[Góc nhìn môi giới] DHG - Giá mục tiêu 148.000

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hihihehehaha, 21/09/2016.

2974 người đang online, trong đó có 323 thành viên. 00:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8026 lượt đọc và 55 bài trả lời
  1. hihihehehaha

    hihihehehaha Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/05/2010
    Đã được thích:
    2.243
    DHG ( Mua – Giá mục tiêu 148.000)

    Sự kiện DMC quyết định tăng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài từ 49% lên 100% đã mở ra cơ hội tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào ngành Dược Việt Nam đang tăng trưởng 13,4% mỗi năm trong 4 năm tới. Cổ phiếu DMC cũng đã tăng 214% kể từ đầu năm dưới sự mua quyết liệt của nhà đầu tư nước ngoài là CFR/Abott cho đến thời điểm này.

    [​IMG]

    DHG cũng đã có nhà đầu tư “giá trị” Taisho đang nắm giữ 24,5% đang mong muốn tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu dưới sự ủng hộ của SCIC hiện đang nắm giữ 43%. DHG hiện đang giao dịch tại P/E 2016 13,4 lần ( thấp hơn P/E thị trường 15 lần và P/E 2017 11,5 lần và thấp hơn P/E của DMC hiện tai đang là 25 lần.

    Với sự “khát khao” của các nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành dược, DHG xứng đáng được thêm vào danh mục nắm giữ với P/E ước tính 20 lần, tương đương giá mục tiêu 148.000đ/cp.

    (Copy từ chuỗi bài “Góc nhìn môi giới” được thực hiện bởi ông Nguyễn Ngọc Thạch, Trưởng phòng Môi giới khách hàng cá nhân 6 tại Hội Sở CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI)

    Bổ sung thêm chart DHG :

    [​IMG]
    trunglphxanhbatngat39 thích bài này.
  2. hihihehehaha

    hihihehehaha Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/05/2010
    Đã được thích:
    2.243
    “Sóng ngầm” thâu tóm ngành Dược
    Được đánh giá là một trong những lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng khi TPP có hiệu lực, nhưng ngành Dược VN không vì thế mà bớt sức hấp dẫn. Dòng tiền vẫn chảy vào ngành Dược như chỗ trũng và sóng M&A trong ngành này vẫn âm thầm cuộn…

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]

    Trải thảm đỏ đón người Nhật ở DHG

    Một trong những thương vụ đáng chú ý vừa diễn ra là Cty Taisho Pharmaceuticals của Nhật mua thành công 21,3 triệu cổ phiếu (tương đương 24,5% cổ phần) của CTCP Dược Hậu Giang (DHG-HoSE) từ 34 nhà đầu tư. Nhiều nguồn tin đồn rằng mức giá được trả khá cao, dao động từ 120.000 -150.000 đồng/CP, cao hơn 17-21% so với giá thị trường vào ngày giao dịch (30/6) và 19-24% so với giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày 4/7. Theo mức giá ước này thì Taisho đã rót khoảng 2.600 tỷ đồng vào DHG. Bộ phận Nghiên cứu của CTCK Bản Việt cho rằng giá này tương ứng với PER 2016 khoảng 17-18 lần, là mức giá mà theo VCSC, phù hợp với nhà đầu tư chiến lược, nhưng khá cao đối với các nhà đầu tư tài chính.

    Theo giới chuyên môn, thương vụ này chưa đạt đến mức để được là M&A hoặc mới chỉ M&A một phần cổ phần, và đang nghiêng về vóc dáng của một đích nhắm đầu tư chiến lược, hơn là chỉ rót vốn và tìm kiếm lợi nhuận ở một thời gian nhất định. Nhận định này rất quan trọng để phác thảo đường đi tiếp theo trong cú bắt tay chiến lược giữa DHG và Taisho, một Tập đoàn sản phẩm dược phẩm không kê toa và thực phẩm chức năng nổi tiếng ở Nhật, ít được người Việt biết tên nhưng thực tế lại có sản phẩm khá nổi tiếng và tiêu thụ tốt tại VN là Lipovitan.

