HAG-đã đến lúc người dân được mua đường và thị bò úc giá rẻ!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi buikiencuong, 12/03/2015.

4735 người đang online, trong đó có 525 thành viên. 10:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 12416 lượt đọc và 132 bài trả lời
  1. buikiencuong

    buikiencuong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/11/2011
    Đã được thích:
    2.546
    Chúng ta đã phải mua đường với giá rất cao mà chính người nông dân trông mía thì lại nghèo, lỗi do ai???

    Việc "Phản pháo" Thứ trưởng, Hiệp hội Mía đường bảo vệ cho ai?

    (GDVN) - Câu hỏi trên được ông Đoàn Nguyên Đức đặt ra trước việc Hiệp hội Mía đường (VSSA) phản hồi lại ý kiến của Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú.

    Bầu Đức bán đường 4.000 đồng/kg, trong nước bán 16.000 đồng/kgXuất ngoại "nông nghiệp công nghệ cao", bầu Đức bỏ túi nghìn tỷBầu Đức: “Đường của HAGL không phải vô tận”TT Bộ Công thương: “Không hiệp hội nào như Hiệp hội Mía đường"
    VSSA “phản pháo” ý kiến Bộ Công thương

    Ngay sau khi bài viết với nhan đề “Khẩn trương đổi mới ngành mía đường Việt Nam” của Thứ trưởng Bộ Công Thương được đăng trên website chính thức của Bộ Công thương (ngày 27/2/2015), Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đã có phản hồi với những quan điểm ngược lại.

    Trong bài viết đăng tải trên website của Bộ Công thương, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú nhấn mạnh nhiều năm qua người dân Việt Nam liên tục phải tiêu thụ đường ăn với giá cao gấp rưỡi, thậm chí có thời điểm gấp đôi so với thế giới.

    Nghịch lý này, theo Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú là do những năm qua, Hiệp hội Mía đường và các doanh nghiệp mía đường không quan tâm đúng mức đến công tác nghiên cứu để đổi mới và phát triển ngành.

    [​IMG]
    Trước ý kiến đánh giá của Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đã có ý kiến phản hồi ngược lại (ảnh chụp màn hình).
    Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cũng cho rằng, nhà máy đường của Hoàng Anh Gia Lai đầu tư tại Lào thành công cũng có nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam thành công và ngược lại nếu thất bại thì doanh nghiệp Việt Nam thất bại, ngân hàng Việt Nam mất tiền, người lao động Việt Nam mất việc và gánh nặng thuộc về nền kinh tế Việt Nam. Do vậy, việc nhập khẩu đường của Hoàng Anh Gia Lai thực chất cũng chỉ là đường do Việt Nam sản xuất.

    "Ngành mía đường và doanh nghiệp Việt Nam thay vì trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước trước hết nên tập cạnh tranh với Hoàng Anh Gia Lai tạo áp lực tái cơ cấu, mua bán, sát nhập nhằm mở rộng quy mô đầu tư, tăng cường hiệu quả", Thứ trưởng viết.

    Trước ý kiến của Thứ trưởng Tú, Hiệp hội Mía đường cho rằng quan điểm của Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú chỉ là những lập luận rút ra từ “thông tin một chiều, chưa được kiểm chứng tính chính xác”.

    Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, một số nhà máy đường trong nước hiện có công suất lớn, công nghệ và thiết bị còn hiện đại hơn nhiều nhà máy đường của các nước trên thế giới kể cả nhà máy đường của Hoàng Anh Gia Lai xây dựng tại Lào.

    Do vậy nói đến chuyện các doanh nghiệp mía đường trong nước phải học tập và cạnh tranh với Hoàng Anh Gia Lai khi phát triển thành công mía đường tại Lào, Hiệp hội cho rằng, so sánh như vậy là thiếu cơ sở do điều kiện cơ bản của 2 đối thủ cạnh tranh hoàn toàn khác nhau.

    Đồng thời VSSA cũng cho rằng, không thể coi đường Hoàng Anh Gia Lai sản xuất tại Lào giống như đường sản xuất trong nước…

    Hiệp hội Mía đường đang bảo vệ ai?

    Trước ý kiến phản hồi của Hiệp hội Mía đường, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam chiều ngày 9/3, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ông Đoàn Nguyên Đức (người thường được biết đến với tên gọi Bầu Đức – phóng viên) đặt lại vấn đề khi đưa ra câu hỏi Hiệp hội Mía đường lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của ai?.

