Góc nhìn chứng khoán 27/06/2022 – Có nên tin vào 2 đáy ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nguyenductucg, 26/06/2022.

1634 người đang online, trong đó có 653 thành viên. 18:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2649 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. nguyenductucg

    nguyenductucg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Đã được thích:
    5.194
    link bản tin gần nhất :http://f319.com/threads/goc-nhin-chung-khoan-21-06-2022-ngoi-yen-bat-dong.1759121/#post-41371881


    Góc nhìn chứng khoán 27/06/2022 – Có nên tin vào 2 đáy ?

    [​IMG]

    - Đứng ngoài thị trường suốt từ lúc thủng 1300 , vì thị trường xấu và không có cơ hội nên cũng chẳng có phân tích gì cả . Hiện tại thị trường đang mấp mé đáy cũ thì thấy là đứng ngoài cũng đúng đắn, thực tế nếu tham gia thì cũng chỉ đánh vào các nhóm (Thủy sản , Điện , Dầu ) như các bản tin trước mình đã note , nhưng 2 tuần qua cho thấy thì dù có đánh nhóm này thì khả năng huề vốn là may với nhịp rơi từ 1300 về 1160 gần đây . Hiện tại thì thị trường đang mấp mé vùng đáy cũ tháng 5 và nhiều a e vội vã tin rằng thị trường đã 2 đáy và đi lên , còn đây là ý kiến của mình

    - Theo mình thì tạm thời và nhớ là tạm thời chưa thủng đáy cũ thôi nhé .Hoàn thành 2 đáy đi lên hoặc là tiếp tục cắm đầu xuống thủng đáy cũ sẽ do các thông tin về Vỹ mô lạm phát toàn cầu sắp tới quyết định .Và với nđt thì quan trọng hơn cả là thị trường dù có đi lên thì liệu có những cổ phiếu nào có thể mua và mang về lợi nhuận ít nhất lớn hơn 10%-15% để tham gia hay không . Nếu không có thì việc thị trường đi lên cũng coi như là vô nghĩa vì những chiêu trò kéo điểm số Trụ hồi phục mà không có tiền lớn vào . Vì thế đừng quá tin mô hình 2 đáy mà quan trọng là có tìm được cơ hội nào đầu tư không

    - Thời điểm này đang là vùng trống thông tin .Thêm vào đó là sắp đến ngày ra báo cáo tài chính Q2,và đây cũng không phải thời điểm để mua cổ phiếu nữa vì các nhóm Q2 tốt thì chạy quá nhiều rồi , còn các nhóm Q2 xấu thì rơi cũng nhiều và tạm cân bằng . Tất cả sẽ phải chờ báo cáo Q2 ra để định giá lại và đánh giá xem dòng nào tiềm năng cho các quý tới. Từ giờ tới lúc 20/07 cũng là khoảng thời gian tuyệt vời cho Vnindex tích lũy ( tốt nhất là không được thủng đáy cũ ) để tạo đà con cho con sóng mới, sóng BCTC Q3 sẽ có sau khi các công ty ra báo cáo Q2 .Từ giờ đến lúc đó thì nhà đầu tư nên chờ vận động của Vnindex và cổ phiếu chứ chớ có cầm đèn chạy trước ô tô


    - Các dòng cổ phiếu mình đề xuất cho Q3 và sẽ xem xét mua sau khi có BCTC Q2 thì mới quyết định được : Thủy sản , Điện , Dầu khí , BDS , Bán lẻ

    Review nhanh các dòng cổ phiếu

    + Thủy sản : Dữ liệu xuất khẩu thủy sản vẫn rất tốt trong tháng 4-5 . Nhưng quan trọng không kém là giá bán và tồn kho của các Doanh nghiệp này sẽ như nào trong Q2 để còn kỳ vọng gì cho Q3 không , ( chờ báo cáo Q2 ra định giá và kỳ vọng tiếp )

    + Điện : Đây là nhóm cực tiềm năng, không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi lạm phát mà lợi nhuận tăng trưởng tốt ( đặc biệt công ty nào có các nhà máy điện mới ) . Theo dõi sát sao nhóm này cho Q3 tới

    + Dầu Khí : Nhóm này thì siêu đầu cơ , và thực chất thì lợi nhuận chỉ thể hiện được ở 1 vài doanh nghiệp như GAS , BSR , phù hợp cho nđt lướt lát giỏi