    VCSC nhận định rằng tuy việc hợp tác các dự án chưa chính thức được công bố, nhưng Taisho có thể hỗ trợ DHG thông qua: 1) Để DHG phân phối sản phẩm bổ sung cho danh mục hiện hữu của DHG. 2) Thành lập liên doanh với DHG để sản xuất sản phẩm mới với hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm từ Taisho.

    Nhận định này càng có cơ sở khi nhìn lại một trong những kế hoạch “giật mình” của DHG: Năm 2015, DHG từng tổ chức ĐHCĐ bất thường lấy ý kiến cổ đông về việc bổ sung ngành sản xuất, kinh doanh nước tinh khiết đóng chai. DHG dường như cũng đã chuẩn bị những bước trải thảm đón nhà đầu tư mới. Vào tháng 4/2016, trong ĐHCĐ thường niên, DHG đưa ra kế hoạch “sẽ tập trung thực hiện các thương vụ M&A, nâng tỷ lệ nắm giữ tại các Cty cung cấp đầu vào, các Cty có lợi thế về sản phẩm, hệ thống phân phối ngành dược lên tối thiêu 35%. Đồng thời liên doanh liên kết hợp tác sản xuất, nhận phân phối độc quyền sản phẩm” cho tương lai. Nói cách khác, việc 34 cổ đông tổ chức nhường sân cho Taisho và phía đón vốn DHG – đều đã có bước chuẩn bị nhất định cho thương vụ, đặc biệt sau chót là quyết định “nới” tỷ lệ chia cổ tức từ 25% lên tới 35%, mặc dù kết quả kinh doanh năm qua của DHG không khởi khắc. Đây như một cách tăng thêm tỷ suất sinh lợi cho cổ đông các bên và giúp cho các tổ chức đầu tư dễ dàng “gật đầu” rời sân trong hoan hỉ.

    Có rào cản với sóng M&A?

    Ỏ góc độ dài hạn, ngành Dược VN vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng và khá hấp dẫn. Theo dự báo của BMI, sẽ đạt mức tăng trưởng mỗi năm trên 16% tới tận 2018, đưa doanh số ngành có thể đạt từ 3,5-5 tỷ USD. Trong đó mức tăng trưởng về giá trị tiêu thụ thuốc trong nước thấp hơn hẳn giá trị thuốc nhập khẩu, ước khoảng 44% /4,18 tỷ USD (nguồn: Business Monitor International –BMI, 2015). Như vậy, ngoại trừ những DN lớn đầu tư nhà máy với các mảng thuốc đặc thù riêng như DHG hay CTCP Dược Trapaco … thì việc mở rộng kênh phân phối là yêu cầu tất yếu của các DN, đặc biệt là các DN đang chạy đua trên thị trường thuốc không kê toa Họ cũng bắt buộc sẽ phải tìm nhiều đối tác để có thêm nguồn lực đồng thời thêm sản phẩm phân phối.

    Năm 2014, F.I.T, một nhà đầu tư tài chính chuyên “tay không bắt giặc” – phát hành cổ phiếu để thâu tóm DN vẫn chưa đặt mục tiêu quan tâm ngành Dược, thì đến 2015, đã chuyển hướng thâu tóm trên 60% cổ phần Dược Cửu Long (DCL).

    Một ví dụ khác cho thấy cổ phiếu Dược nằm trong danh mục “săn đuổi” của số đông khi vụ IPO 18% của Tcy Dược VN (Vinapharm) vào tháng 6 năm nay đã được 175 nhà đầu tư tham gia đấu giá, số lượng đăng ký gấp 1,4 lần số lượng chào bán. Giá đấu thành công trung bình không cao (10.433đ/cp) nhưng cũng đã giúp Tcty thu về gần 444 tỷ đồng. Ở góc độ chào bán cho nhà đầu tư chiến lược, 40,2 triệu cổ phần tương đương 17% cũng được dành cho CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương.

    Thực tế, hiện với 13 DN ngành Dược đang niêm yết, thì Nhà nước đang nắm giữ tỷ lệ sở hữu tới…11 DN, trong đó ở nhiều DN, Nhà nước nắm tỷ lệ sở hữu cao như DHG (43,4%), TRA (35,7%), DMC (34,7%), PMC(43,4%), DBT (51,4%)… Đây vừa là rào cản, vừa là cơ sở dự báo sóng M&A phía trước vẫn có thể ngầm cuộn chảy, nhất là vào những thời điểm Nhà nước thoái vốn cổ phần tại các DN này.

