HOT! Review "NHANH" 186 doanh nghiệp đáng đầu tư & đầu cơ nhất TTCK VN (Part 1)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Kysirong88, 06/08/2022.

2935 người đang online, trong đó có 211 thành viên. 01:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8227 lượt đọc và 19 bài trả lời
  1. Kysirong88

    Kysirong88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2016
    Đã được thích:
    517
    Mỗi khi rảnh rảnh lại ngồi đọc các doanh nghiệp xem có gì hay ho không để biết hành xử với từng cổ phiếu sao cho đúng. Nay cuối tuần lại ngày đẹp 06/08 nên mở cái topic này để mỗi khi rảnh lại làm bài phân tích để lưu lại.
    ACE đi qua đọc thấy hay thì follow, thấy có gì thiếu hay chưa đúng thì bổ sung góp ý nhé. Các bài phân tích dưới góc nhìn cá nhân mang tính khách quan không tung hô hay dìm hàng vì mục đích trục lợi. ACE nếu không thích xin bỏ qua thay vì những lời cay đắng.

    01. Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng - Hội An (HNX) (Mã: DIH)
    Ngành nghề chính: Bất động sản
    XEM NHANH BCTC_2022Q2
    [06/08/2022 – Giá 29.0]


    1. Cơ cấu cổ đông

    Theo thông tin chính thống thì tổng số cổ phần các thành viên gia đình chủ tịch nắm giữ khoảng 1.85M cổ, tương đương 30% lượng cổ phiếu niêm yết.

    Có sự tham gia của 3 cổ đông lớn là Đỗ Thành Quảng (527.600 cp – giá vốn 17.x), Văn Đức Tiến (285.300 cp) và Vũ Văn Thành (500.000 cp). Vũ Văn Thành cũng là chủ tịch của VnGroup, đơn vị đang cho DIH vay số tiền khổng lồ với lãi suất tượng trưng.

    2. Giao dịch cổ đông lớn

    Ngày 16/05/2019 là ngày chuyển giao cổ đông lớn với hơn 1.5M cổ được thỏa thuận ở vùng giá 17.x (bên mua là Đỗ Thành Quảng 436.500, Văn Đức Tiến 557.335, Hồ Hải Bắc 545.000 (sau này sang tay cho Trần Đình Huy tháng 3/2021).

    Văn Đức Tiến thoái dần từ 570.300 cp về số hiện tại.
    Vũ Văn Thành mua mới 500.000 cp vào tháng 4/2021 (giá 23.6k). Ông cũng là người đã cho DIH vay từ năm 2019 với số tiền hơn 15 tỷ.

    3. Khối lượng – vốn hóa - cổ tức

    KL CP đang niêm yết : 5,979,962 cp
    KL CP đang lưu hành : 5,910,262 cp
    Cổ phiếu quỹ: 84.700
    Tại ngày 06/08/2022 giá đóng cửa là 29.000, vốn hóa 171.4 tỷ.

    - 17/09/2021: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 1%
    - 25/09/2020: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 3%
    - 25/09/2019: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 4%
    - 05/11/2018: Phát hành riêng lẻ 2,732,686
    - 28/08/2018: Thưởng bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 100:9
    - 14/09/2017: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
    - 14/09/2016: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
    - 14/09/2015: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
    - 18/06/2014: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 8%
    - 18/07/2013: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 25%
    - 18/04/2012: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 30%
    - 04/05/2011: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 27%

    4. Nghị quyết HĐQT gần nhất

    Số liệu theo nghị quyết đại hội cổ đông thường niên 2022:

    Doanh thu 550 tỷ (riêng BĐS)

    Lợi nhuận trước thuế: 80 tỷ

    Chia cổ tức: 90-100%

    5. Xem nhanh BCTC Q2.2022

    Cân đối kế toán: (Sv đầu năm)

    Tiền và tiền gửi: Giảm từ 16.5 tỷ về 2.7 tỷ, chiếm 0.3% tổng tài sản. Tỷ lệ rất thấp.

    Các khoản phải thu ngắn hạn: Giảm 184 tỷ về 154 tỷ, chiếm 17.5% tổng tài sản. Số giảm đến khoản phải thu từ văn phòng công ty và tạm ứng. Các khoản này thường là tiền phục vụ cho dự án chưa hoàn thiện hồ sơ chứng từ hợp lý hợp lệ. Chưa phát sinh doanh thu bất động sản.

    Hàng tồn kho: Tăng 39 tỷ sv đầu năm và tăng 20 tỷ so với quý 1 lên 684 tỷ, chiếm khoảng 77.8% tổng tài sản. Đây là khoản mục quan trọng nhất của DIH. Đó là dự án khu dân cư Lâm Sa – Tu Lễ - Xuân Hòa được DIH theo đuổi từ 2018. Trong quá trình từ 2019 đến hiện tại dự án được đầu tư tăng giá trị hàng tồn kho theo từng năm, tiền đầu tư được tài trợ bằng nợ vay ngân hàng, vay quỹ đầu tư phát triển Quảng Nam, vay cá nhân và vay từ đối tác chiến lược VnGroup. Giá trị hàng tồn kho chỉ thực sự tăng mạnh từ quý 3/2021 khi nộp 323 tỷ tiền sử dụng đất giai đoạn 1 (tiếp tục tài trợ chính bởi nợ vay từ VnGroup với số tiền vay 600 tỷ thời hạn 1 năm từ ngày giải ngân đầu tiên, lãi suất 2%/năm và không tài sản đảm bảo, đã giải ngân đến 31/12 là 485 tỷ– xem báo cáo năm 2021 đã soát xét). Sau khi vay VnGroup thì đã hoàn trả các khoản vay cá nhân.

    Tài sản dài hạn: Chỉ vỏn vẹn 3.8 tỷ tài sản cố định.

    Nợ ngắn hạn: Giảm từ 764 về 746 tỷ. Trong đó có 2 mục trọng yếu là Người mua trả tiền trước từ 99 tỷ về 85 tỷ, tuy báo cáo các quý không thuyết minh chi tiết nhưng tại báo cáo năm 2021 thì trong khoản này xuất hiện khoản người mua trả tiền trước phát sinh mới 70 tỷ do công ty Lộc Tú – công ty của cá nhân ông Vũ Văn Thành mua. Chỉ cần DIH nhận bàn giao đất nốt giai đoạn 2 và mở bán thì khoản này sẽ trở thành doanh thu. Với việc VnGroup và cá nhân ông Thành cho DIH vay từ 2019 đến hiện tại thì việc DIH bán 1 phần dự án cho doanh nghiệp của ông Thành với giá ưu đãi là việc có đi có lại. Mục nợ ngắn hạn tăng 22 tỷ từ đầu năm nhưng giảm 3 tỷ so với quý 1, trong đó tăng 10 tỷ vay từ VnGroup nâng số vay lên 495 tỷ, chuyển toàn bộ vay 7.14 tỷ quỹ đầu tư phát triển Quảng Nam sang dài hạn. Hiện dư nợ tổng là 623 tỷ.

    Nợ dài hạn: Tăng từ 29 tỷ lên 42 tỷ do chuyển khoản ngắn hạn sang và vay thêm 5 tỷ từ 3 cá nhân.

    Vốn chủ sở hữu: 90.5 tỷ trong đó vốn góp 59.9 tỷ, thặng dư vốn cổ phần 18.8 tỷ, lợi nhuận chưa phân phối 1.2 tỷ.

    Kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ:

    Doanh thu vẫn đến từ mảng xây lắp, dù có tăng mạnh so với cùng kỳ nhưng do chi phí nguyên vật liệu tăng cao nên giá vốn tăng tương ứng. Doanh thu và chi phí tài chính không đáng kể. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tương đương cùng kỳ và tiếp tục duy trì ở mức thấp. Lợi nhuận sau thuế chưa đến 100 triệu.

    Lưu chuyển tiền tệ: Dòng tiền hoạt động tiếp tục âm 12 tỷ, dòng tiền đầu tư gần như bằng 0, dòng tiền tài chính dương 10 tỷ khớp với số vay thêm từ VnGroup.


    Đánh giá sơ bộ:

    Về góc độ cơ bản

    Xét góc độ kết quả kinh doanh qua các quý đã qua thì doanh nghiệp không có gì hấp dẫn.

    Xét về góc độ hệ số nợ, tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ thì doanh nghiệp rất rủi ro.

    Xét về góc độ sở hữu doanh nghiệp và lịch sử chia cổ tức thì có thể tin tưởng vào ban lãnh đạo.

    Xét về tiềm năng dự án thì DIH thật sự hấp dẫn ở mức giá hiện tại. Dự án DIH có quy mô 18ha ở lõi của Hội An, cách phố cổ 600m-1km đi bộ. Dự án được bao quanh bởi các trục đường chính lớn nhất Hội An là Trần Hưng Đạo, Nguyễn Tất Thành. Đây là dự án duy nhất còn lại ở lõi Hội An. Với quy mô 18ha thì có 3ha thương thẩm là liền kề, biệt thự, shophouse; 3ha tái định cư. Với tổng mức đầu tư dự án khoảng 900 tỷ thì mức lợi nhuận thu về từ dự án có thể dao động từ 600 đến 1000 tỷ. Như vậy là lợi nhuận gấp 3.5 đến 5.8 lần vốn hóa hiện tại. Với việc bắt tay với VnGroup, một đơn vị có nhiều kinh nghiệm kinh doanh các sản phẩm BĐS cao cấp Hội An và chiến lược xây dựng quảng trường mới để phát triển du lịch bên cạnh khu phố cổ thì có thể tạo ra dòng tiền kinh doanh đều vô tận nhờ lợi thế du lịch của Hội An. Với lợi nhuận dự án đem về có thể đủ để chia cổ tức 100% suốt 10 năm hoặc có thể là trọn đời nếu doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả.

    Về góc độ kỹ thuật

    Do số lượng cổ phiếu ít, thanh khoản ít nên dùng phân tích kỹ thuật sẽ không mang lại độ chính xác cao. Tuy nhiên ở vùng giá 27 đến 29 thì những nhà đầu tư cutloss hay bán cứu tài khoản trong đợt downtrend đã xử lý hết từ vùng 50 về đến hiện tại. Vùng giá hiện tại là vùng giá cân bằng và các nhà đầu tư lão luyện nhìn thấy tiềm năng vẫn kê mua giá thấp để chờ giai đoạn bùng nổ lợi nhuận vào cuối năm và năm sau.
    hoai_co, daochinh2209, x1005 người khác thích bài này.
    daochinh2209x100 đã loan bài này
  2. A1234

    A1234 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/09/2021
    Đã được thích:
    57
  3. Kysirong88

    Kysirong88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2016
    Đã được thích:
    517
    002.Công ty Cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (Hose) (Mã: HDC)
    Ngành nghề chính: Bất động sản
    XEM NHANH BCTC_2022Q2
    [08/08/2022 – Giá 48.4]


    1. Cơ cấu cổ đông

    Theo thông tin chính thống thì tổng số cổ phần các thành viên gia đình chủ tịch nắm giữ khoảng 19.73M cổ, tương đương 18.25% lượng cổ phiếu niêm yết.

