Góc nhìn chuyên gia tuần mới: Nhóm cổ phiếu nào sẽ là tâm điểm?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongtay79, 01/05/2016.

8632 người đang online, trong đó có 1332 thành viên. 10:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2019 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Góc nhìn chuyên gia tuần mới: Nhóm cổ phiếu nào sẽ là tâm điểm?
    [​IMG]
    (ĐTCK) Dù thị trường đang bước vào tháng 5 với tâm lý lo sợ “Sell in May”, nhưng trao đổi với ĐTCK trong chuyên mục bàn trong tuần này, một số chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư không nên quá lo lắng đến thị trường chung, mà chỉ nên tập trung vào nhóm cổ phiếu cụ thể. Vậy trong tuần mới, nhóm cổ phiếu nào sẽ là tâm điểm của thị trường? Cùng ĐTCK tìm câu trả lời từ các chuyên gia.
    Thị trường đang bước vào tháng 5, tháng mà nhiều nhà đầu tư sẽ cẩn trọng hơn vì tâm lý “Sell in May”. Tâm lý kỳ nghỉ dài đang tới gần khiến thị trường tiếp tục đà sụt giảm kèm theo thanh khoản xuống thấp. Các ông nhận định như thế nào về xu hướng thị trường sau kỳ nghỉ lễ?

    Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó trưởng phòng Đầu tư, CTCK VietinbankSC

    Thị trường tháng 5 khả năng tăng điểm, nhưng thanh khoản không nhiều. Dòng dầu khí là bệ đỡ cho thị trường tăng điểm.

    Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược CTCK MSI

    Mặc dù “lời nguyền tháng 5” Sell in May đang lơ lửng, nhưng tôi vẫn cho rằng, nhà đầu tư cũng không nên quá lo lắng quá đến thị trường chung và nên tập chung hơn vào các cơ hội đầu tư hiện hữu - từng doanh nghiệp riêng lẻ.

    [​IMG]
    Ông Lê Đức Khánh
    Có lẽ những giao dịch ngắn hạn, trading T+ mới chú ý nhiều đến timing the market. Dưới góc độ phân tích kỹ thuật, mốc 600 điểm mà chỉ số VN-Index chạm tới trong tuần qua không phải là ngưỡng đáng lo ngại, ngưỡng kháng cự nhà đầu tư cần chú ý hơn có lẽ là mốc 610 - 615 - 618 điểm.

    Điều này có nghĩa rằng, thị trường còn một nhịp tăng nữa để VN-Index có thời gian tăng đủ lên các mốc nói trên trước khi mà TTCK đối mặt với khoảng trống thông tin ở giai đoạn tháng 5 (quá trình điều chỉnh kèm theo diễn biến giao dịch kém sôi động ở các tháng hè).

    Như vậy, tuần giao dịch đầu tiên của tháng 5 sẽ là tuần giao dịch sôi nổi. VN-Index sẽ hồi phục mạnh mẽ tăng lên vùng 610 - 615 điểm. Dòng tiền sẽ tập trung chủ yếu vào nhóm cổ phiếu ngân hàng, bảo hiểm...

    Bà Nguyễn Ngọc Lan, Trưởng phòng Môi giới CTCK Agriseco
    VN-Index vẫn chưa thể vượt được ngưỡng 600 điểm sau nhiều lần công phá bất thành. Tôi đánh giá thị trường nhiều khả năng sẽ điều chỉnh nhẹ và tiến về ngưỡng 590 điểm trong tuần tới.

    Trong tháng 5, tôi đồng ý với quan điềm cần cẩn trọng hơn trong tháng này do đây là vùng khoảng trống thông tin sau khi các doanh nghiệp công bố KQKD quý I.

    Mặc dù các thông tin vĩ mô đang tương đối tích cực trong thời gian gần đây (PMI đạt mức cao nhất trong 9 tháng, Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp, áp trần lãi suất cho vay...), nhưng chưa thực sự mạnh để thị trường bật tăng tốt trong tháng 5.

