GIL cổ phiếu thách thức thị trường và thời cơ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chimcauco, 09/02/2018.

7793 người đang online, trong đó có 1166 thành viên. 13:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 269450 lượt đọc và 2141 bài trả lời
  1. nongdanHN

    nongdanHN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/02/2007
    Đã được thích:
    2.269
    Thằng nào vay nợ đầu tư sản xuất mà lãi suất tăng chả ảnh hưởng ; nhưng cứ lật ngược lại quá khứ khi tỷ giá cao hơn giờ nhiều GIL nó vẫn làm ăn ổn định mà.

    GIL chỉ xoắn thằng công ty liên kết Dệt may Gia Định. Báo cáo kiểm toán bán niên nó k trình kịp nên bctc kt bán niên của GIL k hợp nhất được. Kiểm toán nó ý kiến nên các cty CK cắt sạch MG của GIL roài .
    Hi vọng cuối năm rút kinh nghiệm phải thúc thằng kia kiểm toán BCTC sớm tý để đỡ lằng nhằng ảnh hưởng ngược đến mình. Tôi thấy hiện tại tạm thời chỉ lo 1 chút vấn đề này thôi.
    Còn mọi nhẽ GIL đang tươi hơn hớn :D
    chimcaucoButchep01 thích bài này.
  2. chimcauco

    chimcauco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2013
    Đã được thích:
    3.128
    USD mạnh lên so với VNĐ thì hàng xuất khẩu chủ lực như GIL ăn chênh tỷ giá được ối rồi. Cơ mà còn do doanh thu tăng giảm sao nữa, nhưng có 2 dây chuyền mới đi vào sản xuất thì dự là đẩy mạnh tìm khách hàng mới tăng doanh thu bán hàng, nhưng chiết khấu cũng tăng khá, phụ thuộc vào kiểm soát giá vốn. LN cứ như quý 4 này thì ngon . Nhất là đang có cái tin ký hiệp định CP TPP đầu tháng 3 hỗ trợ cho cổ xuất khẩu nhất là dệt may thủy sản.
    Butchep01 thích bài này.
    Butchep01 đã loan bài này
  3. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.539
    Tôi chưa hiểu Gia Định nó ảnh hưởng thế nào tới GIL ? Doanh thu, lợi nhuận, tiềm năng của Gia Định thế nào bro có nắm được ko?
  4. nongdanHN

    nongdanHN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/02/2007
    Đã được thích:
    2.269
    Khu cảng Biển Hải Phòng nó xây cầu Bạch Đằng vắt ngang sông Cấm.
    Bọn HAH ở trong nên giờ thành không đắc địa.
    Bọn GMD , VSC ở ngoài thì tăng công suất , sắp tới ngoài xa nữa có thêm cái cảng Lạch Huyện siêu bự đi vào hoạt động nên bọn lít nhít ở trong như Hải An sẽ bị mất nhiều khách hàng .
    Bọn cổ đông lớn nó rút lui nên giá giảm như giờ.

    Nhưng nói chung HAH tôi vẫn có 1 số điểm thích, mảng vận tải biển nó làm ăn cũng kha khá , dù khai thác cảng có giảm đi nhưng giá chiết khấu thật cao thì lại vẫn ngon . Đang chờ cơ hội hài hòa trong năm nay.
    chimcauco thích bài này.
  5. chimcauco

    chimcauco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2013
    Đã được thích:
    3.128
    Thấy doanh thu và LN vẫn tăng trưởng tốt thế mà. Mà cảng nằm càng sâu bên trong tàu thuyền mà đi được vào thì tốt hơn đổ và nhận container từ xa chứ nhẩy.
  6. nongdanHN

    nongdanHN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/02/2007
    Đã được thích:
    2.269
    Cố tìm hiểu nhưng nó kín đòn quá, chỉ nắm được sơ sơ thôi.
    Quãng 3 năm trở về trước thì thằng Gia Định nó làm ăn tốt khá tốt , 2 năm gần đây thì doanh thu LN sụt giảm nhưng không lỗ. Giờ GIL nó vào giờ chắc chắn nó phải tham gia quản trị để vực dậy bọn này - GIL mua 25% mà.

