HAH nonstop to 100

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi master_share, 28/07/2021.

5839 người đang online, trong đó có 895 thành viên. 12:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 11801 lượt đọc và 68 bài trả lời
  1. master_share

    master_share Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/08/2020
    Đã được thích:
    2.813
    Cảng biển - Vận tải biển - Logistic nằm trong chuỗi giá trị sản xuất của nền kinh tế, 10 năm nay hút FDI càng ngày càng lớn và chất luợng hơn, DN trong nước cũng mạnh dần theo kinh tế nhu cầu xuất nhập khẩu vận chuyển hàng hóa ngày càng cao.
    Đường bộ, hàng không, đuờng sắt, đường thủy tính toán thì đường thủy vẫn là đang rẻ nhất và chuyển hàng số lượng lớn/ chuyến cho dù chi phí đang ở 14-16tr đồng/ cont 40'' vận chuyển Bắc Nam chưa đắt ( Các DN vận tải biển lênh đênh với sóng 10 năm qua đã có nhiều DN chìm theo sóng khi giá cước quá thấp không đủ chi phí từ 2012-2016, nên hiện giờ với giá cước như này DN mới sống lại và có thặng dư để đầu tư phát triển hđkd, trong khi cùng với thời gian 10 năm đó các mặt hàng DN sản xuất giá tăng liên tục như vậy hiện tại các DN cần phải chi cho vận tải, logistic một phần lợi nhuận để giúp họ vận chuyển hàng hóa tốt nhất, hay nói cách khác họ lời bớt đi 1 -2 đồng cho dịch vụ là đương nhiên có khi chuyển cho người mua cuối chuỗi).
    Trở lại sóng ngành bền đến như nào, nhìn kinh tế VN trong những năm qua tốc độ phát triển GDP 6-7%/ năm, xuất nhập khẩu hàng hóa 8T năm 2021 gần 430 tỷ usd tăng 27.5% yoy 2020 cho thấy ngày càng xuất khẩu/ nhập khẩu lớn qua đó nhiều đánh giá lượng hàng hóa, nguyên liệu cập cảng VN sẽ tăng CARG 15-18%/ năm trong vòng 10 năm tới, như vậy với đội tàu vận tải, cảng biển tại VN đặc biệt các cảng quốc tế cần phải mở rộng nhiều hơn nữa để đón tàu lớn, thúc đẩy ngành này là 1 mũi nhọn dịch vụ, VN đóng hàng đi thẳng Châu Âu, Mỹ và các nước Châu Á tuyến tầm trung như Hàn, Nhật, Ấn độ do vậy trong 2-3 năm trở lại đây bắt đầu có những cảng nước sâu hoạt động, và đang được đầu tư thêm nhiều cảng lớn khác, giảm quãng đường luân chuyển hàng trên cả nước để tới được cảng có tàu lớn đi Mỹ, Châu Âu.
    Nhìn sang TQ khi họ mạnh về sản xuất nhu cầu vận tải rất lớn, hiển nhiên họ đầu tư vào cảng, logistic, vận tải biển lớn phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu, chỉ cần nhìn vào hoạt động sôi động của cảng biển có thể đánh giá quốc gia phát triển như nào. Đối với HAH nhìn tầm 4-7 năm tới họ sẽ mở rộng hệ thống bến bãi, đội tàu, kho bãi hiện đại để đáp ứng nhu cầu của DN vậy nên sẽ cần nhiều vốn để đầu tư cho HĐKD lõi mỗi năm cần 1500-2500 tỷ cho hoạt động đầu tư trong 5 năm liên tục, bằng nhiều cách để thúc đẩy tăng trưởng tiếp tục dẫn đầu ngành và tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng như mua đứt 1 cảng tầm trung trong miền nam để đủ hệ sinh thái đầu vào đầu ra, mua tàu lớn hơn đóng hàng đi xa hơn nữa, hoặc chở được nhiều hàng tàu càng lớn hệ số an toàn biển càng cao, lợi nhuận càng nhiều, ít chi phí hơn...
    Mina_Mino thích bài này.
  2. Vifusu

    Vifusu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2019
    Đã được thích:
    4.120
    CTCP VẬN TẢI VÀ XẾP DỠ HẢI AN (HOSE: HAH)

    I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HAH là công ty kinh doanh chính ở các mảng vận tải tàu và cảng biển, ngoài ra doanh nghiệp còn đầu tư các lĩnh vực kho bãi, depot.