    Một điều chắc chắn, để mạnh lên, con sóng này vẫn sẽ phải… âm thầm kéo tới qua 2018, khi mà những tác động từ TPP vào nhóm DN Dược ở các góc độ chủ yếu như mức độ cạnh tranh ngành, thuế và quy định sở hữu trí tuệ… được phản ánh hết vào. Quan trọng, SCIC sẽ chính thức có kế hoạch “nhả” vốn sở hữu tại các DN Dược. Còn từ đây đến đó, những ai kiên nhẫn với cổ phiếu Dược cứ tha hồ “lượn vòng ngoài”, hay “nhặt nhạnh” gom sở hữu từ những DN có tỷ lệ giao dịch đại chúng còn rộng…
    xanhbatngat39 thích bài này.
  3. hihihehehaha

    hihihehehaha Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/05/2010
    Đã được thích:
    2.243
    Cổ phiếu ngành dược tiếp tục tạo sóng
    [​IMG]
    Kết quả kinh doanh của hầu hết DNdược phẩm tăng trưởng tốt trong 6 tháng đầu năm nay.

    (ĐTCK) Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm tăng trưởng tốt, cộng thêm các thông tin hỗ trợ tích cực như cổ đông ngoại tăng tỷ lệ nắm giữ, khả năng SCIC thoái vốn đang giúp một số mã cổ phiếu ngành dược tiếp tục có sóng tăng mới.
    Quý II vừa qua, CTCP Dược Hậu Giang đạt lợi nhuận hơn 147 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ do chi phí bán hàng tăng mạnh 66% và lợi nhuận khác giảm gần 70%. Tuy nhiên, lũy kế 6 tháng, DHG vẫn đạt gần 300 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 14,5% so với cùng kỳ 2015. Sự tăng trưởng này là nhờ Dược Hậu Giang triển khai tái cơ cấu hệ thống phân phối trước đó, đồng thời đẩy mạnh truyền thông cho các nhãn hàng chủ lực.

    Cổ phiếu DHG đã ghi nhận đà tăng hơn 51% từ đầu năm đến nay, tương ứng mức tăng 32.200 đồng/CP. Đợt tăng mạnh diễn ra trong khoảng tháng 7, khi nhà đầu tư kỳ vọng kết quả kinh doanh quý II khả quan và thông tin Dược Hậu Giang đón nhận cổ đông ngoại mới là Công ty Dược Nhật Bản Taisho (hiện đang sở hữu 24,5% vốn của Dược Hậu Giang). Mức giá đỉnh DHG lập được ở mức 106.000 đồng/CP. Sau đợt tăng này, thị giá DHG có sự điều chỉnh, nhưng tăng trở lại trong khoảng 2 tuần nay, nhờ tin đồn về khả năng đối tác ngoại Taisho sẽ tiếp tục gia tăng tỷ lệ sở hữu.

    Cũng đạt mức tăng tốt từ đầu năm đến nay là cổ phiếu TRA của CTCP Dược phẩm Traphaco, với mức tăng 46.700 đồng/CP, tương ứng tăng 75%. Sau khi đạt đỉnh 120.000 đồng/CP trong phiên 16/6, thị giá TRA hiện đang dao động quanh mức 109.000 đồng/CP. Kết quả kinh doanh quý II của TRA cũng ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể với lợi nhuận ròng hơn 50 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, TRA đạt mức lợi nhuận gần 101 tỷ đồng, tăng mạnh 32%. Theo ông Trần Túc Mã, Tổng giám đốc TRA, Công ty đạt kết quả này nhờ việc đổi mới hệ thống phân phối thuốc, với 24 chi nhánh trên toàn quốc được triển khai từ năm 2014. Đồng thời, Công ty cũng áp dụng chính sách bán hàng thu tiền ngay với các nhà thuốc đã giúp Traphaco dự báo sát nhu cầu của thị trường, giúp lượng tồn kho giảm.

