HTI chính thức đảo trend...lợi nhuận 30%-50% tùy thời gian nắm giữ...Nguyên tắc vàng cắt lỗ khi -10%

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Hermes, 13/10/2017.

2066 người đang online, trong đó có 67 thành viên. 05:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5135 lượt đọc và 43 bài trả lời
  1. Hermes

    Hermes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    41.779
    [​IMG]
    1. Lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm 2017.
    a. Vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2017 ngay trong quý 03/2017.
    - Theo nghị quyết ĐHCĐ, HTI đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2017 đạt 68 tỷ và mức chia cổ tức 10-12% bằng tiền mặt (1 cổ phiếu nhận được từ 1.000 - 1.2000đ).

    [​IMG]
    [​IMG]

    - Theo bctc 06 tháng đầu năm 2017 HTI đạt mức lợi nhuận trước thuế gần 52 tỷ hoàn thành 77% kế hoạch do ĐHCĐ giao phó. Với sự bùng nổ về hạ tằng cơ sở tại TP.HCM như hiện nay thì HTI hoàn toàn có thể hoàn thành thậm chí vượt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 68 tỷ ngay trong quý 03/2017.
    b. Các chỉ số tài chính quá tuyệt vời
    - Các chỉ số FA của HTI hết quý 02/2017 như sau: EPS = 3000đ/1cp; PE = 5. Với mức giá chốt phiên ngày 11/10/2017 là 17.300đ (mức giá thấp nhất trong 06 tháng trở lại đây) thì HTI đang là cổ phiếu hạ tầng có các chỉ số FA hấp dẫn nhà đầu tư nhất so với các cổ phiếu hạ tầng khác.
    2. Khối ngoại liên tục đầu tư vào các cổ phiếu hạ tầng
    - Bên cạnh các yếu tố đặc thù, các DN hạ tầng hấp dẫn các tổ chức đầu tư nước ngoài nghiên cứu đầu tư là do quy mô lớn, nguồn thu có thể không cao nhưng an toàn, phù hợp nguồn vốn của một số quỹ nước ngoài được ủy thác.
    a. Nước ngoài 'mê mẩn' cổ phiếu hạ tầng
    - Trong 9 tháng đầu năm 2017, khối ngoại đã mua ròng hơn 13.500 tỷ đồng trên 2 sàn HOSE và HNX. Bên cạnh mua ròng nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trên sàn HOSE, các khoản đầu tư của khối ngoại trong thời gian gần đây cho thấy, nhóm cổ phiếu ngành hạ tầng, khu công nghiệp đang hấp dẫn hơn trong mắt khối ngoại.
    - Đợt IPO của IDICO mới đây cũng cho thấy, NĐT nước ngoài đang rất hăm hở trong việc sở hữu cổ phiếu của một trong những ông lớn trong ngành hạ tầng tại Việt Nam. Hơn 55 triệu cổ phần IDICO đã được bán hết trong phiên đấu giá sáng ngày 05/10 và thu về hơn 1.324 tỷ đồng. Giá đấu thành công bình quân đạt 23.940 đồng/cổ phần, cao hơn 33,3% so với giá khởi điểm. Được biết, số lượng cổ phần trúng thầu của nhà đầu tư nước ngoài là hơn 41,3 triệu cổ phần, tương đương 74,8% lượng cổ phần chào bán.
    - Theo nguồn tin từ Idico trước đó cho biết, có nhiều quỹ đầu tư quan tâm đến IPO tổng công ty này. Trong đó, hai quỹ đầu tư lớn nhất là Dragon Capital, Vinacapital, ngoài ra là các tổ chức đầu tư đến từ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng rất tích cực qua lại tìm hiểu thông tin doanh nghiệp.
    b. Cơ hội cải thiện lợi nhuận
    - Trong khi đó, đối với IDICO, dù là một ông lớn trong ngành hạ tầng điện, giao thông và đặc biệt là các khu công nghiệp lớn ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng hiệu quả hoạt động của TCT này không thực sự ấn tượng. Thậm chí chỉ riêng một mình mảng cho thuê các KCN hiện đã đem lại cho TCT này 450 tỷ đồng lợi nhuận gộp, đóng góp chính vào lợi nhuận sau thuế của IDICO. Trong khi đó, nhiều khoản đầu tư khác như điện năng, xây lắp và một số hoạt động khác chưa mang lại hiệu quả.
    - Dù vậy, nguyên nhân dẫn đến việc các nhà đầu tư ngoại đổ tiền vào IDICO đó chính là sự kỳ vọng vào một sự lột xác sau cổ phần hóa. Một chuyên M&A cho biết, điểm hấp dẫn ở một số công ty có tiềm lực lớn nhưng hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả như IDICO là khả năng cải thiện biên lợi nhuận rất cao. Thực tế, điều đó đã diễn ra ở rất nhiều DN Nhà nước hiện nay sau cổ phần hóa.
    c. Cổ đông lớn hậu thuẫn
    - Hiện tại Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) đang nắm 47.5% tỷ lệ sở hữu của HTI và Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Idico đang nắm 10% tỷ lệ sở hữu của HTI.