    II. KẾT QUẢ KINH DOANH Q2.2021 KQKD Q2.2021: Doanh thu thuần đạt 449,3 tỷ đồng (+71,5% yoy), LNST cổ đông công ty mẹ đạt 82,3 tỷ đồng (+129,5% yoy). Lợi nhuận gộp đạt 141,3 tỷ đồng (+134,4% yoy). Lũy kế 6T.2021, doanh thu đạt 808 tỷ đồng (+49% yoy), LNST cty mẹ đạt 149 tỷ đồng (+127% yoy). • Cảng biển: HAH sở hữu 100% cảng Hải An – Hải Phòng, công suất thiết kế lên đến 350.000 TEU (2020), cảng được vận hành ở công suất tối đa, năm 2020 sản lượng đạt 345,4 nghìn TEU, năm 2020 khoảng 75% lượng hàng bốc xếp tại cảng là hàng nội địa, cảng có thể đón tàu trong tải gần 26.000 DWT, ước tính 60% lượng hàng tại cảng là đến từ đội tàu Hải An. Doanh thu cảng biển quý 2 tăng 28% so với cùng kỳ, chiếm khoảng 15% doanh thu, ước tính sản lượng bốc dỡ tăng khoảng 20-23% so với cùng kỳ, trong khi giá bốc dỡ tăng nhẹ. • Vận tải: HAH sở hữu 50,5% Cty TNHH Vận tải Container Hải An – cty vận hành đội tàu gồm 8 tàu, tổng công suất là 10.892 TEU, tăng 55,7% so với cùng kỳ 30/6/2020, các tàu của HAH là những tàu có kích thước lớn, giúp tiết kiệm chi phí cũng như ít chịu ảnh hưởng bởi thời tiết. Theo như tìm hiểu, có 2 tàu đang cho đối tác nước ngoài thuê, 2 tàu chạy tuyến Hải PhòngHồng Kông và HCM-Singapore, 4 tàu chạy nội địa. Quý 2, doanh thu tăng 95% so với cùng kỳ, chiếm khoảng 75% tổng doanh thu, hiệu suất các tàu vận hành ở mức tối đa. • Dự báo cảng biển 2021: Doanh thu đạt 208,3 tỷ đồng (+20,7%), trong đó sản lượng tăng 15% và giá bốc dỡ tăng 5%. Sản lượng tăng chủ yếu đến từ lượng hàng mà đội Tàu Hải An hoạt động hiệu quả đóng góp cho cảng và depot. Giá xếp dỡ tăng nhẹ. Trong dài hạn, khi sửa đổi thông tư 54/2018/TT-BGTVT có hiệu lực, giá xếp dỡ container tại cảng Hải An sẽ đạt mức tăng tốt hơn.

    Dự báo vận tải tàu: Doanh thu đạt 1.521 tỷ đồng (+61% yoy), trong đó sản lượng tăng 40%, chủ yếu đóng góp bởi 2 tàu Haian East và Haian West. Về giá vận chuyển, dự báo mức giá trung bình tăng 15% trong năm 2021. Dự báo xu hướng giá cước thế giới sẽ tiếp tục tăng cho đến ít nhất nửa đầu 2022, chủ yếu đến từ sự phục hồi sau dịch bệnh của khu vực Âu-Mỹ, diễn biến dịch phức tạp tại khu vực Châu Á, thấy rằng đã có nhiều đơn đặt hàng cho dịp giáng sinh bắt đầu được đặt từ trước khi mùa vụ tháng 8, tháng 9. Việc dự báo giá cước là điều khó khăn do tác động bởi nhiều yếu tố, nhưng trong ngắn hạn giá cước sẽ tiếp tục duy trì mức cao.

    III. TIỀM NĂNG, TRIỂN VỌNG

    1. Ngành logistics Việt Nam đang trên đà tăng trưởng nhờ nhu cầu vận tải gia tăng.

    Với việc ký kết các Hiệp định Thương mại tự do gần đây như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) và Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP); sẽ giúp kết nối trong khu vực được cải thiện. Kết hợp với sự gia tăng dòng vốn đầu tư từ các công ty đa quốc gia chuyển đổi cơ sở sản xuất từ Trung Quốc và sự bùng nổ của thương mại điện tử, dự báo nhu cầu về logistics sẽ tăng trưởng tốt, qua đó hỗ trợ lợi nhuận trong tương lai của HAH.