    Ông Nguyễn Hữu Bình, Trưởng phòng Phân tích CTCK IVS

    Thị trường giai đoạn vừa qua là khó lường và khó nhận định bởi nó như một sân diễn của khối ngoại và nhóm cổ phiếu lớn. Thị trường liên tiếp tạo ra bất ngờ từ tăng mạnh cho đến giảm mạnh đều liên quan tới 2 nhóm yếu tố này. Do đó, việc nhìn nhận xu hướng của thị trường sẽ là điều khó đoán định và tôi chỉ nêu ra một số góc nhìn trong cả tháng 5 như sau:

    Thứ nhất, tâm lý của nhà đầu tư thời điểm hiện nay đều nghi ngờ với thị trường bởi cách thức tăng điểm của nó dựa quá nhiều vào cổ phiếu lớn. Chỉ số chung là VN-Index tăng mạnh nhưng nhiều cổ phiếu lại suy giảm khá tương đồng giai đoạn tăng của thị trường đầu năm 2015. Do đó, lực mua của nhà đầu tư sẽ không quá mạnh và họ lo cho rủi ro nhiều hơn là kỳ vọng vào thị trường tiếp tục bứt phá.

    Thứ hai là tâm lý Sell in May dù sao cũng có tác động nhất định tới nhà đầu tư và kết hợp với yếu tố trên cho thấy lực mua sẽ ngày càng yếu đi khi thị trường tiếp tục gia tăng.

    Thứ ba, giai đoạn tới sẽ là vùng trũng của thông tin, khi vĩ mô chưa có thêm bất cứ động thái nào còn doanh nghiệp đã kết thúc mùa báo cáo. Trong khi đó TTCK thế giới tăng rất mạnh vừa qua có thể gặp rủi ro điều chỉnh khi FED có thể tăng lãi suất trở lại vào tháng 6, điều này có thể tác động tới dòng tiền ngoại.

    Vì thế, tôi vẫn nhấn mạnh rằng nhà đầu tư chỉ quan tâm tới lướt sóng và chỉ số càng tăng mạnh càng khiến họ lo hơn mừng. Điều này sẽ phần nào hạn chế dòng tiền vào thị trường và khi điều chỉnh rủi ro có thể tăng cao bởi tác động của nhóm cổ phiếu lớn.

    Trong tuần giao dịch cuối của tháng 4, sự phân hóa đã diễn ra đối với các nhóm cổ phiếu bluechips. Liệu xu thế này có tiếp diễn trong tuần tới?

    Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó trưởng phòng Đầu tư, CTCK VietinbankSC

    Xu hướng phân hoá tiếp tục diễn ra do dòng tiền ở thời điểm hiện tại khó tăng mạnh tiếp. Dòng dầu khí và các cổ phiếu hưởng lợi từ giá dầu tăng nhiều khả năng sẽ tiếp tục là bệ đỡ tăng điểm thị trường thời gian tới.

    Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược CTCK MSI

    Chắc chắn quá trình phân hóa cổ phiếu sẽ tiếp tục diễn ra trong tuần tới. Chỉ một số cổ phiếu bluechips, midcap, penny của một số ngành như ngân hàng, bảo hiểm, xây dựng hạ tầng, dệt may..., tiếp tục là tâm điểm của toàn thị trường.

    Bà Nguyễn Ngọc Lan, Trưởng phòng Môi giới CTCK Agriseco
    Nửa cuối tháng 4, thị trường chứng kiến dòng vốn ngoại mua mạnh các cổ phiếu trụ cột và đẩy VN-Index sát ngưỡng 600 điểm.

    Một vài thông tin cho biết dòng vốn này đến từ P-Notes, đây là dòng tiền thay đổi rất nhanh, không thể kiểm soát và không lường trước được cả quy mô lẫn thời gian mua vào.