    Năm 2020 và 2021 đã có sự dòm ngó từ các quỹ lớn nhưng bất thành vì yếu tố giá hai bên chưa gặp nhau và do biến động của đợt downtrend nửa đầu 2022.

    2. Giao dịch cổ đông lớn

    Năm 2020 sau khi Covid1 diễn ra thì có sự xuất hiện của Trần Minh Chính khi mua liên tục nâng sở hữu lên gần 22% công ty. Sau đó cổ đông này thoái vốn từ tháng 1 đến tháng 5/2021.

    Từ 2021 đến hiện tại chỉ còn các giao dịch mua vào tăng sở hữu từ các thành viên ban lãnh đạo và HĐQT.

    3. Khối lượng – vốn hóa - cổ tức

    KL CP đang niêm yết : 108,085,693 cp
    KL CP đang lưu hành : 108,085,693 cp
    Cổ phiếu quỹ: 0
    Tại ngày 08/08/2022 giá đóng cửa là 48.400, vốn hóa 5312.4 tỷ.

    - 21/06/2022: Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 100:25
    - 27/08/2021: Phát hành cho CBCNV 3,325,790 [Esop]
    - 28/06/2021: Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 100:25
    - 28/05/2020: Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 100:15
    - 05/06/2019: Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 100:15
    - 27/06/2018: Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 100:12
    - 15/06/2017: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
    - 01/12/2016: Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 100:10
    - 26/11/2015: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 5%
    - 17/12/2014: Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 100:15
       Thưởng bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 100:35
    - 06/02/2014: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
    - 06/06/2012: Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 15%
    - 14/03/2012: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
    - 26/08/2010: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
    - 18/05/2009: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 1%
    - 04/05/2011: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 27%

    [Esop]: 2021 là lần đầu tiên sau 30 năm thành lập công ty tiến hành Esop, và trong 5 năm 2021-2025 sẽ không Esop thêm lần nào nữa.

    4. Nghị quyết HĐQT gần nhất

    Số liệu theo nghị quyết đại hội cổ đông thường niên 2022:
    Doanh thu 1,913 tỷ
    Lợi nhuận trước thuế: 537.2 tỷ
    Lợi nhuận sau thuế: 429.8 tỷ
    Chia cổ tức: 25% bằng cổ phiếu

    Từ 2015 đến hiện tại, lợi nhuận liên tục tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước và luôn hoàn thành kế hoạch kinh doanh đề ra dù thị trường BDS trải qua nhiều thăng trầm.

    Kế hoạch cho giai đoạn 2022-2026 tiếp tục duy trì sự tăng trưởng tối thiểu 25% mỗi năm.

    5. Xem nhanh BCTC Q2.2022

    Cân đối kế toán: (Sv đầu năm)

    Tiền và tiền gửi: Giảm từ 61.6 tỷ về 27.3 tỷ, chiếm 0.6% tổng tài sản. Tỷ lệ rất thấp. Thoạt nhìn sẽ thấy công ty có rất ít tiền trong một thời gian dài nhưng xem kỹ sẽ thấy tiền về công ty rất nhiều rồi lại đi ngay, đó là do giải ngân thâu tóm quỹ đất dồn dập nửa đầu 2022 (xem chi tiết các mục trả trước, phải thu hay hàng tồn kho phía dưới).

    Chứng khoán kinh doanh: Tăng từ 9.5 tỷ lên 110 tỷ và đang phải trích lập dự phòng ~19.5 tỷ. Thoạt nhìn sẽ tưởng như nhiều công ty khác đem tiền đi đầu tư chứng khoán. Thực tế đây là khoản tiền thâu tóm công ty HUB, một phần cổ phiếu lớn khác đang nhờ nhà đầu tư cá nhân đứng tên và sẽ chuyển về chính chủ trong quý 3 để hạch toán lại khoản này sang mục đầu tư vào công ty liên kết hoặc công ty con. Khi đó dự phòng sẽ được hoàn nhập. Thực tế toàn bộ ban lãnh đạo HUB đã được HDC tiếp quản. HUB là doanh nghiệp rất nhiều tài sản ở Huế với các mảng bất động sản, bất động sản khu công nghiệp, xây lắp, vật liệu xây dựng. HUB có tài chính lành mạnh với nợ vay chỉ vỏn vẹn 24 tỷ.

    Các khoản phải thu ngắn hạn: Tăng mạnh từ 730 tỷ lên 1159 tỷ, chiếm 25.5% tổng tài sản. Chi tiết gồm: Tăng phải thu khách hàng do khách mua bất động sản và trả tiền theo đợt, cụ thể tăng từ 511 tỷ lên 638 tỷ (đây chính là dòng tiền đều tương lai công ty sẽ nhận về để cân đối cho khoản nợ ngắn hạn). Tăng trả trước cho người bán từ 145 tỷ lên 405 tỷ (toàn bộ khoản tăng là tiền thanh toán để tích lũy quỹ đất tại các dự án Wonderland, Long Điền, Phước Thắng và Kê Gà). Tăng phải thu ngắn hạn khác do ký quỹ cho Sở kế hoạch và đầu tư để thực hiện dự án Đại Dương chuyển từ dài hạn về ngắn hạn do đã duyệt quy hoạch và tiến hành thi công ép cọc.

    Hàng tồn kho: Giảm nhẹ 18 tỷ sv đầu năm dù đã hạch toán doanh thu lên đến 785 tỷ lũy kế 6 tháng đầu năm. Cùng với tài sản dở dang dài hạn thì đây là khoản mục quan trọng nhất của HDC, tổng hai mục chiếm 62% tổng tài sản. Số dư lớn nằm tập trung ở dự án The Light, Đại Dương, Long Điền và Wonderlan2 (18.54ha), Phước Thắng. Dù các dự án khác nhìn số dư nhỏ nhưng giá trị thị trường lại rất lớn ví dụ như Đông 3/2, Tây 3/2, Ngọc Tước 2…Phần này chi tiết các dự án từ quá trình đền bù, xây dựng đến tiến độ bán hàng theo giai đoạn cần tìm hiểu riêng và không đề cập chi tiết trong báo cáo nhanh này.

    Tài sản dài hạn: Tăng 304 tỷ từ 1106 lên 1410 tỷ. Trong đó 2 mục chính là tài sản cố định 333 tỷ và tài sản dở dang dài hạn 977 tỷ. Tài sản cố định phần lớn là tòa khách sạn đang kinh doanh cho thuê. Việc tăng 304 tỷ là do tài sản dở dang dài hạn tăng, cụ thể là tích lũy thêm quỹ đất ở Long Điền, Wonderlan2 (18.54ha) và Phước Thắng. Một mục khác tuy nhỏ là bất động sản đầu tư nhưng thực tế đó là trụ sở công ty có diện tích 2ha với giá trị thị trường lên đến 3000 tỷ.

    Nợ ngắn hạn: Tăng 422 tỷ từ 1469 lên 1891 tỷ. Trong đó có 2 mục trọng yếu: Phải trả ngắn hạn khác từ 455 tỷ lên 610 tỷ, khoản tăng này tiền trả trước cho việc mua lại 11ha dự án Đại Dương (tăng từ 390 lên 550 tỷ). Trong nửa cuối năm bên mua sẽ thanh toán nốt 600 tỷ và như vậy HDC sẽ đủ cơ sở để có thể hạch toán khoản phải trả này thành 1150 tỷ doanh thu, giá vốn ~ 400 tỷ cho một vài quý tới. Mục vay ngắn hạn tăng 220 tỷ từ đầu năm từ 521 lên 741 tỷ, phần tăng này do vay thêm 160 tỷ ngắn hạn và 60 tỷ từ vay dài hạn chuyển sang. Vậy thực tế khoản vay cần quan tâm chỉ có 741 tỷ.

    Nợ dài hạn: Tăng 206 từ 821 tỷ lên 1027 tỷ, tăng do vay ngân hàng và một số cá nhân để bổ sung vốn lưu động. Như vậy tổng nợ vay ngắn và dài hạn gần 2000 tỷ. Với việc sẽ thu tiếp 600 tỷ từ bán đại dương và dòng tiến bán The Light về đều thì khoản nợ này không quá rủi ro.

    Vốn chủ sở hữu: 1620 tỷ trong đó vốn góp 1080 tỷ, thặng dư vốn cổ phần 99 tỷ, quỹ đầu tư phát triển 158 tỷ, lợi nhuận chưa phân phối 259 tỷ.

    Kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ:

    Doanh thu phần lớn đến từ mảng BĐS với 297 tỷ, doanh thu từ bán hàng và dịch vụ chỉ chiếm 82 tỷ. Cả 3 mảng doanh thu đều tăng trưởng so với cùng kỳ. Tương ứng thì giá vốn mảng BĐS là 154 tỷ, từ bán hàng và dịch vụ là 70 tỷ. Biên lợi nhuận gộp của mảng BĐS lên đến 48% so với cùng kỳ là 40%. Biên lợi nhuận gộp sẽ tăng dần trong tương lai do giá bán tăng dần đều còn giá vốn không đổi. Năm ngoái do Covid nên mảng dịch vụ khách sạn bị lỗ, năm nay mảng này đã mang về 6 tỷ lợi nhuận.

    Doanh thu hoạt động tài chính không đáng kể với 2.8 tỷ. Chi phí tài chính 39.2 tỷ trong đó 19.7 tỷ lãi vay và 19.5 tỷ là dự phòng giảm giá chứng khoán HUB. Khoản dự phòng này sẽ được hoàn nhập trong quý 3 do ghi nhận HUB sang đầu tư dài hạn ở dạng công ty liên kết.

    Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng lần lượt là 11.7 tỷ và 8.1 tỷ, một con số rất thấp đối với một doanh nghiệp BĐS như HDC. Lũy kế 6 tháng hai chi phí này là 19.8 tỷ và 16 tỷ. Chi phí quản lý doanh nghiệp bằng với cùng kỳ trong khi chi phí bán hàng tăng nhẹ 3.3 tỷ do đẩy mạnh hoạt động bán The Light.

    Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ quý 2 là 78.5 tỷ, lũy kế 6 tháng là 175.5 tỷ. Tăng lần lượt so với cùng kỳ là 21.9% và 23.6%.

    Lưu chuyển tiền tệ: Phù hợp với các mục khoản phải thu, hàng tồn kho, sản xuất dở dang dài hạn và nợ ngắn hạn & dài hạn thì dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm 396 tỷ, dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm 71 tỷ còn dòng tiền hoạt động tài chính dương 433 tỷ.

    Đánh giá sơ bộ:

    Về góc độ cơ bản

    Xét góc độ kết quả kinh doanh qua các quý đã qua thì doanh nghiệp luôn tăng trưởng và dư địa tăng trưởng trong 5 năm tới là rất khả thi.

