Hội thảo "Chuyển đổi số - Bước chuyển mình của FPT"

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tiendungdt04, 01/06/2019.

3558 người đang online, trong đó có 280 thành viên. 19:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3600 lượt đọc và 25 bài trả lời
  1. tiendungdt04

    tiendungdt04 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2016
    Đã được thích:
    104
    Report hội thảo “Chuyển đổi số - Bước chuyển mình của FPT”

    Sau bài thuyết trình khá cởi mở và đầy sự hứng khởi của Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cùng BGD FPT, FPT Software, có khá nhiều câu hỏi được đặt ra cho BLĐ của FPT. Dũng chỉ ghi chú lại các vấn đề trọng tâm mà mình đang theo dõi để xem FPT có thực sự chuyển mình hay không.

    1/ Về khối công nghệ, dự báo bức tranh lớn là thị trường CNTT toàn cầu (2021F) có quy mô 4000 tỷ USD, tăng trưởng kép tầm 2.6% hàng năm, trong đó thị trường chuyển đổi số (DX) khoảng 1700 tỷ USD tăng trưởng kép đến 16.7% hàng năm => thị trường gần như là vô tận.

    - Q1: đối thủ cạnh tranh với FPT là ai và FPT có lợi thế cạnh tranh gì?

    - A1: Anh Bình “Infosy, Wipro, Deloitte, Accenture,… mỗi ông có một câu chuyện riêng của mình, ở Infosy tập trung nhiều vào thị trường IoT do phải giải quyết bài toán lớn hơn, ở Deloitte thiên về tư vấn do đội ngũ IT không mạnh. FPT cũng có câu chuyện riêng của mình, công việc rất nhiều và đối tác không hỏi FPT hơn đối thủ cái gì mà FPT chỉ cần nói làm được công nghệ gì, đang làm với ai. Và FPT đang đi rất đúng hướng khi tập trung vào AI (chatbot, marchine learning,…), vào DX (hình 1), vấn đề lớn nhất với FPT giờ là “vượt lên chính mình”. Ngoài ra có 2 thứ đang là thế mạnh của FPT: 1/ Các nước phát triển như Pháp, Đức, Nhật họ chủ yếu dùng ngôn ngữ bản địa, FPT đào tạo riêng ngôn ngữ cho đội ngũ của mình theo từng thị trường để có thể làm việc trực tiếp (face to face) với đối tác. 2/ Giá rẻ hơn.”

    - Q2: khối công nghệ gồm 2 cty là FPT Software và FPT IS có tốc độ phát triển không đồng đều và FPT IS có doanh thu tăng trưởng chậm, lợi nhuận sụt giảm giai đoạn 2013-2017. Tình hình hiện giờ của FPT IS thế nào, KQKD 4 tháng 2019 có cải thiện?

    - A2: A Khoa “FPT IS đang tận dụng tốt việc chuyển đổi số cho các công ty, dự án ERP ký trong 2018 khá nhiều, ngoài ra còn làm cho chính quyền. 4 tháng 2019 doanh thu tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2018” (hình 2 – mình hỏi riêng lúc ra về).

    - Nhận xét của mình: Check KQKD Q1 2019 của FPT IS thì không đúng như a Khoa nói (hình 3). Mình sẽ theo sát vấn đề này. Với FPT, FPT Software đang đi rất đúng hướng và mạnh như vũ bão, chỉ cần FPT IS phục hồi thì mình tin là KQKD sẽ rất đột biến.

    - Q3: các hợp đồng ký ở thị trường Nhật là tính theo Yên Nhật hay USD?

    - A3: A Khoa “tính theo Yên Nhật”.

    - Nhận xét của mình: Các nhà đầu tư thường hay lầm tưởng nghĩ FPT thu về USD và khi USD mạnh lên thì FPT sẽ hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá. Theo mình thì khẳng định là USD mạnh lên so với rổ ngoại tệ mạnh khác (xem USD Index) thì FPT thậm chí còn thiệt hại, vì doanh thu từ nước ngoài của FPT chỉ có 22% là từ USA. Thị trường Nhật chiếm 56%. (hình 4).

    2/ Về khối viễn thông, tốc độ tăng trường ổn định quanh 18-20%/ năm (hình 5). Thị phần FPT Telecom chỉ chiếm 20% ở Việt Nam nhưng lại chiếm tỷ trọng khoảng 60% ở cách thành phố lớn (HCM, HN), đây là nhóm khách hàng chi tiêu cao.

    - Q1: vụ POPS kiện FPT diễn biến thế nào?