    Ông Đoàn Nguyên Đức thẳng thắn cho rằng, tiếng là Hiệp hội Mía đường như thực chất đừng đầu Hiệp hội này đều là chủ các doanh nghiệp sản xuất mía đường, đang cạnh tranh để bán đường ra thị trường.

    [​IMG]
    Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức thẳng thắn cho rằng: Hiệp hội Mía đường đang đòi quyền lợi cho số ít doanh nghiệp thuộc hiệp hội chứ không phải vì nông dân trồng mía.
    “Từ đó đặt ra vấn đề Hiệp hội mía đường đang lên tiếng để bảo vệ cho ai? Rõ ràng lãnh đạo Hiệp hội mía đường đang lên tiếng để bảo vệ quyền lợi cho chính họ, chính doanh nghiệp của họ chứ không phải cho nông dân trồng mía. Xã hội đang lầm tưởng chuyện họ đòi hỏi quyền lợi cho nông dân nhưng thực chất là quyền lợi cho họ”, Bầu Đức thẳng thắn.

    So sánh các ngành khác trong nông nghiệp hiện nay, theo Bầu Đức hiện chỉ có mía đường đang ít nhiều có sự bảo hộ của nhà nước. “Trong khi cà phê, tiêu, điều, lúa gạo… không bảo hộ nhưng đều phát triển tốt. Chỉ có duy nhất ngành mía đường đang được nhà nước bảo hộ thì lại liên tục kêu ca”, Bầu Đức nói.

    “Hiệp hội mía đường là những ông chủ các doanh nghiệp mía đường hợp lại với nhau để bảo vệ quyền lợi sống còn của họ, họ bảo vệ quyền lợi một nhóm người chứ không phải bảo vệ ngành mía đường và nông dân trồng mía, họ lấy nông dân trồng mía làm truyền thông thôi”, ông Đoàn Nguyên Đức thẳng thắn.

    Người đứng đầu Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cũng cho rằng, trong khi Hiệp hội Mía đường ra sức bảo vệ quyền lợi của mình thì người dân đang phải sử dụng đường với giá cả cao hơn rất nhiều so với giá đường nhiều nước, nông dân trồng mía thì liên tục gặp cảnh được mùa mất giá.

    “Đã đến lúc phải xóa bỏ bảo hộ để mía đường tự cạnh tranh tự phát triển từ đó mới phát triển bền vững. Cứ sống bao cấp làm sao cạnh tranh được, trên thế giới này chả có ngành nào bao cấp mà sống được lâu dài. Phải cơ chế thị trường, phải cạnh bình đẳng mới nâng cao chất lượng, giảm giá thành”, Bầu Đức nêu giải pháp.

    Vì sao khi Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai xin nhập khẩu đường từ Lào về tinh luyện tại Việt Nam đã gây nên những tranh luận lớn? Có một số ý kiến ủng hộ việc tiếp tục bảo hộ Ngành mía đường Việt Nam, cũng có nhiều ý kiến trong đó đa phần là của các học giả, các chuyên gia kinh tế cho rằng đây là tín hiệu để thúc đẩy ngành mía đường trong nước cần khẩn trương đổi mới.

    Trước tranh luận này, theo Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai dù mía đường đang được bảo hộ nhưng Hiệp hội Mía đường liên tục có ý kiến. “Hiện chỉ có Hoàng Anh Gia Lai thôi mà họ đã phản ứng như vậy, nếu phải cạnh tranh đến hệ thống các doanh nghiệp mía đường tại các nước ví dụ như Thái Lan sau khi hội nhập thì sẽ ra sao”, Bầu Đức nêu vấn đề.

    Đây là thời kỳ cần mở cửa không thể sống bằng bảo hộ: “Giờ phải tự lực mà sống chứ ngồi đây tranh cãi. Việc Bộ Công Thương cho phép nhập đường của Hoàng Anh Gia Lai về tinh luyện xuất khẩu đi Trung Quốc là vấn đề hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam và Lào, không liên quan Hoàng Anh Gia Lai”, Bầu Đức khẳng định.