    Xét về góc độ hệ số nợ, tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ thì doanh nghiệp là cao tuy nhiên rủi ro là thấp vì dòng tiền doanh nghiệp thu về rất tốt và đều do dự án đã và đang giai đoạn bán hàng, tiền thu về theo tiến độ. Chưa kể tài sản của doanh nghiệp có tính thanh khoản tốt và giá trị cao.

    Xét về góc độ sở hữu doanh nghiệp và lịch sử chia cổ tức thì có thể tin tưởng vào ban lãnh đạo.

    Xét về tiềm năng quỹ đất cũng như các dự án thì HDC thật sự hấp dẫn cho việc đầu tư nắm giữ dài hạn (ít nhất 5 năm tới). Giá trị của HDC đến từ các tố sau: thứ nhất một phần quỹ đất rộng lớn có giá vốn rất thấp và vị trí rất đắc địa do yếu tố cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thứ hai ban lãnh đạo công ty rất có tầm nhìn khi để dành được quỹ đất đắc địa đến tận hiện tại mới đưa vào khai thác để đón đầu quy hoạch, thứ ba ban lãnh đạo đi tiền rất giỏi trong việc thâu tóm thêm quỹ đất đẹp và sạch nhưng với giá hạt rẻ, thứ tư vị trí địa lý của Vũng Tàu mang lại cho HDC những tiềm năng tăng giá rất cao trong tương lai khi mà các dự án hạ tầng giao thông đang được triển khai mạnh mẽ để kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ, kết nối hạ tầng sân bay – cảng biển – cao tốc. Hiện quỹ đất HDC lên đến gần 500ha, chỉ riêng khai thác dự án The Light (49ha) cũng đem về lợi nhuận tương đương vốn hóa hiện tại (~5000 tỷ).

    Giá mục tiêu vào tháng 11 đến tháng 12/2022: Quanh 65k/cp

    Về góc độ kỹ thuật

    Trong nhóm BĐS thì HDC có quá trình hồi phục từ đáy mạnh mẽ nhất. Quý 3 và 4 hàng năm là chu kỳ tăng giá của HDC.

    Đồ thị kỹ thuật tại 15h ngày 08/08 cho thấy cổ phiếu đang rung rũ tại vùng kháng cự cũ 48-50, số phiên tích lũy quanh đây sang phiên thứ 8. Nhịp này nếu vượt 50 sẽ tăng tương đối mạnh, có thể lên đến vùng kháng cự tiếp theo là 58-60.
    sao_lai_the, Nvt_nvcoldinvestor thích bài này.
    Kysirong88 đã loan bài này
  4. Kysirong88

    Kysirong88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2016
    Đã được thích:
    517
    03.Tổng Công ty cp Đầu tư Quốc tế Viettel (Upcom) (Mã: VGI)
    Ngành nghề chính: Mạng viễn thông

    XEM NHANH BCTC_2022Q2
    [08/08/2022 – Giá 31.7]


    1. Cơ cấu cổ đông

    Tập đoàn Viettel nắm giữ 99.03% tương đương 3,014,205,300 trên 3,043,811,200 cổ phiếu. Số cổ phiếu trôi nổi theo lý thuyết còn ~29,500,000 cổ phiếu.

    2. Giao dịch cổ đông lớn

    Không có.

    3. Khối lượng – vốn hóa - cổ tức

    KL CP đang niêm yết : 3,043,811,200 cp
    KL CP đang lưu hành : 3,043,811,200 cp

    Cổ phiếu quỹ: 0

    Tại ngày 08/08/2022 giá đóng cửa là 31.700, vốn hóa 96,488.8 tỷ.
    Niêm yết lần đầu ngày 25/09/2018 với 2,243,811,200 cp
    Cổ tức: Không có

    4. Nghị quyết HĐQT gần nhất

    Số liệu theo tài liệu đại hội cổ đông thường niên 2022:

    Doanh thu 23,000 tỷ

    Lợi nhuận trước thuế: duy trì đạt dương đến tương đương 2021 là 880 tỷ

    Chia cổ tức: Không

    5. Xem nhanh BCTC Q2.2022

    Hiện VGI có 11 công ty con, 5 công ty liên kết và 1 công ty chuyển từ công ty con sang khoản đầu tư dài hạn do chưa thu thập được số liệu tài chính (nói nôm na là mất vốn) ở các thị trường Đông Timor, Campuchia, Mozambique, Haiti, Burundi, Tanzania, Lào, Myanmar, Cameroon. Do các công ty con và liên kết trải dài ở nhiều nước, lại là các nước chưa phát triển nên để phù hợp với góc nhìn đầu tư báo cáo phân tích sẽ phân tích dữ liệu của báo cáo tài chính công ty mẹ.

    Cân đối kế toán: (Sv đầu năm)

    Tiền và tiền gửi: Tăng 2,291 tỷ. Trong đó tiền và tương đương tiền giảm từ 779 tỷ về 397 tỷ còn tiền gửi có kỳ hạn tăng từ 6,396 lên 9,069 tỷ. Tổng lượng tiền tại 30/06 là 9,466 tỷ tương đương 17.92% tổng tài sản, một con số rất cao.

    Các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn: Dư nợ tổng lên đến 36,505 tỷ, chiếm 69.13% tổng tài sản. Trong đó: Phải thu khách hàng có dư nợ lên đến 21,058 tỷ. Phải thu về cho vay ngắn hạn lên đến 16,290 tỷ. Tất cả các khoản phải thu và cho vay đều là liên quan đến các công ty con và liên kết. Khoản cho vay có lãi suất trung bình 5.59% thời hạn 30 đến 60 tháng tùy từng công ty. Mục kế tiếp là phải thu khác lên đến 7,371 tỷ là các khoản thu lãi phạt chậm thanh toán và thu lãi cho vay, cũng là phát sinh với các công ty con và liên kết. Nợ xấu – dự phòng phải thu khó đòi lên đến 8,382 tỷ và tăng gần 2,000 tỷ so với đầu năm. Tất cả nói lên rằng phần lớn tài sản của công ty mẹ đều chuyển ra nước ngoài và trở thành những quả bom nổ chậm. Lãi lời đâu không thấy nhưng thấy những quả bom cứ ngày càng phình to và nổ ngày một lớn. So tốc độ tăng nợ xấu với kế hoạch kinh doanh duy trì đạt dương thì thấy mức vốn hóa VGI vẫn là quá cao để đầu tư.

    Hàng tồn kho: Giá trị nhỏ không trọng yếu.

    Tài sản ngắn hạn khác: Phần lớn là thuế GTGT được khấu trừ với giá trị 403 tỷ.

    Tài sản dài hạn: Phần lớn là phải thu dài hạn với giá trị 11,759 tỷ đã cộng vào cùng với phải thu ngắn hạn ở phía trên. Đầu tư tài chính dài hạn có giá trị 6,287 tỷ gồm đầu tư vào công ty con 3,057 tỷ và đầu tư vào công ty liên kết 4,407 tỷ. Trong số các khoản đầu tư này thì Tanzania trích lập dự phòng toàn bộ 1,177 tỷ; riêng Cameroon thì mất kiểm soát hoàn toàn cũng trích lập toàn bộ 583 tỷ. Khoản đầu tư lớn nhất là vào Myanmar thì chính trị của Myanmar tương đối bất ổn và kết quả kinh doanh tại thị trường này cũng đang lỗ.

    Nợ ngắn hạn và dài hạn: Tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn khoảng 5,700 tỷ (gốc vay là USD và quy đổi ra VND thì bị tăng thêm do USD đang tăng giá). Với lượng tiền VGI đang có thì khoản vay không quá rủi ro tuy nhiên với khoản phải thu và nợ khó đòi như hiện tại thì làm ra đồng nào đều đi nuôi ngân hàng hết.

    Vốn chủ sở hữu: 44,355 tỷ trong đó vốn góp không thay đổi từ khi lên sàn tháng 9/2018 là 30,438 tỷ, quỹ đầu tư phát triển 2,963 tỷ, lợi nhuận chưa phân phối 10,953 tỷ. Tuy nhiên đây là số liệu báo cáo công ty mẹ. Chúng ta cùng nhìn số liệu báo cáo hợp nhất từ khi lên sàn đến hiện tại như sau: lợi nhuận chưa phân phối quý 3/2018 là (5,116 tỷ) và hiện tại quý 2/2022 là (2,738 tỷ). Như vậy là sau gần 4 năm thì số lỗ lũy kế giảm được 2,378 tỷ. Nhỉnh hơn số nợ xấu tăng thêm trong 6 tháng đầu năm một chút.


    Đánh giá sơ bộ:

    Về góc độ cơ bản

    Yếu tố cơ cấu cổ đông là một điểm trừ lớn đối với VGI khi tập đoàn nắm đến hơn 99% và không có nhu cầu tăng vốn hay thoái vốn.

    Nếu xét góc độ tỷ suất hoàn vốn từ lợi nhuận trên vốn hóa thì mất gần 100 năm do đó đầu tư VGI theo góc độ cơ bản là vô cùng rủi ro và không thích hợp, nhất là khi cơ cấu cổ đông bất cân xứng như hiện tại.

    Nếu xét góc độ cơ cấu tài sản nguồn vốn thì mất cân đối nghiêm trọng khi khoản phải thu quá lớn và rủi ro nợ xấu quá cao với giá trị lớn.

    Xét về góc độ tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp thì mọi kỳ vọng cũng rất thiếu sở cứ để đảm bảo tăng trưởng mạnh và ổn định trong tương lai khi các thị trường đầu tư là những nước kém phát triển và thực tế chứng minh nhiều khoản đầu tư là rủi ro. Nhìn lại quá khứ thì lợi nhuận các năm trước cũng ở mức thấp và phập phù, lỗ lũy kế còn lớn.

    Kết luận là với case VGI không xứng đáng để đầu tư, chỉ có thể đầu cơ lướt sóng theo đồ thị kỹ thuật.

    Về góc độ kỹ thuật

    Với lượng cổ phiếu trôi nổi gần 30tr mà thanh khoản duy trì ở quanh 1tr là khá cao.

    Biên độ giá thường có xu hướng trong biên từ 27k đến 40k. Giá hiện tại đang trong xu hướng giảm từ gần kháng cự 35 về tới hiện tại là 31.7. Nếu muốn tham gia VGI thì nên chờ thị trường diễn biến xấu và giá về quanh 27k và lên lại vùng quanh 34-35 thì tiến hành chốt lời.
    Valenhuoldinvestor thích bài này.
  5. Nvt_nvc

    Nvt_nvc Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/12/2019
    Đã được thích:
    30
    Hub thấy dòng tiền đang vào, mua đk không bác.
  6. Kysirong88

    Kysirong88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2016
    Đã được thích:
    517
    Hub bản chất là kéo lên lại vùng 35-36 để HDC sang tên số lượng đang nhờ đứng tên, để hoàn tất thâu tóm Hub. Mua được nhưng giá mục tiêu chỉ quanh 35 thôi.
    Nvt_nvc thích bài này.
  7. Kysirong88

    Kysirong88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2016
    Đã được thích:
    517
    04.Tổng Công ty Viglacera (Hose) (Mã: VGC)
    Ngành nghề chính: Khu công nghiệp

    XEM NHANH BCTC_2022Q2

    [19/08/2022 – Giá 68.8]

    1. Cơ cấu cổ đông

    CTCP Hạ tầng GELEX nắm giữ 50.21%, bộ xây dựng nắm giữ 38.58%. Các quỹ nắm tổng hơn 7%. Trôi nổi ~ 4%.

