Giới thiệu hệ thống cảng kéo dài từ Bắc vô Nam của GMD

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi doccotham, 04/03/2015.

3789 người đang online, trong đó có 421 thành viên. 11:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8800 lượt đọc và 57 bài trả lời
  1. doccotham

    doccotham Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/05/2010
    Đã được thích:
    5.619
    Nếu anh em nào có chuyên ngành thì đều biết năm nay các cảng ở nước ta làm 0 hết việc, thật sự là 1 con gà đẻ trứng vàng cho các cổ đông, có thể nói là hàng chất la liệt tại các bến cảng, hoạt động gần như hết công suất nhưng vẫn 0 đáp ứng hết như cầu của khách hàng.....cùng với đó thì LN mang lại cho các cảng cũng khủng 0 kém....cảng Hải An bé tí so với 2 cảng của GMD cũng đạt LN hơn 130 tỷ (sắp tới chào sàn giá 40k/cp), cảng DVP năm nay LN cũng tăng mạnh đạt 228 tỷ...Còn với GMD thì sao?

    Hệ thống cảng biển trải dài Bắc-Trung-Nam: Lý do Tây rất khoái GMD, mất 500 triệu USD chưa chắc xây dựng được hệ thống cảng như của GMD...
    1. Bắc: Cảng Nam Hải sản lượng trên 250,000 Teu, công suất luôn đạt 100%, LNST mổi năm hơn 100 tỷ. Cảng Nam Hải-Đình Vũ, mới vận hành đầu năm 2014, vốn đầu tư trên 1,000 tỷ, quy mô gấp 3 lần cảng Nam Hải với 450m cầu tàu và 150,000m2 bãi, trang thiết bị hiện đại nhất VN gồm 2 cẩu giàn QC và 2 cẩu chân đế Tukan, có thể đón tàu trọng tải đến 30,000DWT, công suất thông cảng là 500,000Teu/năm, nhờ tiềm lực tài chính mạnh nên GMD đã rất nhanh chân đưa cảng này vào vận hành rất sớm, mà càng sớm thì càng có lợi thế cạnh tranh, thông thường năm đầu vận hành thì cảng sẽ lỗ do khấu hao và vận hành chưa đạt công suất thiết kế nhưng với trường hợp NH-ĐV thì GMD ngay 2014 đã lãi to. Mới vận hành nhưng NH-ĐV đã có khách hàng là hơn 5 hãng tàu lớn trên thế giới. Đây được coi là thanh kiếm sắc nhọn của GMD trong thời gian tới. Ban lãnh đạo GMD tự tin trong vòng 4-5 năm sẽ thu hồi xong vốn đầu tư cảng NH-ĐV, như vậy mổi năm cảng này phải mang về 200-300 tỷ LN - quá khủng khiếp. NH và NH-ĐV song kiếm hợp bích thì uy chấn giang hồ :D
    2. Trung: Cảng Dung Quốc, các năm trước cảng này lỗ nhưng từ 2013 đã đi vào ổn định và lãi 30ty, năm 2014 đầu tư nạo vét lại mớn nước bến cảng, xây dựng 2 phao neo tàu 200T để tiếp nhận được tàu 70,000DWT....
    3. Nam: Cảng Bình Dương, Cảng Phước Long, Cảng ước sâu Gemalink - GMD nắm 75% và sẽ chuyển nhượng lại 25%, hy vọng sẽ có 1 khoản lãi đột biến
    Ngoài ra như tôi từng chia sẽ khối tài sản khủng khiếp khác của GMD gồm:

    Bất động sản:
    Lý do Bình Thiên An muốn nuốt GMD, nhưng nuốt 0 nổi :D , GMD họ cũng 0 ham hố đầu tư bđs đâu nhưng do có quỹ đất giá rẻ thì tận dụng hốt bạc thôi :D
    1. Nhờ BLĐ GMD quan hệ tốt nên GMD mua được 2 lô đất vàng với giá rẻ bèo tại 2 thủ đô của Cam và Lào, tại 2 khu này sẽ mọc lên 2 khách sạn 5 sao, chuẩn bị khởi công ở Lào trước. Mua được hơn 30,000ha đất trồng cao su ở Cam, với diện tích lớn vậy thì giờ có tiền mua cũng 0 ra, phải nói BLĐ GMD quan hệ ất tốt với CP cam, GMD đã trồng được 5,000m2 và sẵn sàng bán bớt đất nếu được gia tốt (lãi to thì ngu gì 0 bán :D ) --> đang đàm phán bán 1 phần có thể mang lại Ln hơn 20 triệu USD
    2. Cao ốc Lê Thánh Tôn: chi phí 215 tỷ, giá thị trường 900 tỷ, bán 85% cho CJ lãi tí khoản hơn 500 tỏi (còn 15% để dành, từ từ tính :D )
    3. Khu đất vàng ngay góc Lê Lợi - NKKN, gần chợ Bến Thành, nhà hát Thành phố, ngay tuyến Metro, hơn 3,000m2 chưa định giá lại, có thể GMD 0 sở hữu 100% nhưng tôi cho rằng chỉ sở hữu 40% thì GMD cũng lãi vài trăm tỷ là bình thường
    4. Ngoài ra còn nhiều đất ở quận 2, quận 9, Hà Đông... nói tới mai chưa hết...
    Logistics: giữ vị trí hàng đầu về kho ngoại quan cafe và hàng siêu trường siêu trọng, các trung tâm phân phối tại Sóng Thần được trang bị kệ chứa hàng 5-7 tầng với sức chứa 45,000 Pallet tiêu chuẩn luôn hoạt động trên 95% công suất, hoạt động 3 ca liên tục 24h/24h. DT, LN tăng trưởng 40% mổi năm. Các khách hàng tiêu biểu: VNM, MSN, KDC, SG Co-op, Unilever, Samsung, Sabic, Coca Cola....
    Cảng hàng hóa hàng không SCSC: Tọa lạc trên DT 14.3ha trong khu vực sân bat TSN, bôm gồm sân đỗ máy bay rộng 52,000m2 và kho chứa hàng 91,000m2. Có khách hàng là 15 hãng hàng không như: Sing Airline, Thai Airline, Emirates, Skycago, Hongkong, Turkish...Năm 2013 đánh dấu sự bắt đầu đem lại LN của SCSC...

    Kết luận: chả hiểu sao giá nó rẻ bèo như vậy, Book value 42,180 cao chót vót so với các dn khác mà giá thì bèo bọt 2x (nếu định giá lại tài sản nữa thì e con số 42k là quá khiêm tốn), trong khi cảng Hải An sắp lên sàn có BV 18k cũng có giá 4x, DXP có BV 30k giá 42k, DVP có BV 20k giá 48k....nó bị khóa room nên mấy nay NN 0 mua đc chứ 0 thì chắc các a Tây cũng cho em nó 5 nháy rồi.....
    --- Gộp bài viết, 04/03/2015, Bài cũ: 04/03/2015 ---
    Cảng Hải An sắp niêm yết HAH
    http://images1.cafef.vn/download/040315/hah-bai-gioi-thieu-niem-yet.pdf
    ThaoNguyen319, tuanvip1977quocdai307 đã loan bài này.
  2. viet trung

    viet trung Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    24/06/2014
    Đã được thích:
    56
    chuan ko can chinh ,chi can ho ti room la lai 4x ngay thoi
    Tra Lydoccotham thích bài này.
  3. s0123

    s0123 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    04/03/2015
    Đã được thích:
    120
    Vấn đề là ko có NN nên ko kéo đc
    doccotham thích bài này.
  4. daccuong_ht

    daccuong_ht Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2014
    Đã được thích:
    6.052
    hàng này giữ dài hạn ngon tuyệt
    Tra Lydoccotham thích bài này.
  5. doccotham

    doccotham Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/05/2010
    Đã được thích:
    5.619
    Chả nhẽ nó vô lý hoài vậy sao các bác, chả nhẽ dòng tiền nội mình kém thế sao các bác???
    Tra Ly thích bài này.
  6. viet trung

    viet trung Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    24/06/2014
    Đã được thích:
    56
    GMD: Khuyến nghị mua dài hạn

    Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS)

    Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2014, CTCP Đại lý Liên hiệp Vận chuyển (GMD-HSX) ghi nhận 892,4 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là do mảng khai thác cảng tăng mạnh. Lãi ròng đạt 4,6 tỷ đồng so với mức lỗ ròng 28,4 tỷ đồng trong quý 4 năm 2013.

    Lũy kế cả năm 2014 (chưa kiểm toán), doanh thu thuần đạt 2.986,8 tỷ đồng, tăng 18,3% so với năm trước, vượt 12,5% kế hoạch cả năm. Trong đó, mảng khai thác cảng đạt mức tăng trưởng cao nhất 47,8% so với năm trước, nhờ cảng Nam Hải Đình Vũ đi vào hoạt động. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 17,6% năm 2013 lên mức 21,7%. Các kết quả này cao hơn dự báo của chúng tôi trong báo cáo cập nhật phát hành ngày 22 tháng 1 năm 2015, lần lượt tương ứng 105,3% và 121,3% đối với khoản mục doanh thu và lợi nhuận gộp.