    [​IMG]

    - Với việc 02 ông lớn hậu thuẫn sau lưng cho thấy tiềm năng phát triển của HTI là cực kỳ lớn trong hiện tại và tương lai

    => Khi mà khối ngoại liên tục rót vốn vào các doanh nghiệp hạ tầng cùng với sự hậu thuẫn của 02 ông lớn về hạ tầng tại khu vực phía Nam thì HTI thực sự là cổ phiếu "vàng" còn sót lại giá 1x trên thị trường. Sớm hay muộn thì dòng tiền thông minh sẽ tìm đến HTI và trả lại vị trí xứng đáng cho HTI.
    buonchungvitlenhan555 thích bài này.
    broker1102 đã loan bài này
  2. Hcmanly

    Hcmanly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2017
    Đã được thích:
    3.163
    Chart đẹp quá anh ơi. Nhìn chart là muốn mua rồi.
    buonchungvit, Luotsong71Hermes thích bài này.
    Hermes đã loan bài này
  3. Hermes

    Hermes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    41.779
    Sau MSN tiếp tục phím hàng cơ bản DRH, HTI
    Hcmanly đã loan bài này
  4. Hcmanly

    Hcmanly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2017
    Đã được thích:
    3.163
    Xác nhận DRH của bro. Vẽ trước cả tháng về đúng 21.5 rồi bật. Chuẩn từng cm. TA thần thánh
    binhminh2, Luotsong71only_love123 thích bài này.
  5. vuphu81

    vuphu81 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2015
    Đã được thích:
    1.284
    Vào thôi bác, cảng 17 của HTI cứng quá, chờ xuống hơi khó, tuần sau có BCTC rồi. Bác nào có dự báo gì không. em đoán bèo bèo thì 9 tháng sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm.
    Còn chần chừ gì nữa??:drm
    buonchungvit thích bài này.
  6. Hermes

    Hermes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    41.779
    Vì sao nhà đầu tư nước ngoài liên tục rót hàng nghìn tỷ đồng mua mạnh các doanh nghiệp hạ tầng?
    Chia sẻ
    [/paste:font]
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.

    Nước ngoài "mê mẩn" cổ phiếu hạ tầng

    9 tháng đầu năm 2017, khối ngoại đã mua ròng hơn 13.500 tỷ đồng trên 2 sàn HOSE và HNX. Bên cạnh mua ròng nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trên sàn HOSE, các khoản đầu tư của khối ngoại trong thời gian gần đây cho thấy, nhóm cổ phiếu ngành hạ tầng, khu công nghiệp đang hấp dẫn hơn trong mắt khối ngoại.

    Trên sàn Hà Nội (HNX), cổ phiếu VGC của Viglacera và HUT của Tasco đang là những cái tên được khối ngoại săn đón nhiều nhất. Khối ngoại đã mua ròng gần 315 tỷ đồng cổ phiếu VGC và mua ròng là trên 151 tỷ đồng cổ phiếu HUT.

    Không chỉ mua ròng trên sàn, khối ngoại còn chi ra gần 2.000 tỷ để mua VGC và HUT thông qua đấu giá cổ phần và phát hành riêng lẻ.

    Đối với cổ phiếu VGC, phiên bán đấu giá 120 triệu cổ phần ra công chúng với mức giá khởi điểm là 12.300 đồng/cổ phần vào cuối tháng 5 đã được các nhà đầu tư tích cực mua vào. Đẩy giá mức giá trúng bình quân lên đến 16.175 đồng/cổ phần.

    Đặc biệt, hơn 109 triệu cổ phần, tương đương 91,65% tổng số cổ phần chào bán của Viglacera đã các nhà đầu tư nước ngoài thu gom. Trong đó, nhà đầu tư tích cực mua nhất đó chính là nhóm Dragon Capital đã chi thêm gần 1.000 tỷ đồng để mua thêm 59,5 triệu cổ phiếu VGC. Hiện nhóm này đã nắm giữ hơn 76 triệu cổ phiếu của Viglacera, tỷ lệ 17,82%

    Nhóm VinaCapital cũng tích cực thu gom cổ phiếu VGC và trở thành cổ đông lớn sở hữu 5% cổ phần của Viglacera cách đây ít ngày.

    Trong khi đó, hội đồng quản trị Công ty cổ phần Fecon (FCN) mới đây cũng đã chốt phương án nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu FCN tối đa đối với nhà đầu tư nước ngoài lên 75%. Mục tiêu nhằm thu hút vốn ngoại đầu tư vào các dự án lớn về hạ tầng giao thông và hạ tầng năng lượng. Hiện danh sách cổ đông lớn của Fecon hiện nay cũng có sự góp mặt của PYN Elite Fund, sở hữu hơn 7,4 triệu cổ phiếu (15,63% vốn).