    Nhìn qua BCTC thấy cũng có những giao dịch mua hàng khá lớn của GIL với Dệt may Gia Định. Phải trả người bán tăng từ 2 tỷ đầu năm lên 33 tỷ cuối năm. Như thế là thằng Dệt may Gia định giờ có lẽ là 1 trong những thằng chính cung cấp nguyên liệu cho GIL.

    Nói chung lãnh đạo bọn GIL này nhìn từ quá khứ đến giờ điều hành cũng ổn nên việc đầu tư tôi tin họ sẽ quản trị tốt thoai bác. Họ mua Dệt may Gia Định là có ý tưởng rõ ràng để tương hỗ với nhau trong sản xuất.

    --- Gộp bài viết, 09/02/2018, Bài cũ: 09/02/2018 ---
    Tàu to không vào sâu được bác.
    Tàu vào sâu thì chi phí xăng dầu cũng tăng lên. Rủi ro cũng tăng lên, say rượu phi vào trụ cầu chẳng hạn , hehe :p
    Last edited: 09/02/2018
    lamcn1k9chimcauco thích bài này.
  7. chimcauco

    chimcauco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2013
    Đã được thích:
    3.128
    GIL: “Sao quả tạ” mang tên Dệt may Gia Định

    13/09/2017 08:34 13
    Duyên nợ bắt đầu từ đợt IPO Dệt may Gia Định khi GIL trở thành đối tác chiến lược nắm đến 25% vốn. Trớ trêu khi tròn chẵn một năm trôi qua, Dệt may Gia Định chưa kịp trao quả ngọt lại trở thành trái đắng khiến GIL không thể hợp nhất lãi lỗ, bị cắt margin và trở thành gánh nặng cho đường giá không mấy sáng sủa.

    Dệt may Gia Định hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp dệt và may mặc tại thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu có vốn điều lệ gần 630 tỷ đồng. Đơn vị này sở hữu hơn 10 công ty con, công ty liên doanh - liên kết cũng hoạt động trong lĩnh vực liên quan ngành dệt may và có một nguồn thu tài chính khá ổn định hằng năm thông qua cổ tức và lợi nhuận được chia.

    http://image.*********.vn/2017/09/13/text-box-ipo-det-gia-dinh-fin.png​

    Theo bản công bố thông tin cho lần IPO vào ngày 18/03/2017, phương án cổ phần hóa cho tổng số cổ phần 62.7 triệu cp gồm cổ phần nắm giữ của Nhà nước là 49%, 25% vốn được bán cho nhà đầu tư chiến lược, 24.28% tổng số cổ phần còn lại được bán đấu giá công khai ra bên ngoài và phần nhỏ còn lại bán cho cán bộ công nhân viên.

    Sợi dây gắn GIL và Dệt may Gia Định bắt đầu từ đợt cổ phần hóa này. Được biết, GIL đã thực hiện ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định như một nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần CTCP Dệt may Gia Định bằng hình thức đấu thầu vào ngày 10/05/2016. Với số lượng trúng giá là 15.7 triệu cp (tương đương sở hữu 25% vốn) có giá 11,900 đồng/cp, tổng trị giá gần 187 tỷ đồng.

    Ì ạch hồ sơ đại chúng, trễ hẹn UPCoM và mơ hồ thông tin

    Sau khi thực hiện IPO, Dệt may Gia Định đã chính thức trở thành công ty đại chúng từ ngày 05/08/2016. Điều đáng nói là phải tận đến ngày 13/12/2016, Dệt may Gia Định mới có động thái nộp hồ sơ đăng ký đại chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). Cũng chính vì chây ì trong thực hiện hồ sơ, UBCKNN đã đưa ra quyết định phạt tiền 5 triệu đồng.

    Song song đó, những câu chuyện xoay quanh việc thực hiện ĐHĐCĐ lần đầu tiên sau khi cổ phần hóa (7/2016) cũng khiến cái tên Dệt may Gia Định dần trở nên không đẹp trong mắt nhà đầu tư. Từ những lùm xùm quanh việc cổ đông không thể dự họp vì mẫu giấy ủy quyền không theo mẫu Công ty, đến việc các cổ đông không đồng thuận khi có gần 50% số cổ phần luôn phủ quyết mọi tờ trình.