    2. Giao dịch cổ đông lớn

    Phần lớn là quá trình thâu tóm của GELEX năm 2021.

    3. Khối lượng – vốn hóa - cổ tức

    KL CP đang niêm yết : 448,350,000 cp
    KL CP đang lưu hành : 448,350,000 cp

    Cổ phiếu quỹ: 0

    Tại ngày 19/08/2022 giá đóng cửa là 68.800, vốn hóa 30,846 tỷ.

    Niêm yết lần đầu ngày 29/05/2019 với 448,350,000 cp. Từ khi lên sàn chưa chia tách, toàn trả cổ tức bằng tiền, đây cũng là đặc thù doanh nghiệp gốc nhà nước.

    Cổ tức:

    - 17/05/2022: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 15%
    - 24/05/2021: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 11%
    - 07/07/2020: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 11%
    - 17/07/2019: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
    - 09/08/2018: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 9.5%
    - 29/12/2017: Phát hành cho CBCNV 21,350,000
    - 30/08/2017: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 9.5%
    - 08/06/2017: Phát hành riêng lẻ 120,000,000
    - 22/08/2016: Phát hành cho CBCNV 10,000
       Phát hành riêng lẻ 30,000,000
    - 09/08/2016: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 4%

    4. Nghị quyết HĐQT gần nhất

    Số liệu theo tài liệu đại hội cổ đông thường niên 2022:

    Doanh thu 15,000 tỷ (riêng cty mẹ là 6,500 tỷ)

    Lợi nhuận trước thuế: 1,700 tỷ (riêng cty mẹ là 1,200 tỷ)

    Lợi nhuận sau thuế: 1,350 tỷ (riêng cty mẹ là 960 tỷ)

    Chia cổ tức: 16% bằng tiền

    Do kết quả kinh doanh 6 tháng đã vượt kế hoạch năm nên sẽ tổ chức đại hội cổ đông bất thường ngày 7/9 để trình đại hội tạm ứng cổ tức 10% bằng tiền.

    5. Xem nhanh BCTC Q2.2022

    Hiện VGC có 21 công ty con, 6 công ty liên kết, 12 đơn vị phụ thuộc. Tập trung vào các lĩnh vực:

    - Lĩnh vực vật liệu: Nhà máy gạch, kính tiết kiệm năng lượng và gương cao cấp, sen vòi, kính nổi siêu trắng, nắp bệt và phụ kiện sứ vệ sinh, đất sét nung

    - Lĩnh vực bất động sản: Khu công nghiệp vừa đầu tư các KCN đang triển khai kết hợp khởi công mới cũng như khảo sát và chuẩn bị đầu tư (Quảng Ninh, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Huế, Hưng Yên, Thái Nguyên, Yên Bái, Lạng Sơn, Khánh Hòa). Khu đô thị và nhà ở: gồm nhà ở xã hội & nhà ở công nhân và nhà ở thương mại & khu du lịch nghỉ dưỡng.

    - Đầu tư nước ngoài: triển khai các dự án đầu tư tại Cuba. Ngoài ra, đơn vị cũng sẽ trình kế hoạch khảo sát, lập phương án đầu tư, báo cáo khả thi dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư khu công nghiệp, đô thị tại Cộng hòa Dominica tại ĐHCĐBT ngày 7/9.

    - Nghiên cứu, phát triển đào tạo

    - Chi tiết các khu công nghiệp xem trên website hoặc tại nghị quyết đại hội theo link sau: https://images1.cafef.vn/download/2...a-bien-ban-hop-h-c-thuong-nien-nam-2022-0.pdf


    Cân đối kế toán: (Sv đầu năm)

    Tiền và tiền gửi: Tương đương đầu kỳ. Tổng lượng tiền tại 30/06 là 2,936 tỷ tương đương 13.06% tổng tài sản, một con số rất cao.

    Các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn: Dư nợ tổng 1,426 tỷ, chiếm 6.34% tổng tài sản. Trong đó: Phải thu khách hàng ngắn hạn dư nợ tăng từ 698 tỷ lên 913 tỷ, phần lớn là phải thu khách hàng bên ngoài. Trả trước cho người bán tăng nhẹ từ 256 tỷ lên 284 tỷ. Phải thu về cho vay ngắn hạn nhỏ không đáng kể. Mục kế tiếp là phải thu khác cả ngắn và dài hạn tổng tăng 25 tỷ từ 518 lên 543 tỷ, trong đó quá nửa là tiền phải thu đền bù giải phóng mặt bằng. Dự phòng phải thu khó đòi tăng từ 300 lên 314 tỷ. Tuy nhiên toàn bộ giá trị khoản phải thu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản nên không phải trọng yếu.

    Hàng tồn kho: Tăng 272 tỷ từ 3,775 lên 4,047 tỷ. Phần lớn là nguyên vật liệu (767 tỷ), chi phí sxkd dở dang (1,158 tỷ) và thành phẩm (1,748 tỷ). Chiếm tỷ trọng 18% tổng tài sản.

    Tài sản ngắn hạn khác: Phần lớn là thuế GTGT được khấu trừ với giá trị 355 tỷ trên tổng tài sản ngắn hạn khác 479 tỷ.

    ðTổng tài sản ngắn hạn là 8,452 tỷ, chiếm 37.6% tổng tài sản. Tập trung lớn vào hàng tồn kho, tiền, sau cùng là khoản phải thu. Quản lý công nợ phải thu tốt. Như vậy phần hàng tồn kho phần lớn phục vụ lĩnh vực vật liệu.

    Tài sản cố định: Chiếm đa số là tài sản cố định hữu hình với nguyên giá lên đến 11,463 tỷ, hiện đã khấu hao tới 6,198 tỷ, giá trị còn lại là 5,264 tỷ (tập trung vào tài sản là nhà cửa và máy móc). Tổng toàn bộ giá trị còn lại tài sản cố định là 5,644 tỷ tương đương 25,11% tổng tài sản.

    Bất động sản đầu tư: Đây chính là các khu công nghiệp cho thuê (gồm quyền sử dụng đất và giá trị cơ sở hạ tầng). Giá trị nguyên giá là 7,721 tỷ, trong kỳ dù tăng thêm 1,270 tỷ nhưng số khấu hao trong kỳ cũng lên đến 1,268 tỷ. Lũy kế khấu hao lên đến 7,028 tỷ. Giá trị còn lại là 1,962 tỷ tương đương 8,73% tổng tài sản.

    Tài sản dở dang dài hạn: Đây chính là các dự án khu công nghiệp đang triển khai mở rộng và xây mới (chi tiết các dự án xem thuyết minh BCTC). Giá trị giảm 507 tỷ từ 5,205 tỷ về 4,698 tỷ do 1 số dự án hoàn thành chuyển sang bất động sản đầu tư và tài sản cố định (xem phần tăng trong kỳ do xây dựng cơ bản hoàn thành). Giá trị tài sản dở dang chiếm tỷ lệ 20.9 % tổng tài sản.

    Đầu tư tài chính dài hạn: Do là phân tích trên báo cáo hợp nhất nên mục này chỉ còn lại đầu tư vào công ty liên kết là phần lớn với giá trị tăng thêm 67 tỷ từ 609 tỷ lên 676 tỷ. Phần tăng này do tăng sở hữu công ty kính nổi VFG.

    ðTổng tài sản dài hạn là 14,023 tỷ, chiếm 62.4% tổng tài sản. Tập trung lớn vào tài sản cố định, tài sản dở dang, sau cùng là bất động sản đầu tư. Như vậy phần lớn tài sản dài hạn phục vụ lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp.

    Nợ ngắn hạn và dài hạn: Tổng nợ phải trả là 13,362 tỷ tuy nhiên phần lớn trong số đó là tiền chiếm dụng, nó đến từ doanh thu chưa thực hiện, người mua trả tiền trước, phải trả người bán và chi phí phải trả. Vay ngắn hạn và dài hạn tổng là 3,345 tỷ, chưa bằng vốn điều lệ công ty mẹ và chỉ hơn số tiền mặt vài trăm tỷ. Với việc số tiền chiếm dụng lớn thì đây là lợi thế trong việc đầu tư các dự án KCN mới mà chi phí lãi vay sẽ được giảm đáng kể.

    Vốn chủ sở hữu: 9,113 tỷ trong đó vốn góp không thay đổi từ khi lên sàn tháng là 4,483 tỷ, thặng dư vốn cổ phần 929 tỷ, quỹ đầu tư phát triển 2,963 tỷ, lợi nhuận chưa phân phối 1,727 tỷ, lợi ích cổ đông không kiểm soát là 1,432 tỷ. Nếu nhìn lại các năm từ 2020 trở về trước thì lợi nhuận năm luôn quanh 500-600 tỷ, từ 2021 lợi nhuận đã vọt lên 1,200 tỷ và mới 6 tháng đầu năm 2022 đã đạt 1,400 tỷ. 2021 khi về thuộc hệ sinh thái Gelex có thể là bước ngoặt mới của VGC.

    Kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ:

    Doanh thu lũy kế 6 tháng của VGC đến từ các mảng: hàng hóa bất động sản (898 tỷ sv 245 tỷ cùng kỳ); kính và gương (1,514 tỷ sv 478 tỷ cùng kỳ); sứ sen vòi và phụ kiện (526 tỷ sv 522 tỷ cùng kỳ); gạch ốp lát (1,510 tỷ sv 1,139 tỷ cùng kỳ); gạch ngói ( 866 tỷ sv 849 tỷ cùng kỳ); cho thuê bđs kcn ( 2,352 tỷ sv 1,683 tỷ cùng kỳ).

    Nhìn vào cơ cấu doanh thu ta thấy rõ ràng mảng bđs kcn và kính gương đang tăng trưởng mạnh và dẫn đầu về tỷ trọng, mảng bất động sản tuy tỷ trọng thứ 4 nhưng tốc độ tăng lại thuộc loại mạnh nhất cùng với kính gương. VGC cũng tăng sở hữu công ty sx kính gương và tăng cường đầu tư vào các dự án kcn thông qua số liệu tài sản dở dang dài hạn, bđs đầu tư, tài sản cố định do đó tiềm năng trong tương lai còn mở rộng.