    - A1: A Khoa “FPT Telecom đang làm việc với POPS để xác định sự việc đang nằm ở đâu để giải quyết triệt để, nếu FPT sai thì chắc chắn sẽ xin lỗi và thực hiện cách của người sai. Nếu đây là hoạt động kinh doanh thuần tuý thì hãy đưa nó trở lại hoạt động kinh doanh thuần tuý thay cho hoạt động khiếu kiện hoặc lên truyền thông để làm “điều gì đấy”,…”

    3/ Khối giáo dục và các vấn đề khác: kế hoạch đến 2021 đạt 100.000 học viên.

    p/s: Còn khá nhiều vấn đề xung quanh về FPT, nhà đầu tư quan tâm có thể liên hệ trực tiếp với mình để trao đổi thêm nhé vì bài viết quá nhiều sẽ gây chán nản mất tập trung cho người đọc.

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    kric04kevin pham thích bài này.
  2. tiendungdt04

    tiendungdt04 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2016
    Đã được thích:
    104
    Trước đây khi nói về FPT đa phần mọi nđt đều nhìn vào cái không tốt của doanh nghiệp như: bld quá chậm thiếu quyết đoán trong đầu tư, doanh nghiệp chỉ gia công, cổ phiếu nặng mông,... Những cái đã trải qua hẳn là đúng, không thể bàn cãi. Hãy nhìn vào những cái mới hơn của doanh nghiệp, theo dõi từng bước thay đổi nhỏ chúng ta có thể thấy FPT đang chuyển mình khác trước rồi.

    [​IMG]
    Giới thiệu về trang web này

    CHUNGTA.VN

    FPT Mỹ trúng dự án lớn với hãng máy bay hàng đầu thế giới
    12 thành viên dự án sẽ cung cấp giải pháp Mobile cho khách hàng trên nhiều nền tảng, đồng thời hỗ trợ, cung cấp giải pháp đưa hệ thống lên môi trường điện toán đám mây
    BigBoyAZ thích bài này.
  3. TayThanh

    TayThanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2017
    Đã được thích:
    85
    hóng
  4. tiendungdt04

    tiendungdt04 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2016
    Đã được thích:
    104
    BigBoyAZ thích bài này.
  5. tiendungdt04

    tiendungdt04 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2016
    Đã được thích:
    104
    LẠM PHÁT – BÓNG MA TRỞ LẠI!

    -Xăng đã tăng 20.6% tính từ đầu năm 2019 (17.6 => 21.2)

    -Điện đã tăng 8.36%

    Áp lực lạm phát, chi phí tăng đã đến rất gần các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất có chi phí điện cao.

    -Đã qua rồi thời chứng khoán mà nđt có thể có lợi nhuận theo kiểu nước lên thuyền lên, việc lựa chọn doanh nghiệp tốt về ngành, về lợi thế, về khả năng phát triển của doanh nghiệp, về sức khoẻ tài chính, và về định giá còn đủ rẻ để mua là rất rất quan trọng.

    -Trên thị trường chứng khoán hiện giờ, doanh nghiệp tận dụng được vị thế của ngành, chống chọi được với lạm phát có lẽ không nhiều và FPT là một trong số hiếm hoi đó:

    Định giá quá rẻ so với 1 Bluechip đang trên đà tăng trưởng 2 con số, P/E core business chỉ quanh 11.x và thời gian hoàn vốn đầu tư chỉ đang tầm 5-6 năm nếu mua doanh nghiệp với giá 48.

    Triển vọng ngành rất sáng: sự bùng nổ của công nghiệp 4.0 kéo theo nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin trên toàn cầu. Lợi nhuận từ xuất khẩu phần mềm Quý 1 - 2019 đã tăng 39.6% (đặc biệt thị trường USA tăng 79.1% do M&A Intellinet năm 2018). Thị trường Nhật vẫn tăng trưởng gần 30% do nhu cầu về CNTT gia tăng chuẩn bị cho Olympic Tokyo 2020.

    Doanh thu toàn cầu chứ không bó gọn ở Việt Nam: Tỉ trọng lợi nhuận từ thị trường nước ngoài đã tăng lên 43% (2018 là 38%) và Lợi nhuận trước thuế tăng 35.6%.

    Khối viễn thông duy trì đà tăng trưởng 2 chữ số và tiếp tục đầu tư thêm vào hạ tầng cable.

    Lạm phát, lãi suất ảnh hưởng không nhiều, lượng tiền mặt lớn 9.400 tỷ trong khi nợ vay chỉ khoảng 6.600 tỷ. Sức khoẻ tài chính cực kỳ tốt.

