Giải pháp cứu thị trường

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Dao_Duy_Anh, 05/03/2008.

4603 người đang online, trong đó có 509 thành viên. 10:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 736 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. Dao_Duy_Anh

    Dao_Duy_Anh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2005
    Đã được thích:
    1
    Giải pháp cứu thị trường


    11h00 sáng ngày 5/3/2008, UBCKNN tổ chức buổi họp báo cung cấp thông tin và giới thiệu, làm rõ các giải pháp đang được nghiên cứu và triển khai nhằm bình ổn thị trường chứng khoán.

    Ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó Chủ tịch UBCNKK chủ trì buổi họp báo. Ngoài ra, còn có sự tham gia của bà Vũ Thị Kim Liên- Phó Chủ tịch UBCKNN, đại diện các ban chức năng của UBCK. Đông đảo cơ quan thông tấn, báo chí, hệ thống truyền thông đã góp mặt: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình Kỹ thuật số, Báo điện tử Vietnamnet, Báo Đầu tư Chứng khoán, Thời báo Kinh tế Việt Nam, hệ thống truyền thông kinh doanh Saga, Câu lạc bộ báo chí chứng khoán, Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Báo An Ninh Thủ Đô...

    Các giải pháp ổn định thị trường chứng khoán được thông báo gồm:
    Mười chín giải pháp trong văn bản chỉ đạo điều hành số 319/TTg-KTTH về việc Tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát năm 2008 , được Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng gửi tới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, và Xây dựng; UBCNKK. Cụ thể như sau:
    1. Đồng ý với những đánh giá, dự báo tình hình và một số kiến nghị về giải pháp điều hành chính sách tài chính, tiền tệ của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia tại báo cáo nêu trên. Việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ 2 tháng đầu năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình giá cả năng lượng, nguyên liệu và lương thực trên thế giới vẫn tiếp tục tăng, nền kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới có sự giảm sút, đã gây tác động mạnh đến nền kinh tế nước ta. Mặc dù các biện pháp kiểm soát giá cả, lạm phát đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương điều hành ngay từ đầu năm, nhưng thực tế chỉ số giá tiêu dùng 2 tháng đầu năm vẫn tiếp tục tăng ở mức cao (6,02%) đang là những thách thức lớn đối với việc thực hiện các mục tiêu đề ra về tăng trưởng và lạm phát năm 2008.

    2. Trong những tháng còn lại của năm 2008, tình hình giá cả thị trường thế giới vẫn có khả năng tiếp tục biến động tăng, sẽ tác động mạnh đến lạm phát và phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Để thực hiện tốt các mục tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2008 nói chung, yêu cầu các Bộ, ngành, các địa phương cần tập trung, phối hợp chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp kiềm chế lạm phát, kiểm soát tăng giá, đi đôi với thúc đẩy sản xuất, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.

    3. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 75/TTg-KTTH ngày 15 tháng 01 năm 2008 về biện pháp kiềm chế lạm phát, kiểm soát tăng giá năm 2008.

    4. Cải thiện môi trường đầu tư để huy động đủ vốn đáp ứng cho yêu cầu tăng trưởng; đồng thời, phải đặc biệt quan tâm nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn đầu tư, nhất là lĩnh vực đầu tư công; xem xét lại những công trình, dự án đọng vốn quá lâu, thiết kế ban đầu không còn phù hợp nữa hoặc công trình đầu tư kém hiệu quả; đình hoãn hoặc dãn những công trình chưa thật cần thiết.

    5. Các Bộ, ngành và địa phương phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các chính sách, nhất là giữa chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ, chủ động và linh hoạt; điều hành chính sách tài khóa theo hướng thắt chặt chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, hạn chế bội chi ngân sách, đi đôi với triển khai thực hiện tốt chính sách tiền lương, chính sách đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu... bảo đảm sự phối hợp đồng bộ, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau để đạt hiệu quả cao nhất.

    6. Ngân hàng Nhà nước công bố và thực hiện việc hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại để bảo đảm khả năng thanh toán; đồng thời, xem xét việc tăng dự trữ bắt buộc, tiếp tục áp dụng biện pháp mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bắt buộc đã công bố, bảo đảm phù hợp với tình hình diễn biến tiền tệ và khả năng chịu đựng của các tổ chức tín dụng. Thực hiện chính sách lãi suất thực dương theo cơ chế thị trường; điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, sử dụng có hiệu quả các công cụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cơ bản, bảo đảm quan hệ hợp lý giữa các loại lãi suất trái phiếu, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. Bộ Tài chính sớm chỉ đạo thực hiện chuyển số dư tiền gửi của Kho bạc tại các ngân hàng thương mại hiện nay về Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm tạo điều kiện thực hiện tốt việc điều hành chính sách tiền tệ.

