Gần 50.000 tỷ dư nợ margin đã được "giải phóng" trong nhịp điều chỉnh của thị trường: Quá trình giải

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Investor_70, 25/05/2022.

4879 người đang online, trong đó có 548 thành viên. 23:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2835 lượt đọc và 21 bài trả lời
  1. Investor_70

    Investor_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2013
    Đã được thích:
    16.042
    Gần 50.000 tỷ dư nợ margin đã được "giải phóng" trong nhịp điều chỉnh của thị trường: Quá trình giải chấp đã xong?
    25-05-2022 - 10:12 AM | Thị trường chứng khoán

    BÁO NÓI - 5:33

    [​IMG]
    Trong "cơn bão" của thị trường chứng khoán vừa qua, hàng chục ngàn tỷ đồng vay margin đã được "giải phóng".



    CEO Thực phẩm Sao Ta: Lợi nhuận quý II tăng ít nhất 20%
    Theo thống kê từ ông Huỳnh Minh Tuấn - Founder FIDT, lượng margin ở các công ty chứng khoán đã giảm mạnh trong 2 tháng qua cùng với sự điều chỉnh mạnh của thị trường chứng khoán.

    Cụ thể, tại ngày 24/5/2022, lượng margin tại Công ty Chứng khoán SSI ước đạt 16.500 tỷ đồng, giảm 28,3% so với mức 23.000 tỷ đồng của cuối quý 1. Công ty Chứng khoán VNDirect cũng ước tính giảm 17,6% margin về 17.300 tỷ đồng. Công ty Chứng khoán TP HCM (HSC) lượng margin đã giảm từ 14.500 tỷ đồng, về mức 10.500 tỷ đồng, tương ứng mức giảm khoảng 27,6%. Công ty Chứng khoán KIS margin đã giảm mạnh nhất với tỷ lệ 40% tức từ mức 7.000 tỷ đồng về mức 4.200 tỷ. Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MAS) cho vay margin đã giảm 21,2%, từ mức 16.265 tỷ đồng, về mức 13.000 tỷ đồng.

    Một số công ty khác như MBKE lượng cho vay margin giảm nhẹ 15,9%, từ 4.200 tỷ đồng xuống 3.700 tỷ đồng. Ngoài ra, FIDT cũng ước lượng margin của Công ty Chứng khoán VPS giảm khoảng 30%.

    [​IMG]
    Nguồn FIDT

    Như vậy, chỉ trong gần 2 tháng thị trường điều chỉnh, lượng margin ở một số công ty chứng khoán được thống kê đã giảm khá mạnh 24,5%, từ mức 86.400 tỷ đồng về mức 65.200 tỷ đồng.

    Một điều khá trùng hợp là tỷ lệ cho vay margin giảm cũng tương ứng với tỷ lệ giảm của VN-Index trong thời điểm sâu nhất khi rơi về vùng 1.15x vừa qua.

    Nhìn lại bức tranh dư nợ cho vay cuối quý 1/2022 tại các CTCK lên mức cao nhất lịch sử với khoảng 200.000 tỷ đồng (~8,7 tỷ USD), tăng nhẹ khoảng 5.000 tỷ so với quý trước. Cũng cần lưu ý, đây là số dư nợ không bao gồm cho vay 3 bên. Nếu tính thêm dư nợ từ cho vay 3 bên, con số thực tế vượt xa con số 200.000 tỷ đồng.

    Trong số 200.000 tỷ đồng dư nợ cho vay có khoảng 182.000 tỷ đồng là dư nợ cho vay margin, còn lại là ứng trước tiền bán.

    Như vậy, nếu áp dụng tỷ lệ giảm 24,5% lên toàn thị trường, lượng cho vay margin dược "giải phóng" trong 2 tháng qua có thể lên tới 46.000 tỷ đồng, từ mức 182.000 tỷ giảm về 136.000 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Dư nợ margin cuối quý 1/2022

    Ông Huỳnh Minh Tuấn, Founder FIDT nhận định sự thăng hoa của thị trường năm 2020-2021 có động lực từ nhà đầu tư cá nhân, chủ yếu là các nhà đầu tư F0 mới gia nhập thị trường. Nhóm nhà đầu tư này có đặc điểm là dễ bị các tin tức gây ảnh hưởng tâm lý và sử dụng đòn bẩy ở mức cao. Việc này khiến thị trường chứng khoán Việt Nam có độ biến động cao hơn, quán tính thị trường (Momentum) cao này có thể đẩy VN-Index về các mức định giá quá cao hay quá thấp trong các pha tăng giảm mạnh.