    + Bất Động Sản / KCN : Tiềm năng nhóm này là cực lớn cho Q3 và Q4 , nhất là các doanh nghiệp có các dự án sắp bàn giao cuối năm và thu lợi nhuận lớn về . Do chính sách tạm siết trái phiếu thì cổ phiếu BDS mới có giá rẻ như này và nđt nên coi nó là cơ hội lớn cho Q3 Q4 ( quan sát kỹ động thái siết trái phiếu )

    + Bán lẻ :Tập trung vào các doanh nghiệp bán lẻ có sản phẩm thiết yếu thì tốt hơn , vì dù lạm phát thì chỉ bớt các sản phẩm xa xỉ thôi chứ nhu cầu thực phẩm , thuốc .. những thứ thiết yếu cũng khó mà giảm được

    + Nhóm Hóa Chất , Phân , xuất khẩu , cảng .. : Nhóm này phải hết sức lưu ý vì trong 2-3 tuần gần đây giá hàng hóa đang có xu hướng đi xuống . Điều này là đúng vì FED và cả Thế giới đã nâng lãi suất mạnh nhằm hạ giá cả hàng hóa . Nhóm cổ phiếu chu kỳ này rất nhạy bén với giá bán đầu ra nên không ưu tiên cho Q3 nữa


    - Tóm lại là ngồi đợi thị trường cân bằng và các cơ hội kiếm tiền sẽ lại có khi các công ty ra báo cáo Q2 . Đừng có ham vội mò đáy , ham rẻ cổ phiếu mà đẩy mình vào những vị thế khó . Việc thị trường tạo đáy thật hay không cũng không quan trọng bằng việc tìm được những cổ phiếu có tiềm năng mang về lợi nhuận và mua an toàn lúc này
    Last edited: 26/06/2022
    binhnguyenpnamHDVHDV thích bài này.
  2. hoatulu

    hoatulu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2010
    Đã được thích:
    23.037
    Nhìn tranh ai cũng biết rằng nhịp này sẽ bật về vùng 1.250 sau đó mới tính tiếp, nhóm BĐS lại là tâm điểm của nhịp hồi này.
    nguyenductucgChoi268 thích bài này.
  3. nguyenductucg

    nguyenductucg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Đã được thích:
    5.194
    Nếu về được 1250 thì Bank, chứng, vài cổ phiếu Trụ nó đều tăng khá mạnh đó . BDS được mấy con vốn hóa lớn mà kéo điểm đâu bạn ?
    HDVHDV thích bài này.
  4. nguyenductucg

    nguyenductucg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Đã được thích:
    5.194
    Toàn cầu nhận thêm tín hiệu cảnh báo suy thoái

    Một số nhà đầu tư coi giá đồng là hàn thử biểu cho kinh tế toàn cầu và lo lắng khi giá kim loại này xuống đáy 16 tháng.

    Hôm 23/6, giá đồng xuống thấp nhất kể từ đầu năm 2021 do bị bán tháo. Trong 2 tuần qua, kim loại này đã mất hơn 11%. "Giá đồng bắt đầu phản ánh thực tế rằng tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại", Daniel GhaliGi, ám đốc Chiến lược Hàng hóa tại TD Securities, cho biết trên CNN.

    Kim loại này được sử dụng trong nhiều vật liệu xây dựng, từ dây điện đến ống nước. Điều này giúp nó được coi là chỉ báo cho hoạt động kinh tế. Nhu cầu đồng sẽ tăng tốc khi kinh tế tăng trưởng và hạ nhiệt khi kinh tế co lại.

    [​IMG]
    Giá đồng xuống thấp nhất 16 tháng. Ảnh: Reuters.

    Đầu năm nay, sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, giá đồng tăng tốc cùng nhiều kim loại lớn khác. Nga đóng góp 4% sản lượng đồng toàn cầu và gần 7% sản lượng nickel, theo S&P Global. Giới nhà buôn lo ngại nguồn cung sẽ thiếu hụt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang hồi phục trong đại dịch. Vì thế, họ ồ ạt gom mua vào.

    Nhưng giờ đây, khi nỗi sợ suy thoái xuất hiện, giá lại đang dịch chuyển theo hướng ngược lại. "Một khi cơn sốt tích trữ qua đi, nhu cầu hàng hóa sẽ diễn biến thuận chiều với tăng trưởng toàn cầu", Ghali giải thích.