    [​IMG]
    Theo Bầu Đức nếu đường của Hoàng Anh Gia Lai được tiêu thụ trong nước giá chắc chắn sẽ rẻ hơn giá đường hiện nay
    Cách tốt nhất lúc này để nông dân trồng mía thoát cảnh khó khăn, theo Bầu Đức là nên đóng cửa nhà máy đường hiện nay lại. Từ đó mở ra việc các doanh nghiệp mía đường hoạt động tốt họ tiến hành hợp tác để tái cấu trúc và đầu tư lại. Còn những doanh nghiệp mía đường hiện nay cực kỳ yếu kém, trong đó đặc biệt doanh nghiệp Hiệp hội mía đường.

    Trong khi đó liên quan đến việc Hiệp hội Mía đường cho rằng, công nghệ dây chuyền của doanh nghiệp mía đường trong nước hiện đại hơn Hoàng Anh Gia Lai, ông Đoàn Nguyên Đức cho rằng: “Làm sao họ biết nhà máy đường của tôi như thế nào để nói như vậy, trong khi công nghệ nhà máy đường trong nước lạc hậu”.

    Còn về giá cả, ông Đoàn Nguyên Đức khẳng định: “Đương nhiên nếu đường Hoàng Anh Gia Lai được bán trong nước giá sẽ thấp hơn giá đường hiện nay vì bán giá cao ai mua. Nguyên tắc thị trường để cạnh tranh phải có chất lượng cao, giá thành thấp. Hiệp hội mía đường lo ngại đường Hoàng Anh Gia Lai vào thị trường Việt Nam với chất lượng tốt hơn giá thành rẻ hơn nên họ sợ”.

    [/QUOTE]
    TylerLuongmamdaunanh thích bài này.
  2. hoguom2010

    hoguom2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2013
    Đã được thích:
    4.720
    [/QUOTE]
    Đã bán HAG
    ruby2608buikiencuong thích bài này.
  3. meotolensanbatga

    meotolensanbatga Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    12/03/2015
    Đã được thích:
    54
    bán đi cho nhẹ tàu . chạy nó mới nhanh
  4. hoguom2010

    hoguom2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2013
    Đã được thích:
    4.720
    Bác sạch rồi
  5. Nhincaigithim2

    Nhincaigithim2 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    02/02/2015
    Đã được thích:
    116
    Cũng bán lúc 22.5 rồi mà tàu chưa nhẹ và giảm thêm là sao . ? :))
  6. qd1972

    qd1972 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    27/01/2015
    Đã được thích:
    190
    [/QUOTE]

    về 2x nhanh lắm, chủ thớt kẹt hàng ah.
  7. buikiencuong

    buikiencuong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/11/2011
    Đã được thích:
    2.546
    Đã bán HAG[/QUOTE]
    Đã bán mà còn vào đây ah???
  8. buikiencuong

    buikiencuong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/11/2011
    Đã được thích:
    2.546
    về 2x nhanh lắm, chủ thớt kẹt hàng ah.[/QUOTE]
    Đã bán HAG[/QUOTE]

    về 2x nhanh lắm, chủ thớt kẹt hàng ah.[/QUOTE]
    Hi vọng là thế :)

    Hãy coi nhập đường từ Lào như một phép thử
    12/03/2015 05:24
    [​IMG]
    Tin tức
    1
    Fanpage Thanh Niên
    Tôi Viết

    Phản ứng của Hiệp hội Mía đường VN trước việc nhập khẩu 50.000 tấn đường của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai từ Lào theo cam kết giữa 2 chính phủ và bài viết mổ xẻ toàn diện ngành đường của Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú đã chính thức khơi nguồn tranh luận mở cửa cạnh tranh hay tiếp tục bảo hộ ngành này.
    [​IMG]Không nên tiếp tục bắt người tiêu dùng phải mua đường giá cao - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
    Theo lãnh đạo Hiệp hội Mía đường VN, ngành đường không xin Chính phủ tăng cường các chính sách bảo hộ mà chỉ yêu cầu các cơ quan chức năng của VN thực hiện đúng lộ trình các hiệp định thương mại đã ký kết. Xung quanh vấn đề này, Báo Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN.

    * Nếu tháo dần chính sách bảo hộ bằng cách cho nhập đường ngay từ bây giờ thì rất có thể ngành mía đường trong nước sẽ gặp nguy. Nhưng nếu ta cứ duy trì thì người tiêu dùng, doanh nghiệp có sử dụng nguyên liệu đường và cả nền kinh tế tiếp tục phải mua đường giá đắt trong khi cũng chỉ khoảng 3 năm nữa chúng ta phải mở cửa hoàn toàn theo cam kết với Cộng đồng kinh tế ASEAN. Vậy theo quan điểm của ông, nên tiếp tục bảo hộ để ngành đường có thêm thời gian củng cố năng lực hay mở cửa để tạo sức ép đổi mới chính ngành này?