    2. Lợi thế từ chuỗi dịch vụ đầy đủ

    HAH là doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải hàng container trên các tuyến đường thủy nội địa/ nội vùng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng vận hành cảng Hải An (tại sông Cấm, Hải Phòng) với công suất bốc dỡ 250.000 TEU/ năm và có khả năng đón tàu lên tới 20.000 DWT. Điều này giúp HAH trở thành một trong số ít doanh nghiệp vận tải nội thủy sở hữu cảng luân chuyển cho hoạt động kinh doanh. Do vậy, Hải An có lợi thế lớn nhờ khả năng gom hàng tập trung, tiết kiệm thời gian chờ hàng và quay vòng đội tàu. Trong dài hạn, đánh giá cao dư địa tăng trưởng trong nhu cầu vận tải nội địa với các động lực chính đến từ:

    - Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh và xu hướng container hóa nhanh chóng trong các năm gần đây.

    - Xu hướng tăng cường sử dụng các tuyến đường thủy nội địa trong vận tải hàng hóa tới cảng biển để giảm thiểu chi phí logistics.

    - Gia tăng vị thế của các cụm cảng nước sâu (Lạch Huyện và Cái Mép) như những trung tâm luân chuyển hàng hóa quan trọng thúc đẩy nhu cầu sử dụng dịch vụ của các đội tàu feeder trong việc thu gom, tập trung hàng hóa.

    3. Hưởng lợi từ xu thế giá cước vận tải

    Từ cuối năm 2020, hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam đối mặt với tình trạng khan hiếm container gay gắt do chịu tác động từ các yếu tố:

    - Sự chênh lệch trong hoạt động kiểm soát dịch bệnh và phục hồi sản xuất giữa 2 bờ Thái Bình Dương dẫn tới hiện tượng lệch cán cân thương mại (Trung Quốc và Việt Nam cùng ghi nhận mức xuất siêu lớn) và ảnh hưởng tới quá trình luân chuyển container 2 chiều.

    - Tình hình dịch bệnh phức tạp tại Mỹ, EU và các biện pháp giãn cách xã hội làm giảm tốc độ xử lý, luân chuyển container trong nội địa các quốc gia trên.

    - Các hãng tàu ưu tiên dồn vỏ container cho hoạt động xuất khẩu tại Trung Quốc để hưởng lợi từ quy mô và giá cước cao hơn. Hiện tượng khan hiếm container đã khiến tạo nên xu hướng tăng mạnh trong giá cước vận tải container. Các doanh nghiệp sở hữu container và đội tàu chuyên chở container nội địa / nội vùng như HAH là đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ xu hướng trên khi chi phí vận hành đội tàu về cơ bản không chịu áp lực gia tăng cùng với giá cước vận tải. Với việc cước vận tải container dự báo sẽ vẫn ở mức cao trong ít nhất nửa cuối năm, cho rằng HAH có thể duy trì biên lợi nhuận tích cực trong thời gian tới và là động lực quan trọng cho kết quả kinh doanh của công ty trong năm 2021.

    [Hình ảnh] - Giá thuê tàu cao tác động tı́ch cực lên giá bán tàu container. Các con tàu container, tương tự với kı́ch cỡ của Haian West và East, được mua với giá chı̉$8 triệu vào tháng 4, đang tăng gấp 3 lần trên thịtrường, đạt $22 triệu. Ước đạt giá trị tài sản trên bảng cân đối kế toán của HAH phải đáng giá ı́t nhất là gấp 2 lần giá trị sổ sách, khoảng 2,300 tỷ đồng ($100 triệu) chưa bao gồm các tài sản 31ha đất logisitic ở Cái Mép và tài sản là cảng Hải An, Panhaian, do giá trị của đội tàu container gồm 8 chiếc tăng mạnh.

    - Thêm vào đó , HAH đang duy trı̀ chiến lược linh hoạt trong kinh doanh vận tải, từ khi họ bước vào lı̃nh vực kinh doanh này năm 2015, đó là duy trı̀ 2 đăng kiểm (quốc tế và nội địa) cho đội tàu của họ. đây là yếu tố quan trọng, mang lại sự linh hoạt rất cao trong hoạt động kinh doanh. Giá cho thuê cao hiện tại sẽ giảm rủi ro cho hoạt động kinh doanh của HAH nếu thị trường nội địa dư cung hoặc bị tác động xấu.