    Khi nhiều diễn biến bất lợi từ quốc tế và trong nước được đã chạm vào đúng tâm lý mong manh của nhóm nhà đầu tư quan trọng này. Các tin tức này thành 2 nhóm:

    (1) Nhóm có thể dự đoán được (predictable): Chính sách "Diều hâu" của Fed, lạm phát tăng cao trên toàn cầu ảnh hưởng triển vọng tăng trưởng toàn cầu và Việt Nam.

    (2) Nhóm không/khó dự đoán được (unpredictable): Các câu chuyện lãnh đạo doanh nghiệp vướng vòng lao lý, việc thanh lọc thị trường.

    Ở các yếu tố có thể dự đoán được tâm lý thị trường thường phản ánh theo kỳ vọng, sau đó thường điều chỉnh khi có sai số khi số liệu chính thức ra. Việc này khiến thị trường thường phản ánh nhanh và dễ trở lại quỹ đạo hơn.

    Tuy nhiên, khi các thông tin thuộc nhóm không dự đoán được xảy ra, các nhà đầu tư rất khó dự đoán được quy mô ảnh hưởng và khi nào sẽ kết thúc, nên tâm lý e sợ diễn ra kéo dài hàng ngày, chưa kể nhóm thông tin này lại kết hợp với nhiều tin đồn khiến tâm lý tiêu cực kéo dài. Các nhà đầu tư lớn cũng thận trọng quan sát và không dám hành động khi câu chuyên chưa rõ ràng.

    "Tâm lý của nhà đầu tư cá nhân bị ảnh hưởng tiêu cực từ các tin tức vĩ mô và sự khó dự đoán của các yếu tố khiến tâm lý tiêu cực kéo dài, kết hợp với quá trình de-leverage (giảm tỷ lệ margin) đã khiến quán tính thị trường đẩy VN-Index về vùng định giá rẻ và không loại trừ có thể rẻ hơn nữa", ông Tuấn nhấn mạnh.

    Dù vậy, trong trung và dài hạn, nền kinh tế Việt Nam vẫn có tốc độ tăng trưởng cao, thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển.

    "Thị trường rẻ luôn mang đến nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn và rủi ro khi sử dụng đòn bẩy. Khi thị trường giảm thì quá trình giải chấp margin tiếp tục diễn ra dễ khiến thị trường giảm sâu hơn, gây rủi ro cho các nhà đầu tư dùng đòn bẩy cao. Đồng thời cũng tạo ra cơ hội cho việc tích sản và mua vào dần cho các vị thế dài hạn đối với các nhà đầu tư còn nhiều tiền mặt", ông Tuấn phân tích.

    Theo các chuyên gia của Dragon Capital (DCVFM), tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng sau các vụ việc giao dịch cổ phiếu không minh bạch ở một số công ty và trái phiếu doanh nghiệp. Các công ty chứng khoán đã phải hạ tỷ lệ tự doanh, cho vay ký quỹ và chuẩn bị thanh khoản do mua lại trái phiếu. Chính điều đó cùng với tâm lý lo ngại về biến động của thị trường Mỹ, cũng như thế giới dẫn đến tâm lý hoảng loạn và áp lực bán tăng rất mạnh trong thời gian gần đây. Thị trường đã giảm 23% tính từ đỉnh, con số chỉ nhỏ hơn các đợt điều chỉnh mạnh vào năm 2008, 2018 và năm 2020 do Covid-19.

    Còn theo ông Michael Kokalari, chuyên gia kinh tế trưởng của VinaCapital, việc giảm điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam là phù hợp với những gì đã diễn ra trên thị trường toàn cầu, mặc dù áp lực bán gia tăng do sự hiện diện của nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ mới lần đầu tiên đối mặt với các lệnh dừng ký quỹ, cũng như sự kiểm soát chặt chẽ đối với các công ty vay tiền để đầu tư cổ phiếu. Tuy nhiên, không điều gì trong số những lý do này có khả năng ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, hoặc đến tổng lợi nhuận của các công ty niêm yết.

