Góc nhìn khác về VIC và nhóm cổ phiếu liên quan

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 04/09/2016.

2924 người đang online, trong đó có 68 thành viên. 02:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 137153 lượt đọc và 539 bài trả lời
  1. Obama2016

    Obama2016 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/01/2016
    Đã được thích:
    687
    Kỷ luật và sự nghiệt ngã ở vietel thì vic gọi bằng bố :D
  2. ghosthorse1911

    ghosthorse1911 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/03/2005
    Đã được thích:
    1.697
    nói chung Môi giới và quản trị MBS ng u như bò
    cắt Mg toàn đúng đáy bác ạ
    sự thực không thể phủ nhận phải không bác
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.566
    Hihi... Câu hỏi này khó quá có lẽ mình bác trả lời được vì bác suy từ bụng mình ra?
    Obama2016 thích bài này.
  4. Guardians

    Guardians Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/07/2014
    Đã được thích:
    10.039
    Công cụ là công cụ : )))
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.566
    Tiếp...

    Trên F ta hay quen gặp nhóm NDT thích đầu tư giá trị họ tự lập các Room skype mang tên đầu tư giá trị. Cũng có nhóm lại thích chọn cp tăng trưởng và họ dùng bộ lọc lọc ra cp tăng trưởng và cũng có R cp tăng trưởng. Cũng có 1 nhóm lại thích dùng chiến lược đầu tư ăn cổ tức, họ hay chọn cp thị giá thấp trả cổ tức cao bằng tiền mặt ( cao hơn gửi TK cùng kỳ hạn ).

    Khái niệm này tuy là rất cơ bản nhưng em vẫn xin nhắc lại 1 chút để lát nữa đến phần so sánh VIC với các cp khác để cùng xếp xem VIC là loại cp gì?

    CP giá trị :

    Rất nhiều NDT đang chọn loại CP này để đầu tư. Đây là nhóm cp có tỷ suất LN cao, động lực tăng trưởng LN lớn. NDT theo trường phái này hay tìm hiểu chỉ số P/E hay giá trị DN EBITDA. HỌ thường mua cp tiềm năng có giá trị thấp hơn cp khác cùng ngành.

    CP tăng trưởng :

    Đây cũng là chiến luợc đầu tư của rất nhiều NDT hiện nay. MBS đang ưu tiên hứớng này. NDT theo trường phái này cũng quan tâm đến chỉ số PE, EBITDA nhưng đồng thời họ đánh giá cao sự tăng trưởng bền vững về thị phần, dòng tiền và lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư SX.

    Cp ăn cổ tức:

    Họ tìm kiếm LN để lại chưa chia và mua để ăn cổ tức. Họ hay so sánh việc lĩnh cổ tức với việc gửi Tiết kiệm cùng kỳ hạn. BSC hay có chiến lược tư vấn tìm kiếm cp thị giá thấp chia cổ tức cao.

    Đây là 3 nhóm cơ bản nhưng có những nhóm ta chẳng biết xếp vào loại nào vì họ là loại thích đánh short sell và loại này thừờng xây kho bãi hay thuê kho. Nhóm này thích các vụ biến động chính trị, bắt bớ, sập hầm. Họ mượn hàng bán và cover lại khi giá rớt mạnh để ăn phần chênh lệch.

    Ngoài ra là nhóm lướt sóng đánh kiểu mua đầu chợ bán cuối chợ dựa trên lợi thế lãi suất và hoàn phí GD. Họ đánh dựa vào biến động nhóm các cp có thị giá không cao nhưng biến động có biên độ lớn trong phiên.

    Cho dù chiến lược chọn cp có khác nhau nhưng về cơ bản các NDT đều thu thập thông tin sau đó xử lý chúng bằng mô hình định lượng. Khi có kết quả họ sẽ so sánh với DN cùng ngành để đưa ra quyết định đầu tư dựa vào chỉ số so sánh này.

    Do vậy nếu nắm được nguyên tắc chọn cp của NDT thì chủ DN hoàn toàn có thể đọc được mong muốn của NDT và từ đó xây dựng cho DN mình chiến lược thu hút sự quan tâm của NDT.

    Hiểu và có phương pháp đúng Chủ DN hoàn toàn có thể xử lý hiệu quả những biến động giá cp trong ngắn hạn.