    Trường hợp dòng tiền này tiếp tục được bơm vào thì xu thế mua ròng các cổ phiếu vốn hoá lớn sẽ tiếp tục diễn ra trong tuần tới. Ngược lại, tôi cho rằng nhóm cổ phiếu này sẽ giao động lình xình theo thị trường và chỉ những cổ phiếu có câu chuyện riêng mới tạo được sự phân hoá của dòng tiền.

    Ông Nguyễn Hữu Bình, Trưởng phòng Phân tích CTCK IVS

    Sau hai phiên giảm mạnh lại là một phiên tăng mạnh cuối cùng, đặc biệt nếu quan sát ở phiên ATC, mọi người có cảm giá như một phiên chốt NAV cho một năm chứ không phải tháng. Rất nhiều cổ phiếu xuất hiện lực mua mạnh ở phiên này, cá biệt có những cổ phiếu đảo ngược lại xu thế như cổ phiếu PGD.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Hữu Bình
    Với cá nhân tôi, giai đoạn này không dành cho số đông nhà đầu tư, nên sự thận trọng mà mọi người đang đề cao cũng là rất cần thiết.

    Sáng 29/4, Thủ tướng Chính phủ đã có cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp tại TP. HCM để nắm bắt tình hình, lắng nghe và có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ở góc độ TTCK, điều này có tác động nhiều không, theo các ông/bà?

    Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó trưởng phòng Đầu tư, CTCK VietinbankSC

    Thị trường đang nhìn nhận khá tích cực với các phát biểu của Thủ tướng về phát triển kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.

    Để thị trường tiếp tục tăng điểm sẽ cần những chính sách, quyết định cụ thể để tiếp tục thúc đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, minh bạch hệ thống quản trị, điều hành, thông tin, các chính sách liên quan đến sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài,…

    Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược CTCK MSI

    Cuộc đối thoại mở giữa Chính phủ và các doanh nghiệp ít nhiều tạo niềm tin cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhìn thấy nhiều cơ hội mở hơn, các hướng phát triển tiềm năng. Dù sao tôi đánh giá đây cũng là tin tức hỗ trợ cho TTCK trong ngắn hạn.

    Bà Nguyễn Ngọc Lan, Trưởng phòng Môi giới CTCK Agriseco
    Ở góc độ TTCK, tôi đánh giá cuộc gặp gỡ này có tác động rất tốt tới thị trường. Các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo các Bộ ban ngành đưa ra giải pháp tháo gỡ ngay khó khăn cho các doanh nghiệp, kỳ vọng vốn hoá thị trường tăng gấp đôi trong 4 năm tới.

    [​IMG]
    Bà Nguyễn Ngọc Lan
    Mặc dù những thông tin này sẽ tạo động lực rất tốt cho thị trường trong trung và dài hạn, tuy nhiên trong tháng 5 tôi cho rằng điều này sẽ không ảnh hưởng nhiều do các chính sách vĩ mô vẫn phải cần thời gian để xây dựng và ban hành.

    Ông Nguyễn Hữu Bình, Trưởng phòng Phân tích CTCK IVS

    Bao nhiêu năm nay nhà đầu tư thường chỉ quan tâm đến cái gì nó là thành quả tức là cái đạt được. Nhiều cổ phiếu chỉ cần có thông tin là giá có thể tăng nóng cho dù tin tức đó từ đâu hay nó được hình thành trên phương diện nào thì không quan trọng. Do đó, tôi cho rằng, cuộc gặp gỡ vô cùng ý nghĩa trên chỉ có ý nghĩa với các doanh nghiệp chứ không có nhiều tác động tới nhà đầu tư.

    Sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất và để ngỏ về khả năng tăng lãi suất trong cuộc họp trong tháng 6. Nhiều nhận định cho rằng, điều này sẽ giúp các dòng vốn đầu tư gián tiếp quay lại với các thị trường cận biên và mới nổi, trong đó có Việt Nam. Quan điểm của ông, bà?

    Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó trưởng phòng Đầu tư, CTCK VietinbankSC

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Nhật Cường

    Theo biên bản cuộc họp gần nhất của FED, các thành viên nhận định rủi ro thị trường đang tăng cao, do đó khó tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6 tới. Vì vậy, dự báo dòng vốn gián tiếp sẽ quay trở lại thị trường Việt Nam nhưng ở mức vừa phải, khoảng quanh mức ròng 50 - 100 tỷ đồng/phiên sàn HOSE. Đây cũng là nhân tố tích cực cho thị trường trong thời gian tới.

    Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược CTCK MSI

    Khối ngoại vẫn tiếp tục mua ròng trong giai đoạn gần đây đã phản ánh việc môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên tốt hơn, nhiều cơ hội đầu tư đang hiện hữu hơn khi P/E toàn thị trường vẫn ở mức hấp dẫn.

    Tất nhiên, khả năng FED nếu có tăng lãi suất cũng sẽ chỉ có thể diễn ra ở giai đoạn cuối quý II/2016 chứ không phải giai đoạn hiện tại điều đó cũng đã đủ để khối ngoại tự tin quay lại với động thái mua ròng cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Dù sao thì giai đoạn tháng 4 và đầu tháng 5 vẫn là giai đoạn thích hợp cho việc đầu tư cổ phiếu.



    Bà Nguyễn Ngọc Lan, Trưởng phòng Môi giới CTCK Agriseco


    Tôi đồng ý với quan điểm này, dòng vốn ngoại vẫn đang mua ròng liên tục trong các phiên gần đây và chưa có dấu hiệu bị rút lại. Việt Nam cũng đang tiến hành cải cách môi trường đầu tư giúp cơ chế thông thoáng hơn cho nhà đầu tư nước ngoài, kỳ vọng cuối năm TTCK Việt Nam sẽ được xếp vào nhóm Thị trường cận biên (Emerging Market).

    Tôi đánh giá điều này sẽ giúp chúng ta thu hút được ngày càng nhiều dòng vốn đầu tư gián tiếp trong thời gian tới.

    Ông Nguyễn Hữu Bình, Trưởng phòng Phân tích CTCK IVS

    Dòng vốn ngoại vừa qua quay vào thị trường Việt Nam khá mạnh, nhưng điều đặc biệt là nó không xuất phát từ nhóm quỹ ETF như thường lệ.

    Quan sát từ các quỹ này, chúng ta có thể nhận thấy xu hướng của dòng tiền ngoại rất rõ và những tác động từ chính sách tiền tệ của FED.

    Nhiều năm qua, quý I là quý các quỹ này hút được rất nhiều tiền và luôn duy trì trạng thái mua ròng trên TTCK Việt Nam, nhưng năm 2016 là ngoại lệ, bởi không những không hút thêm, mà quỹ FTSE còn bị rút nhẹ.

    Sau nhịp rút ròng mạnh cuối năm 2015 do tác động tăng lãi suất, thì việc FED tăng lãi suất vào tháng 6 sẽ gây ra nghi ngại cho dòng tiền ngoại nhiều hơn. Còn thực tế dòng tiền hiện nay, nhiều đồn đoán cho rằng nó xuất phát từ nhóm tài chính lớn thông qua công cụ P-Notes và nếu như là đúng thì sự bền vững khó do dòng tiền này không ổn định và mang tính đầu cơ rất cao.
  2. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Nhận định chứng khoán tuần 4-6/5: “Sẽ giằng co mạnh”
    VnEconomy giới thiệu nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường tuần 4-6/5/2016...
    [​IMG]
    VCSC cho rằng hai chỉ số có thể sẽ xảy ra các nhịp giằng co mạnh tại các mức kháng cự 600 của chỉ số VN-Index và 81.5 của chỉ số HNX-Index.

    HÀ ANH
    VnEconomy giới thiệu nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường tuần 4-6/5/2016.
    Đóng cửa phiên cuối tuần ngày 29/4, VN-Index tăng 6,70 điểm lên 598,37 điểm. Trong khi đó, HNX-Index tăng 0,43 điểm lên 80,68 điểm.