    Theo đó, kế hoạch lên sàn UPCoM vẫn còn bỏ ngỏ đến hôm nay dù theo Quyết định số 51/2014, doanh nghiệp cổ phần hóa phải hoàn tất thủ tục đăng ký công ty đại chúng, đăng ký cổ phiếu để lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM trong thời hạn chín mươi (90) ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Cũng từ khi hoàn tất IPO, cổ đông của Dệt may Gia Định khá gian nan để tiếp cận thông tin của Công ty như báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016 và nửa đầu năm 2017, đến báo cáo quản trị hay biên bản, nghị quyết của cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 lần 2 đều không được công bố.

    Điểm sơ về hoạt động kinh doanh, giai đoạn từ năm 2011-2013, Dệt may Gia Định luôn duy trì tăng trưởng trên 10% ở chỉ tiêu doanh thu và hơn 20% với lãi ròng. Bước sang năm 2014, hai chỉ tiêu này quay đầu sụt giảm và năm 2015, Công ty chỉ công bố số liệu quý 3 nhưng cũng đủ phản ánh được sự sa sút của Dệt may Gia Định khi cả doanh thu và lợi nhuận đều chưa bằng 25% giá trị của năm trước đó. Cụ thể, doanh thu thuần quý 3/2015 dừng tại 64 tỷ trong khi cả năm 2014 đạt hơn 369 tỷ đồng và lãi ròng vỏn vẹn 2.6 tỷ, còn khá xa so với 10.6 tỷ đồng của năm trước đó.

    http://image.*********.vn/2017/09/13/chart-kqkd-det-may-gia-dinh.png

    “Sao quả tạ” của GIL

    Đầu dây còn lại của sợi tơ duyên này là CTCP SXKD & XNK Bình Thạnh (HOSE: GIL). Nhắc đến GIL, nhà đầu tư hẳn vẫn chưa quên được vị ngọt mà cổ phiếu này mang lại trong năm 2016.

    GIL có một hành trình tăng giá chậm rãi, ổn định nhưng lại khá khiêm tốn trong khoảng từ 2010-2016. Là một cổ phiếu chỉ suýt soát mệnh giá (năm 2010) nhưng sau hơn 6 năm, mức giá ghi nhận cao gấp 3 lần tại 30,000 đồng/cp. Nhưng đây chưa phải là tất cả, từ cuối tháng 4/2016, một cơn sóng dựng đứng đẩy GIL liên tục chinh phục những mức kỷ lục của mình từ khi niêm yết đến nay. Đỉnh điểm của đường giá nóng bỏng này là con số 64,800 đồng/cp tại phiên ngày 29/09/2016 tương ứng tăng hơn 410% so với thời điểm 2010.

    GIL tiếp tục tạo dựng niềm tin cho nhà đầu tư bằng kế hoạch 2017 duy trì tăng trưởng so với năm trước với doanh thu dự đạt 1,400 tỷ đồng, lãi sau thuế dao động từ 75-85 tỷ đồng và cổ tức dự kiến trong khoảng 25-35%. Song song đó là mối lương duyên với Dệt may Gia Định được hình thành từ giữa năm 2016 nhằm nâng công suất phục vụ nhu cầu đơn hàng ngày càng tăng của đối tác ngoại và đây cũng là một trong những mục tiêu dài hạn của GIL.

    Cứ ngỡ với những kế hoạch tăng trưởng, cổ tức cao, tăng cường đầu tư hợp tác và tiềm năng sẵn có của ngành dệt may năm 2017, GIL sẽ tiếp tục bay cao. Thế nhưng, đường giá của GIL sau khi chạm đỉnh 64,800 đồng/cp lại bất ngờ lao dốc, tính đến phiên ngày 06/09/2017 thì cổ phiếu này đã bốc hơi hơn 51% về còn 33,100 đồng/cp. Ban lãnh đạo GIL từng đưa ra phân trần khá ngắn gọn là do một số cổ đông lớn thoái vốn, kéo giá cổ phiếu đi lùi. Thế nhưng câu chuyện có thể còn nhiều hơn vậy.