    7. Tiếp tục thực hiện mua ngoại tệ cho các nhà đầu tư, tính toán xem xét thứ tự ưu tiên việc mua ngoại tệ cho các đối tượng. Nghiên cứu triển khai phát hành Trái phiếu Chính phủ trong nước bằng đồng tiền Việt Nam, Trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ để hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, hút bớt tiền nhàn rỗi về, giảm áp lực lạm phát và tăng dự trữ quốc gia hoặc đầu tư ra nước ngoài. Tiếp tục điều hành tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam với đồng Đô la Mỹ nói riêng và các loại ngoại tệ nói chung theo hướng căn cứ vào cung cầu trên thị trường, với biên độ giao động ± 2%.

    8. Điều hành hoạt động tín dụng ngân hàng ở mức tăng trưởng tín dụng tối đa 30% nhưng phải đáp ứng được yêu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế và khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng theo chuẩn mực quốc tế.

    9. Các giải pháp chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng phải tiếp tục tạo điều kiện phát triển lành mạnh thị trường bất động sản. Cần áp dụng các giải pháp chống đầu cơ bất động sản thông qua việc kiểm soát tín dụng, chính sách thuế, kết hợp với những biện pháp hành chính cần thiết. Bộ Xây dựng, các Bộ, ngành và địa phương liên quan cần điều chỉnh quy hoạch, rà soát các danh mục đầu tư, dự án... để tăng cường nguồn cung bất động sản, tạo sự cân bằng và phát triển lành mạnh thị trường bất động sản. Đối với các dự án tốt, đầu tư đúng và lành mạnh, ngân hàng tiếp tục cho vay, nếu phát hiện có biểu hiện găm giữ, đầu cơ, mua đi bán lại thì phải thu hồi vốn và kiên quyết xử lý, nhất là các doanh nghiệp nhà nước không có chức năng tham gia vào thị trường này. Đẩy mạnh tăng cung cho thị trường để giải quyết cầu về nhà ở, phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp...

    10. Sớm hoàn thiện Đề án ổn định và phát triển bền vững, tăng trưởng thị trường chứng khoán. Thực hiện các biện pháp để khôi phục, phát triển thị trường, không để thị trường đi xuống. Tạo điều kiện tăng cung hàng hóa, không hạn chế các công ty tham gia công bố và niêm yết trên sàn giao dịch. Có tiến trình cổ phần hóa và IPO các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tổng công ty và các doanh nghiệp lớn; không nên chỉ lấy việc bán cổ phiếu với giá cao nhất làm chuẩn để IPO. Tiếp tục triển khai Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 01 tháng 02 năm 2008 về kiểm soát cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán; cần tuyên truyền rõ nội dung của Quyết định, để tránh tạo yếu tố tâm lý cho rằng Nhà nước chủ trương thu hẹp thị trường.
    Ông Đoan Hùng cho biết, Bộ Tài chính đã thành lập tổ công tác chuyên trách việc nghiên cứu tiến trình IPO nhằm tăng chất lượng các đợt IPO, tránh việc các nhà đầu tư chưa có đủ kinh nghiệm và năng lực phân tích thông tin tham gia IPO theo phong trào. Cụ thể, IPO có thể được thực hiện qua đấu thầu hạn chế với đối tượng tham gia là các nhà đầu tư tổ chức; giá IPO sẽ được tính toán để gần sát nhất với giá trị thực tế của doanh nghiệp.

    11. Nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ khả năng cho phép thành lập chi nhánh, công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam để quản lý các quỹ đầu tư huy động vốn nước ngoài, nhằm thu hút có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường tính công khai minh bạch và quản lý tốt hơn hoạt động này, không để các Văn phòng đại diện thực hiện hoạt động kinh doanh trái với quy định pháp luật.

    12. Nghiên cứu trình Chính phủ việc quy định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với chứng khoán chưa niêm yết theo hướng bảo đảm được yêu cầu quản lý, giảm thiểu rủi ro và không được cao hơn mức áp dụng hiện nay đối với công ty niêm yết, đồng thời phù hợp với điều lệ của công ty.

