờ phương thức này, HQC đã thành công trong việc phát hành cổ phiếu cấn trừ công nợ đồng thời phát hành thêm 50 triệu cổ phần cho các đối tác mới, tăng vốn điều lệ lên 1.200 tỷ đồng.

    Ở trường hợp đợt phát hành dự kiến tới đây của KAC, bên cạnh mục tiêu phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức còn lại của năm trước và phát hành cổ phiếu thưởng, KAC cũng mong muốn phát hành riêng lẻ 10 triệu cp để hoán đổi công nợ. Các “chủ nợ” dài hạn mà Khang An có nghĩa vụ phải trả có CTCP Địa ốc Khang Việt, CTCP Xây dựng Phước Thành và một cá nhân.

    Một mũi tên bắn mấy đích?

    Không có một phương thức vắt sữa nào cũng như không có mũi tên nào có thể bắn được tới ba, bốn mục đích mà người giương cung không phải đầu tư hoặc trả giá.

    Một điều dễ nhận thấy trong danh mục các “chủ nợ” được “con nợ” DN cấn trừ nợ bằng cổ phiếu, đã xuất hiện những cái tên có biểu hiện liên quan mật thiết dạng mẹ - con hoặc có góp cổ phần, liên doanh liên kết. Ví dụ Địa ốc Hoàng Quân Mekong đã nắm giữ tới 20,83% cổ phần của Địa ốc Hoàng Quân. Sau đợt phát hành cấn trừ, do lượng cổ phiếu của HQC tăng lên nên tỷ lệ sở hữu của Hoàng Quân Mekong tại HQC đã giảm xuống, tương ứng tỷ lệ sở hữu còn lại 14, 71%. CTCP Địa ốc Khang Việt cũng nắm một tỷ lệ lớn cổ phiếu tại CTCP Địa ốc Khang An.
    Như vậy, trong nhiều trường hợp khi DN sử dụng công cụ nợ để chuyển hóa thành sở hữu cổ phần, mà chủ nợ hay con nợ đều cùng có mối liên hệ góp vốn mật thiết hoặc sở hữu chéo lẫn nhau, thì việc huy động vốn – vắt sữa “con bò sữa” bằng cổ phần thông thường cũng sẽdiễn ra theo dạng vòng xoáy nội bộ từ tăng vốn, vay nợ đến phát hành cổ phiếu cấn trừ nợ. Điểm khác biệt chỉ là khi phát hành cổ phiếu cấn trừ nợ, DN phát hành sẽ thu được tiền tươi (hoặc tiền vay đã ứng trước). Qua đó, có thể giúp DN “con nợ” giải quyết nợ, DN “chủ nợ” thì được gia cố thêm tỷ lệ sở hữu cổ phần và mặt khác, có thể giảm bớt doanh thu, giảm lợi nhuận (vì khoản tiền đã góp vốn mua cổ phần) và nhờ vậy giảm phần nộp thuế thu nhập DN.

    Một chuyên gia cho rằng sở dĩ các DN bất động sản ưa thích phương thức “vắt sữa” này hơn nhiều DN thuộc các ngành nghề khác, vì đa phần các DN BĐS đều phải sử dụng đòn bẩy tài chính cao để đầu tư tài sản lớn, do đó hệ số nợ cũng lớn. Phát hành cổ phiếu cấn trừ nợ sẽ giúp DN “nhất tiễn tam điêu”: Trừ được nợ cũ; Đạt mục tiêu tăng vốn và đồng thời giảm đẹp hệ số nợ, giúp làm đẹp các con số tài chính đủ để “lọt cửa” cấp hạn mức tín dụng lớn ở các ngân hàng. Ngoài ra, như đã nêu ở trên, theo chuyên gia này DN cũng có thể giảm bớt thuế thu nhập DN phải nộp ở các đơn vị thành viên được nhận cổ phiếu cấn trừ nợ.

    Tất nhiên, không có một phương thức vắt sữa nào cũng như không có mũi tên nào có thể bắn được tới ba, bốn mục đích mà người giương cung không phải đầu tư hoặc trả giá. Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, thông thường, các chủ sở hữu cổ đông sáng lập và lớn nhất, sẽ phải “hy sinh” một chút. Họ sẽ phải chấp nhận pha loãng giá trị cổ phiếu, thu nhập cổ phần vào các năm tới, đồng thời phải chịu giảm tỷ lệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp (nếu có sở hữu chéo) từ Cty đối tác tới chính DN. Nhưng thực tế, việc “hy sinh” này cũng chỉ là hy sinh trước mắt cho cái dài hạn. Bởi một khi DN phát nợ, có vốn phát triển dự án, DN sẽ không chỉ đứng lại một chỗ mà giá trị sẽ tăng lên. Giá cổ phần chủ đầu tư sở hữu theo đó cũng tăng lên. Các cổ đông nhỏ lẻ hẳn cũng vì cái lợi dài hạn mà đành chấp nhận thông qua pha loãng cổ phiếu trước mắt.