    [​IMG]
    Cổ phiếu DMC của CTCP Domesco có mức tăng gần 160% so với hồi đầu năm nay. Giai đoạn tăng mạnh nhất của DMC từ tháng 6 trở lại đây, với mức tăng 60%. Xét về hoạt động kinh doanh, DMC đã tiến hành tái cơ cấu danh mục hàng hóa, đẩy mạnh các mặt hàng có biên lợi nhuận cao. Đồng thời, việc tập trung nguồn lực vào mảng sản xuất, bỏ các mảng dịch vụ phân phối có lợi nhuận không đáng kể đã giúp Công ty duy trì mức tăng trưởng tốt trong vài năm gần đây.
    Cụ thể, biên lợi nhuận hoạt động từ mức 8,4% trong 6 tháng đầu năm 2014 đã tăng lên 13,7% trong 6 tháng đầu năm 2016. Lũy kế 6 tháng, DMC lãi hơn 81 tỷ đồng. Riêng quý II, DMC lãi gần 46 tỷ đồng, tăng 15,4% so với cùng kỳ.
    Theo ông Nguyễn Thanh Lâm, Trưởng phòng Phân tích, CTCK Maybank Kim Eng (MBKE), ngoài nguyên nhân kết quả kinh doanh cải thiện, thì kỳ vọng tích cực của thị trường về việc nới room khối ngoại, đi kèm với khả năng thoái vốn của SCIC là chất xúc tác quan trọng cho đà tăng của thị giá cổ phiếu này trong thời gian qua.

    Mới đây, DMC đã công bố thông tin về việc được FDA Philippines chứng nhận đạt GMP theo tiêu chuẩn PIC/S. Trong lĩnh vực dược phẩm hiện nay, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc theo PIC/S (PIC/S-GMP) và Châu Âu (EU-GMP) là một trong các chuẩn mực chất lượng cao nhất. Theo đó, khả năng trúng thầu của DMC cao hơn, bởi đa phần sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng này hiện nay là sản phẩm ngoại nhập, có giá thành cao hơn so với sản phẩm cùng loại được sản xuất trong nước; đồng thời, cũng giúp DMC thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu.

    Không tích cực bằng các DN trên, lũy kế 6 tháng đầu năm 2016, CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) ghi nhận doanh thu 435,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 50,6 tỷ đồng, đều giảm khoảng 25% so với cùng kỳ.

    Theo ông Nguyễn Quốc Định, Chủ tịch HĐQT IMP, doanh thu giảm do cùng kỳ năm trước Imexpharm có sản xuất hàng chương trình quốc gia 20 tỷ đồng, nhưng kỳ này không phát sinh. Ngoài ra, doanh thu hàng nhượng quyền 6 tháng giảm 15,9 tỷ đồng do các mặt hàng nhượng quyền Sandoz hết số đăng ký. Doanh thu hoạt động tài chính giảm 6,1 tỷ đồng.

    Điểm tích cực là riêng doanh thu hàng Imexpharm 6 tháng đạt 362,9 tỷ đồng, tăng trưởng 6,7% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, doanh thu trên thị trường OTC đạt 295,7 tỷ đồng, chiếm 81,5%, giảm 1,8% so với cùng kỳ; doanh thu trên ETC chiếm 18,5% tỷ trọng nhưng tỷ lệ tăng trưởng đến 72,3% so với cùng kỳ năm 2015, cho thấy thị trường ETC của Imexpharm có dấu hiệu hồi phục tốt.

    Việc lợi nhuận giảm còn do giá vốn hàng bán tăng mạnh từ việc tăng giá các yếu tố đầu vào cho sản xuất. Ngoài ra, vì tình hình cạnh tranh khó khăn, giá vốn hàng dùng cho khuyến mại cũng tăng 17,6% trong khi doanh thu thuần giảm.

    Tuy nhiên, cổ phiếu IMP cũng đạt mức tăng khá, gần 47%. Trong vài phiên gần đây, IMP đạt mức giá trần; khả năng nhờ thông tin cổ đông lớn KWE BETEILGUNGEN AG đã gia tăng tỷ lệ nắm giữ từ 7,98% lên 8,02% tại IMP.