    Nhận định

    Khuyến nghị

    BVSC

    Mặc dù tăng tốt trong phiên cuối tuần nhưng thị trường vẫn chưa cho tín hiệu đột phá về mặt xu hướng.

    Nhà đầu tư được khuyến nghị khống chế tỷ trọng cho danh mục tổng thể ở mức trung bình, tránh đẩy lên mức quá cao cho đến khi chỉ số VN-Index cho tín hiệu rõ ràng hơn tại vùng kháng cự 605-610 điểm.

    BSC

    Chúng tôi cho rằng thị trường cần thời gian để kiểm định và chinh phục thành công ngưỡng này, đồng thời duy trì quan điểm tích cực trong ngắn hạn tới.

    Nhà đầu tư thay đổi tỷ trọng danh mục tương ứng khi thị xác định rõ ràng xu hướng vận động ở phiên tiếp theo kèm theo gia tăng thanh khoản.

    VCSC

    Chúng tôi cho rằng hai chỉ số có thể sẽ xảy ra các nhịp giằng co mạnh tại các mức kháng cự 600 của chỉ số VN-Index và 81.5 của chỉ số HNX-Index.

    Nhà đầu tư ngắn hạn vẫn nên tiếp tục đứng ngoài thị trường và nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp.

    VDSC

    Thị trường đồng loạt tăng trở lại nhưng thanh khoản vẫn chưa tăng lên, các tín hiệu này đang xây dựng nền tảng cho sự tích lũy của thị trường và có cơ hội hỗ trợ thị trường đi lên trong thời gian tới.

    Nhà đầu tư duy trì danh mục cổ phiếu tốt và cơ cấu lại danh mục yếu để đạt tối ưu nhất.

    FPTS

    Với mục tiêu ngắn hạn tại 600-620, thì trường đang ở rất gần với khu vực có khả năng xảy ra điều chỉnh lớn.

    Nhà đầu tư được khuyến nghị tận dụng các phiên chỉ số áp sát khu vực kháng cự này để hạ dần tỷ trọng nắm giữ cổ phiều.


    Chưa đột phá về xu hướng
    (Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt – BVSC)

    “Mặc dù tăng tốt trong phiên cuối tuần nhưng thị trường vẫn chưa cho tín hiệu đột phá về mặt xu hướng. Nhà đầu tư được khuyến nghị khống chế tỷ trọng cho danh mục tổng thể ở mức trung bình, tránh đẩy lên mức quá cao cho đến khi chỉ số VN-Index cho tín hiệu rõ ràng hơn tại vùng kháng cự 605-610 điểm”.

    Cần thời gian chinh phục ngưỡng 600
    (Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BSC)

    “600 là ngưỡng kháng cự khá mạnh đối với VN-Index. Do đó, chúng tôi cho rằng thị trường cần thời gian để kiểm định và chinh phục thành công ngưỡng này, đồng thời duy trì quan điểm tích cực trong ngắn hạn tới.

    Nhà đầu tư thay đổi tỷ trọng danh mục tương ứng khi thị xác định rõ ràng xu hướng vận động ở phiên tiếp theo kèm theo gia tăng thanh khoản”.

    Sẽ giằng co mạnh

    (Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt – VCSC)

    “Thống kê trong quá khứ trên thị trường chứng khoán thế giới và Việt Nam, hiện tượng “Sell in May” xảy ra với xác suất cao và luôn là tháng khó khăn nhất của thị trường chứng khoán. Ngoài ra, hệ thống chỉ báo xu hướng của chúng tôi vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn trên hai chỉ số và giữ mức cắt lỗ của hệ thống ở mức 579,63 của chỉ số VN-Index và 79,27 của chỉ số HNX-Index.

    Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn vẫn nên tiếp tục đứng ngoài thị trường và nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp. Đồng thời, nếu nhà đầu tư nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục thì có thể tận dụng các nhịp tăng mạnh để hạ tỷ trọng cổ phiếu. Vị thế mua mới sẽ tiềm ẩn rủi ro cao cho nên chúng tôi không khuyến nghị mua vào thời điểm này.

    Theo đồ thị tuần, chỉ số VN-Index xuất hiện mô hình nến Doji. Đồng thời, các chỉ báo xung lượng tiến về gần vùng quá mua và vùng kháng cự trung hạn gần nhất của chỉ số VN-Index là 610 - 615 cho nên chúng tôi đánh giá áp lực chốt lời có thể gia tăng dần trong tuần giao dịch tới.

    Ngoài ra, hệ thống chỉ báo xu hướng của chúng tôi vẫn duy trì mức tăng xu hướng trung hạn trên hai chỉ số và giữ mức cắt lỗ của hệ thống ở mức 545,46 của chỉ số VN-Index và 76.35 của chỉ số HNX-Index. Do đó, chiến lược đầu tư là các nhà đầu tư trung hạn nên hạn chế mua vào và chờ nhịp điều chỉnh mạnh để mua vào tại các mức hỗ trợ 560 của chỉ số VN-Index và 78,5 của chỉ số HNX-Index”.

    Có hội đi lên trong thời gian tới

    (Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt – VDSC)

    “Thị trường đồng loạt tăng trở lại nhưng thanh khoản vẫn chưa tăng lên, các tín hiệu này đang xây dựng nền tảng cho sự tích lũy của thị trường và có cơ hội hỗ trợ thị trường đi lên trong thời gian tới. Nhà đầu tư duy trì danh mục cổ phiếu tốt và cơ cấu lại danh mục yếu để đạt tối ưu nhất”.

    Khả năng đi ngang sẽ tiếp diễn

    (Công ty Cổ phần chứng khoán FPT - FPTS)

    “Vùng trũng thông tin có lẽ sẽ tập trung vào cuối tháng 5 & đầu tháng 6/2016 khiến khả năng đi ngang của chỉ số sẽ tiếp diễn. Thậm chí sự hiệu chỉnh giảm nhẹ có thể sẽ xuất hiện do các cổ phiếu trụ cột gần đây có dấu hiệu “đuối sức” tại vùng giá cao và kéo theo nhu cầu tích lũy trở lại.

    Với mục tiêu ngắn hạn tại 600-620, thì trường đang ở rất gần với khu vực có khả năng xảy ra điều chỉnh lớn. Do đó nhà đầu tư được khuyến nghị tận dụng các phiên chỉ số áp sát khu vực kháng cự này để hạ dần tỷ trọng nắm giữ cổ phiều. Nhóm nhà đầu tư có mức chịu rủi ro thấp nên kiên nhẫn trước các nhịp tăng “nước rút” hiện tại của thị trường, chờ các điểm mua tốt hơn khi giai đoạn đi ngang hiện tại kết thúc”.
  3. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Chủ nhật, 01/05/2016, 19:13

    Đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam sau TPP: Ưu tiên hàng đầu trong ASEAN

    Khi TPP có hiệu lực, Nhật Bản sẽ phải tái cấu trúc đầu tư vào Việt Nam và dự báo khi đó, đầu tư mới vào Việt Nam sẽ tăng mạnh. Vậy, Việt Nam sẽ phải làm gì để đón nhận luồng đầu tư này? DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Ariga Masahiro – Tổng Giám đốc Forval Việt Nam xung quanh câu vấn đề này.

    Mới đây, Forval đã lấy ý kiến của các DN Nhật Bản về thị trường ASEAN. Kết quả cho thấy, VN là lựa chọn số 1 của các DN Nhật Bản, thậm chí tỉ lệ còn cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác. “Tôi xin khẳng định, đang có một làn sóng đầu tư mới vào VN của các DN Nhật Bản sau khi VN đã tham gia TPP. Ông Ariga Masahiro nói.