    Sau khi so sánh giá vốn tương ứng từng loại doanh thu ta sẽ ra được biên lợi nhuận của từng mảng như sau: hàng hóa bất động sản (47% sv 36% cùng kỳ); kính và gương (39% sv 23% cùng kỳ); sứ sen vòi và phụ kiện (35% sv 28% cùng kỳ); gạch ốp lát (18% sv 25% cùng kỳ); gạch ngói ( 12% sv 10% cùng kỳ); cho thuê bđs kcn ( 45% tỷ sv 39% cùng kỳ). Rõ ràng các mảng tăng trưởng mạnh nhất lại có biên lợi nhuận tăng trưởng cao nhất, điều này lý giải cho việc lợi nhuận lũy kế 6 tháng tăng mạnh vượt kế hoạch.

    Lợi nhuận tăng trưởng mạnh do biên lợi nhuận cao trong các mảng doanh thu lớn cho thấy việc đặt kế hoạch kinh doanh năm quá thận trọng hoặc áp biên lợi nhuận quá thấp trên doanh thu nhằm tạo ra kịch bản vượt kế hoạch, không loại trừ việc này phục vụ cho việc gom cổ phiếu và kéo cổ phiếu.

    Ngoài giá vốn chiếm phần lớn chi phí thì các chi phí tài chính cũng như chi phí vận hành (bán hàng và quản lý doanh nghiệp) chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.

    Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là 1,654 tỷ, hoạt động đầu tư là (1,019 tỷ), hoạt động tài chính là (538 tỷ).

    Lũy kế 2 quý doanh thu thuần của Viglacera đạt 8.100 tỷ đồng, tăng 52,8% so với nửa đầu năm 2021. Trong đó, doanh thu bán các sản phẩm kính, gương đạt 1.514 tỷ đồng, chiếm 19% tổng doanh thu và gấp 3,2 lần cùng kỳ 2021. Doanh thu cho thuê hạ tầng khu công nghiệp tăng 40% lên 2.352 tỷ đồng.

    Kết quả sau khi trừ đi các chi phí, doanh nghiệp đã thu về 1.442 tỷ đồng lãi sau thuế, gấp 2,3 lần cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1.342 tỷ đồng, gấp 2,2 lần. Năm nay, công ty đã thông qua mục tiêu doanh thu hợp nhất 15.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.700 tỷ đồng, lần lượt tăng 34% và 10% so với thực hiện năm 2021. Như vậy, sau 6 tháng, Viglacera đã hoàn thành 54% kế hoạch doanh thu và đã vượt chỉ tiêu lợi nhuận năm.

    Theo giải trình, lợi nhuận ròng nửa đầu năm tăng nhờ việc doanh thu mảng bất động sản tiếp tục tăng. Ngoài ra, Viglacera đã nâng sở hữu từ 35% lên 65% vốn điều lệ của công ty Kính nổi siêu trắng Phú Mỹ từ quý IV/2021 nên lợi nhuận của đơn vị này cũng đóng góp thêm vào sự tăng trưởng chung của tổng công ty.

    Xét riêng về kết quả kinh doanh quý II, Viglacera ghi nhận doanh thu thuần 4.268 tỷ đồng, tăng 45,3% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 641 tỷ đồng, tăng 91%.

    Đánh giá sơ bộ:

    Về góc độ cơ bản

    Cơ cấu cổ đông cô đặc trong đó có yếu tố sở hữu nhà nước là một điểm cộng tạo ra thế cân bằng giữa Gelex và nhà nước. Các đội lái cũng không dám đánh “láo” vì doanh nghiệp vẫn đang có gần 40% sở hữu thuộc nhà nước.

    Nếu xét góc độ cơ cấu tài sản nguồn vốn thì nợ vay thấp, nợ chiếm dụng tốt, cơ cấu tài sản ngắn hạn, dài hạn và nguồn vốn rất hợp lý.

    Xét về góc độ tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp thì do xuất thân là doanh nghiệp trực thuộc bộ xây dựng nên các dự án của doanh nghiệp có nhiều lợi thế về vị trí và quy mô. Hiện Việt Nam đang là thỏi nam châm hút FDI mạnh nên VGC đang có thiên thời.

    Nếu giả sử kết quả kinh doanh 2 quý cuối năm bằng 2 quý đầu năm thì lợi nhuận sau thuế của VGC ~ 2,700 tỷ tương đương EPS ~ 6,000 đ/cp. Nếu P/E thị trường chấp nhận ở ngưỡng 15 thì giá trị hợp lý của VGC có thể lên ~ 90.000 vnd. Nếu P/E ở ngưỡng 13 thì giá trị hợp lý của VGC ở ~ 78.000 vnd ở cuối năm nay.

    Kết luận là với case VGC là một doanh nghiệp tốt, đang hưởng lợi từ câu chuyện FDI đổ về Việt Nam mạnh. Đã trở thành công ty con trong hệ sinh thái Gelex nên giá cổ phiếu có thể được đẩy lên cao dao động quanh vùng giá trị hợp lý nhằm đạt được mục đích phía sau (có thể là cầm cố cổ phiếu để vay phục vụ cho hệ sinh thái Gelex là một kịch bản do sức ép từ việc phải trả nợ trái phiếu trước hạn).

    Về góc độ kỹ thuật

    Cổ phiếu có pha quay xe ATC kéo tím và là cổ tím duy nhất sàn Hose phiên ngày 19/08/2022. Giá đóng cửa tạo đỉnh thời đại. Với việc trôi nổi chỉ có ~4% tương đương ~ 18tr cổ phiếu thì giá cổ phiếu có thể kéo tăng giảm theo ý muốn nhằm đạt được mục đích phía sau. Mục đích là gì thì bạn tự nhận định nhé. Vì trôi nổi ít vậy thì úp bô cũng không phải. Nền giá cao sẽ được duy trì tạo mặt bằng mới.

    Trong thị trường downtrend nhưng giá cổ phiếu tăng từ 30 lên đến gần 70 và đang ở đỉnh thời đại thì quá mạnh. Điểm mua mới phải chờ các nhịp chỉnh và tích lũy, tốt nhất là chờ nhịp giảm về quanh 60 nếu có. Target có thể lấy định giá làm mốc tham chiếu. Tuy nhiên do yếu tố thị trường rủi ro nên việc ra vào theo nhịp sóng, xem tín hiệu kỹ thuật đảo chiều sẽ tối ưu hơn là ôm chờ đến target.
    dhtvinh thích bài này.
    Kysirong88 đã loan bài này
  8. Kysirong88

    Kysirong88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2016
    Đã được thích:
    517
    05.Công ty cổ phần tập đoàn Nam Me Kong (Hnx) (Mã: VC3)
    Ngành nghề chính: Xây dựng
    XEM NHANH BCTC_2022Q2
    [22/08/2022 – Giá 42.8]


    1. Cơ cấu cổ đông

    Ông Kiều Xuân Nam có 34.020.034 cp chiếm 50.92%.
    Các cổ đông lớn khác năm giữ 33.33%.
    Trôi nổi 15.75% tương đương 10.5tr cổ phiếu.
    Không có sự tham gia của tổ chức nào.

    2. Giao dịch cổ đông lớn

    Kiều Xuân Nam - Chủ tịch HĐQT - đã mua 14.643.750 CP
    - Tên cá nhân thực hiện giao dịch: Kiều Xuân Nam
    - Chức vụ hiện nay tại TCNY: Chủ tịch HĐQT
    - Số lượng cổ phiếu nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch: 0 CP (tỷ lệ 0%)
    - Số lượng cổ phiếu đăng ký mua: 14.643.750 CP
    - Số lượng cổ phiếu đã mua: 14.643.750 CP
    - Số lượng cổ phiếu nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch: 14.643.750 CP (tỷ lệ 24%)
    - Ngày bắt đầu giao dịch: 05/04/2021
    - Ngày kết thúc giao dịch: 26/04/2021.
    - Giá vốn trung bình mua tháng 04/2021: 20,700 vnd/cp (GDTT giá trị khoảng 300 tỷ)

    Ngày 25/06/2021 ra nghị quyết đại hội cổ đông bất thường cho phép ông Kiều Xuân Nam được nhận chuyển nhượng cổ phần từ các thành viên khác để nâng sở hữu lên 56.82% mà không phải chào mua công khai. Thực tế thực hiện như sau:

    - Số lượng cổ phiếu nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch: 14.643.750 CP (tỷ lệ 24%)
    - Số lượng cổ phiếu đăng ký mua: 16.474.227 CP
    - Số lượng cổ phiếu đã mua: 16.474.227 CP
    - Số lượng cổ phiếu nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch: 31.117.977 CP (tỷ lệ 51%) (trước chia cổ tức 9.5%)
    - Ngày bắt đầu giao dịch: 07/07/2021
    - Ngày kết thúc giao dịch: 29/07/2021.
    - Giá vốn trung bình mua tháng 07/2021: 19,700 vnd/cp

    Tại thời điểm trước khi chia cổ tức 9.5% số cổ phiếu lưu hành: 61.015.642

    Sau khi chia cổ tức sổ cổ lưu hành: 66.811.848

    Sau chia cổ tức ông Kiều Xuân Nam có 34.020.034 cp chiếm 50.92%.

    Các cổ đông lớn khác năm giữ 33.33%.

    Trôi nổi 15.75% tương đương 10.5tr cổ phiếu.

    3. Khối lượng – vốn hóa - cổ tức

    KL CP đang niêm yết : 66,811,848 cp
    KL CP đang lưu hành : 100,217,772 cp

    Nếu sắp tới chia cổ tức 2021 thêm 7% thì số cổ phiếu lên: 107,233,016 cp.

    Cổ phiếu quỹ: 0

    Tại ngày 22/08/2022 giá đóng cửa là 42.800, vốn hóa 4,289 tỷ.

    Niêm yết lần đầu ngày 13/12/2007 với 8,000,000 cp. Từ khi ông Kiều Xuân Nam thâu tóm VC3 thì tốc độ tăng vốn diễn ra liên tiếp bằng việc trả cổ tức bù cho 2018, 2019 và bán ưu đãi tỷ lệ 2:1 cho cổ đông hiện hữu giá 10k.

