Giấy vụn DVD

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi new10, 25/08/2011.

8200 người đang online, trong đó có 1274 thành viên. 14:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 502 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. new10

    new10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Thôi xong, thế là tiền mặt biến thành giấy vụn roài.
  2. new10

    new10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Ngày 24/08/2011, HoSE đã nhận được công văn của Ngân hàng ANZ Việt Nam thông báo Ngân hàng ANZ đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với CTCP Dược phẩm Viễn Đông (DVD).
    Ngày 24/08/2011, HoSE đã nhận được công văn của Ngân hàng ANZ Việt Nam thông báo Ngân hàng ANZ đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với CTCP Dược phẩm Viễn Đông (DVD).

    Tòa án nhân dân Tp.HCM đã thụ lý đơn vào ngày 10/05/2011 và ban hành Quyết định số 426/2011/QĐ-MTTPS ngày 05/08/2011 cho phép mở thủ tục phá sản đối với CTCP Dược phẩm Viễn Đông.

    Theo quy định tại điểm 2.1.2 c Mục II và 2.1.1 e Mục II Thông tư 09/2010/TT-BTC đây là các thông tin công ty đại chúng có nghĩa vụ công bố tức thời trong vòng 72 giờ và 24 giờ. Tuy nhiên, CTCP Dược phẩm Viễn Đông đã không thực hiện việc công bố thông tin nói trên.

    Tháng 3 năm nay, Đại hội cổ đông của Dược Viễn Đông đã thông qua phương án bán tài sản để trả nợ.

    Đến giờ công ty chưa nộp Báo cáo thường niên năm 2010; Báo cáo tài chính Kiểm toán năm 2010 (mẹ và hợp nhất); Báo cáo tài chính Quý 4 năm 2010 (hợp nhất), Quý 1 năm 2011 (mẹ và hợp nhất) và Quý 2 năm 2011 (mẹ); Báo cáo tình hình quản trị Công ty Quý 4 năm 2010, Quý 1 năm 2011 và Quý 2 năm 2011.

    Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/8, cổ phiếu DVD đứng giá 4.200 đồng.
  3. chasaoca

    chasaoca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2010
    Đã được thích:
    0
    Gần 1 năm không nộp bất cứ một báo cáo tc nào mà sao vẫn được giao dịch nhỉ,cơ quan quản lý không ý kiến gì là sao
  4. monghayday

    monghayday Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    424
    Thôi xong 1 em roài :((:((:((
  5. mrducthuan

    mrducthuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Mai lại có thằng xúc quần
  6. lamborghiniviet

    lamborghiniviet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    2.754
    Hàng loạt vấn đề cần đặt ra nếu DVD phá sản

    [​IMG]