    - Tôi cho rằng không chỉ riêng ngành đường mà tất cả các ngành đều nên mở cửa càng nhanh càng tốt. Duy trì bảo hộ chỉ khiến cho họ thêm trì trệ và không bao giờ phát triển được. Mà thực tế ngành này được bảo hộ quá lâu rồi nhưng có làm được gì đâu. Nên đến khi có "phép thử" nhập đường của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) là họ bộc lộ hết mọi điểm yếu. Vậy kéo dài thêm 1, 2 hay 3 năm nữa cũng chẳng để làm gì. Tôi cho rằng cứ để cạnh tranh sòng phẳng, cứ tháo dần bảo hộ, cho nhập đường để tạo sức ép. Như vậy họ sẽ chỉ có 2 con đường, hoặc thay đổi, hoặc "chết". Nếu "chết" sẽ có người khác làm.

    * Theo cam kết thì đến năm 2018, VN phải thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), nghĩa là khi đó đường ngoại mới được nhập vào nội địa với thuế suất 0%. Vậy việc nhập khẩu 50.000 tấn đường của HAGL với thuế suất bằng 0% theo cam kết giữa 2 Chính phủ VN - Lào có gì mâu thuẫn với cam kết ATIGA không thưa ông? Liệu chúng ta có phải đợi thêm 3 năm nữa như yêu cầu của hiệp hội đường không?

    - Đến lúc này chúng ta đã ký rất nhiều các hiệp định đa phương, song phương và mục đích cao nhất của các hiệp định này là tự do hóa thương mại nên không có gì phải chờ đợi hết. Nếu chúng ta tiếp tục chờ, tôi chắc chắn ngành đường cũng sẽ chẳng có thêm tí năng lực cạnh tranh nào. Hơn nữa chúng ta đều thấy rõ, hậu quả của một ngành mía đường lạc hậu, trì trệ như hiện nay là do chính sách bảo hộ quá lâu. Nó không chỉ khiến cho người tiêu dùng trong nước phải mua đường đắt đỏ mà còn gây thiệt hại cho cả ngành công nghiệp mía đường của VN. Vì thế tôi ủng hộ cứ "thử" với HAGL đi, cứ cho nhập đường của họ đi. Họ cũng là người Việt, chẳng phải là "ông" nào có nguồn gốc ghê gớm gì. Điều kiện sản xuất ở Lào cũng như VN thôi. Vậy tại sao họ làm được mà mình không làm được?

    * Vậy theo ông, nếu chúng ta thực sự tâm huyết, thực sự muốn làm vẫn có thể xây dựng được ngành công nghiệp mía đường cạnh tranh chứ không khó khăn đến mức như bức tranh mà ngành đường tạo ra lâu nay?

    - Nếu mình thực sự muốn làm, tôi cho rằng sẽ làm được. Tất nhiên, DN yếu quá sẽ khó khăn. Cũng còn nhiều rào cản về chính sách, cơ chế cần Chính phủ tháo gỡ. Tuy nhiên, DN vẫn phải là trọng tâm, phải là chính. Quan trọng hơn, các DN ngành đường phải thay đổi tư duy. VN đã hội nhập lâu rồi. Họ phải chấp nhận cạnh tranh để vươn lên. Trong thế giới hội nhập hiện nay, cạnh tranh là tất yếu, là con đường không thể nào tránh được. Vậy thì hãy chấp nhận điều đó để xây dựng nội lực cho mình chứ đừng bám vào chiếc "phao bảo hộ". Còn cứ lúc nào cũng kêu gào "Tôi yếu lắm, Chính phủ phải hỗ trợ" thì không bao giờ làm được.

    Chủ động bỏ bảo hộ càng sớm càng tốt

    Theo lộ trình mà VN cam kết thì đến năm 2018 tháo dỡ toàn bộ bảo hộ đường, nhưng tôi cho rằng bỏ càng sớm càng tốt cho ngành mía đường, cho nền kinh tế. Bởi chỉ có bỏ bảo hộ mới buộc doanh nghiệp (DN) nâng cao năng lực sản xuất, giảm giá thành để cạnh tranh và người dân được hưởng lợi. Trong cam kết là đến năm 2018 mới bỏ bảo hộ, nhưng chúng ta có thể chủ động bỏ sớm cũng không gây ra vấn đề gì.

    TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế

    Cứ dựa vào bảo hộ, sẽ bị đẩy ra ngoài

    Chỉ còn 9 tháng nữa thôi, vào cuối năm 2015, Cộng đồng kinh tế chung ASEAN sẽ chính thức được hình thành. Lúc đó, cả ASEAN là một thị trường đơn nhất, không biên giới và thừa nhận sản xuất của nhau. Nhiều DN VN đã chuẩn bị cho quá trình hội nhập rất sâu này rồi thì không cớ gì để ngành mía đường trông chờ và nhờ cậy vào bảo hộ. Nếu DN cứ dựa vào bảo hộ không sớm thì muộn cũng sẽ bị đẩy ra ngoài trong tiến trình hội nhập. Đường nhập khẩu từ Lào về thực ra cũng là đường của DN VN, có lợi cho người dân, cho nền kinh tế. Tôi cũng băn khoăn vì sao DN ở Lào làm được đường giá rẻ còn DN VN lại không? Đáng lý ra các DN Việt phải nghiên cứu chuyện này để điều chỉnh kinh doanh thay vì đòi bảo hộ.

    TS Phạm Văn Chắt, chuyên gia thương mại

    Chúng ta đã từng dỡ bảo hộ sớm hơn cam kết

    Khi tham gia WTO, một số mặt hàng được VN bảo hộ, trong đó có đường với mục đích bảo vệ nông dân. Nhưng từ đó đến nay lợi ích của nông dân trồng mía là hoàn toàn không có, họ vẫn bấp bênh và chính bản thân ngành mía đường cũng không thể cạnh tranh. Trong khi đó, ngành chế biến thực phẩm có triển vọng sáng sủa hơn nếu giá đường trong nước thấp, còn giá đường cao như bấy lâu nay thì ngành này chẳng có lợi gì. Vậy nên không có lý do nào để kéo dài bảo hộ, và hãy để DN cạnh tranh. Chúng ta cũng không nên ngần ngại gỡ bỏ bảo hộ sớm hơn cam kết, bởi thực tế VN đã từng làm việc này rồi, như cho nhập khẩu thịt lúc lạm phát cao.

    Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

    N.T.Tâm (ghi)



    Nguyên Khanh (thực hiện
  9. hoguom2010

    hoguom2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2013
    Đã được thích:
    4.720
    Đã bán HAG[/QUOTE]



    về 2x nhanh lắm, chủ thớt kẹt hàng ah.[/QUOTE]
    Hi vọng là thế :)

    Hãy coi nhập đường từ Lào như một phép thử
    12/03/2015 05:24
    [​IMG]
    Tin tức
    1
    Fanpage Thanh Niên
    Tôi Viết

    Phản ứng của Hiệp hội Mía đường VN trước việc nhập khẩu 50.000 tấn đường của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai từ Lào theo cam kết giữa 2 chính phủ và bài viết mổ xẻ toàn diện ngành đường của Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú đã chính thức khơi nguồn tranh luận mở cửa cạnh tranh hay tiếp tục bảo hộ ngành này.
    [​IMG]Không nên tiếp tục bắt người tiêu dùng phải mua đường giá cao - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
    Theo lãnh đạo Hiệp hội Mía đường VN, ngành đường không xin Chính phủ tăng cường các chính sách bảo hộ mà chỉ yêu cầu các cơ quan chức năng của VN thực hiện đúng lộ trình các hiệp định thương mại đã ký kết. Xung quanh vấn đề này, Báo Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN.

    * Nếu tháo dần chính sách bảo hộ bằng cách cho nhập đường ngay từ bây giờ thì rất có thể ngành mía đường trong nước sẽ gặp nguy. Nhưng nếu ta cứ duy trì thì người tiêu dùng, doanh nghiệp có sử dụng nguyên liệu đường và cả nền kinh tế tiếp tục phải mua đường giá đắt trong khi cũng chỉ khoảng 3 năm nữa chúng ta phải mở cửa hoàn toàn theo cam kết với Cộng đồng kinh tế ASEAN. Vậy theo quan điểm của ông, nên tiếp tục bảo hộ để ngành đường có thêm thời gian củng cố năng lực hay mở cửa để tạo sức ép đổi mới chính ngành này?