    Lợi nhuận trước thuế năm 2014 đạt 701,5 tỷ đồng, tăng mạnh 241,3% so với năm 2013, vượt 16,9% kế hoạch. Tuy nhiên, con số này thấp hơn dự phóng của chúng tôi do khoản chi phí bất thường về việc dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán của công ty trong quý 4 năm 2014. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 2014 đạt 4.665 đồng.

    Chúng tôi sẽ cập nhật chi tiết kết quả kinh doanh của công ty trong báo cáo cập nhật tiếp theo. Bên cạnh đó, chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA dài hạn đối với cổ phiếu GMD và mức giá mục tiêu là 38.200 đồng/cổ phiếu.
    doccotham thích bài này.
  7. viet trung

    viet trung Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    24/06/2014
    Đã được thích:
    56
    Tin tức: VNDIRECT: Thông báo bán đấu giá phần vốn của Tổng công ty thương mại Hà Nội ...
    NHIỀU “ÔNG LỚN” XẾP HÀNG "MUA" CẢNG BIỂN
    05:58 CH - 04/03/2015 - *********

    Mặc dù cần số vốn rất lớn để có thể sở hữu các cảng biển, song danh sách nhà đầu tư trong nước ngày càng tăng lên và trở thành làn sóng lớn dần.

    [​IMG]
    Tập đoàn T&T xếp hàng từ lâu chờ mua toàn bộ vốn Nhà nước tại cảng Quảng Ninh - Ảnh: Trần Hải
    T&T nóng lòng sở hữu cảng Quảng Ninh

    Nhiều khả năng ngay trong nửa đầu năm nay, cảng biển Quảng Ninh - cảng lớn thứ nhì miền Bắc sẽ thuộc sở hữu Tập đoàn T&T của ông Đỗ Quang Hiển. T&T đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt từ gần một năm qua khi đã nhiều lần làm việc với doanh nghiệp cũng như trực tiếp tìm hiểu hoạt động kinh doanh của cảng này.

    Hơn 5 tháng trước, Chủ tịch Tập đoàn T&T Đỗ Quang Hiển đã có văn bản gửi Bộ GTVT chính thức đề nghị được nhận chuyển nhượng 100% cổ phần Nhà nước tại cảng Quảng Ninh. Quyết tâm này được tái khẳng định, khi đầu năm 2015, T&T một lần nữa đề nghị với Bộ GTVT và Chính phủ được mua lại toàn bộ số cổ phần Nhà nước đang nắm giữ tại đây, đồng thời cam kết phát triển kinh doanh cảng theo đúng định hướng của cơ quan quản lý.

    "Kinh doanh cảng biển là lĩnh vực thu lợi nhuận rất tốt, khi năm qua tăng trưởng trung bình của toàn hệ thống cảng biển cả nước lên tới 14%. Các cảng của Vinalines quản lý là các cảng tốt nhất trong cả hệ thống, song tăng trưởng lại thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình, chỉ đạt 3% trong năm 2014, do đó “các cảng bán được cho tư nhân và lại là nhà đầu tư trong nước hoạt động theo các quy định của pháp luật VN thì cần phải ủng hộ. Ngoài việc Vinalines thu được khoản tài chính rất cần cho tái cơ cấu DN, quan trọng hơn, khi để cho tư nhân làm sẽ giúp thay đổi cách quản trị các cảng biển, sinh lời lớn hơn và tạo ra nhiều của cải hơn cho xã hội”.

    Ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục Hàng hải VN

    Được biết, Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines) đã có đề xuất với Bộ GTVT cho phép chuyển nhượng toàn bộ 49 triệu cổ phần của CTCP cảng Quảng Ninh (98,02% vốn điều lệ) mà Tổng công ty đang nắm giữ cho Tập đoàn T&T với giá 10 nghìn đồng/cổ phần. Nếu được chấp thuận, Vinalines sẽ thu về hơn 490 tỷ đồng. Nguồn tài chính này sẽ được Vinalines sử dụng để tái cơ cấu nợ.

    Theo Vinalines, CTCP cảng Quảng Ninh có vốn điều lệ hơn 500 tỷ đồng, trong đó Vinalines sở hữu 98,02% vốn điều lệ. Việc thoái vốn Nhà nước của Vinalines tại cảng Quảng Ninh sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước có năng lực tài chính tham gia vào quản trị doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng quản trị, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của cảng Quảng Ninh.

    “Chủ trương Nhà nước rút toàn bộ vốn tại một cảng lớn và có tiềm năng phát triển như cảng Quảng Ninh rõ ràng quá hấp dẫn, nhất là trong bối cảnh kinh tế đang phục hồi. Thêm vào đó, số vốn trên dưới 500 tỷ đồng để thay thế vai trò cổ đông chi phối cũng không phải là bài toán tài chính quá lớn với các tập đoàn trong nước”, một chuyên gia bình luận.