    Cổ tức:

    - 03/08/2022: Bán ưu đãi, tỷ lệ 2:1, giá 10000 đ/cp
    - 29/07/2021: Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 1000:95 (9.5% cho 2018 và 2019)
    - 08/11/2019: Bán ưu đãi, tỷ lệ 1:1, giá 10000 đ/cp
       Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 100:15
    - 11/04/2017: Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 100:29
       Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 5%
    - 06/06/2016: Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 100:10
       Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 8%
    - 03/11/2015: Thưởng bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 2:3
    - 22/09/2015: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 15%
    - 25/06/2014: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 5%
    - 20/05/2014: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 5%
    - 13/11/2013: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 5%
    - 10/09/2013: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 5%
    - 23/04/2012: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 4%
    - 02/03/2012: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 18%
    - 17/03/2010: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 18%
    - 06/03/2009: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 3%
    - 22/12/2008: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 15%
    - 13/03/2008: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 17%

    4. Nghị quyết HĐQT gần nhất

    Số liệu theo tài liệu đại hội cổ đông thường niên 2022:
    Doanh thu 2,065 tỷ (gấp gần 8 lần 2021); mảng BĐS đóng góp 2,030 tỷ.
    Lợi nhuận trước thuế: 835 tỷ
    Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ: 668 tỷ
    Chia cổ tức 2021: 7% bằng cổ phiếu
    Chia cổ tức 2022: 80%

    Thông qua kế hoạch đầu tư dự án “Tổ hợp thương mại dịch vụ và nhà ở Đồng Hới tại đường Hữu Nghị, tp Đồng Hới” quy mô 5.8ha, tổng mức đầu tư 800 tỷ, thực hiện 36 tháng. Dự án bao gồm diện tích cây xanh, bãi đỗ xe, hạ tầng chiếm khoảng 50%, còn lại là khoảng 130 căn liền kề cùng 01 tòa cao tầng chung cư kết hợp kinh doanh. Theo đó, công ty này sẽ liên danh với CTCP Đầu tư và Phát triển Thiên Hà Xanh (Thiên Hà Xanh) lập ra công ty TNHH Đầu tư xây dựng và phát triển Hữu Nghị để thực hiện dự án. Phần vốn góp của nhà đầu tư ở dự án vừa nêu là 160 tỉ đồng. Trong đó, VC3 góp 56 tỉ đồng (35%), còn Thiên Hà Xanh sẽ góp 104 tỉ đồng (65%). Thiên Hà Xanh được thành lập từ tháng 5/2020, do ông Kiều Xuân Nam và các ông Phạm Xuân Ưởng, Đinh Văn Hiệp, là cổ đông sáng lập. Trong đó, vị Chủ tịch HĐQT VC3 góp 240 tỉ đồng, chiếm 80% vốn điều lệ.

    Thông qua tổng mức đầu tư dự án Bảo Ninh 2: 2500 tỷ với quy mô 18.2ha. Dự án cung cấp các sản phẩm đa dạng gồm Hotel Boutique, Biệt thự, Nhà liền kề và Căn hộ chung cư gắn liền với quyền sử dụng đất lâu dài cụ thể gồm 299 căn Biệt thự, Nhà ở kết hợp thương mại sở hữu đất lâu dài và 3 tòa căn hộ chung cư với khoảng 1.320 căn hộ. Dự án được bao bọc bởi hai tuyến đường lớn trên bán đảo Bảo Ninh là đại lộ Võ Nguyên Giáp và đường Điện Biên Phủ. Theo thông tin báo chí thì dự án có tổng mức đầu tư hơn 5.500 tỷ đồng, dự kiến thực hiện và hoàn thành toàn bộ Dự án trong năm 2024. Với tiến độ thi công hiện tại, dự kiến các sản phẩm của Dự án sẽ được bàn giao cho khách hàng từ Quý 4/2022 và sẽ mang về cho Tập đoàn hơn 5.600 tỷ đồng từ doanh thu bán hàng trong năm 2022 và 2023. Các khách hàng đã ký hợp đồng mua bán với toàn bộ sản phẩm của đợt mở bán đầu tiên vào tháng 03/2022 với hơn 40% số lượng sản phẩm của Dự án. Về mặt địa lý Bảo Ninh là bán đảo với 1 bên là biển, 1 bên là sông Nhật Lệ, bán đảo nối với thành phố Đồng Hới bởi cầu Nhật Lệ 1 và 2 nên có vị trí vô cùng đắc địa.

    https://zingnews.vn/ban-dao-bao-nin...BOjiO9bD9FHxy-5K__8qewRKuUTJwAyoh_UuqHd3DrVzg

    Thông qua chào bán trái phiếu kỳ hạn 2-3 năm với tổng giá trị 2,000 tỷ.

    5. Xem nhanh BCTC Q2.2022

    Các hoạt động đáng lưu ý từ khi ông Kiều Xuân Nam thâu tóm VC3:

    - Sáp nhập Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bảo Ninh vào Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Mê Kông: Công ty Bảo Ninh do chính ông Nam làm chủ tịch. Mục đích thâu tóm là để tăng vốn phát triển dự án “Khu đô thị Bảo Ninh 2 - (La Celia City”.

    Quá trình tăng vốn gồm chia 9.5% cổ tức của 2018 và 2019; phát hành thêm tỷ lệ 2:1 cho cổ đông hiện hữu thu về 334 tỷ (ngày GDKHQ 03/08/2022)(nộp tiền sử dụng đất 200 tỷ và xây dựng các công trình trên đất 134 tỷ).

    - Dấu ấn cá nhân ông Kiều Xuân Nam: https://s.cafef.vn/vc3-506247/dau-an-doanh-nhan-kieu-xuan-nam-o-mekong-group-vc3.chn


    Cân đối kế toán: (Sv đầu năm)

    Do dữ liệu báo cáo công ty mẹ khác biệt không quá lớn báo cáo hợp nhất, do đó bài phân tích này sẽ phân tích trên chính dữ liệu công ty mẹ, sử dụng báo cáo tài chính riêng để đánh giá và phân tích.

    Tiền và tiền gửi: Do hoạt động tăng vốn diễn ra vào tháng 8 nên tại báo cáo quý 2 chưa có số liệu dòng tiền này. Tại 30/06 số dư tiền tăng thêm 130 tỷ, cụ thể tiền gửi kỳ hạn 6 đến 12 tháng giảm 143 tỷ từ 263 về 120 tỷ nhưng tiền gửi kỳ hạn dưới 3 tháng và tiền ở tài khoản ngân hàng tăng mạnh 273 tỷ từ 293 lên 566 tỷ. Tổng tiền đạt 686 tỷ chiếm 20.8% tổng tài sản, một lượng tiền mặt lớn. Động thái chuyển từ tiền có kỳ hạn sang tiền gửi ngân hàng phục vụ quá trình đầu tư dự án Bảo Ninh đang thi công.

    Các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn: Phải thu dài hạn chỉ vỏn vẹn 117tr nên có thể bỏ qua. Phải thu ngắn hạn tăng mạnh 279 tỷ từ 401 lên 680 tỷ. Trong đó phải thu khách hàng chỉ 48 tỷ (giảm từ 60 tỷ về); phải thu về cho vay 81.5 tỷ (giảm từ 93.8 tỷ về); phải thu khác 49.5 tỷ (tăng từ 23 tỷ lên); khoản lớn nhất là trả trước cho người bán là các nhà thầu dự án với tổng mức 541 tỷ (tăng từ 263 tỷ) – tập trung gần như tuyệt đối ở nhà thầu dự án Bảo Ninh 2 (tăng từ 35 lên 315 tỷ). Tỷ trọng khoản phải thu tương đương tỷ trọng của tiền và phần lớn trả cho nhà thầu nên khoản mục này chấp nhận được dù phần trả trước cho nhà thầu dự án The Charms giá trị 202 tỷ duy trì từ đầu năm nhưng hàng tồn kho lại gần như không có cũng là một vấn đề cần lưu ý. Dự phòng nợ phải thu không đáng kể.

    Hàng tồn kho: Tăng hơn 4 lần so với đầu năm, từ 423 tỷ lên 1707 tỷ. Chiếm tỷ trọng 51.79% tổng tài sản. Trong đó riêng dự án Bảo Ninh 2 đã tăng từ 355 tỷ lên 1642 tỷ. Hiện dự án đã xong phần thô nhiều khu nhà liền kề, đã mở bán đợt 1 vào tháng 03/2022 với hơn 40% sản phẩm toàn dự án và đã bán hết. Dự kiến bàn giao lần đầu tiên vào quý 4/2022 để có thể ghi nhận doanh thu lợi nhuận cho cả năm như kế hoạch đề ra. Mặc dù dự án The Charms – Bình Dương (khu đô thị mới phường Hòa Phú, tp Thủ Dầu Một, quy mô 1.31ha) có phần trả trước người bán cũng lên đến 202 tỷ (không đổi so với đầu năm) nhưng giá trị hàng tồn kho chỉ vỏn vẹn 2.2 tỷ. Đây là vấn đề cần lưu ý.

    Tài sản ngắn hạn khác: Không đáng kể.

    ðTổng tài sản ngắn hạn là 3,076 tỷ, chiếm 93.3% tổng tài sản. Tập trung lớn vào hàng tồn kho, tiền, sau cùng là khoản phải thu. Quản lý công nợ phải thu tốt. Như vậy doanh thu lợi nhuận tập trung hết vào dự án Bảo Ninh 2.

    Tài sản cố định: Không đáng kể với 20.2 tỷ dù trong kỳ có tăng 12.8 tỷ do mua phương tiện vận tải.

    Bất động sản đầu tư: Không đáng kể với giá trị còn lại 18.3 tỷ trên nguyên giá 57.7 tỷ, là giá trị quyền sử dụng đất và cơ sở hạ tầng chợ Thương (Bắc Giang) và chợ Bo (Thái Bình)

    Tài sản dở dang dài hạn: Không đáng kể với 4.5 tỷ (nhà máy điện gió Kim Ngân – Quảng Bình và nhà máy điện gió Thanh Sơn – Quảng Bình).

    Đầu tư tài chính dài hạn: Phát sinh khoản đầu tư vào công ty liên kết Mekonghomes với giá trị 90 tỷ (theo đăng ký là góp 120 tỷ cho 40%). Hiện mới góp tương đương 30%. Ngoài ra còn khoản đầu tư vào công ty con 80 tỷ không đổi và 1 tỷ vào công ty tnhh Hoàng Kim Thái Nguyên nâng tổng giá trị các khoản đầu tư là 171 tỷ.

    ðTổng tài sản dài hạn là 220 tỷ, chiếm 6.7% tổng tài sản. Tập trung chủ yếu vào công ty con và công ty liên kết mới phát sinh. Về cơ bản tài sản dài hạn không tạo ra nhiều giá trị trong cơ cấu doanh thu lợi nhuận.

    Nợ ngắn hạn và dài hạn: Tổng nợ phải trả là 2,532 tỷ tuy nhiên phần lớn trong số đó là tiền chiếm dụng, nó đến từ người mua trả tiền trước, phải trả ngắn hạn khác và thuế phải nộp. Vay ngắn hạn và dài hạn tổng là 1,142 tỷ, lớn hơn một phần không đáng kể vốn điều lệ sau khi VC3 phát hành thêm. Cụ thể, khoản người mua trả trước đều từ dự án Bảo Ninh với số tiền 662 tỷ; tiền thuế sử dụng đất 435 tỷ, phải trả ngắn hạn khác là khách đặt cọc dự án Bảo Ninh số tiền 148 tỷ. Vay ngắn hạn 1,019 tỷ (phần lớn là vay TCB cho dự án Bảo Ninh 2). Vay dài hạn 123 tỷ (phần lớn là vay TCB cho dự án The Charms).