    - Tôi cho rằng không chỉ riêng ngành đường mà tất cả các ngành đều nên mở cửa càng nhanh càng tốt. Duy trì bảo hộ chỉ khiến cho họ thêm trì trệ và không bao giờ phát triển được. Mà thực tế ngành này được bảo hộ quá lâu rồi nhưng có làm được gì đâu. Nên đến khi có "phép thử" nhập đường của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) là họ bộc lộ hết mọi điểm yếu. Vậy kéo dài thêm 1, 2 hay 3 năm nữa cũng chẳng để làm gì. Tôi cho rằng cứ để cạnh tranh sòng phẳng, cứ tháo dần bảo hộ, cho nhập đường để tạo sức ép. Như vậy họ sẽ chỉ có 2 con đường, hoặc thay đổi, hoặc "chết". Nếu "chết" sẽ có người khác làm.

    * Theo cam kết thì đến năm 2018, VN phải thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), nghĩa là khi đó đường ngoại mới được nhập vào nội địa với thuế suất 0%. Vậy việc nhập khẩu 50.000 tấn đường của HAGL với thuế suất bằng 0% theo cam kết giữa 2 Chính phủ VN - Lào có gì mâu thuẫn với cam kết ATIGA không thưa ông? Liệu chúng ta có phải đợi thêm 3 năm nữa như yêu cầu của hiệp hội đường không?

    - Đến lúc này chúng ta đã ký rất nhiều các hiệp định đa phương, song phương và mục đích cao nhất của các hiệp định này là tự do hóa thương mại nên không có gì phải chờ đợi hết. Nếu chúng ta tiếp tục chờ, tôi chắc chắn ngành đường cũng sẽ chẳng có thêm tí năng lực cạnh tranh nào. Hơn nữa chúng ta đều thấy rõ, hậu quả của một ngành mía đường lạc hậu, trì trệ như hiện nay là do chính sách bảo hộ quá lâu. Nó không chỉ khiến cho người tiêu dùng trong nước phải mua đường đắt đỏ mà còn gây thiệt hại cho cả ngành công nghiệp mía đường của VN. Vì thế tôi ủng hộ cứ "thử" với HAGL đi, cứ cho nhập đường của họ đi. Họ cũng là người Việt, chẳng phải là "ông" nào có nguồn gốc ghê gớm gì. Điều kiện sản xuất ở Lào cũng như VN thôi. Vậy tại sao họ làm được mà mình không làm được?

    * Vậy theo ông, nếu chúng ta thực sự tâm huyết, thực sự muốn làm vẫn có thể xây dựng được ngành công nghiệp mía đường cạnh tranh chứ không khó khăn đến mức như bức tranh mà ngành đường tạo ra lâu nay?

    - Nếu mình thực sự muốn làm, tôi cho rằng sẽ làm được. Tất nhiên, DN yếu quá sẽ khó khăn. Cũng còn nhiều rào cản về chính sách, cơ chế cần Chính phủ tháo gỡ. Tuy nhiên, DN vẫn phải là trọng tâm, phải là chính. Quan trọng hơn, các DN ngành đường phải thay đổi tư duy. VN đã hội nhập lâu rồi. Họ phải chấp nhận cạnh tranh để vươn lên. Trong thế giới hội nhập hiện nay, cạnh tranh là tất yếu, là con đường không thể nào tránh được. Vậy thì hãy chấp nhận điều đó để xây dựng nội lực cho mình chứ đừng bám vào chiếc "phao bảo hộ". Còn cứ lúc nào cũng kêu gào "Tôi yếu lắm, Chính phủ phải hỗ trợ" thì không bao giờ làm được.

    Chủ động bỏ bảo hộ càng sớm càng tốt

    Theo lộ trình mà VN cam kết thì đến năm 2018 tháo dỡ toàn bộ bảo hộ đường, nhưng tôi cho rằng bỏ càng sớm càng tốt cho ngành mía đường, cho nền kinh tế. Bởi chỉ có bỏ bảo hộ mới buộc doanh nghiệp (DN) nâng cao năng lực sản xuất, giảm giá thành để cạnh tranh và người dân được hưởng lợi. Trong cam kết là đến năm 2018 mới bỏ bảo hộ, nhưng chúng ta có thể chủ động bỏ sớm cũng không gây ra vấn đề gì.

    TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế

    Cứ dựa vào bảo hộ, sẽ bị đẩy ra ngoài

    Chỉ còn 9 tháng nữa thôi, vào cuối năm 2015, Cộng đồng kinh tế chung ASEAN sẽ chính thức được hình thành. Lúc đó, cả ASEAN là một thị trường đơn nhất, không biên giới và thừa nhận sản xuất của nhau. Nhiều DN VN đã chuẩn bị cho quá trình hội nhập rất sâu này rồi thì không cớ gì để ngành mía đường trông chờ và nhờ cậy vào bảo hộ. Nếu DN cứ dựa vào bảo hộ không sớm thì muộn cũng sẽ bị đẩy ra ngoài trong tiến trình hội nhập. Đường nhập khẩu từ Lào về thực ra cũng là đường của DN VN, có lợi cho người dân, cho nền kinh tế. Tôi cũng băn khoăn vì sao DN ở Lào làm được đường giá rẻ còn DN VN lại không? Đáng lý ra các DN Việt phải nghiên cứu chuyện này để điều chỉnh kinh doanh thay vì đòi bảo hộ.

    TS Phạm Văn Chắt, chuyên gia thương mại

    Chúng ta đã từng dỡ bảo hộ sớm hơn cam kết

    Khi tham gia WTO, một số mặt hàng được VN bảo hộ, trong đó có đường với mục đích bảo vệ nông dân. Nhưng từ đó đến nay lợi ích của nông dân trồng mía là hoàn toàn không có, họ vẫn bấp bênh và chính bản thân ngành mía đường cũng không thể cạnh tranh. Trong khi đó, ngành chế biến thực phẩm có triển vọng sáng sủa hơn nếu giá đường trong nước thấp, còn giá đường cao như bấy lâu nay thì ngành này chẳng có lợi gì. Vậy nên không có lý do nào để kéo dài bảo hộ, và hãy để DN cạnh tranh. Chúng ta cũng không nên ngần ngại gỡ bỏ bảo hộ sớm hơn cam kết, bởi thực tế VN đã từng làm việc này rồi, như cho nhập khẩu thịt lúc lạm phát cao.

    Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

    N.T.Tâm (ghi)



    Nguyên Khanh (thực hiện[/QUOTE]
    Mấy bác sợ em có nhiều hàng, ko dám mua, thôi thì em bán trả hàng cho các bác, các bác đánh lên được thì đánh
    JB84 thích bài này.
  10. buikiencuong

    buikiencuong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/11/2011
    Đã được thích:
    2.546
    Đã bán HAG[/QUOTE]

    về 2x nhanh lắm, chủ thớt kẹt hàng ah.[/QUOTE]

    Chúng ta Phải nhập khẩu đường để thay đổi tư duy doanh nghiệp Việt
    Đăng Bởi Đề xuất tịch thu xe: Ủng hộ 'liệu pháp sốc'

    >> “Thử lửa” Bắc Kinh, Nhật hỗ trợ tối đa Việt Nam và Philippines

    >> “DN mía đường nên ăn ít thôi, phải phần cho người dân nữa”

    Liên quan đến việc bảo hộ hay không bảo hộ ngành mía đường, Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp - GS.TS Võ Tòng Xuân về vấn đề này.

    Hiện nay đang có nhiều tranh luận xoay quanh việc có nên bỏ cơ chế bảo hộ mía đường trong nước hay không? Theo lập luận của Hiệp hội mía đường thì không nên và không thể. Vậy quan điểm của GS về vấn đề này như thế nào?

    Nếu chúng ta không bỏ bảo hộ thì trong vòng 4 năm nữa chúng ta cũng phải bỏ. Vì thế bây giờ chúng ta phải tập bỏ dần dần bảo hộ để chúng ta có thể thích nghi với việc cạnh tranh với đường nước ngoài trong môi trường không có bảo hộ trong tương lai. Trước mắt, chúng ta phải hạ được giá thành sản xuất cây mía của mình và nâng cao hiệu quả của các nhà máy đường để có được hiệu suất cao nhất.

    Ở nước ta, chi phí sản xuất 1 tấn mía lên đến 45-55 USD trong khi ở Thái Lan chỉ 30 USD, của Hoàng Anh Gia Lai tại Lào chỉ từ 25-30USD. Chi phí sản xuất cao môt phần vì nông dân chưa nắm được kĩ thuật tiên tiến, năng suất trung bình cả nước chỉ đạt hơn 60 tấn/ha, trữ đường cũng dưới 10.