    Đợt IPO của IDICO mới đây cũng cho thấy, NĐT nước ngoài đang rất hăm hở trong việc sở hữu cổ phiếu của một trong những ông lớn trong ngành hạ tầng tại Việt Nam. Hơn 55 triệu cổ phần IDICO đã được bán hết trong phiên đấu giá sáng ngày 05/10 và thu về hơn 1.324 tỷ đồng. Giá đấu thành công bình quân đạt 23.940 đồng/cổ phần, cao hơn 33,3% so với giá khởi điểm. Được biết, số lượng cổ phần trúng thầu của nhà đầu tư nước ngoài là hơn 41,3 triệu cổ phần, tương đương 74,8% lượng cổ phần chào bán.

    Theo nguồn tin từ Idico trước đó cho biết, có nhiều quỹ đầu tư quan tâm đến IPO tổng công ty này. Trong đó, hai quỹ đầu tư lớn nhất là Dragon Capital, Vinacapital, ngoài ra là các tổ chức đầu tư đến từ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng rất tích cực qua lại tìm hiểu thông tin doanh nghiệp.

    Cơ hội cải thiện lợi nhuận

    Với trường hợp của Viglacera, hoạt động của TCT này đã có sự cải thiện mạnh mẽ kể từ sau khi cổ phần hóa và niêm yết lên sàn chứng khoán. Cổ phần hóa đầu năm 2014, và đưa cổ phiếu lên sàn UpCom kể từ tháng 10/2015, Viglacera đã liên tục tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Đến khi Viglacera quyết định chuyển sang niêm yết trên sàn HNX thì khối ngoại mới thực sự tiếp cận cổ phiếu này nhiều hơn.

    [​IMG]
    Hoạt động kinh doanh của VGC tăng trưởng mạnh sau cổ phần hóa

    Trong khi đó, đối với IDICO, dù là một ông lớn trong ngành hạ tầng điện, giao thông và đặc biệt là các khu công nghiệp lớn ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng hiệu quả hoạt động của TCT này không thực sự ấn tượng. Thậm chí chỉ riêng một mình mảng cho thuê các KCN hiện đã đem lại cho TCT này 450 tỷ đồng lợi nhuận gộp, đóng góp chính vào lợi nhuận sau thuế của IDICO. Trong khi đó, nhiều khoản đầu tư khác như điện năng, xây lắp và một số hoạt động khác chưa mang lại hiệu quả.

    Dù vậy, nguyên nhân dẫn đến việc các nhà đầu tư ngoại đổ tiền vào IDICO đó chính là sự kỳ vọng vào một sự lột xác sau cổ phần hóa. Một chuyên M&A cho biết, điểm hấp dẫn ở một số công ty có tiềm lực lớn nhưng hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả như IDICO là khả năng cải thiện biên lợi nhuận rất cao. Thực tế, điều đó đã diễn ra ở rất nhiều DN Nhà nước hiện nay sau cổ phần hóa.

    Dĩ nhiên, song song với kỳ vọng cải thiện hiệu quả hoạt động đó chính là sự thay đổi mô hình sở hữu. Những hành động tích cực của cơ quan quản lý gần đây cho thấy quá trình thoái vốn Nhà nước khỏi các lĩnh vực kinh doanh không trọng yếu tại VN đang diễn ra nhanh hơn. Sắp tới, Bộ Xây Dựng sẽ tiếp tục thoái vốn tại Viglacera xuống còn 36% trong năm 2019 và thoái hết vốn vào năm 2020. Tương tư, vốn nhà nước tại IDICO cũng dự kiến sẽ chỉ còn 36% sau cổ phần hóa và Nhà nước sẽ thoái hết vốn vào cuối 2018.

    Bên cạnh đó, một chuyên gia Kinh tế nhận xét thêm rằng, các DN hạ tầng hấp dẫn các tổ chức đầu tư nước ngoài nghiên cứu đầu tư là do quy mô lớn, nguồn thu có thể không cao nhưng an toàn, phù hợp nguồn vốn của một số quỹ nước ngoài được ủy thác.

    Theo Trí thức tr
    vuphu81 thích bài này.
  7. lenhan555

    lenhan555 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2015
    Đã được thích:
    115
    THam gia cùng anh. Mua ATC luôn :D
    buonchungvit, vuphu81Hermes thích bài này.
    Hermes đã loan bài này
  8. Hermes

    Hermes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    41.779
    Hàng cơ bản mà đảo trend thì ăn bằng lần, MSN là minh chứng rõ nét nhất, sắp tới là DRH
    binhminh2, Luotsong71only_love123 thích bài này.
  9. lenhan555

    lenhan555 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2015
    Đã được thích:
    115
    DRH sáng canh giá 22.2 mà không được.

    Kiếm tàu khác vậy, chọn HTi :D
    Luotsong71only_love123 thích bài này.
  10. only_love123

    only_love123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/08/2017
    Đã được thích:
    1.125
    Múc DRH thôi các bác ơi :drm1:drm1:drm
    buonchungvit, Luotsong71Hermes thích bài này.
    Hermes đã loan bài này

Chia sẻ trang này