    Nhóm DN dược còn lại ghi nhận kết quả kinh doanh đan xen, như CTCP Dược phẩm OPC và CTCP Dược phẩm Bến Tre (DBT) ghi nhận sự sụt giảm nhẹ về lợi nhuận, còn CTCP Dược phẩm Dược liệu Phamedix (PMC), CTCP Dược phẩm Trung ương 3 (DP3) và CTCP Y Dược phẩm Vimedimex (VMD) ghi nhận mức tăng so với cùng kỳ. Các cổ phiếu này cũng đều ghi nhận mức tăng giá rất tốt, chẳng hạn DP3 tăng 70,6% từ đầu năm đến nay, DBT tăng 23,6%, OPC tăng 9%; PMC tăng 40%; VMD tăng 11%.

    Theo số liệu của Bloomberg, kể từ đầu năm đến nay, các mã cổ phiếu ngành dược niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng khoảng 40%, tốt nhất trong số 10 ngành trong rổ VN-Index. Mặc dù giá tăng mạnh nhưng cổ phiếu của những công ty này vẫn đang được định giá thấp. P/E của Domesco là 7,2 lần. DHG là 11,9 lần và Traphaco là 17,8 lần. Trong khi đó, chỉ số ngành dược của Thái Lan ở mức 14 lần và Hàn Quốc là 37,9 lần.
    xanhbatngat39 thích bài này.
  4. hihihehehaha

    hihihehehaha Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/05/2010
    Đã được thích:
    2.243
    Bloomberg: Cổ phiếu dược Việt Nam quá hấp dẫn
    [​IMG]

    Trong khi tầng lớp thu nhập trung bình mới nổi tại Việt Nam ngày càng chú ý đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, nhu cầu nắm giữ cổ phiếu ngành dược của nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Tuy nhiên, room dành cho khối ngoại hiện còn rất hạn chế.
    Cùng với độ mở ngày càng rộng của thị trường chứng khoán Việt Nam, ngành dược đang nổi lên là một trong những món hời đối với nhà đầu tư nước ngoài.

    Cổ phiếu của Domesco (mã DMC) - công ty dược phẩm lớn thứ 3 có mã cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán - đã tăng phi mã 141% trong năm nay do công ty này nhận được sự chấp thuận của cổ đông cho phép loại bỏ giới hạn 49% đối với tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài. Với sự góp mặt của công ty dược Nhật Bản Taisho, cổ phiếu Dược Hậu Giang cũng tăng đáng kể là 40%. Tháng trước, hãng dược Nhật Bản đã mua vào 24,5% cổ phần của DHG.

    Theo số liệu của Bloomberg, kể từ đầu năm đến nay các mã cổ phiếu ngành dược niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng khoảng 40%, tốt nhất trong số 10 ngành trong rổ VN Index.

    Mới đây, UBCKNN đã chính thức cho phép Vinamik (mã VNM) được nới room tối đa lên 100% cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ngay sau khi quyết định này có hiệu lực, khối ngoại mua vào gần 65.000 cổ phiếu VNM, kéo VN Index tăng mạnh, chạm mốc cao nhất 8 năm. Nhà đầu tư vẫn đang hy vọng những quyết định tương tự như vậy sẽ được thông qua.

    Trong khi tầng lớp thu nhập trung bình mới nổi tại Việt Nam ngày càng chú ý đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, nhu cầu nắm giữ cổ phiếu ngành dược của nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Tuy nhiên, room dành cho khối ngoại hiện còn rất hạn chế.

    “Nếu Domesco được phép nới room cho nhà đầu tư nước ngoài, đó sẽ là chất xúc tác mạnh mẽ không những đối với thị trường chứng khoán nói riêng mà cả thị trường Việt Nam nói chung”. Ông Trần Hoàng Sơn – giám đốc chiến lược thị trường CTCK MB nhận định. “Dược vốn đã là một ngành hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài”.

    Theo báo cáo của BMI Research, quy mô thị trường dược Việt Nam được dự đoán sẽ tăng từ 4,2 tỷ USD trong năm 2015 lên 7,2 tỷ USD vào năm 2020 và sau đó duy trì tốc độ tăng trưởng thường niên 2 con số cho đến năm 2025. Sáng lập viên Mekong Capital cũng cho rằng ngành dược Việt nam sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng trong khoảng 10-15% mỗi năm.