    Chiến lược xuyên suốt ở đây luôn cần truyền thông tập trung cho mục tiêu dài hạn, sứ mệnh lịch sử và làm mờ đi hay hạn chế nói đến con số tài chính cụ thể vì cách làm này sẽ làm việc bán khống hay lướt sóng không còn ảnh hưởng tiêu cực đến DN.

    Tất nhiên DN cũng phải luôn ý thức được rằng Trên TT luôn tồn tại nhóm tay chơi ngắn hạn, thích lướt sóng và bán khống nhưng theo thời gian giá CP sẽ tương quan đến hiệu quả hoạt động SXKD của DN và nhất là cảm nhận của NDT đối với DN. Lãnh đạo DN phải chấp nhận việc cp biến động hàng ngày nhưng cần có phương án đối phó với nhóm đầu cơ ngắn hạn. Làm được điều này sẽ giữ được niềm tin trên TT và bảo vệ được giá trị DN.

    Trong trường hợp này ta thấy VIC và a V là rất giỏi và ban truyền thông của VIC làm việc hết sức hiệu quả trong chiến lược này.

    Tuyệt đại đa số NDT khi quyết định ĐT 1 cp họ đều quan tâm đến khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động, tiềm năng tăng trưởng, vị thế cạnh tranh và ban lãnh đạo DN. Với em thì yếu tố ban lãnh đạo luôn có ý nghĩa sống còn.

    Chúng ta đã từng tin và đánh cược vào Bill Gates, Steven Jobs hay Buffett thậm trí sẵn sàng đầu tư thêm vào DN của họ nếu họ kêu gọi 1 dự án mới. Niềm tin vào lãnh đạo DN sẽ làm NDT đặt niềm tin vào DN.

    Chính vì vậy phần tiếp theo em sẽ nói về a V để nói về VIC. Lưu ý là em chưa từng mua cp VIC nhưng sự khâm phục a V thì lại là rất lớn nhé.

    Còn tiếp...
    09xx189279, bienlang, muopxanh4 người khác thích bài này.
    khongquen25 đã loan bài này
  6. chungkhoanmn

    chungkhoanmn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/07/2010
    Đã được thích:
    5.532
    VIC mua TTF để được cái gì .
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.566
    Điểm lại những thương vụ M&A đình đám của Vingroup năm 2015

    Thanh Thủy

    (NDH) Nếu như năm 2014, Vingroup tập trung khá nhiều vào việc thâu tóm các quỹ đất tại hai thành phố lớn thì sang năm 2015 nhiều khoản đầu tư hướng tới các tỉnh thành khác: Đồng Nai, Bắc Ninh, Cần Thơ.

    Sau năm 2014 với hàng loạt thương vụ M&A đình đám, chiến dịch đầu tư mở rộng quỹ đất thông qua cách thức này vẫn tiếp tục được Vingroup duy trì trong năm 2015. Theo báo cáo tài chính quý IV, “ông lớn” ngành bất động sản này đã đầu tư rót vốn tại nhiều doanh nghiệp, trong đó không ít công ty Vingroup đã nắm quyền chi phối.

    Nắm giữ 83,32% vốn Trung tâm Hội chợ Triển lãm Giảng Võ

    [​IMG]

    Tháng 4/2015, Công ty mẹ Vingroup đã trực tiếp thâu tóm 90% vốn điều lệ của CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Giảng Võ (mã VEF-UPCoM) trong phiên IPO. Sau đó Tập đoàn này đã bán ra một phần vốn. Mảnh đất vàng rộng lớn 7ha ngay khu vực nội đô đã về tay “đại gia” bất động sản này. Cùng với đó, Vingroup cũng sẽ đảm đương vai trò chủ đầu tư xây dựng Trung tâm Triển Lãm mới tại Đông Anh trong thời hạn tối đa ba năm (2018).

    Thâu tóm mảnh đất 32ha tại Mễ Trì

    [​IMG]

    Cùng với đó, công ty mẹ Vingroup cũng thâu tóm 67,17% vốn CTCP Phát triển Thể thao và Giải trí Mễ Trì, qua đó nắm trọn mảnh đất 32 ha tại Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội.