    13. Nghiên cứu báo cáo Thủ tướng Chính phủ khả năng cho phép Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn nhà nước có thể mua vào một số cổ phiếu loại tốt, có hiệu quả và có tính thanh khoản cao trong những trường hợp cần thiết.
    Ông Đoan Hùng cho biết, lãnh đạo UBCKNN đã làm việc cùng Bộ trường Tài chính Nguyễn Văn Ninh (kiêm Chủ tịch HĐQT SCIC) để nhanh chóng triển khai giải pháp này. UBCKNN đang phối hợp cùng SCIC xây dựng danh mục đầu tư để SCIC thực hiện mua vào cổ phiếu. Theo kế hoạch, các chuyên viên phân tích của hai đơn vị sẽ đề xuất danh mục này trong chiều ngày 5/3/2008. Các tiêu chí lựa chọn cổ phiếu chưa được công bố, song ông Hùng khẳng định không thể thiếu hai yếu tố: (1) doanh nghiệp có thương hiệu tốt và qui mô đủ lớn và (2) cổ phiếu có khả năng thanh khoản tốt.
    Bà Vũ Thị Kim Liên bổ sung thêm, việc SCIC mua vào là tín hiệu tích cực, thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ. Tuy vậy, thị trường chứng khoán là sân chơi rộng, cần có sự chủ động từ cả các nhà đầu tư, các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư... trong nỗ lực bình ổn và phát triển thị trường.

    14. Việc lập thêm các công ty chứng khoán và các ngân hàng thương mại cổ phần cần phải được kiểm soát, bảo đảm đầy đủ các điều kiện và tiêu chí quy định; đồng thời, với phát triển số lượng, cần tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán nhanh chóng ổn định và từng bước tăng trưởng, nâng cao năng lực tài chính và quy mô hoạt động, góp phần tăng nhanh quy mô thị trường.

    15. Trước mắt trong điều kiện hiện nay, để tập trung thu hút nguồn ngoại tệ đang có ở trong nước, tạm thời chưa phát hành trái phiếu Chính phủ ra nước ngoài.

    16. Tập trung khai thác và mở rộng thị trường xuất khẩu, phấn đấu đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu cả năm trên 25%.

    17. Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các địa phương tăng cường chỉ đạo kiểm soát tốt thị trường trong nước, chống đầu cơ găm hàng tăng giá, lạm dụng lạm phát, lạm dụng vị thế độc quyền để kiếm lời vi phạm lợi ích của người tiêu dùng. Nghiên cứu áp dụng các biện pháp phù hợp để kiểm soát giá các hàng hóa độc quyền như: định giá giới hạn, đăng ký giá, thông báo, kê khai giá, niêm yết và bán theo giá niêm yết.

    18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ: Tài chính, Công thương, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thường xuyên cập nhật và cung cấp kịp thời những thông tin về tài chính, tiền tệ, chứng khoán và các biện pháp kiềm chế lạm phát, kiểm soát tăng giá, phát triển sản xuất của Chính phủ... để tạo kênh thông tin chính thức đến người dân, góp phần định hướng dư luận; đồng thời, thực hiện việc giao ban hàng tuần về tình hình thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

    19. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ có liên quan đưa tin, bài chính xác, ủng hộ các chủ trương, chính sách của Nhà nước trên lĩnh vực nhạy cảm này, tránh những thông tin sai sự thật, có tính kích động, gây tâm lý bất an trong xã hội./.


    Mười kiến nghị của Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam gửi tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài Chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Chủ tịch UBCNKK sau buổi làm việc của gần 100 công ty chứng khoán chiều ngày 4/3/2008. Cụ thể:
    1. Tất cả gần 100 công ty dự họp đã thống nhất kể từ ngày 05 tháng 03 năm 2008, các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ tạm dừng việc bán cổ phiếu tự doanh của đơn vị mình, quản lý chặt chẽ tài khoản tự doanh của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

    2. Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nếu thị trường tiếp tục giảm sút và chưa có những giải pháp hữu hiệu thì cho tạm ngừng giao dịch để chờ có chủ trương rõ ràng cho hoạt động này mới giao dịch trở lại.
    Theo ông Đoan Hùng tạm ngừng giao dịch là giải pháp được xem xét tới sau cùng. Chỉ số chứng khoán được xem như hàn thử biểu của nền kinh tế. Trong thời gian qua, chức năng này chưa được thể hiện đầy đủ trên TTCKVN. Một phần quan trọng là vì các công ty niêm yết trên TTCK chưa đại diện được hết toàn bộ nền kinh tế, còn nhiều công ty, tổng công ty lớn, có năng lực kinh doanh tốt chưa tham gia TTCK. Các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước vẫn ghi nhận nền kinh tế Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển với các chỉ số kinh tế vĩ mô tốt như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu... Nhìn chung, các nhà đầu tư nước ngoài coi Việt Nam là điểm đầu tư tốt. Đặc biệt trong những ngày vừa qua, lượng mua vào của khối nhà đầu tư nước ngoài tăng vọt.