    Vốn chủ sở hữu: 764 tỷ trong đó vốn góp là 668 tỷ (đã tăng lên 1002 tỷ tại thời điểm làm báo cáo do đã phát hành tăng vốn), thặng dư vốn cổ phần 1.8 tỷ, quỹ đầu tư phát triển 2.1 tỷ, lợi nhuận chưa phân phối 91.8 tỷ. Nếu nhìn lại các năm từ 2021 trở về trước thì lợi nhuận năm luôn rất thấp, thậm chí 6 tháng đầu năm mới chỉ lãi chưa đến 2 tỷ.

    Kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ:

    6 tháng đầu năm hoạt động kinh doanh gần như không có gì, toàn bộ tập trung cho dự án Bảo Ninh 2.
    Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là (407) tỷ, hoạt động đầu tư là 79.4, hoạt động tài chính là 601 tỷ.
    Với việc bàn giao nhà vào quý 4 thì quý 3 hứa hẹn tiếp tục chưa phát sinh doanh thu lợi nhuận, tất cả chờ đợi ở quý 4.


    Đánh giá sơ bộ:

    Về góc độ cơ bản

    Cơ cấu cổ đông tương đối cô đặc tuy nhiên lại toàn cổ đông cá nhân nên nếu giá cổ phiếu lên cao hoàn toàn có thể bị bán bất cứ lúc nào. Mức chia cổ tức kế hoạch cao tuy nhiên xác suất cao lại tiếp tục chia cổ phiếu để tăng vốn.

    Nếu xét góc độ cơ cấu tài sản nguồn vốn thì nợ vay chấp nhận được, nợ chiếm dụng tốt, cơ cấu tài sản ngắn hạn, dài hạn và nguồn vốn tương đối hợp lý. Dòng tiền bán hàng và tiền từ tăng vốn tạo ra sự an toàn cho cơ cấu tài chính.

    Xét về góc độ tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp thì hiện cả công ty chỉ tập trung vào dự án Bảo Ninh 2. Nên kết quả kinh doanh chỉ duy trì đột biến được từ quý 4 đến 2023 hoặc đến đầu 2024.

    Nếu giả sử kết quả kinh doanh cả năm hoàn thành như kế hoạch đề ra thì lợi nhuận sau thuế của VC3 ~ 670 tỷ trên số cổ phiếu 107tr tương đương EPS ~ 6,200 đ/cp. Việc duy trì mức EPS này là không kéo dài nên nếu P/E thị trường chấp nhận ở ngưỡng 12 thì giá trị hợp lý của VC3 ở ~ 74.000 vnd ở cuối năm nay.

    Kết luận là với case VC3 là một doanh nghiệp nhiều tham vọng, tuy nhiên cũng có nhiều rủi ro vì dự án đang triển khai chỉ có duy nhất Bảo Ninh 2, nếu thị trường BĐS cũng như tín dụng có vấn đề thì doanh thu lợi nhuận sẽ gặp khó. Nhà đầu tư có thể tham gia trong giai đoạn 2022-2023.

    Về góc độ kỹ thuật

    Cổ phiếu đã tăng mạnh từ khi ông Kiều Xuân Nam hoàn tất việc đưa tỷ lệ sở hữu từ 0 lên hơn 50%. Giá đã tăng từ nền giá 15 vọt lên quanh 45, tức gấp 3 lần từ 07/2021 đến nay. Thanh khoản cổ phiếu chỉ quanh 250 đến 300k cp/phiên do đó không nên nắm số lượng cổ phiếu quá 1/3 lượng thanh khoản.

    Tại thời điểm hiện tại, cổ phiếu có nhịp tăng từ 30 lên 48.9 và đang điều chỉnh, kết phiên ngày 22/8 giá đóng cửa tại 42.8k. Đây vẫn là vùng khó giải ngân mua mới. Nhà đầu tư có thể canh nhịp giảm chung của Vnindex, VC3 chỉnh về vùng bứt tốc ở nền giá 35 thì có thể giải ngân.

    Chúc ACE có một case đầu tư thú vị sau khi đọc bài phân tích. Để nhận được nhiều tư vấn và phân tích chuyên sâu hãy liên hệ mobile/**** 0983.57.27.87
  9. Kysirong88

    Kysirong88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2016
    Đã được thích:
    517
    06.Công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô (Hose) (Mã: HDG)
    Ngành nghề chính: Bất động sản
    XEM NHANH BCTC_2022Q2
    [24/08/2022 – Giá 55.5]


    1. Cơ cấu cổ đông

    Ông Nguyễn Trọng Thông (chủ tịch) có 77.858.046 cp chiếm 31.83%.
    Ông Nguyễn Văn Tô (phó chủ tịch) cùng vợ có 26.468.113 cp chiếm 10.82%.
    Các cổ đông lớn khác cùng các quỹ, công ty chứng khoán năm giữ 21.15%.
    Trôi nổi 36.2% tương đương 88.5tr cổ phiếu.

    2. Giao dịch cổ đông lớn

    Tính từ tháng 03/2021 đến hiện tại thì nhà đầu tư cá nhân Nguyễn Phương Đông liên tục mua vào nâng tỷ lệ sở hữu lên 6.79%. Chứng khoán Bản Việt mua ròng hơn 9tr cp nâng tỷ lệ sở hữu lên 4.95% (đã có lúc là 5.29%). Hai quỹ của DC cũng mua ròng chiếm tỷ lệ 4.56%. Duy nhất chị gái chủ tịch bán ra 300k cp.

    3. Khối lượng – vốn hóa - cổ tức

    KL CP đang niêm yết : 203,838,815 cp
    KL CP đang lưu hành : 244,612,898 cp

    Cổ tức 2021 mới chia 20% và niêm yết bổ sung vào 25/08: 40,767,083 cp.

    Cổ phiếu quỹ: 0
    Tại ngày 24/08/2022 giá đóng cửa là 55.500, vốn hóa 13,576 tỷ.
    Niêm yết lần đầu ngày 02/02/2010 với 13,500,000 cp.
    Cổ tức:

    - 06/07/2022: Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 100:20
    - 17/03/2022: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
    - 08/02/2022: Phát hành riêng lẻ 7,481,400
    - 21/12/2021: Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 100:20
    - 25/01/2021: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
    - 15/06/2020: Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 100:30
    - 26/12/2019: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
    - 11/06/2019: Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 100:25
    - 24/12/2018: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
    - 07/08/2018: Bán ưu đãi, tỷ lệ 100:10, giá 10000 đ/cp
       Thưởng bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 100:15
    - 27/02/2018: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 5%
    - 24/03/2017: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
    - 19/08/2016: Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 10:1
       Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 5%
    - 16/02/2016: Phát hành cho CBCNV 651,540
    - 16/11/2015: Thưởng bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 100:5
    - 08/07/2014: Thưởng bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 100:17
    - 27/12/2013: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 5%
    - 19/12/2013: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 7%
    - 06/06/2013: Thưởng bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 10:1
    - 21/02/2013: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 5%
    - 18/07/2012: Thưởng bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 4:1
    - 23/12/2011: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
    - 12/01/2011: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%

    4. Nghị quyết HĐQT gần nhất

    Số liệu theo tài liệu đại hội cổ đông thường niên 2022:
    Doanh thu hợp nhất 3,703 tỷ (95% sv thực hiện 2021);
    Lợi nhuận sau thuế hợp nhất: 1,344 tỷ (bằng 2021)
    Chia cổ tức 2022: 25% vốn điều lệ. (Hình thức chốt sau).
    Thực hiện Esop tối đa không quá 1% số cổ phiếu lưu hành tại thời điểm phát hành. Hạn chế chuyển nhượng tối thiểu 1 năm, chưa có giá bán.
    Kế hoạch cho các năm tiếp theo (DTHN – LNST HN) như sau:

    2022: 3,703 – 1,344 => tương ứng LNST 1,096 cty mẹ ~ EPS 2022 = 4.500đ/cp
    2023: 4,974 – 1,713
    2024: 7,531 – 2,092
    2025: 10,308 – 2,552

    Năm 2021 hoàn thành đưa 3 nhà máy điện đi vào vận hành nâng tổng công suất toàn tập đoàn lên 462MW, sản lượng điện 902 triệu KWh. Nhà máy điện gió 7A hưởng giá FIT 8.35 cents/kwh; nhà máy thủy điện sông Tranh 4 và Đakmi 2. Ngoài ra các nhà máy điện đã vận hành gồm: điện mặt trời Hồng Phong 4, điện mặt trời SP Infra 1, các nhà máy thủy điện (Zahung, Nhạn Hạc, Nậm Pông)
    Mở bán thành công HaDo Charm Villas. EPS 2021 đạt 5.447đ/cp.
    2021 mảng BĐS không đạt kế hoạch đề ra. Bù lại mảng năng lượng lại có kết quả vượt kế hoạch từ sản lượng, doanh thu đến lợi nhuận.

    Năm 2022 tập trung đẩy mạnh các dự án BĐS trọng điểm. Mảng năng lượng tiếp tục đầu tư và tìm kiếm phát triển thêm các năng lượng tái tạo tại các tỉnh có tiềm năng cao. Mục tiêu đạt 1000 MW vào 2025.

    5. Xem nhanh BCTC Q2.2022

    Công ty có 14 công ty con và 1 công ty liên kết. 13/14 công ty tỷ lệ sở hữu trên 60%, đa số là sở hữu trên 80%. Duy nhất Zahung sở hữu chỉ 51.57%.

    Do khoản đầu tư vào công ty con chiếm đến 5,400 tỷ trong khi tổng tài sản công ty mẹ chỉ 8,421 tỷ. Do đó báo cáo này sẽ phân tích trên báo cáo hợp nhất để phản ánh đầy đủ tình hình kinh doanh và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.

    Cân đối kế toán: (Sv đầu năm)

    Tiền và tiền gửi: Tương đương đầu năm. Tổng tiền đạt 920 tỷ chiếm 5.84% tổng tài sản, một lượng tiền mặt đủ mạnh để vận hành doanh nghiệp.

    Các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn: Phải thu dài hạn chỉ 15 tỷ nên có thể bỏ qua. Phải thu ngắn hạn giảm 95 tỷ từ 1,712 về 1,617 tỷ. Trong đó phải thu khách hàng và trả trước cho người bán có giá trị lớn nhất lần lượt là 993 tỷ và 367 tỷ nhưng không được thuyết minh; phải thu về cho vay ngắn hạn không đổi với 56 tỷ (có khả năng sẽ không thu được do dự phòng phải thu khó đòi đối tượng cũng là bên đang cho vay); phải thu khác (phần lớn là tạm ứng) giảm từ 350 tỷ về 298 tỷ; Giá trị khoản phải thu khách hàng và trả trước cho người bán trên báo cáo công ty mẹ lần lượt là 223 tỷ và 294 tỷ, loại trừ đi phần này thì phần còn lại chưa rõ phải thu từ bên nào. Khoản phải thu chiếm 10.27% tổng tài sản nhưng những khoản giá trị lớn không được thuyết minh chi tiết, các khoản nhỏ thì đều ở dạng rủi ro. Đây là một điểm trừ trong công tác quản lý nợ của công ty.