    - Ngoài ra trong Q3, HAH sẽ điều chı̉nh tăng giá thuê cho Haian Link và Haian East, qua đó bắt kịp với giá thị trường đã và đang ở mức cao chưa từng có tiền lệ. Thêm nữa, để có thêm được thu nhập cho tái đầu tư đội tàu và phát triển chuỗi cung ứng hoàn chı̉nh, với tı̀nh hı̀nh hiện tại Covid19 diễn biến phức tạp, HAH sẽ có khả năng cho thuê thêm 1 tàu nữa, bên cạnh Haian Link và Haian East. Với mức giá cho thuê hiện tại trên thị trường, tôi cho rằng đó là lự a chọn tốt nhất vı̀ chı̉ cần 1-1.5 năm là thu hồi vốn đầu tư tàu (như Haian West là $8 triệu).

    - Ước tính HAH sẽ đạt được tổng cộng khoảng từ 47 tỷ đồng đến 55 tỷ đồng/quý chı̉ riêng việc cho thuê 3 tàu trong Q3 và Q4, tăng hơn 3 lần so với Q2 2021. Với nguồn thu ổn định này, HAH sẽ loại bỏ rủi ro suy giảm kinh doanh nội địa nếu có thể xảy ra trong tı̀nh huống xấu.

    4. Động lực tăng trưởng từ mở rộng quy mô vận tải


    - Cùng với triển vọng của nhu cầu vận tải và tận dụng giai đoạn giá cước ở mức cao, HAH đã tích cực đầu tư đội tàu và gia tăng năng lực vận tải. Cụ thể, từ giữa năm 2020 đến hết Q1.2021, HAH đã tiến hành thanh lý tàu Haian Song và đẩy mạnh đầu tư 3 tàu mới, qua đấy trở thành doanh nghiệp sở hữu đội tàu container lớn nhất cả nước với tổng trọng tải hơn 150.000 DWT.

    - Trong năm 2021, công ty dự kiến tiếp tục đầu tư thêm một tàu loại 1000 – 1.500 TEU và tiếp tục mở rộng đội tàu trong vài năm tiếp theo. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu gia tăng của hoạt động vận tải, quá trình đầu tư trên giúp cải thiện độ tuổi, hiệu quả hoạt động của đội tàu, giúp giảm thiểu chi phí nhờ lợi thế theo quy mô trong giai đoạn tới

    - Giá cước và giá thuê tàu container tăng rất mạnh đạt mốc cao mới trong tháng 7. Giá cước vận tải container quốc tế tục xu hướng đi lên mạnh mẽ nhu cầu vận chuyển bùng nổ và thiếu hụt trầm trọng container rỗng. Trong tháng 5 2021, HAH nhận 2,900 teus container mới, tương ứng với 65 container 20DC và 445 container 40HC, được đặt và đầu năm 2021 ở mức giá rất hợp lý, mà với tı̀nh hı̀nh hiện tại đáng giá hơn rất nhiều trong thời kỳ bùng nổ nhu cầu container rỗng. Trong tháng 9, HAH sẽ nhận thêm 835 container 20DC và 555 container 40HC. HAH sẽ cung cấp container rỗng cho khách hàng nội địa và thậm chı́ cho thuê container ở nước ngoài với giá rất. Tôi cho rằng HAH hiện đang có lợi thế tuyệt đối trong thị trường vận tải container với số lượng container rỗng hiện tại. Giá cước leo lên đı̉nh mới mà không gặp bất cứ sự điều chỉnh nào trong tháng 7, cao hơn 50% so với tháng 5 năm 2021. Thiếu nguồn cung vận tải, giá cước tiếp tực ở một mức cao.

    III. ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

    (1) Khu vực ngoại thương của Việt Nam tiếp tục hưởng lợi từ phục hồi nhu cầu của các thị trường mục tiêu như Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu…;

    (2) Trong tháng 5 2021, HAH nhận 2,900 teus container mới, tương ứng với 65 container 20DC và 445 container 40HC, được đặt vào đầu năm 2021 ở mức giá rất hợp lý, mà với tı̀nh hı̀nh hiện tại đáng giá hơn rất nhieîu trong thời kỳ bùng nổ nhu cầu container rỗng.

    (3) Trong tháng 9, HAH sẽ nhận thêm 835 container 20DC và 555 container 40HC. HAH sẽ cung cấp container rỗng cho khách hàng nội địa và thậm chı́ cho thuê container ở nước ngoài với giá rất cao.

    (4) Giá cước leo lên đı̉nh mới mà không gặp bất cứ sự điều chı̉nh nào trong tháng 7, cao hơn 50% so với tháng 5 năm 2021. Thiếu nguồn cung vận tải, giá cước tiếp tục neo ở mức cao. Nhu cầu bổ sung sức chở là ở mức rấtt cao và thời gian cho việc đóng tàu mới hoàn thành thı̀ kéo dài, trong khi giá thép để đó ng tàu thı̀ tăng cao.