    Hôm 23/6, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) do S&P Global công bố cho thấy sản xuất tại lĩnh vực tư nhân của Mỹ chậm lại đáng kể trong tháng 6. "Sau khi chứng kiến sự bùng nổ tiêu dùng hậu nới lỏng phong tỏa, nhiều công ty dịch vụ giờ lại gặp khó khi các hộ gia đình chật vật với chi phí sinh hoạt tăng. Đơn hàng tại nhiều công ty sản xuất đồ không thiết yếu cũng giảm", Chris Williamson – nhà kinh tế học tại S&P Global Market Intelligence cho biết.

    Doanh nghiệp Mỹ cũng đang ngày càng căng thẳng với khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất mạnh tay để ngăn giá cả tăng tốc. "Niềm tin doanh nghiệp hiện ở mức thường thấy trước khi kinh tế đi xuống. Việc này càng khiến rủi ro suy thoái tăng lên", Williamson cho biết.

    Còn tại châu Âu, PMI 19 nước eurozone tháng này cũng xuống thấp nhất 16 tháng. Trung Quốc, cỗ máy tăng trưởng của toàn cầu, thì vẫn đang vật lộn với các hậu quả của chính sách phong tỏa chống dịch và thị trường bất động sản lao dốc. Nền kinh tế này có dấu hiệu cải thiện trong tháng 5, nhưng doanh số bán lẻ lại lao dốc tháng thứ 3 liên tiếp.

    Dù vậy, Darwei Kung, Giám đốc Danh mục đầu tư tại DWS cho rằng tăng trưởng tại Trung Quốc sẽ tăng tốc năm nay. Giá đồng và các kim loại cơ bản khác cũng sẽ lên theo. Tuy nhiên, ông không nói rõ khi nào việc này sẽ diễn ra. "Chỉ là vấn đề thời gian thôi mà", Kung cho biết.

    Còn hiện tại, giá vẫn có thể giảm thêm khi lo ngại về kinh tế toàn cầu kéo dài. "Trong trung hạn, giá đồng có thể còn giảm nữa, đặc biệt khi nhìn vào rủi ro suy thoái", Ghali cảnh báo.
    --- Gộp bài viết, 26/06/2022, Bài cũ: 26/06/2022 ---
  5. Eotiti

    Eotiti Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/02/2021
    Đã được thích:
    1.078
    Vtv đang gom hàng
    nguyenductucg thích bài này.
  6. nguyenductucg

    nguyenductucg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Đã được thích:
    5.194
    Tiền gửi thanh toán của người dân lần đầu vượt 1 triệu tỷ đồng
    25-06-2022 14:12:07+07:00

    25/06/2022 14:12

    Tính đến cuối quý I/2022, số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán ngân hàng của người dân đã vượt 1,040 triệu tỷ đồng, tăng hơn 40% chỉ sau một năm.

    Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán cá nhân trong hệ thống ngân hàng đã ghi nhận xu hướng tăng mạnh trong 2 quý gần đây. Đặc biệt, chỉ tính riêng quý I năm nay, số dư này đã tăng gần 103.600 tỷ đồng, tương đương tăng hơn 11% và chính thức vượt mốc 1 triệu tỷ đồng.

    Đây là lần đầu tiên số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán của người dân vượt mốc 1 triệu tỷ. Thực tế, số dư tiền gửi này đã tăng liên tục từ quý I/2020 đến nay, tuy nhiên, mức tăng bình quân hàng quý trước đó chỉ dưới 10%.

    Nếu so với quý I/2021, số dư tiền gửi này hiện đã cao hơn tới 40%, tương đương mức tăng ròng gần 300.000 tỷ đồng chỉ trong vòng 1 năm. Đây cũng là quý thứ 8 liên tiếp số dư tiền gửi thanh toán cá nhân kể trên ghi nhận tăng trưởng dương. Lần gần nhất số dư tiền này sụt giảm là quý I/2020 khi giảm từ 499.721 tỷ đồng cuối năm 2019 xuống còn 476.524 tỷ vào cuối tháng 3/2020. Từ đó đến nay, số dư tiền gửi thanh toán này đã tăng thêm hơn 564.250 tỷ đồng.