    Cổ phiếu Traphaco – công ty dược lớn thứ 2 niêm yết cổ phiếu trên sàn – đã tăng 72% trong năm nay. Hai cái tên nằm trong top 5 cũng tăng đáng kể. Cổ phiếu Imexpharm cũng tăng 40% và dược Cửu Long tăng mạnh 135%. Trong năm nay, chỉ số VN Index đã tăng 12%.

    [​IMG]

    Mặc dù giá tăng mạnh nhưng cổ phiếu của những công ty này vẫn đang được định giá thấp. P/E của Domesco là 7,2 lần. DHG là 11,9 lần và Traphaco là 17,8 lần. Trong khi đó, chỉ số ngành dược của Thái Lan ở mức 14 lần và Hàn Quốc là 37,9 lần.

    “So với cổ phiếu ngành dược tại các thị trường mới nổi, cổ phiếu ngành dược Việt Nam vẫn khá rẻ”. Giám đốc phân tích Lê Hồng Liên của Maybank Kim Eng nhận định.

    Theo số liệu từ VNDirect Securities, Dược Hậu Giang, Imexpharm và Domesco (hiện đang có 45,9% cổ phần được nắm giữ bởi công ty CFR International SpA của Chile) đều đã kín room cho nhà đầu tư nước ngoài. Khối lượng cổ phần khối ngoại nắm giữ tại Traphaco là 45%.

    Bên cạnh đó, Michel Tosto – giám đốc VietCapital Securities lại cho rằng nhà đầu tư nước ngoài cũng đang phải đối mặt với một số rủi ro. “Vấn đề ở đây là các công ty dược niêm yết cổ phiếu trên sàn thường có xu hướng thu nhỏ và không ưa thích thanh khoản. Để tìm được công ty tốt trong ngành này quả là một bài toán khó”.

    Tổng giám đốc Mekong Capital – Chris Freund nhận định cổ phiếu ngành dược đang khá hấp dẫn ở thời điểm hiện tại, nhưng các nhà đầu tư chiến lược thường ưa thích trả cao hơn cho phần bánh lớn. “Tôi hy vọng sẽ được nhìn thấy nhiều thương vụ mua bán cổ phiếu hơn trong vòng 12 tháng tới”.
  5. hihihehehaha

    hihihehehaha Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/05/2010
    Đã được thích:
    2.243
    Thấy bài viết hay
    DHG mặc cơ bản khá nhiều thông tin hỗ trợ, mặc kỹ thuật đã vượt khỏi đỉnh 106k, nên sẽ sớm chạm các mốc 120-130-140
    Share cho mọi người cũng đọc và phản biện :D
  6. hihihehehaha

    hihihehehaha Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/05/2010
    Đã được thích:
    2.243
    Cổ phiếu liên tục vượt đỉnh, Dược Hậu Giang bán sạch cổ phiếu quỹ
    [​IMG]

    Bình quân số cổ phiếu quỹ Dược Hậu Giang đang giữ có giá chưa đến 72.500 đồng/cổ phiếu trong khi giá bán ra gần 103.000 đồng/cổ phiếu.
    CTCP Dược Hậu Giang (mã chứng khoán DHG) vừa có báo cáo giao dịch cổ phiếu quỹ. Theo đó, Dược Hậu Giang đã bán hết toàn bộ 222.380 cổ phiếu quỹ trong khoảng thời gian đăng ký từ 18/8 đến 16/9/2016 với giá bán bình quân 102.977 đồng/cổ phiếu, thu về 22,9 tỷ đồng. Sau giao dịch, Dược Hậu Giang không còn cổ phiếu quỹ nào. Số tiền thu về nhằm tăng nguồn vốn chủ sở hữu.

    Lần gần đây nhất Dược Hậu Giang mua vào cổ phiếu quỹ là tháng 7/2015, khi đó DHG mua vào 212.250 cổ phiếu quỹ với giá bình quân 78.805 đồng/cổ phiếu. Trên báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2016, giá trị tổng lượng cổ phiếu quỹ DHG vừa bán ra gần 16,2 tỷ đồng. Bình quân số cổ phiếu quỹ Dược Hậu Giang đang giữ có giá chưa đến 72.500 đồng/cổ phiếu.

    Cổ phiếu DHG của Dược Hậu Giang đã liên tục phá đỉnh trong thời gian qua, có lúc giao dịch đến mức giá 117.000 đồng/cổ phiếu và hiện hạ nhiệt quanh mức 114.000 đồng/cổ phiếu.