    (5) Lợi nhuận ổn định từ khai thác cảng từ lượng hàng của đội tàu.

    IV. RỦI RO


    (1) Làn sóng dịch COVID-19 thứ tư có thể làm gián đoạn hoạt động và/hoặc tăng thêm chi phí hoạt động;

    (2) Giá dầu nhiên liệu cao hơn có thể làm giảm biên lợi nhuận
    Mina_Minomaster_share thích bài này.
  3. Vifusu

    Vifusu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2019
    Đã được thích:
    4.120
    Mình dự quý 3 đâu đó >= 100 tỷ, quý 4 tầm 120 tỷ, có khả năng đạt cao hơn, các hđ thuê tàu dài hạn đã full nên giờ chỉ chờ lượm tiền.
    => Eps năm 2021 đạt 7,765đ => P/e 15 => Giá 116k, với tiềm năng tăng trưởng dài hạn thì p/e sẽ được thị trường chấp nhận cao hơn (P/e VNI hiện tại đã quanh 17)


    Năm 2022 với việc đưa vào thêm cảng và trung tâm logictis mới + gia tăng công suất đội tàu thì dự phóng LN năm sau đạt tầm 500 tỷ, p/e 15 = 158k, tất nhiên tầm nhìn này chỉ phù hợp với những nđt theo trường phái "đeo như đĩa đói", tất nhiên thành quả cũng là rất đáng.

    Với tình hình hỗn độn trong nền kinh tế thị trường thời covid thì ngành vận tải biển sẽ còn rất nóng đến 2023.
    Nhiều người không hiểu tại sao nhu cầu vận tải lại tăng mạnh như vậy?
    Lý do tóm gọn là: Thị trường kinh tế thời covid thì người dân sẽ chuyển thay thế các nhu cầu từ dịch vụ sang thực phẩm => Nhu cầu lưu chuyển hàng hóa tăng cao.
    - Các nước thuần xuất khẩu như Việt Nam thì tăng cường xk để hạn chế thâm hụt thương mại, phát triển GDP...
    - Sự phục hồi của kinh tế thế giới cần nhiều hơn tài nguyên để phát triển...

    FA tốt + thiên thời + địa lợi (VN là nước xk, gia nhập CPTPT, TPT, FTA... đủ thứ), trong khi rào cảng gia nhập ngành logictis là rất cao nên cung sẽ còn thiếu hụt trầm trọng.

    Ngành vận tải biển sau 10 năm èo uột và ngủ đông sẽ bước vào chu kỳ phát triển thần tốc trong vòng 2 - 3 năm tới.
    ............

    Vận tải biển được dự đoán sẽ đạt mức kỷ lục vào năm 2023
    https://www.vietnamplus.vn/van-tai-bien-duoc-du-doan-se-dat-muc-ky-luc-vao-nam-2023/738023.vnp
    Hoạt động vận tải biển đang phục hồi mạnh mẽ trong bối cảnh các công ty vận tải “vung tiền” để mở rộng đội tàu container của mình.

    Hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển toàn cầu đã bị ngắt quãng nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng dịch COVID-19, song hiện đang phục hồi và dẫn tới "bùng nổ" số đơn hàng mua tàu mới trong bối cảnh ngành này vật lộn với tình trạng thiếu tàu.

    Khi giá vận tải biển tăng mạnh, các công ty vận tải đã “vung tiền” để mở rộng đội tàu của mình.

    Khả năng vận tải mới được dự báo sẽ đạt mức kỷ lục vào năm 2023 nhờ đà phục hồi sau dịch đang diễn ra mạnh mẽ.

    Nhà trung gian môi giới đường biển của Italy Banchero Costa cho biết: “Đơn đặt mua tàu container đang bùng nổ.”

    Theo số liệu của công ty, riêng trong 7 tháng đầu năm nay, đã có ít nhất 276 đơn đặt hàng mua tàu biển mới, giúp tăng hơn 10% khả năng của đội tàu container lớn này.

    Tuy nhiên, sẽ phải mất ít nhất 2 năm để đóng được một con tàu mới, vì vậy thị trường vẫn “nóng” trong ngắn hạn. Banchero Costa hy vọng tăng trưởng công suất vận tải biển có thể đạt mức khiêm tốn là 3% trong năm 2021 và 2022.