    Năm qua, CTCP Vinpearl - thuộc Tập đoàn Vingroup cũng đã được chấp thuận mua lại toàn bộ số cổ phần trị giá 85 tỷ đồng của Vinalines tại cảng Nha Trang. Phiên đấu giá cổ phần cảng Nghệ Tĩnh vào ngày cuối cùng của năm 2014 cũng thu hút 47 nhà đầu tư với tổng khối lượng đăng ký mua đạt hơn 8,57 triệu cổ phần, cao gấp 2,2 lần số cổ phần chào bán.

    9 nhà đầu tư đã mua hết lượng cổ phần bán ra với giá đấu thành công bình quân là 12.129 đồng/cổ phần (cao hơn giá khởi điểm ban đầu hơn 2 nghìn đồng). Mới đây nhất, toàn bộ 13,22 triệu cổ phần của cảng Đà Nẵng bán đấu giá hôm 2/2 đã được bán hết với mức giá bình quân 15.677 đồng/cổ phần (trong khi giá khởi điểm là 12 nghìn đồng/cổ phần).

    [​IMG]
    Vốn nhà nước sẽ chỉ còn 51% sau khi CPH Cảng Hải Phòng - Ảnh Trần Hải
    Tư nhân có thể sở hữu phần lớn cảng biển

    Làn sóng đầu tư cảng biển bắt đầu trỗi dậy từ cuối năm 2014, lúc đó Chính phủ đồng ý về chủ trương thoái vốn sâu hơn tại các cảng biển khi tiến hành CPH. Theo kế hoạch này, tất cả các cảng biển có vốn sở hữu nhà nước trên cả nước sẽ được CPH. Nhà nước chỉ cần giữ vốn chi phối tại 7 cảng lớn gồm: Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ, Nghệ Tĩnh, Cam Ranh.

    Đối với bốn cảng đầu mối trọng yếu gồm: Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng và Sài Gòn, nhà nước sẽ chỉ giữ tỷ lệ vốn là 51% thay vì 75% như quyết định trước đó. Với 3 cảng Cần Thơ, Nghệ Tĩnh, Cam Ranh, tỷ lệ vốn Nhà nước cũng điều chỉnh xuống còn 49% thay vì 75%. Các cảng còn lại có thể thoái toàn bộ.

    Thậm chí, với cảng Quảng Ninh, Vinalines còn đang đề xuất Thủ tướng cho thoái toàn bộ vốn nhà nước tại đây. Theo ông Nguyễn Ngọc Huệ, Chủ tịch HĐTV Vinalines, cho phép CPH và thoái sâu vốn nhà nước tại các cảng biển là chủ trương đúng đắn của Chính phủ.

    Hầu hết các cảng biển mà Vinalines quản lý đều nằm tại các vị trí đắc địa nhất, có sự kết nối tốt với mạng lưới giao thông, được đầu tư cơ sở hạ tầng bài bản, đang được vận hành khá chuyên nghiệp. Các cảng biển này có sức hấp dẫn lớn với nhà đầu tư là điều đương nhiên. Đầu tư vào các cảng biển này, nhà đầu tư có năng lực quản trị tốt sẽ thu lợi nhuận cao và bền vững, còn Vinalines cũng sẽ thu về được khoản tài chính cần thiết giúp tái cơ cấu DN.

    Ông Lê Anh Sơn, Tổng Giám đốc Vinalines cho biết: “Quan điểm của chúng tôi là đa dạng hóa nhà đầu tư. Ai trả giá cao nhất sẽ sở hữu cổ phần các cảng theo tỷ lệ được bán ra và theo quy định pháp luật hiện hành”.

    Phương Anh

    Báo giao thông
    doccotham thích bài này.
  8. daccuong_ht

    daccuong_ht Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2014
    Đã được thích:
    6.052
    vượt 30.2 với KL lớn là nhảy vào tranh cướp ngay, bác cứ yên tâm giữ hàng đang dao động trong vùng 28-30.2 mà
    doccotham thích bài này.
  9. lysucun73

    lysucun73 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/02/2012
    Đã được thích:
    990
    Lại còn có chart đẹp nữa mới ghê chứ
    Tra Lydoccotham thích bài này.
  10. doccotham

    doccotham Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/05/2010
    Đã được thích:
    5.619
    :D:D:D
  11. quocdai307

    quocdai307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2009
    Đã được thích:
    4.035
    :drm1:drm1:drm1:drm1:drm1:drm1:drm1
    THÔNG TIN KỊP THỜI CHÍNH XÁC TUYỆT ĐỐI

    Tra Ly thích bài này.

Chia sẻ trang này