    Đáng chú ý, trong khi số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán tăng mạnh, tốc độ tăng số lượng tài khoản thanh toán cá nhân tại các nhà băng lại có xu hướng chậm hơn.

    https://image.*********.vn/2022/06/25/tien-gui-thanh-toan-cua-nguoi-dan.JPG​

    Cụ thể, đến cuối tháng 3, toàn hệ thống ngân hàng có 118,645 triệu tài khoản thanh toán thuộc sở hữu của khách hàng cá nhân, tăng 3,454 triệu tài khoản so với quý liền trước, tương đương 3%. Nếu so với một năm trước, tốc độ tăng của chỉ tiêu này cũng mới đạt gần 14%, với khoảng 14,456 triệu tài khoản được mở mới.

    Diễn biến kể trên cho thấy xu hướng người dân ngày càng để nhiều tiền hơn trong tài khoản thanh toán. Trong đó, quý I/2021, bình quân mỗi tài khoản thanh toán của người dân để khoảng 7,1 triệu đồng thì đến cuối quý I năm nay, số dư này đã tăng lên 8,8 triệu đồng.

    Tài khoản thanh toán cá nhân ở đây là các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn đang hoạt động của cá nhân mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng (như dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán bằng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ngoài thẻ). Vì vậy, hơn 1 triệu tỷ đồng kể trên đều là các khoản tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất phổ biến chỉ 0,1-0,3%/năm.

    Mức lãi suất này thấp hơn rất nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn, hiện phổ biến ở mức 3,2-3,6%/năm với tiền gửi dưới 6 tháng; 5,1-5,9%/năm với kỳ hạn 6-12 tháng; 5,4-6,5%/năm với kỳ hạn trên 12 tháng đến 24 tháng và 6-6,7%/năm đối với kỳ hạn trên 24 tháng.

    https://image.*********.vn/2022/06/25/vietstock_s_tien-gui-thanh-toan-cua-nguoi-dan-lan-dau-vuot-1-trieu-ty-dong_20220625141005.png
    Dòng tiền của cá nhân đang chảy mạnh vào kênh ngân hàng.

    Không chỉ số dư tiền gửi thanh toán của người dân tăng lên, số dư tiền gửi có kỳ hạn của nhóm khách hàng này tại các ngân hàng cũng đã tăng nhanh trong quý đầu năm nay.

    Cụ thể, tính riêng tháng 3, số dư tiền gửi ngân hàng của người dân đã tăng hơn 14.000 tỷ đồng, nâng tổng mức tăng trong 3 tháng đầu năm lên 174.000 tỷ, tương đương 3,28%. Hiện tổng số dư tiền gửi của dân cư tại hệ thống ngân hàng đạt khoảng 5,47 triệu tỷ đồng.

    Mức tăng này thậm chí còn cao hơn số tăng của cả năm 2021 trước đó với chỉ 3,08%, chưa bằng 1/5 so với mức tăng trưởng của số dư tiền gửi doanh nghiệp (15,73%).

    Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến dòng tiền gửi của người dân chảy mạnh vào kênh ngân hàng là do mặt bằng lãi suất huy động đã tăng mạnh từ cuối năm 2021 đến nay. Nhiều nhà băng chỉ trong 5 tháng đầu năm nay đã có tới 4 lần điều chỉnh tăng lãi suất huy động với mức tăng phổ biến 1,5-2%/năm.

    Bên cạnh đó, dòng tiền cá nhân chảy vào ngân hàng này cũng đến một phần từ dòng tiền bị rút ra khỏi kênh đầu tư chứng khoán.

    Theo đó, trong bối cảnh thị trường chứng khoán giảm liên tục từ đầu năm, thanh khoản thị trường cũng ghi nhận xu hướng giảm mạnh khi chỉ trên 15.000 tỷ đồng trong tháng 5, thấp hơn gần 44% so với tháng 12/2021 và giảm hơn một nửa so với cao điểm thanh khoản thị trường tháng 11/2021.
    --- Gộp bài viết, 27/06/2022, Bài cũ: 27/06/2022 ---
    • Tiền rút về kênh Gửi Tiết Kiệm khá nhiều . Tiền vừa về lại kinh doanh vừa về lại kênh Gửi Tiết Kiệm nên chứng khoán thanh khoản ngày càng teo tóp là điều dễ hiểu
    • Tuy nhiên cơ hội sẽ lại mở ra khi kỳ BCTC Q2 bắt đầu . Chờ và để biết xem cổ phiếu nào sẽ tiếp tục siêu tăng trưởng trong Q3 và mang về lợi nhuận cho nhà đầu tư
    • Với lại thanh khoản ít như này thì khả năng Midcap sẽ mang về lợi nhuận tốt hơn là bluechip

Chia sẻ trang này