    Trong khi đó, giá vận tải hàng hóa tăng mạnh trong những tháng gần đây, chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu tàu để đáp ứng nhu cầu vận tải.
    [Cước vận tải biển tăng phi mã: Doanh nghiệp lao đao, hãng tàu vớ bẫm]

    Chỉ số giá vận tải đường biển quốc tế Freightos Baltic Index cho thấy các giá vận tải cho tuyến đường từ Trung Quốc đến khu vực Bờ Tây Bắc Mỹ đã tăng hơn gấp 5 lần trong một năm.

    Ông Alan Murphy, người đứng đầu công ty tư vấn Sea-Intelligence của Đan Mạch, nhận định dịch COVID-19 đã khiến vận tải đường biển toàn cầu rơi vào thế “bế tắc ảo” trong giai đoạn đầu dịch.

    Nhưng nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường biển đã tăng trưởng mạnh kể từ giữa năm 2020, đặc biệt là trong năm nay.

    Tập đoàn vận tải biển khổng lồ CMA-CGM của Pháp dự báo mức tăng trưởng này có thể tiếp tục trong nửa đầu năm 2022.

    Ngành vận tải biển hiện đã sẵn sàng chi tiền để mua nhiều tàu mới sau một thập kỷ nguồn cung èo ọt.

    Công ty vận tải biển lớn nhất thế giới AP Moller-Maersk của Đan Mạch đã ghi nhận lợi nhuận đạt 3,71 tỷ USD trong quý 2, tăng 30% so với cả năm 2020.

    Trong khi đó, CMA-CGM của Pháp ghi nhận lợi nhuận ròng quý 2 khoảng 3,5 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Giám đốc điều hành CMA-CGM, ông Rodolphe Saade cho biết: “Sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu đã dẫn tới nhu cầu tăng chưa từng thấy về các dịch vụ vận tải và logistic.”

    CMA-CGM đã đặt mua 22 tàu container mới, dự kiến vận hành vào năm 2023 và 2024. Công ty sẽ nhận 14 tàu mới trong năm nay. Ngoài ra, công ty cũng đặt mua tàu đã qua sử dụng, và sẽ nhận tổng cộng 32 tàu như vậy trong năm nay./.
    Mina_Minomaster_share thích bài này.
  4. master_share

    master_share Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/08/2020
    Đã được thích:
    2.813
    158k là cuối quý 1- 2022, cuối năm 22 có giá 300k.:drm2:drm2:drm2:drm3
    Mina_MinoQuangNgo30 thích bài này.
  5. GSharp

    GSharp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2016
    Đã được thích:
    739
    Eps 2022 tầm 12k thì giá 2022 tầm 120k thôi

    VnI có pe 17 là do rác nhiều bác ơi, PE bỏ rác ra thì PE 12 ấy , năm sau giá 120k-140k thôi
    master_shareMina_Mino thích bài này.
  6. QuangNgo30

    QuangNgo30 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/08/2021
    Đã được thích:
    1.995
    E nay 100 là bèo. Còn huơng lơi dài dài
    master_shareMina_Mino thích bài này.
  7. Vifusu

    Vifusu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2019
    Đã được thích:
    4.120
    Kiểu cty siêu tăng trưởng, đặc biệt dài hạn trong hiện tại là rất hiếm.
    Trước kia người lạc quan nhất cũng ko nghĩ DGW có pe 26, pe DGC là 22
    DGW trước mình dùng pe 15 định giá, nhìn lại cũng ko ngờ
    master_shareMina_Mino thích bài này.
  8. Mina_Mino

    Mina_Mino Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/03/2015
    Đã được thích:
    12.667
    :drm3
    master_share thích bài này.
  9. Mathata

    Mathata Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2016
    Đã được thích:
    1.491
    Eps HAH 2021 cỡ 10k, 2022 15k
    master_share thích bài này.
  10. TTC8286

    TTC8286 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    18/08/2018
    Đã được thích:
    705
    Với dự đoán kqkd quý 3 hầu hết các DN ko tốt thì Smart Money sẽ tìm đến những DN có kqkd tăng trưởng mạnh bất chấp dịch bệnh. Lúc này thị trường sẽ đẩy mức PE đối với các DN tăng trưởng lên mức điên rồ (như cước VTB cũng đang điên rồ). Tôi ko bất ngờ nếu thời gian tới TT sẽ chấp nhận HAH với PE trên 20, giá HAH có thể đạt 200 trong năm 2022
    master_shareVifusu thích bài này.

Chia sẻ trang này