    (*********) - Với “độ trễ” cho đến khi Tòa án công bố mở thủ tục phá sản thì việc tài sản bị thất thoát và nợ bị thổi phồng là hoàn toàn có thể xảy ra.
    * DVD: Tòa án Nhân dân TPHCM cho phép mở thủ tục phá sản
    * DVD: Ém thông tin để “thoát” cổ phiếu từ tháng 5/2011?
    Theo thông tin công bố, Ngân hàng TNHH MTV ANZ (Việt Nam) đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với CTCP Dược phẩm Viễn Đông (HOSE: DVD).
    Cũng theo thông tin này, Tòa án Nhân dân TPHCM đã thụ lý đơn vào ngày 10/05/2011 và ban hành Quyết định số 426/2011/QĐ-MTTPS ngày 05/08/2011 cho phép mở thủ tục phá sản đối với DVD.
    Nếu Tòa án phải áp dụng biện pháp thanh lý và tuyên bố phá sản đối với DVD thì có lẽ sẽ có hàng loạt vấn đề quan trọng cần đặt ra.
    Thứ nhất, các tài sản của DVD hiện đang ở đâu, liệu đã được bán trước đó hay có thất thoát gì hay không?
    Sau đại hội cổ đông vào tháng 3/2011, DVD cho biết dự kiến sẽ bán Nhà máy Lili of France cho cổ đông lớn là Ngân hàng An Bình (ABBank) với giá tương đương với khoản đầu tư cho đến nay là 300 tỷ đồng. Sau khi hoàn tất thương vụ này, DVD sẽ thuê lại nhà máy để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất.
    Bên cạnh đó, DVD cũng có kế hoạch bán hàng loạt bất động sản để trả nợ.
    Cần để ý rằng DVD hiện chỉ mới công bố báo cáo tài chính công ty mẹ quý 4/2010; và vẫn còn chưa công bố các báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán cho năm 2010 và các báo cáo quý nửa đầu năm 2011.
    Khi mà các báo cáo tài chính và thông tin chi tiết không được công bố, có lẽ chỉ có DVD (hoặc may mắn hơn là các chủ nợ ngân hàng lớn như ANZ, ABBank) mới biết khối tài sản này đang ở đâu, đã đi đâu về đâu.
    Cần để ý rằng cổ đông (đặc biệt là cổ đông nhỏ) có thể sẽ là đối tượng thiệt thòi nhất khi chỉ được hưởng phần còn lại sau cùng, nếu DVD tiến hành thanh lý tài sản.
    Cần lưu ý thêm là hai cổ đông lớn Bank Invest Private Equity New Markets II K/S và Deutsche Bank Ag London đã thoái hết hàng triệu cổ phiếu DVD từ cuối tháng 3/2011.
    Thứ hai, liệu có diễn ra kịch bản “tài sản thu hẹp, nợ thổi phồng” trước khi mở thủ tục phá sản?
    Việc thất thoát tài sản là hoàn toàn có khả năng diễn ra, như đề cập ở trên. Ngoài ra, với “độ trễ” hơn 8 tháng kể từ đầu năm 2011 cho đến khi Tòa án công bố mở thủ tục phá sản (và thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản), trong bối cảnh không có thông tin tài chính tin cậy nào được công bố, thì việc các khoản nợ bị thổi phồng là hoàn toàn có thể xảy ra.
    Rủi ro các khoản nợ gia tăng thêm này có thể đến từ bên ngoài hoặc thậm chí là những người liên quan, nhằm rút tài sản trong trường hợp phải thanh lý và phá sản.
    Thứ ba, ai đã giao dịch cổ phiếu trong thời gian từ ngày ANZ nộp yêu cầu mở thủ tục phá sản? Tính từ ngày 10/05/2011 đến nay, DVD có tổng cộng gần 3.76 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, tổng giá trị hơn 24 tỷ đồng. Liệu có xảy ra tình trạng “ve sầu thoát xác” do biết trước thông tin; hay là thậm chí gom cổ phiếu để hưởng lợi nếu việc phá sản mang lại hiệu quả tích cực?
    Thứ tư, vấn đề minh bạch và niềm tin cho cả thị trường. DVD đã có dấu hiệu vi phạm khi chậm nộp hàng loạt báo cáo quan trọng, nhưng chỉ bị nhắc nhở vào ngày 16/08/2011. Điều này rõ ràng không tạo một niềm tin tích cực nào về sự minh bạch trên thị trường chứng khoán.
    Thứ năm, bảo vệ cổ đông nhỏ. Không phải bây giờ vấn đề này mới được nêu lên. Với việc thông tin không minh bạch ở mức cao, cổ đông nhỏ luôn là đối tượng chịu nhiều thua thiệt nhất trên thị trường.

    Phá sản và trình tự phá sản như thế nào?
    Theo định nghĩa tại Luật Phá sản năm 2004, doanh nghiệp nếu không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì được coi là lâm vào tình trạng phá sản.
    Cũng theo luật này, thủ tục phá sản được áp dụng đối với doanh nghiệp bao gồm:
    (1) Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản;
    (2) Phục hồi hoạt động kinh doanh;
    (3) Thanh lý tài sản, các khoản nợ;
    (4) Tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
    Đáng lưu ý là Thẩm phán có quyền quyết định có thực hiện Bước (2) Phục hồi hoạt động kinh doanh hay không; và hoàn toàn có thể tuyên bố thực hiện Bước (3) Thanh lý tài sản, các khoản nợ hay (4) Tuyên bố phá sản.
    Phục hồi hoạt động kinh doanh là gì?
    Theo Luật Phá sản, Thẩm phán sẽ ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
    Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh phải nêu rõ các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh; các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ.
    Các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh gồm có:
    • Huy động vốn mới;
    • Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh;
    • Đổi mới công nghệ sản xuất;
    • Tổ chức lại bộ máy quản lý; sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất;
    • Bán lại cổ phần cho chủ nợ;
    • Bán hoặc cho thuê tài sản không cần thiết;
    • Các biện pháp khác không trái pháp luật.
    Thứ tự thanh lý tài sản
    Theo Luật Phá sản, thứ tự phân chia giá trị tài sản khi mở thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp như sau : Phí phá sản; Các khoản phải trả cho người lao động; Các khoản nợ không có bảo đảm được thực hiện trên số nợ hoặc theo tỷ lệ nợ.
    Đối với các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố sẽ được ưu tiên thanh toán bằng tài sản đó. Các khoản nợ chưa đến hạn cũng được xử lý như các khoản nợ đến hạn, nhưng không tính lãi đối với thời gian chưa đến hạn.
    Sau khi đã thanh toán đủ mà tài sản vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về cổ đông của doanh nghiệp.
  7. phong2000

    phong2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    0
    chỉ mặt đặt tên toàn bộ ban lãnh đạo.bọn này đi tới đâu thì tránh xa, tẩy chay chúng nó.
  8. lamborghiniviet

    lamborghiniviet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    2.754
    Vấn đề đặt ra là bây giờ làm sao phải quản lý tài sản của DVD không cho để thất thoát.

Chia sẻ trang này