    Diễn biến giá GIL từ năm 2010 đến nay
    http://image.*********.vn/2017/09/13/chart2-gia-GIL.png
    Trong tháng 5/2017, nội bộ doanh nghiệp có những dấu hiệu "cơm không lành, canh không ngọt" khi GIL tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 bất thành vì không đủ điều kiện tiến hành chỉ có 54% số cổ phần tham gia dự họp. Tiếp đó, hai Thành viên HĐQT là ông Nguyễn Mạnh Hùng, bà Lê Thị Lệ Hằng và Trưởng Ban kiểm soát Nguyễn Đức Minh đồng loạt dứt áo ra đi. Khoảng trống để lại nhưng việc bầu bổ sung cũng bỏ ngỏ trong ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 lần 2 vì không có ứng viên.

    Kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2017 lại không được suôn sẻ, dù doanh thu đã nhanh chóng vượt mốc 1,000 tỷ đồng và thực hiện đến 74% chặng đường kế hoạch, nhưng do tiếp cận những đơn hàng mới GIL chưa thể tối ưu được năng suất sản xuất khiến giá vốn không được điều tiết tốt, tăng hơn 52%. Kéo theo đó là kết quả lãi ròng đạt được chỉ 49 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ.

    Đỉnh điểm mới đây nhất là việc GIL bị cắt margin vì đơn vị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ trong báo cáo soát xét bán niên năm 2017. Nguồn cơ lại chính là mối lương duyên với Dệt may Gia Định (từng là kỳ vọng tăng trưởng của GIL) khi đơn vị này chây ì giấy tờ liên quan hồ sơ đại chúng. Theo ý kiến của kiểm toán, Dệt may Gia Định vẫn còn đang trong quá trình quyết toán với Nhà nước chưa chốt được báo cáo tài chính năm 2016 dẫn đến chưa xác định được giá trị hợp lý của đơn vị này nên GIL phải tạm treo khoản đầu tư này ở mục đầu tư vào các đơn vị khác và không thể tiến hành hợp nhất.

    Như vậy, đường giá trầy trật suốt nửa đầu năm 2017 của GIL giờ đây phải gánh thêm một “sao quả tạ” mang tên Dệt may Gia Định và hiện chưa rõ khi nào sẽ được giải quyết khi đơn vị này vẫn cứ mù mờ thông tin./.
    --- Gộp bài viết, 09/02/2018 ---
    Thông tin rõ hơn đây bác. Có lẽ bọn này mới IPO chưa thoát được cung cách làm việc của nhà nước, chây ì và muốn mọi thứ không rõ ràng minh bạch nhằm mục đích khác đối với dệt may Gia Định. Cơ mà tình hình này chắc sẽ không kéo dài được lâu với quyết tâm của chính phủ hiện nay.
    --- Gộp bài viết, 09/02/2018 ---
    Hiện tại thì thằng Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố Hồ Chí Minh (HFIC) đang nắm 49 % vốn tại dệt may Gia Định, gần như chi phối các mặt của công ty này. Giờ phải xử lý thằng này thì dệt may Gia Định sẽ rõ ràng minh bạch. Nhưng cái này chưa có tác động nhiều gì đến GIl, cơ bản là làm ăn sản xuất dinh doanh vẫn ngon và tăng trưởng đều các năm, không thể vì thằng này giá của GIL nằm ở múc 3x như này được.
    Butchep01nongdanHN thích bài này.
  8. chimcauco

    chimcauco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2013
    Đã được thích:
    3.128
    Thêm thông tin ngoài lề về thằng HFIC này.

    Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước T.P Hồ Chí Minh (OTC)


    Tiềm lực tài chính của HFIC – “SCIC của Tp. Hồ Chí Minh” lớn mức nào?
    [​IMG]
    Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh - HFIC có nhiều nét tương đồng với SCIC nhưng hoạt động có phần đa dạng hơn. HFIC hiện trở thành một trong những doanh nghiệp nhà nước lớn nhất và quan trọng nhất của Thành phố Hồ Chí Minh.
    Là đầu tàu kinh tế của cả nước, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đang trực tiếp quản lý 11 tổng công ty cùng hàng chục doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn như Satra, Saigontourist, Samco, Resco… Năm 2010, Thành phố HCM trở thành địa phương đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này thành lập một loại hình doanh nghiệp đặc biệt: Công ty đầu tư tài chính nhà nước.