    Thâu tóm Dự án HH – KĐT Đông nam Trần Duy Hưng

    [​IMG]

    Theo báo cáo từ bên bán dự án, công ty con của Vingroup - Vincom Retail đã mua lại Blue Star JSC nhờ đó hoàn tất thâu tóm Dự án “vành khăn” diện tích 5ha tại khu vực Đông nam Trần Duy Hưng. Cả hai mảnh đất này tuy không nằm trong khu vực nội đô nhưng có vị trí thuận lợi, nằm gần quần thể Trung tâm Hội nghị Quốc Gia, Bảo tàng Hà Nội.

    Nắm giữ 34,9% vốn Chủ đầu tư Dự án Saigon Sunbay


    KĐT Du lịch lấn biển Cần Giờ hay còn được biết tới với tên gọi Saigon Sunbay là một trong các dự án trọng điểm của Tp.HCM. Dù đã có từ năm 2000 nhưng dự án vẫn đình trệ cho tới nay. Kế hoạch tham gia vào dự án của Vingroup đã được Chính quyền Tp.HCM chấp thuận từ tháng 6/2015. Quý IV/2015, CTCP Đô thị Du lịch Cần Giờ đã xuất hiện trong danh sách các công ty liên kết của Vingroup. CTC có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng. Theo BCTC, Vingroup đã mua 34,9% vốn điều lệ doanh nghiệp này.

    Thâu tóm Dự án Khu dân cư sinh thái và nhà vườn Sen Việt 212 ha tại Nhơn Trạch

    [​IMG]

    Khoản đầu tư này được thực hiện bởi Công ty con của Vingroup, CTCP Phát triển đô thị Nam Hà Nội(mã NHN-UPCoM). Ngày 30/12/2015, thương vụ thâu tóm 55.8 triệu cổ phần, tương đương 93% vốn điều lệ CTCP Đầu tư Sen Việt Công thương đã được NHN hoàn tất. Thông qua giao dịch này, công ty con của Vingroup đã nắm trong tay Dự án 212 ha (trong đó 36 ha là diện tích sông ngòi kênh rạch) nằm tại vị trí tiếp giáp giữa Quận 2, Tp.HCM và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Xét về quy mô, dự án này có diện tích lớn hơn Dự án Khu đô thị Vinhomes Riverside (183 ha).

    Không chỉ riêng trong lĩnh vực bất động sản, mảng kinh doanh dịch vụ bán lẻ cũng tiếp tục được Vingroup rót vốn mở rộng thị trường thông qua phương thức M&A. Sau khi mua lại hệ thống siêu thị Oceanmart vào năm 2014, Vingroup tiếp tục mua thêm hai hệ thống siêu thị khác gồm hệ thống Vinatexmart, công ty con của Vinatex với 39 cửa hàng sẵn có và hệ thống siêu thị Maximark, hệ thống phân phối khá mạnh tại khu vực nam Trung bộ và Nam bộ.

    Ngoài ra, một số thương vụ thâu tóm khác được Vingroup hoàn tất trong năm như mua dưới 5% vốn CTCP Đầu tư Dịch vụ Thương mại Tp.HCM (vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng). Vingroup cũng đã thâu tóm 88% Công ty Suối Hoa (sở hữu dự án BĐS tại Bắc Ninh) , 95% Vin Tây (sở hữu BĐS tại Ninh Kiều, Cần Thơ).

    Nếu như năm 2014, Vingroup chủ yếu tập trung M&A vào các quỹ đất tại hai thành phố lớn thì sang năm 2015 các khoản đầu tư đã hướng tới các tỉnh thành khác: Đồng Nai, Bắc Ninh, Cần Thơ. Năm 2016, mở màn cho việc mở rộng quỹ đất lại là một khoản đầu tư ra khỏi biên giới Việt Nam. Theo tin từ tờ The Australian, Vingroup đã chi 16,1 triệu USD để mua một khu đất nằm trong khu vực trung tâm thành phố Sydney (Australia), để phát triển một khu tổ hợp khách sạn.