    Thay lời kết
    Sau đợt phát hành cấn trừ đầu 2014, trong 9 tháng 2014, cổ phiếu KBC (biểu đồ dưới) đã biến động theo chiều lên đáng kể. Trong khi đó, do đợt phát cấn trừ và tăng vốn điềulệ chỉ mới diễn ra gần đây, cổ phiếu HQC (biểu đồ trên) vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng. (Nguồn biểu đồ: VCSC)

    Có thể tạm hình dung nếu chuyển nợ thành vốn góp là một dạng chuyển hóa “sữa” (đã vắt từ trước đó và nguy cơ hỏng khi biến thành nợ xấu) sang “pho-mai” hay một dạng khác tương tự, kèm theo là các đặc thù và cách thức/ quyền lợi/ sử dụng khác, thì việc DN phát hành thêm cổ phiếu để cấn trừ nợ lại có vẻ vẫn giữ nguyên bản yếu tố “vắt sữa bò” trên thị trường chứng khoán. Theo đó thì DN chuyển nợ thành vốn thường sẽ không đặt mục tiêu tăng vốn thêm (trừ có kế hoạch phát hành thêm để huy động vốn), còn DN phát hành thêm cổ phần để cấn trừ công nợ tất yếu sẽ được tăng thêm vốn. Thứ duy nhất mà các DN muốn sử dụng một trong hai kĩ thuật này phải đáp ứng là thuyết phục được chủ nợ hợp tác. Nếu không tính những DN có chủ nợ là Cty con, liên kết hoặc có vốn sở hữu gián tiếp thì khâu đàm phán sẽ rơi vào vòng nội bộ như đã nêu ở trên, đa phần các DN đạt được mục tiêu chuyển nợ thành vốn hay hoán đổi nợ bằng cổ phần, cũng đều phải có cơ sở hoặc tiềm lực để “chủ nợ” nhìn thấy triển vọng khi DN hoạt động trở lại, từ đó chủ nợ có thể tạm “giãn” nợ và chấp nhận đổi nợ lấy sở hữu cổ đông, chờ thời cơ thu hồi vốn qua bán cổ phần góp vốn cho đối tác khác, hoặc có thể thu được lợi tức đầu tư.
    Vì lẽ đó, cũng sẽ chẳng có gì lạ khi các DN niêm yết nhưng có “dáng” tư nhân, với cấu trúc sở hữu chặt thường dễ dàng hơn khi thực hiện kĩ thuật “vắt sữa” tưởng rất phức tạp!

    Lê Mỹ
  7. hungle68

    hungle68 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    15/12/2014
    Đã được thích:
    360
  8. thequy1978

    thequy1978 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    27/02/2008
    Đã được thích:
    16.636
    Bán hết các mã kiểu này để mua các mã đang có dòng tiền vào mạnh pvs, pvd, pxs, pet... đi các bác. Em đã chốt xong vcb, bid, ssi chuyển sang các mã này rồi. Ai chưa có ăn vào vẫn kịp kiếm ăn
    eagle1707 thích bài này.
  9. Saodo123

    Saodo123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2014
    Đã được thích:
    5.307
    phản ứng bằng cách chiều dùng chính tiền thu được của các bác từ phát hành thêm để đánh lên
    eagle1707 thích bài này.
  10. eagle1707

    eagle1707 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    7.449
    THẤY GÌ QUA ĐỢT PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU CẤN TRỪ CÔNG NỢ CỦA SHN? [​IMG]
    Trí Thức Trẻ - 20/05/2015 8:52:02 SA
    https://www.bsc.com.vn/News/2015/5/20/453171.aspx
    [​IMG]
    Ngày 18/5/2015, HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (Hanic – SHN) ra nghị quyết điều chỉnh danh sách các chủ nợ cấn trừ công nợ bằng cổ phiếu trong đợt phát hành riêng lẻ sắp tới. Danh sách điều chỉnh có 27 chủ nợ đồng ý cấn trừ công nợ bằng cổ phiếu, có sự thay đổi so với danh sách dự kiến đã đăng ký trước đó. Nguyên nhân thay đổi do một số cá nhần đề nghị giảm số tiền cấn trừ công nợ bằng cổ phiếu so với thỏa thuận ban đầu. Riêng Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, SHN đã thương lượng thỏa thuận cấn trừ số công nợ trị giá 13,6 tỷ đồng, tương đương với 1,36 triệu cổ phiếu.