    Anh Minh

    Theo Nhịp sống kinh tế
    trungtran190281tinchuan thích bài này.
    trungtran190281 đã loan bài này
  2. alexpham263

    alexpham263 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/02/2015
    Đã được thích:
    217.652
    Cột "dư nợ cuối Q1" và "dư nợ trước đó" khác nhau cái gì nhỉ? "Trước đó" là lúc nào?
    Duduconxanh thích bài này.
  3. tinchuan

    tinchuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2018
    Đã được thích:
    2.583
    Sang tháng 6 với hạn mức mới khả năng TT sẽ tăng thanh khoản.
    Investor_70 thích bài này.
  4. Investor_70

    Investor_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2013
    Đã được thích:
    16.042
    Nay TT xác nhận 2 đáy, khẳ năng thanh khoản sẽ lên 15k tỷ.
    Và tháng 6 chúng ta lại thấy những phiên Gd 15k 20k tỷ

    [​IMG]
    tinchuan thích bài này.
    Investor_70 đã loan bài này
  5. Leminhson2000

    Leminhson2000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/10/2020
    Đã được thích:
    4.970
    Vào kho tự doanh hết rồi
    Nguyencuong2745Investor_70 thích bài này.
  6. Investor_70

    Investor_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2013
    Đã được thích:
    16.042
    Dư nợ cuối quý 1 ~ 31/3
    Dư nợ trước đó ~ tháng 4 trước thời điểm TT sập
    --- Gộp bài viết, 25/05/2022, Bài cũ: 25/05/2022 ---
    Cái đã gom xong hàng cho ván mới=))
    Nguyencuong2745, Leminhson2000alexpham263 thích bài này.
  7. Minhquan2012

    Minhquan2012 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    10/04/2020
    Đã được thích:
    8.651
    Chắc họ tính từ cuối tháng 4/2022 khi bắt đầu đợt điều chỉnh. Theo lô gic của tiêu đề bài báo. Tuy nhiên, số liệu thống kê không đề chốt thời điểm rõ ràng thì không chuẩn lắm. Hi
    bapcai_xanhalexpham263 thích bài này.
  8. bapcai_xanh

    bapcai_xanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/07/2015
    Đã được thích:
    12.010
    anh ơi họ thống kê từ lúc nào kệ họ, mình chỉ cần biết nhà Cái tung tin ra hàm ý vào sóng lớn, tiền để các đầu kho dư tràn trề cho các bạc chơi thoải con gà mái
    Minhquan2012Investor_70 thích bài này.
  9. Investor_70

    Investor_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2013
    Đã được thích:
    16.042
    TS. Cấn Văn Lực: Kịch bản tích cực, VN-Index có thể đạt 1.610 điểm trong năm 2022
    Tác giả Nhuệ Mẫn

    1 giờ trước
    Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
    (ĐTCK) TS. Cấn Văn Lực dự báo, thị trường sẽ có những điều chỉnh cần thiết và sẽ đi vào ổn định hơn, lành mạnh hơn, với VN-Index có thể tăng nhẹ (khoảng 8% đạt 1.610 điểm, theo kịch bản tích cực) hoặc giảm nhẹ (4% về mức 1.440 điểm, theo kịch bản tiêu cực).

    [​IMG]
    Toàn cảnh Hội thảo

    Khu vực tài chính của Việt Nam vẫn phục hồi trong năm 2021

    Sáng 25/5, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (chủ trì là Viện Đào tạo và Nghiên cứu) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đồng tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2021 và triển vọng 2022”.

    [​IMG]
    Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam nhận định, bất chấp những khó khăn, thách thức từ đại dịch, thị trường tài chính của Việt Nam vẫn duy trì khả năng phục hồi trong năm 2021 và 2022 nhờ nền tảng kinh tế vững chắc. Tuy nhiên, rủi ro đang xuất hiện trên thị trường tài chính. Các khoản nợ xấu dự kiến sẽ tăng nhanh sau khi một số chính sách điều tiết hết hiệu lực vào cuối năm 2021. Các vụ gian lận gần đây trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp cho thấy những khiếm khuyết trong quản trị doanh nghiệp và lỗ hổng pháp lý”.