    Biến động giá cổ phiếu DHG trong 6 tháng gần đây.
    --- Gộp bài viết, 21/09/2016, Bài cũ: 21/09/2016 ---
    Bán hết cp quỹ, dọn đường mở room ?
    --- Gộp bài viết, 21/09/2016 ---
    [​IMG]
    DHG chỉnh là cơ hội
  7. hihihehehaha

    hihihehehaha Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/05/2010
    Đã được thích:
    2.243
    VN-Index trong trung hạn có thể đạt 730 điểm
    [​IMG]
    (ĐTCK) Dù mức hấp dẫn giảm, nhưng định giá dựa trên P/E dự phóng trung bình cho năm 2016 của Việt Nam vẫn tạo ra lợi thế. Kỳ vọng, P/E của TTCK Việt Nam sẽ tăng lên, xoay quanh mức 18 lần, đồng nghĩa với VN-Index trong trung hạn có thể đạt 730 điểm.
    Tháng 8 và nửa đầu tháng 9: trung tính

    TTCK Việt Nam trải qua tháng 8 và hơn nửa tháng 9 (đến ngày 18/9) trong trạng thái trung tính. Chuỗi tăng ấn tượng kéo dài từ giai đoạn sau Tết Nguyên đán đến đỉnh điểm vào tháng 7, VN-Index tạo mức cao nhất tính đến hiện tại của năm 2016 tại 675,12 điểm vào ngày 12/7. Từ sau thời điểm đó, VN-Index bắt đầu chuyển trạng thái sang một pha điều chỉnh và tích lũy kéo dài cho đến hiện tại. Kết quả giảm nhẹ 0,15% của VN-Index tính từ đầu tháng 8 đến nay (và giảm 1,61% đối với HNX-Index) phần nào phản ánh cho trạng thái trung tính của thị trường.

    Dù chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 15 - 20% nhưng không thể phủ nhận các giao dịch của khối ngoại luôn được thị trường quan tâm và có thể tạo ra những ảnh hưởng lớn đến triển vọng của thị trường. Khá trùng hợp, giai đoạn từ đầu tháng 8 đến hiện tại cũng là thời điểm bán ròng “mạnh tay” nhất của khối ngoại kể từ đầu năm 2016 đến nay. Giá trị bán ròng tính riêng tại HOSE từ đầu tháng 8 đến nay là hơn 5.000 tỷ đồng. Trường hợp VN-Index nhanh chóng quay lại xu hướng tăng mạnh như các tháng trước đó, yếu tố khối ngoại quay lại mua ròng (ít nhất là hoạt động cân bằng) sẽ là điều kiện quan trọng cần xảy ra.

    [​IMG]

    Kỳ vọng gì cho TTCK tháng 10?
    Báo cáo chiến lược Triển vọng thị trường ngắn hạn của Maybank Kim Eng được đưa ra rất gần với thời điểm công bố quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tháng 9 (tối ngày 21/9, giờ Việt Nam). Những đánh giá gần nhất cho thấy, khả năng Fed quyết định tăng lãi suất trong cuộc họp này vẫn ở mức thấp. Phần lớn hơn các dự báo cho rằng, điều này có thể xảy ra trong kỳ họp cuối cùng của năm 2016 vào tháng 12, sau khi bầu cử Tổng thống tại Hoa Kỳ chính thức có kết quả.

    Trường hợp nếu không có bất ngờ xảy ra (Fed giữ nguyên lãi suất trong kỳ họp tháng 9), chúng tôi nhìn nhận đây là thông tin “tốt lành” trong ngắn hạn dành cho TTCK Việt Nam, ít nhất về mặt tâm lý. Dù vậy, ở một kịch bản ngược lại, điều này có thể tạo ra “cú sốc” không nhỏ.

    Bên cạnh “biến số” về khối ngoại và động thái của Fed, giai đoạn cuối năm của thị trường cũng bị chi phối bởi một số yếu tố khác như: các nhìn nhận về mặt kỹ thuật của chỉ số; khả năng gia tăng các chính sách kích cầu kinh tế; tương quan định giá của Việt Nam với một số quốc gia…

    [​IMG]
    Tương quan định giá TTCK Việt Nam: vẫn hấp dẫn
    Xét về tương quan định giá của TTCK Việt Nam so với các quốc gia lân cận trong khu vực, vị trí của Việt Nam vẫn tạo ra điểm nhấn hấp dẫn nhất định.