    Và còn nhiều điểm sáng nữa,…
    BigBoyAZ thích bài này.
  6. tiendungdt04

    tiendungdt04 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2016
    Đã được thích:
    104
    https://chungta.vn/…/bi-thu-da-nang-muc-so-thi-khu-do-thi-c…

    Mô hình Campus, vừa là nơi làm việc của các chuyên gia công nghệ, nơi nghiên cứu, ứng dụng các nghiên cứu, học tập, thực tập cho sinh viên. Có thể nói mô hình liên kết giữa đào tạo - nghiên cứu - ứng dụng CNTT này là Silicon valley tương lai của Việt Nam!

    FPT đang hình hành các Hub ở Hà Nội (Hòa Lạc), Đà Nẵng HCM (KCN Cao, Quận 7), Cần Thơ để huy động toàn bộ nguồn nhân lực Việt cho ngành phần mềm.
    BigBoyAZ thích bài này.
  7. donkeylove

    donkeylove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2010
    Đã được thích:
    207
    buổi hội thảo quá chất phải không các anh ới
  8. tiendungdt04

    tiendungdt04 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2016
    Đã được thích:
    104
    BLD làm PR tốt, kkk
  9. tiendungdt04

    tiendungdt04 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2016
    Đã được thích:
    104
    https://fpt.com.vn/vi/tin-tuc/chi-t...anh-nghiep-cong-nghe-viet-nam-uy-tin-nam-2019
    FPT Software - ngôi sao đang lên của FPT đứng top 1 và điểm tài chính, điểm coding đều số 1. FPT có vốn chủ khoảng 1300 tỷ, với 1 doanh nghiệp tăng trưởng kép 3 năm rồi trên 30% và dự tính từ giờ đến 2020 cũng sẽ đạt trên 30%, p/e tầm 25-30 là hợp lý nhỉ, bằng với trung bình ngành => tức vốn hóa quanh 32.5k-39k tỷ. Hiện giờ trên thị trường FPT (sở hữu 100% FPT software) vốn hóa có 31.6k tỷ thôi, có gì đó sai sai :D.
  10. tiendungdt04

    tiendungdt04 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2016
    Đã được thích:
    104
    Tháng 7 này sẽ có con sóng nhỏ của Index hướng tới mốc 1000. Các công ty có kết quả kinh doanh tốt sẽ thu hút dòng tiền. Cơ hội cho anh em lên tàu FPT vẫn còn nhé.

    FPT khai trương trung tâm nghiên cứu phát triển thứ 2 tại Nhật Bản

    Phát biểu tại lễ khai trương Trung tâm phát triển Kariya, Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình cho rằng khu vực phía Tây (West Japan) đang đi đúng hướng khi tập trung mảng công nghệ công nghiệp ô tô.

    Kariya là trung tâm phát triển công nghệ thứ 2 của FPT tại Nhật Bản. Kariya là một thành phố thuộc tỉnh Aichi, Nhật Bản và cũng được xem là một trong những trung tâm của ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản. Tại đây có văn phòng của 4 tập đoàn lớn trong lĩnh vực công nghiệp ô tô của Nhật Bản là Denso, Aisin, Toyota Industry và Mitsubishi. Trước đó, FPT đã mở trung tâm phát triển tại Okinawa.


    [​IMG]

    Ngành công nghiệp ô tô thế giới đang dịch chuyển theo xu hướng connected (sự kết nối), autonomous (tự hành), share and sevices (chia sẻ tiện ích) và electric (xe chạy điện). Với sự có mặt của các công ty tên tuổi trong lĩnh vực ô tô, Karyia được xem là một trong những khu vực lý tưởng để đón đầu các công nghệ hiện đại nhất của lĩnh vực công nghiệp này. Theo đó, việc thành lập trung tâm phát triển tại Kariya gần với các công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất ô tô giúp FPT nhanh chóng tiếp cận các xu hướng công nghệ của lĩnh vực này đồng thời hỗ trợ khách hàng một cách hiệu quả nhất.

    Sau gần 15 năm bước chân vào thị trường Nhật Bản, hiện FPT là DN CNTT nước ngoài có quy mô nhân sự lớn nhất tại đây. Với quy mô nhân sự hơn 1.600 người làm việc tại 11 văn phòng, trung tâm phát triển ở Nhật Bản, FPT là cầu nối quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam Nhật Bản.

    Đến năm 2020, FPT Nhật Bản đặt mục tiêu trở thành một trong 20 doanh nghiệp công nghệ lớn nhất Nhật Bản, là công ty SI (Systems Integrator - tích hợp hệ thống) Tier 2 lớn nhất Nhật Bản với doanh số dự kiến 500 triệu USD cùng khoảng 3.000 nhân lực.

Chia sẻ trang này