    Hàng tồn kho: Tăng nhẹ 101 tỷ từ 1,364 tỷ lên 1,465 tỷ. Chiếm tỷ trọng 9.3% tổng tài sản. Phần lớn hàng tồn kho nằm ở công ty mẹ. Giá trị bất động sản ở riêng công ty mẹ chiếm 905 tỷ, phần còn lại ở các công ty con. Chi tiết từng dự án BĐS tồn kho không được trình bày chi tiết trong thuyết minh, để có thông tin cần liên hệ bộ phận IR công ty.

    Tài sản ngắn hạn khác: Không đáng kể.

    ðTổng tài sản ngắn hạn là 4,097 tỷ, chiếm 26% tổng tài sản. Tập trung lớn vào khoản phải thu, hàng tồn kho, sau cùng là tiền. Quản lý công nợ chưa tường minh tiềm ẩn nhiều rủi ro. Như vậy doanh thu lợi nhuận mảng bđs tập trung vào số dư hàng tồn kho, với giá trị chưa đến 10% tổng tài sản thì phần này dư địa không còn nhiều.

    Tài sản cố định: Tăng 150 tỷ do xây dựng hoàn thành. Nguyên giá lên đến 11,365 tỷ. Đã khấu hao 1,535 tỷ. Trong 6 tháng khấu hao 220 tỷ. Giá trị còn lại 9,829 tỷ. Nếu theo phương pháp đường thẳng thì sẽ khấu hao trong khoảng 22 đến 23 năm nữa. Tài sản cố định chính là các nhà máy điện (thủy điện, điện mặt trời, điện gió). Giá trị còn lại chiếm 62.43% tổng tài sản. Đây chính là mảng đang chiếm tỷ trọng cao nhất và là tương lai của HDG. Cần phải nói thêm là HDG đang chuyển dịch mạnh mẽ từ doanh nghiệp bđs sang doanh nghiệp sản xuất điện, đi sớm đón đầu làn sóng năng lượng xanh khi hoàn thành các công trình điện đúng kế hoạch để được áp mức giá bán cao. Với quy hoạch phát triển điện cũng như nhu cầu điện ngày càng tăng phục vụ phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư thì HDG đang có thiên thời và dư địa tăng trưởng bền vững nhờ tập trung phần lớn vào mảng năng lượng tái tạo. Lưu ý các tài sản cố định đại đa số đều ở công ty con, công ty mẹ chỉ có mỗi trụ sở.

    Bất động sản đầu tư: Không có sự thay đổi trong nguyên giá, giá trị còn lại là 810 tỷ chiếm 5.14% tổng tài sản. Phần này mang lại dòng tiền cho thuê tương đối ổn định cho HDG, dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đều. Chi tiết lát xem phần cơ cấu doanh thu.

    Tài sản dở dang dài hạn: Giảm 77 tỷ từ 916 tỷ về 839 tỷ. Trong cấu phần thì dự án khu nghỉ dưỡng Bảo Đại chỉ tăng nhẹ 8 tỷ, khu đô thị Linh Trung không đổi. Thủy điện Đakmi giảm 115 tỷ do chuyển thành tài sản cố định. Như vậy phần này gần như là đang treo, không mang lại doanh thu lợi nhuận tương lai gần cho công ty.

    ðTổng tài sản dài hạn là 11,645 tỷ, chiếm 74% tổng tài sản. Tập trung chủ yếu vào tài sản cố định và bđs đầu tư. Đây chính là động lực chính mang lại doanh thu lợi nhuận bền vững cho HDG.

    Nợ ngắn hạn và dài hạn: Tổng nợ phải trả là 9,678 tỷ, giảm 823 tỷ so với đầu năm. Nợ ngắn hạn 3,778 tỷ gồm các khoản chính như người mua trả tiền trước 1,050 tỷ (dự án HadoCharm chiếm 949 tỷ); chi phí phải trả ngắn hạn 824 tỷ; phải trả ngắn hạn khác (kinh phí bảo trì 2% các tòa nhà) 357 tỷ và vay ngắn hạn 1,108 tỷ (giảm 180 tỷ sv đầu năm).

    Nợ dài hạn 5,899 tỷ trong đó vay dài hạn đại đa số với 5,772 tỷ (giảm 314 tỷ sv đầu năm).

    Tổng nợ vay lên đến 6,880 tỷ, gấp 2.8 lần vốn điều lệ và gấp 1.13 lần vốn chủ sở hữu.

    Trong 6,880 tỷ thì công ty mẹ đứng ra vay 1,964 tỷ. Còn lại là do công ty con vay.

    Dù số tiền vay lớn tuy nhiên HDG có được lợi nhuận sau thuế tích lũy lên gần 2,000 tỷ cũng như dòng tiền đều từ bán điện, hệ số nợ chỉ 1.13 trên vốn chủ thì không phải là điều cần lo ngại về khả năng trả nợ.

    Vốn chủ sở hữu: 6,063 tỷ trong đó vốn góp là 2,038 tỷ (đã tăng lên 2,448 tỷ tại thời điểm làm báo cáo do đã chia cổ tức 20%), thặng dư vốn cổ phần 374 tỷ, lợi nhuận chưa phân phối 2,306 tỷ và lợi ích cổ đông không kiểm soát 1,165 tỷ. Nếu nhìn lại các năm từ 2021 trở về trước thì lợi nhuận tăng mạnh từ 2019 khi nhảy từ 633 tỷ lên 931 tỷ, năm 2020 duy trì 979 tỷ và nhảy lên 1,096 tỷ năm 2021. Kế hoạch lợi nhuận cho đến 2025 rất ấn tượng.

    Kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ:

    Cơ cấu doanh thu gồm 3 mảng chính:
    Bất động sản 591 tỷ sv 964 tỷ cùng kỳ. Giá vốn 157 tỷ. Biên lợi nhuận gộp 73.4%.
    Cho thuê BĐS 143 tỷ sv 137 tỷ cùng kỳ. Giá vốn 72 tỷ. Biên lợi nhuận gộp 49.6%.
    Sản xuất điện 954 tỷ sv 504 tỷ cùng kỳ. Giá vốn 313 tỷ. Biên lợi nhuận gộp 67.19%.

    Dù tổng doanh thu lũy kế 6 tháng nhỏ hơn cùng kỳ nhưng lợi nhuận gộp lại cao hơn nhiều. Nhìn vào cơ cấu ta thấy rõ mảng sản xuất điện đang mang về quả ngọt khi chiếm tỷ trọng lớn nhất, biên lợi nhuận cao và cho thấy sự bền vững trong tương lai.

    Doanh thu hoạt động tài chính lũy kế đạt 55.8 tỷ, tăng gấp 5 lần cùng kỳ. Chi phí tài chính lũy kế 249 tỷ sv 191 tỷ cùng kỳ. Phần lớn là chi phí lãi vay. Chi phí lãi vay lớn do khoản vay lên đến 6,880 tỷ. Tuy nhiên giá trị các tài sản được tài trợ bởi nợ vay mang lại biên lợi nhuận lên đến 67% thì khoản vay là xứng đáng.

    Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lũy kế 6 tháng lần lượt là 14 tỷ và 70 tỷ. Giảm đáng kể so với lũy kế cùng kỳ ở mức 92 tỷ và 86 tỷ.

    Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là 293 tỷ, hoạt động đầu tư là 26.9, hoạt động tài chính là (277) tỷ. Điều này cho thấy doanh nghiệp đạt được thặng dư về dòng tiền, dòng tiền kinh doanh bắt đầu dư để trả nợ dần.

    Đánh giá sơ bộ:

    Về góc độ cơ bản

    Cơ cấu cổ đông tốt, lãnh đạo doanh nghiệp nắm tỷ lệ lớn. Có sự tham gia của các tổ chức tài chính chuyên nghiệp. Báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Big4. Bộ phận IR chuyên nghiệp.

    Nếu xét góc độ cơ cấu tài sản nguồn vốn thì nợ vay chấp nhận được, nợ chiếm dụng tốt, cơ cấu tài sản ngắn hạn, dài hạn và nguồn vốn tương đối hợp lý. Dòng tiền đều từ mảng sản xuất điện ra sự an toàn cho cơ cấu tài chính.

    Xét về góc độ tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp thì hiện công ty xoay trục tập trung vào mảng sản xuất điện gồm thủy điện, điện mặt trời và điện gió. Đây là các mảng năng lượng xanh phù hợp với quy hoạch điện quốc gia cũng như xu hướng thế giới cho tương lai. Dư địa phát triển mở rộng do nhu cầu điện ngày càng tăng cao để phục vụ sinh hoạt và phát triển công nghiệp, thu hút FDI.

    Nếu giả sử kết quả kinh doanh cả năm hoàn thành như kế hoạch đề ra thì lợi nhuận sau thuế công ty mẹ của HDG ~ 1,096 tỷ trên số cổ phiếu 244tr tương đương EPS ~ 4,500 đ/cp. Việc duy trì mức EPS ở mức 4 đến 5k và dư địa tăng trưởng mạnh các năm tới nên nếu P/E thị trường chấp nhận ở ngưỡng 15 thì giá trị hợp lý của HDG ở ~ 68.000 vnd ở cuối năm nay.

    Kết luận là với case HDG là một doanh nghiệp nhiều tham vọng, nhanh chóng chuyển đổi từ kinh doanh BĐS sang sản xuất điện theo hướng năng lượng xanh là hướng đi đúng đắn. Dư địa tăng trưởng của doanh nghiệp còn nhiều và bền vững. Xứng đáng đầu tư lâu dài.

    Về góc độ kỹ thuật

    Cổ phiếu đã tăng mạnh từ đáy 30.24, nhịp gần nhất đã tăng từ 40 và phiên 24/08 đã bật qua 55 hướng về đỉnh cũ quanh 60.

    Tại thời điểm hiện tại, thị trường có thể bước vào một nhịp điều chỉnh, HDG cũng đang ở vùng kháng cự khi trong phiên đã có lúc tăng lên 56.2k và kết phiên đóng cửa tại 55.5k. Đây vẫn là vùng khó giải ngân mua mới. Nhà đầu tư có thể canh nhịp giảm chung của Vnindex, HDG chỉnh về vùng quanh 50 thì có thể giải ngân. Giá mục tiêu hướng đến là 68-70k.

    Chúc ACE có một case đầu tư thú vị sau khi đọc bài phân tích. Để nhận được nhiều tư vấn và phân tích chuyên sâu hãy liên hệ mobile/**** 0983.57.27.87
    dhtvinh thích bài này.
  10. minhha1980

    minhha1980 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2014
    Đã được thích:
    4.561
    Có vẻ không AE nào ôm HDG nhỉ, vắng vẻ quá đi
    Kysirong88 thích bài này.

Chia sẻ trang này