    Thực tế, việc cấn trừ công nợ của SHN có phải là điều mà các chủ nợ mặn mà?

    Căn cứ vào giá cổ phiếu làm căn cứ cấn trừ công nợ, rõ ràng các chủ nợ của SHN đang bị thiệt thòi đáng kể.

    Cổ phiếu SHN tăng mạnh trong thời gian gần đây, nhưng vẫn đang giao dịch ở mức giá xung quanh 60% mệnh giá. Thế nhưng, công nợ được cấn trừ cho SHN lại theo mệnh giá cổ phiếu mà công ty này phát hành. Không khó để tính toán, các chủ nợ của SHN đã phải chịu thiệt khoảng 40% giá trị khoản nợ đối với Hanic.

    Với 6,14 triệu cổ phiếu dự kiến phát hành, SHN sẽ cấn trừ được số công nợ tương đương 61,4 tỷ đồng. Trong khi đó, giá trị thị trường của 6,14 triệu cổ phiếu nói trên, tính theo giá đóng cửa ngày 19/5 (sau khi tăng trần) là 39,3 tỷ đồng.

    Có 2 lý do có thể để các chủ nợ của SHN chấp thuận cấn trừ công nợ với mức thiệt thòi như vậy.

    1/ Họ kỳ vọng giá cổ phiếu SHN sẽ tăng trong thời gian tới, ít nhất tiệm cận tới mệnh giá.

    2/ Cấn trừ công nợ thực ra là hoạt động “gỡ gạc” của các chủ nợ của SHN.

    Với trường hợp 1, trong trường hợp lạc quan, giá cổ phiếu SHN đạt mức 10.000 đồng/cổ phiếu, việc cấn trừ công nợ coi như thành công. Thế nhưng, rủi ro đối với khoản nợ được cấn trừ này tương đối cao khi hơn 6 triệu cổ phiếu nói trên sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong thời gian 1 năm. “Đêm dài lắm mộng” – sau 1 năm tính thanh khoản cũng như giá thị trường của cổ phiếu SHN như thế nào quả không dễ gì dự đoán. Nhất là khi tình hình kinh doanh của SHN hiện đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với khoản nợ khó đòi đối với công ty Beta BQP và cá nhân ông Nguyễn Anh Quân.

    Với trường hợp 2, việc cấn trừ công nợ của SHN là việc “cực chẳng đã”. Gỡ gạc một chút (khoảng 60%) khoản nợ, còn hơn là mất hết khi công ty không có khả năng thanh toán.

    Tính đến cuối năm 2014, theo báo cáo kiểm toán hợp nhất, nợ ngắn hạn của SHN lên tới 219 tỷ đồng, trong đó 117 tỷ đồng là nợ vay. Trong khi đó, tài sản cố định của công ty chỉ vỏn vẹn 144 tỷ đồng. Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn chỉ ở mức 0,66 lần.

    Báo cáo tài chính của Hanic cũng cho thấy công ty hiện có khoản nợ phải trả gần 225 tỷ đồng, gấp 11,17 lần vốn chủ sở hữu (20,1 tỷ đồng). Theo lưu ý của kiểm toán, điều này sẽ khiến khả năng hoạt động liên tục của công ty hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng trả nợ của khách hàng và thành công của đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ để cấn trừ công nợ.

    Với tình hình nói trên, lý do thứ 2 có vẻ thuyết phục hơn đối với các chủ nợ của SHN. Nếu không đồng ý cấn trừ công nợ, tình hình của SHN sẽ trở nên rất xấu. Không ngoại trừ việc công ty mất khả năng thanh toán...

    Việc một số chủ nợ của SHN đề nghị giảm số nợ cấn trừ xuống, vì vậy, có thể là sự hoài nghi của họ đối với khả năng tất toán khoản nợ bằng cổ phiếu, nhất là khi cổ phiếu SHN đang đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết.



    Đan Nguyên

Chia sẻ trang này