    – Ông có thể cung cấp những số liệu cụ thể hơn ?

    Cách đây khoảng 3 – 4 năm, các DN Nhật Bản đã có xu hướng di chuyển đầu tư vào Trung Quốc sang một địa bàn mới trong khu vực ASEAN. Tiếp theo làn sóng đó, VN đã gia nhập TPP, vì vậy trong thời gian tới, VN sẽ là điểm đến được ưu tiên hàng đầu của DN Nhật Bản trong khu vực ASEAN. Ví dụ Uni Qlo, một DN trong lĩnh vực dệt may của Nhật Bản đã quyết định đầu tư sản xuất tại VN, sản phẩm sẽ được xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, Hoa Kỳ…nhằm tận dụng những ưu đãi do TPP mang lại.

    Các DN Nhật Bản lại có lợi thế nổi bật hơn các nhà đầu tư khác trong khâu nghiên cứu và phát triển (R&D). R&D cần nhân lực chất lượng cao, có kinh nghiệm.

    Tuy nhiên, nếu chỉ các DN lớn đầu tư vào VN để tận dụng TPP thôi sẽ không đủ, mà cần các DNVVN để cung cấp linh, phụ kiện, nguyên liệu được sản xuất tại VN. Vì vậy, đây là cơ hội để các DNNVV Nhật Bản sẽ đi theo và làm vệ tinh cho DN lớn, tạo thành chuỗi cung cấp để tăng tỉ lệ hóa nội địa.

    Sẽ có làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản vào Việt Nam Big C sẽ rơi vào tay ‘ông lớn’ Aeon Nhật Bản? Nhật Bản đề nghị đầu tư gần 3.400 tỷ đồng cải thiện môi trường nước TP. Đà Nẵng.

    Số lượng DN và vốn đầu tư của Nhật trong 5 năm gần đây cho thấy lượng DN tăng nhưng lượng vốn đầu tư có xu hướng giảm

    – Đó có phải là lý do gần đây số lượng các tập đoàn lớn của Nhật Bản đầu tư vào VN giảm, trong khi lượng DN nhỏ và vừa (DNNVV) đầu tư vào VN lại tăng lên, thưa ông?

    Gần đây, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào VN về số lượng dự án tăng, nhưng tổng vốn đầu tư lại có xu hướng giảm xuống. Xu hướng này là bình thường và cần thiết cho VN, bởi hiện nay chuỗi cung cấp vẫn chưa hoàn thiện và khi các DN lớn vào mà không đủ nguồn cung cấp nguyên phụ liệu sẽ không đủ lợi điểm của đầu tư vào VN nữa. Vì vậy, việc các DNNVV vào VN là cần thiết nhằm cung cấp những nguyên phụ liệu cần thiết cho các tập đoàn quy mô lớn. Vì thế, về tổng thể chất lượng đầu tư sẽ tốt hơn.

    – Hiện đang có sự cạnh tranh rất quyết liệt giữa các DN Nhật Bản và Hàn Quốc trong việc đầu tư vào VN. Các DN Hàn Quốc đang nhanh chân đầu tư vào các “tỉnh lẻ”. Còn phía các DN Nhật Bản nhìn nhận câu chuyện này như thế nào? Liệu DN Nhật có bị “chậm chân” hơn không?

    Giống như các DN Hàn Quốc, xu hướng DN Nhật Bản tìm đến các địa phương để đầu tư cũng sẽ là một xu hướng tất yếu trong thời gian tới. Thực tế, khi đầu tư vào các địa phương sẽ có lợi thế chi phí nhân công rẻ hơn các thành phố. Hơn nữa, hiện tại ở VN, cụ thể là ở các tỉnh phía Bắc, cơ sở hạ tầng, giao thông…đã khá thuận lợi.