    3. Đề nghị Bộ Tài chính tạm dừng việc phát hành Trái phiếu Chính phủ.

    4. Đề nghị Tổng công ty Quản lý Quỹ vốn Nhà nước tạm dừng việc thoái vốn (ngừng bán bớt phần vốn của Nhà nước đang sở hữu).

    5. Khi giá cổ phiếu đang suy giảm, đề nghị cho phép giảm nợ và chưa nên giải tỏa cầm cố trước hạn.

    6. Đề nghị thành lập Quỹ Bình ổn Thị trường để cứu thị trường ở những lúc khó khăn.

    Các biện pháp dài hạn
    7. Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho phép triển khai nhanh nghiệp vụ ký quỹ và nghiệp vụ bán khống.

    8. Đề nghị nâng tỷ lệ nắm giữ của các công ty đại chúng chưa niêm yết từ 30% lên 49% như đối với các công ty đăng ký trên sàn.

    9. Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tạm thời giảm tiến độ việc thành lập các công ty chứng khoán, nâng điều kiện thành lập mới, cho phép triển khai sớm mô hình công ty đầu tư.

    10. Đề nghị Chính phủ nên công khai rõ ràng một số chính sách nhằm ổn định cho thị trường phát triển như thuế..., các chính sách phát triển thị trường cần đồng bộ và thống nhất giữa hai ngành tài chính-ngân hàng nhằm đồng thuận trong quá trình thực thi các chính sách.

    Đại diện UBCKNN cũng thông báo nhiều động thái tích cực sớm được triển khai trong năm 2008.
    1. Nâng cấp hệ thống giao dịch. Từ tháng 6/2008, HOSE sẽ áp dụng giao dịch trực tuyến. Hệ thống Giao dịch-Thanh toán-Bù trừ-Lưu ký hiện đang sớm được đấu thầu cung cấp và đưa vào sử dụng.

    2. HaSTC đang xây dựng thị trường giao dịch OTC (dành cho các công ty đại chúng chưa niêm yết). Hiện có 840 công ty đại chúng đã đăng ký và lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.

    3. Đánh giá một năm triển khai Luật chứng khoán và tiếp tục hoàn thiện Luật.

    4. Nghiên cứu và giới thiệu với TTCK nhiều sản phẩm mới: như giao dịch ký quý, bán khống, repo, cho phép nhà đầu tư mở tài khoản ở nhiều công ty chứng khoán, cho phép mua và bán trong cùng một phiên, xây dựng thị trường phái sinh chứng khoán... Nhằm nâng cao tính thanh khoản cho thị trường.

    5. Tham gia tích cực vào sửa đổi Luật Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng theo hướng sẽ bổ sung Công ty Chứng khoán như một loại hình tổ chức tài chính phi ngân hàng.

  2. tinhthanthep

    tinhthanthep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Đã được thích:
    5
    Để ra được cái gì đó thì chắc là Vni về dưới 200 roài. Cách tốt nhất bây giờ là cố gắng cut loss bảo toàn vốn để chờ thời cơ gỡ lại.
  3. vietha83

    vietha83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/08/2005
    Đã được thích:
    2
    tóm lại là ý bác thế nào hả bác?
  4. namoon

    namoon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Đã được thích:
    9.573
    chả có gì vui cả
  5. iphoneviet

    iphoneviet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2007
    Đã được thích:
    0
    lại down tiếp
  6. pacpacpac

    pacpacpac Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2007
    Đã được thích:
    4
    VNINDEX đến 650, tưởng đáy múc vào, đến lúc cổ cánh nổi lên TK thì mất mẹ nó 20%. Bây giờ 585, tưởng rẻ múc tiếp, dễ tèo lắm. Thôi em cứ cầm tiền cho nó lành. Vào muộn vài phiên chẳng sao!

Chia sẻ trang này