    Trong nhóm “ASEAN - 5” (không tính Singapore), TTCK tại nhóm này đang duy trì mức P/E dự phóng trung bình cho 2016 quanh ngưỡng 22 lần, trong khi thông số này dành cho TTCK Việt Nam khoảng gần 16 lần. Tại lần thống kê gần đây của chúng tôi trong báo cáo vào tháng 7, con số này là 14 lần và khoảng cách định giá vào lúc đó tạo ra sự hấp dẫn lớn hơn cho TTCK Việt Nam so với phần còn lại. Dù mức hấp dẫn giảm, nhưng định giá dựa trên P/E dự phóng trung bình cho năm 2016 của Việt Nam vẫn tạo ra lợi thế.

    Kỳ vọng, P/E của TTCK Việt Nam sẽ tăng lên, xoay quanh mức 18 lần, đồng nghĩa với VN-Index trong trung hạn có thể đạt 730 điểm.

    Với mức định giá P/E vào loại “trung bình thấp” đi kèm với tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp niêm yết ở mức cao trung khu vực, Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.

    Cơ hội đầu tư

    Có không ít cơ hội đầu tư trong các ngành, lĩnh vực như: dược, xây dựng, bất động sản, tiêu dùng, ô tô. Trong đó, với ngành dược, mặc dù các cổ phiếu dược đã tăng giá mạnh so với đầu năm (DHG +65%, TRA +79%, DMC +191%, IMP +65%…), nhưng P/E bình quân của ngành dược Việt Nam hiện nay chỉ đang ở mức 15 lần so với mức 30 lần của khu vực.

    CTCK Maybank Kim Eng
  8. VPBankQuan

    VPBankQuan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2015
    Đã được thích:
    12.276
    DHG: Hợp tác với Taisho giúp cải thiện tiềm năng tăng trưởng
    [​IMG]

    Chúng tôi nâng giá mục tiêu lên thêm 37% và nâng khuyên nghị cho CTCP Dược Hậu Giang (DHG) lên PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG. Chúng tôi cho rằng triển vọng tăng trưởng dài hạn của công ty đã được cải thiện nhờ hợp tác với nhà đầu tư chiến lược mới là Taisho, khiến chúng tôi nâng tỷ lệ tăng trưởng năm cuối cùng trong mô hình định giá từ 0% lên 3%. Giá mục tiêu cũng được hỗ trợ bởi mức giảm 1,3 điểm phần trăm của chi phí vốn, do mức lãi suất phi rủi ro và phần bù rủi ro thấp hơn của chúng tôi.

    * Doanh số bán hàng 6 tháng đầu năm 2016 phục hồi từ mức cơ sở thấp, tăng 15,2% so với cùng kỳ 2015.

    * Thuế suất thực tế giảm giúp bù đắp chi phí bán hàng cao, hỗ trợ LNST tăng 17% trong 6 tháng đầu năm 2016.

    * Chúng tôi dự báo LNST 2017 tăng trưởng 10% nhờ vào tăng trưởng doanh thu 12,5%.

    * Hợp tác với Taisho sẽ giúp kích thích tăng trưởng của DHG qua việc công ty sản xuất và phân phối sản phẩm của Taisho.

    * DHG cùng với các công ty dược trong nước đã bước vào vùng định giá cao.

    * Sẽ không dễ để DHG tiếp bước DMC (CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco) trong việc bỏ các ngành nghề kinh doanh bị hạn chế để nâng trần sở hữu nước ngoài (FOL).
    hihihehehaha thích bài này.
  9. hihihehehaha

    hihihehehaha Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/05/2010
    Đã được thích:
    2.243
    P/E bình quân của ngành dược Việt Nam hiện nay chỉ đang ở mức 15 lần so với mức 30 lần của khu vực.
  10. hihihehehaha

    hihihehehaha Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/05/2010
    Đã được thích:
    2.243
    Chỉnh 10 giá từ đỉnh rồi
    Khó về tới 100 lắm :D

Chia sẻ trang này