    [​IMG]
    Đồng quan điểm này, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Trường Đào tạo BIDV cho biết, nghiên cứu của BIDV cho thấy, tài chính các nước trên thế giới đều rất tốt, không riêng Việt Nam.

    Ngành ngân hàng trên thế giới đã thích ứng tốt với hoàn cảnh bình thường mới. Sức chống chịu của các định chế tài chính đã được cải thiện, ví dụ, tỷ lệ vốn cấp 1 của các ngân hàng thương mại năm 2019 gần 14%, trong khi năm 2007 chỉ khoảng gần 11%. Giá tài sản tăng lên (thay vì giảm như năm 2008 - 2009), kinh tế bắt đầu phục hồi đã giúp giảm chi phí dự phòng rủi ro (trừ các ngân hàng thương mại châu Á chủ động tăng trích lập dự phòng rủi ro).

    [​IMG]
    “Các định chế tài chính có điều kiện giải quyết các vấn đề tồn tại”, TS. Lực nói.

    Được biết, năm 2021, lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp niêm yết trên cả 3 sàn (HOSE, HNX, UPCoM) tăng 49,5%. Lợi nhuận trước thuế của 29 ngân hàng thương mại, chiếm đến 80% thị phần, tăng gần 32%; chi phí hoạt động giảm 15%; ngân hàng số tăng nhanh với dịch vụ mobile banking tăng 75% về lượng giao dịch, tăng 87% về giá trị giao dịch. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên mức 152% (từ mức 105% năm 2020), trong khi ngành ngân hàng tiếp tục các chương trình cơ cấu lại nợ và hỗ trợ khách hàng chịu tác động bởi dịch Covid-19 (khoảng 52 nghìn tỷ đồng năm 2021 và 20 - 25 nghìn tỷ đồng năm 2022).

    Với thị trường chứng khoán, năm 2021, chỉ số VN-Index tăng 35,7%, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng 48,4%, thanh khoản thị trường tăng 253%; huy động vốn qua thị trường chứng khoán đạt 757 nghìn tỷ đồng (tăng 62%), trong đó phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 657 nghìn tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2020; lượng nhà đầu tư mới đạt kỷ lục (1,5 triệu tài khoản), gấp gần 1,5 lần tổng số của 4 năm trước đó...

    Thị trường bảo hiểm duy trì đà tăng doanh thu (đạt 217 nghìn tỷ đồng năm 2021, tăng gần 19% so với mức tăng 14% năm 2020), lợi nhuận ròng của các công ty kinh doanh bảo hiểm niêm yết tăng 19%...

    Tuy nhiên, ông Andrew Jeffries cho rằng, rủi ro đang xuất hiện trên thị trường tài chính. Các khoản nợ xấu dự kiến sẽ tăng nhanh sau khi các chính sách gia hạn nợ hết hiệu lực vào cuối năm 2021. Các vụ gian lận gần đây trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp cho thấy những khiếm khuyết trong quản trị công ty và lỗ hổng pháp lý.

    TS. Lực cũng thừa nhận, thị trường ngân hàng cũng xuất hiện rủi ro như nợ xấu tiềm ẩn gia tăng, tội phạm tài chính tăng; thị trường chứng khoán sau giai đoạn phát triển nhanh đang có những pha điều chỉnh giảm điểm, xuất hiện thao túng giá, vi phạm công bố thông tin, cho vay ký quỹ tăng nhanh, nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính nhiều, tâm lý đám đông dẫn dắt... Những rủi ro này đã được các cơ quan quản lý nhận diện và đang có những chính sách, giải pháp khắc phục nhằm ổn định, lành mạnh hóa thị trường.