    Theo đó, Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố Hồ Chí Minh (HFIC) được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Đầu tư Phát triển Đô thị thành phố (HIFU) – đơn vị được thành lập từ năm 1996. Do tính chất hoạt động, chỉ sau 5 năm, HFIC nhanh chóng trở thành một trong những doanh nghiệp nhà nước lớn nhất và quan trọng nhất của Thành phố HCM.

    Đúng như tên gọi, HFIC có nhiều nét tương đồng với Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước – SCIC. Trong khi SCIC chủ yếu tiếp nhận vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa thì hoạt động của HFIC có phần đa dạng hơn. Các hoạt động chính của HFIC gồm có:

    + Tài trợ tín dụng, huy động vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài

    + Đầu tư kinh doanh vốn, Quản lý vốn nhà nước

    + Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương Thành phố Hồ Chí Minh



    [​IMG]
    Một số khoản đầu tư lớn của HFIC


    Với xuất thân là quỹ đầu tư phát triển đô thị, các khoản đầu tư, cho vay đối với lĩnh vực cơ sở hạ tầng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản của HFIC. Nhiều công trình hạ tầng lớn của thành phố Hồ Chí Minh có dấu ấn của HFIC như cầu Phú Mỹ, cầu Sài Gòn 2, Nhà máy B.O.O nước Thủ Đức

    HFIC hiện nắm giữ lượng cổ phiếu niêm yết trị giá hơn 2.500 tỷ đồng với khoản đầu tư lớn nhất là Chứng khoán HSC (1.500 tỷ), CII (587 tỷ), REE (372 tỷ), CCI, TDH.

    Mới đây, HFIC đã thoái toàn bộ vốn khỏi CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh – BCCI, thu về hơn 400 tỷ đồng.

    Danh mục chưa niêm yết có thể kể đến như cổ phiếu HDBank, Tân Cảng Hiệp Phước, Cầu Sài Gòn 2…

    Trong khi SCIC thường tiếp nhận và làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước sau khi các DNNN cổ phần hóa; nhưng HFIC thì lại được giao tiếp nhận các công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước về làm thành viên, sau đó mới thực hiện tiến trình tái cấu trúc.

    Năm 2012, HFIC đã được giao quản lý 5 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước của UBND thành phố, gồm: Xổ số kiến thiết, Chiếu sáng công cộng (Sapulico), Công trình Giao thông Sài Gòn, Công trình Cầu phà, Quản lý kinh doanh nhà (HMTC). Tổng doanh thu hàng năm của 5 công ty này đạt trên 7.000 tỷ đồng.

    Tháng 7/2015, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục ra quyết định chuyển thêm Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định (Giditex) và Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (Cholimex) về làm doanh nghiệp thành viên của HFIC.



    [​IMG]


    Tính đến cuối năm 2014, tổng tài sản của công ty mẹ HFIC đạt hơn 10.600 tỷ đồng, bao gồm 4.200 tỷ đầu tư tài chính dài hạn, 2.800 tỷ đồng tiền mặt, gần 3.500 tỷ đồng cho vay đầu tư cùng các tài sản khác.

    Tổng doanh thu của công ty mẹ đạt 766 tỷ và lãi sau thuế đạt 499 tỷ đồng. Nguồn thu chính của HFIC đến từ lãi tiền gửi, tiền cho vay, cổ tức… Năm 2015, hệ thống HFIC đặt mục tiêu 8.000 tỷ doanh thu và 1.251 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Trong đó, kế hoạch của riêng công ty mẹ tương ứng là 569 tỷ và 328 tỷ đồng.



    [​IMG]
    Ngày 4/9, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã trao quyết định bổ nhiệm ông Phạm Phú Quốc, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Bến Thành giữ chức vụ Tổng giám đốc của HFIC thay cho ông Diệp Dũng.



    [​IMG]
    Quy mô của HFIC lớn hơn hẳn các doanh nghiệp nhà nước khác tại Thành phố Hồ Chí Minh
  9. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.539
    Doanh thu đột biến, đến từ đâu vậy bro?
    Ncc6688 thích bài này.
  10. FedererExpress

    FedererExpress Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/03/2015
    Đã được thích:
    692
    doanh thu GIL đột biến toàn từ core buniness nhé bác >:D<
    chimcauco, Rolex4646Butchep01 thích bài này.

Chia sẻ trang này