    Tôi chỉ lưu ý, sản xuất ở các địa phương sẽ chỉ đơn thuần là gia công và xuất khẩu, còn các DN Nhật Bản lại có lợi thế nổi bật hơn các nhà đầu tư khác trong khâu nghiên cứu và phát triển (R&D), cần nhân lực chất lượng cao, có kinh nghiệm… trong khi những yêu cầu này lại chỉ có ở các trung tâm lớn. Vì vậy các DN Nhật sẽ không chỉ tìm tới các địa phương mà vẫn tiếp tục tìm cơ hội đầu tư ở các thành phố lớn.

    – Vậy theo ông, VN cần phải làm gì để tiếp nhận luồng đầu tư mới của Nhật nhanh hơn trong thời gian tới?

    Việc triển khai các Luật DN, Luật Đầu tư gần đây đã theo chiều hướng thuận lợi hơn cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, mỗi tỉnh, thành lại có sự hiểu và áp dụng khác nhau, dẫn tới sự không đồng nhất, tạo ra sự khó khăn cho nhà đầu tư. Mặt khác, thủ tục hành chính vẫn tiếp tục là một rào cản với nhà đầu tư, nhất là liên quan đến việc sửa đổi giấy tờ, thủ tục ít nhận được sự hỗ trợ tận tình, không kịp thời, thậm chí là gây khó dễ.

    Chúng tôi đề nghị các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh giảm thiểu các thủ tục hành chính, khi nhận hồ sơ của các DN nếu có vấn đề gì thì cần hỗ trợ kịp thời, đầy đủ và hướng dẫn cụ thể cho DN. Mặt khác VN cần phải chuẩn hóa các dữ liệu để khi các nhà đầu tư khi cần có thể tham chiếu và tìm các thông tin một cách dễ dàng.

    Ở Nhật khi DN muốn tìm hiểu lĩnh vực gì có thể truy cập vào trang web của Chính phủ và có thể tìm thấy được các thông tin cần thiết. Ở VN thông tin là có, nhưng tìm thông tin rất khó khăn. Vì vậy cần phải dữ liệu hóa các thông tin và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tìm hiểu. Được vậy, tôi tin rằng môi trường đầu tư của VN sẽ rất hấp dẫn nhà đầu tư Nhật Bản.

    – Xin cảm ơn ông!
    Thomasha thích bài này.
  4. T0MMY

    T0MMY Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2016
    Đã được thích:
    250
    Anh Bình này đẹp zai quá :x

    [​IMG]
    Thomasha thích bài này.
  5. hpkt85

    hpkt85 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2009
    Đã được thích:
    23.052
    sóng Obama, TPP , dệt may , thuỷ sản
    HVG
    TCM
  6. chungkhoantaiba

    chungkhoantaiba Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    942
    cứ GAS mà múc sẽ lên 100 lại khi giá dầu ngày càng tăng mạnh
    --- Gộp bài viết, 02/05/2016, Bài cũ: 02/05/2016 ---
    giá dầu 50 GAS 60
    giá dầu 60 GAS 70-80 nhé
  7. Thomasha

    Thomasha Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Tháng 5 đầy mong đợi!
    Ngân hàng sẽ là đỉnh của tháng 5, cứ tẹt ga mà quất tới đọt, rồi sẽ mọc đọt khác lại đu tiếp.
    dòng P thì chưa có gì, bình quân giá thôi vì đang cơ cấu lại và lợi nhuận đang giảm. Giữa năm tùy tình hình giá dầu thế giới và FED tăng lãi suất, là có biến.
    bất động sản chuyển biến mạnh thì phải giữa năm 2017. Giờ ôm tàn tàn, ăn no rồi xả thôi.
    ngành dịch vụ bán lẻ thì có cái lên cái xuống, không vơ cả lũ được. Giá như mà em được xả thì em xả cho bọn MWG sàn 15 cây.
    Last edited: 02/05/2016
  8. chanh1209

    chanh1209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Đã được thích:
    1.529
    Co phieu nganh thep, vat lieu xay dung se van tiep tuc tang manh den het thang 6

Chia sẻ trang này