    Triển vọng thị trường tài chính Việt Nam trong năm 2022

    TS. Lực cho rằng, năm 2022, kinh tế thế giới dự báo sẽ tiếp tục phục hồi nhưng sẽ chậm hơn (tăng trưởng 3,2 - 3,6%). Tuy nhiên tại Việt Nam, với tiến trình mở cửa nền kinh tế, kiên định chiến lược “sống chung an toàn với Covid-19”, nhiều giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực từ xung đột Nga - Ukraina và kiểm soát đà tăng giá cả, lạm phát… dự báo sẽ phục hồi tốt hơn trong năm 2022. Cụ thể, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 5,5 - 6% (kịch bản cơ sở) và cao hơn trong năm 2023. Tuy nhiên, lạm phát tăng khá mạnh, có thể lên mức 3,8 - 4,2% năm 2022 và duy trì mức 4% năm 2023.

    “Trong bối cảnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022 sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi này, nhưng cũng có những bước điều chỉnh giảm điểm cùng với đà chung của chứng khoán thế giới, cùng với tác động từ những chính sách, biện pháp chấn chỉnh thị trường của Chính phủ và các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, thị trường được kỳ vọng sẽ phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững hơn”, TS. Lực nói.

    [​IMG]
    Theo dự báo của TS. Cấn Văn Lực, VN-Index sẽ có những điều chỉnh cần thiết và thị trường sẽ đi vào ổn định hơn, lành mạnh hơn, với VN-Index có thể tăng nhẹ (khoảng 8% đạt 1.610 điểm, theo kịch bản tích cực) hoặc giảm nhẹ (4% về mức 1.440 điểm, theo kịch bản tiêu cực).

    Đối với thị trường ngân hàng, ông Lực cho biết, lợi nhuận toàn ngành được kỳ vọng tăng trưởng bình quân khoảng 20 - 25% so với năm 2021, với tăng trưởng tín dụng dự kiến đạt mức 14 - 15%. Vấn đề hoàn thiện thể chế (gồm cả cơ chế xử lý nợ xấu, quản lý mô hình kinh doanh mới...), phối hợp chính sách kiểm soát ổn định vĩ mô (lạm phát, tỷ giá, mặt bằng lãi suất...), tăng vốn, chuyển đổi số và thực hiện Chương trình phục hồi của hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục được chú trọng.

    Khối lượng phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) dự kiến không đổi so với 2021 do quy mô đáo hạn TPCP thấp hơn so với các năm trước, góp phần làm giảm áp lực phát hành thêm TPCP để cơ cấu lại nợ công.

    Thị trường TPDN dự báo sẽ tiếp tục phát triển theo hướng minh bạch, lành mạnh hơn khi các quy định được ban hành theo hướng chặt chẽ hơn cùng với tăng cường quản lý, giám sát để giảm bớt rủi ro cho các chủ thể tham gia thị trường.

    Trong khi đó, thị trường bảo hiểm được dự báo duy trì đà tăng trưởng, với doanh thu phí bảo hiểm tăng khoảng 18 - 20%, trong đó bảo hiểm nhân thọ đóng vai trò là động lực chính cho tăng trưởng. Cùng với đó, quá trình hoàn thiện thể chế, chuyển đổi số, tài chính xanh được thúc đẩy; rủi ro hệ thống (nhất là tính lan tỏa giữa ngân hàng - chứng khoán - bảo hiểm - bất động sản) được quan tâm kiểm soát hơn, cũng là bước đi cần thiết nhằm ổn định, lành mạnh hóa thị trường.

    TS. Lực nhấn mạnh: “Rủi ro của thị trường tài chính Việt Nam đến từ cả yếu tố khách quan và chủ quan (điều chỉnh, đầu cơ, đòn bẩy, tâm lý đám đông...). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dư địa, cơ hội để phát triển thị trường và tôi tin là sẽ khả quan, an toàn và bền vững hơn. Tiến trình lành mạnh hóa thị trường là cần thiết, nhưng cách tiếp cận nên là: “kiến tạo phát triển, song vẫn kiểm soát được rủi ro” (ứng xử hợp lý/phù hợp là quan trọng)”.
    Investor_70 đã loan bài này
  10. bapcai_xanh

    bapcai_xanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/07/2015
    Đã được thích:
    12.010
    lãi suất liên ngân hàng giảm 10 ngày nay là tín hiệu tích cực
    Investor_70 thích bài này.

Chia sẻ trang này