    Tất nhiên ở một số vùng nguyên liệu, nông dân trồng mía vẫn đạt năng suất trên 100 tấn/ha nhưng số này quá ít ỏi, chưa phổ biến. Các nhà máy đường cũng chưa thể giúp cho nông dân nâng cao năng suất cây mía.

    Vì vậy chúng ta nên bỏ bảo hộ, tất nhiên là bỏ từ từ. Các nhà máy đường cũng cần phải sống, nên chúng ta cũng cần phải có lộ trình. Bên cạnh đó chúng ta cần phải tái cấu trúc lại ngành mía đường, tập trung đầu tư cho khoa học kĩ thuật về giống, cách chăm bón một cách bài bản.

    Không thể nào cứ nói chung chung, khuyến cáo chung chung dẫn đến người nông dân làm không đúng, vẫn tốn nhiều phân, nhiều thuốc nhưng trữ đường vẫn thấp.

    [​IMG]
    GS.TS Võ Tòng Xuân
    Hiệp hội mía đường lại cho rằng, bảo hộ ngành mía đường chính là bảo hộ người nông dân trồng mía, phải đứng trên góc độ, lợi ích của người nông dân. Ông nghĩ sao về điều này?

    Trong mấy chục năm nay thì điều đó là đúng. Vì bảo hộ chủ yếu là bảo hộ giá, để cho nông dân của mình có thể sống được. Nếu không bảo hộ thì ta phải có sức cạnh tranh nhưng những năm vừa qua năng lực cạnh tranh của ta chưa đủ.

    Tuy là được bảo hộ nhưng thực tế nông dân trồng mía vẫn không có lãi. Nông dân được bán mía với giá cao nhưng chi phí đầu vào cũng khá cao, cao hơn nhiều nước khác. Tôi thấy trồng mía còn không hiệu quả bằng trồng khoai mì (sắn).

    Sâu xa hơn thì có thể phân tích thành 3 khía cạnh. Thứ nhất là phải có kĩ thuật nông nghiệp cao để nông dân có thể hạ giá thành. Bộ Nông nghiệp cũng chưa có nghiên cứu cơ bản trên từng loại đất, từng điều kiện khí hậu sẽ phù hợp với giống mía nào, cách thức bón phân ra sao… Cái đó người nông dân còn chưa được biết.

    Nhà máy đường chưa hỗ trợ gì về kĩ thuật cho nông dân, dường như chỉ có hỗ trợ, ứng trước tài chính để mua sắm nguyên liệu, phân bón.

    Thứ hai nữa là nông dân trồng mía manh mún, không có kĩ thuật, hiểu biết về thị trường dẫn đến chi phí sản xuất mía cao.

    Thứ ba là chính sách cho cây mía còn nhiều bất cập, mới chỉ mới có chính sách bảo hộ chứ những chính sách liên quan chưa có nhiều đột phá. Ta chưa quy hoạch được vùng trồng mía nên nông dân muốn trồng gì thì trồng.

    Hiện nay chúng ta cũng chưa tập hợp được người dân lại để thành lập các hội trồng mía, thành cánh đồng lớn để cơ giới hóa sản xuất…

    Vậy theo ông, việc xóa bỏ bảo hộ ngành mía đường và cho phép nhập khẩu đường sẽ thu lại những lợi ích gì?

    Vấn đề này đã có nhiều chuyên gia lên tiếng phân tích nên tôi cũng không nói lại nữa, chỉ bổ sung thêm một vài điểm. Khi chúng ta cho phép nhập khẩu đường sẽ đặt các doanh nghiệp mía đường trước áp lực cạnh tranh khi giá đường xuống thấp.

    Điều đó buộc các doanh nghiệp phải vận động, đầu tư khoa học kĩ thuật, đầu tư nghiên cứu giống cây mới, buộc phải quan tâm người dân trồng mía hơn nữa để phát triển vùng nguyên liệu.

    Nếu cứ bảo hộ mãi thì doanh nghiệp sẽ không thực hiện việc đầu tư cần thiết để nâng cao chất lượng, năng suất cây mía và đời sống người dân tiếp tục khó khăn như trước.

    Rất nhiều nông dân chặt cây mía trồng cây khác là bài học nhãn tiền. Chắc chắn rằng, cho nhập đường thì tư duy về cây mía của doanh nghiệp cũng sẽ khác trước đây.

    Xin cảm ơn ông!
    Trí Lâm (thực hiện)

Chia sẻ trang này