    Bên cạnh thương vụ tại Úc, Công ty con của Vingroup, CTCP Tân Liên Phát cũng được cho biết sẽ mua cổ phiếu phát hành để chuyển đổi khoản vay, qua đó sở hữu 32,5% CTCP Gỗ Trường Thành, một doanh nghiệp kinh doanh nội thất gỗ cao cấp đồng thời cũng là nhà cung cấp sản phẩm nội thất cho Tập đoàn này. Năm 2016 dù mới chi qua hơn hai tháng nhưng tần suất xuất hiện của “ông lớn” này tại các thương vụ mua bán, sáp nhập là không ít, dự báo một năm tiếp tục sôi đông M&A của “ông lớn” bất động sản này.
    --- Gộp bài viết, 09/09/2016, Bài cũ: 09/09/2016 ---
    Bác cứ từ từ.. chớ có vội... vì để hiểu được VIC và cách đi tiền của họ phải kiên nhẫn nhưng em sẽ cố gắng hết sức có thể case VIC này vì với em nó quá hay và cho ta quá nhiều bài học mà khó có sách nào nói được.
    bienlang, Quang bui, muopxanh1 người khác thích bài này.
  8. ghosthorse1911

    ghosthorse1911 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/03/2005
    Đã được thích:
    1.697
    ăn theo nói leo TTF tung tin lỗ thành lãi ,giọng bố đời chưa chừa à mà còn lên múa mồm
    đúng là ếch chết tại miệng
    khongquen25 thích bài này.
    khongquen25 đã loan bài này
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.566
    Còn gì nừa không nói hết 1 lượt đi bác ... hihi
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.566
    Tiếp...

    Cập nhật lúc 11:32 Thứ 6, 09/09/2016 :
    48.3 0.5 (1.0%)

    • EPS pha loãng (nghìn đồng):0.85
    • P/E :55.99
    • Giá trị sổ sách /cp (nghìn đồng):12.28
    • (**) Hệ số beta:0.73
    • KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên:465,108
    • KLCP đang niêm yết:2,153,234,792
    • KLCP đang lưu hành:2,153,234,792
    • Vốn hóa thị trường (tỷ đồng):102,924.62
    Trên đây là chỉ số tài chính cơ bản của VIC. Nhìn thoáng qua ta thấy không hề có sự hấp dẫn nhưng tại sao không chỉ các ETF mua rất lớn VIC mà ngay cả các quỹ đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đều sở hữu lớn VIC?

    Giá 48.3 ngày hôm nay là rất cao nếu nhìn vào P/E ( 56 ) và rất thấp nếu nhìn vào EPS ( 850 VND ). Cái gì đã và đang hấp dẫn các quỹ đầu tư chuyên nghiệp vậy?

    Thực tế CP được định giá cao không chỉ phụ thuộc vào hoạt động SXKD mà nó còn phụ thuộc vào lòng tin ban lãnh đạo từ đó giảm thiểu bất ổn về giá cp khi bất ngờ có các sự kiện.

    Cảm nhận về rủi ro DN thấp đồng nghĩa với giá trị cp cao. VNM, VIC, CTD , VCS ... tất cả đều có thị giá rất cao không phải là ngẫu nhiên mà đóng góp vào đó là uy tín rất cao của chị L, anh V, anh D và anh N.

    Ở chiều ngược lại thì cp FLC của anh QC thấp cũng 1 phần ở uy tín cá nhân thấp của a QC. Nhưng phần lý giải tạo sao FLC không thể có thị giá cao còn có nhiều nguyên nhân khác nữa và em sẽ trình bày ở phần kế tiếp.

    Điểm chung của các DN này là bộ phận truyền thông DN làm việc hết sức hiệu quả và thiết lập được sự tín nhiệm cá nhân qua các kênh truyền thông. Trong IR hiện đại người ta gọi là hợp đồng bảo hiểm đối với tài sản của cổ đông và uy tín ban lãnh đạo.

    Không thể tránh khỏi sự dèm pha nhưng làm liên tục có phương pháp thì kẻ dèm pha trở nên lạc lõng và bị vô hiệu trước sức mạnh của phương pháp đúng.

    Năm 2013 lần đầu tiên trên Forbes xuất hiện 1 người VN là tỷ phú đó chính là anh V.

    Cũng lần đầu tiên trong năm 2016 có 1 DN VN lọt vào Top 50 Forbes châu Á đó chính là VNM.

    Đây là sự khẳng định của truyền thông TG đối với 1 cá nhân và 1 DNVN. Nó làm NDT quốc tế đặt niềm tin vào cp DN đó cho dù như nói trên chỉ số tài chính của nó chưa phải là tuyệt đối xuất sắc.

    Còn tiếp...
    bienlang, muopxanhTTVNBK thích bài này.

Chia sẻ trang này