Khi Trade War chuyển thành Currency War(Part 1)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 14072019, 19/07/2019.

3472 người đang online, trong đó có 1388 thành viên. 14:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 58937 lượt đọc và 449 bài trả lời
  1. 14072019

    14072019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/07/2019
    Đã được thích:
    258
    Cuộc chiến tranh thương mại này diễn ra từ giữa 2018, tới nay chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, Nó đã, đang và sẽ gây bất ổn lớn với thị trường tài chính toàn cầu. Chúng ta hãy cùng đánh giá tương đối những gì đang diễn ra.

    Trước hết, đây không phải là vấn đề mới, không phải là lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử kinh tế thế giới. Cuộc chiến này chính xác là việc tăng thuế đối với hàng hóa Xuất khẩu vào Mỹ nhằm giảm tình trạng Thâm hụt Thương Mại của Mỹ( với các đối tác). Trung Quốc là đích ngắm đầu tiên khi Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc ngày càng gia tăng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các đối tác Thương Mại của Mỹ. Tình hình hiện tại tương đối giống với những gì đã diễn ra trong thập niên 1980, quanh thời điểm diễn ra hiệp ước Plaza 1985.

    Tóm tắt :

    Hiệp định Plaza (tiếng Anh: Plaza Accord) là thỏa ước tài chính được ký ngày 22 tháng 9 năm 1985 lại khách sạn Plaza, thành phố New York, Mỹ, bởi nhóm G5 khi đó gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, AnhPháp. Nhóm G5 đi đến thỏa thuận giảm giá đồng đô-la Mỹ so với đồng Yên Nhật và đồng Mác Đức (đơn vị tiền tệ của Cộng hòa liên bang Đức trước khi đồng Euro có hiệu lực) bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại hối.

    Trong vòng hai năm kể từ khi Thỏa thuận này có hiệu lực, tỷ giá hối đoái giữa đô la MỹYên Nhật đã giảm tới 51%. Phần lớn sự giảm giá này là nhờ khoản 10 tỷ đô-la bán ra của các ngân hàng trung ương liên quan. Đầu cơ tiền tệ tiếp tục khiến đồng đô-la xuống giá khi chấm dứt các hành động can thiệp. Việc đồng đô-la xuống giá này được hoạch định và thực thi với sự thông báo trước và rộng rãi, nó cũng không gây ra rối loạn ở các thị trường trên toàn cầu.


    Biểu đồ USD/ JPY thời điểm diễn ra Hiệp ước Plaza 1985.

    Nguồn : https://www.investing.com/currencies/usd-jpy

    Mục đích của việc phá giá đồng đô-la Mỹ là:

    · Cắt giảm thâm hụt tài khoản vãng lai của Hoa Kỳ đã tới 3,5% GDP;

    · Giúp kinh tế Mỹ hồi phục từ khủng hoảng trầm trọng đầu những năm 1980.

    · Tác động tới kinh tế Mỹ

    · Để kiềm chế lạm phát hồi đầu thập niên 1980, Cục dự trữ liên bang dưới quyền Paul Volker đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Lãi suất được nâng lên rất cao, trên 10%. Kết quả là các dòng vốn trên thế giới đổ dồn về Mỹ. Dollar Mỹ, vì thế lên giá, khiến cho xuất khẩu của Mỹ giảm trong khi nhập khẩu vào nước này tăng lên. Cán cân thương mạitài khoản vãng lai trở nên xấu đi.

    · Thỏa ước Plaza đã thành công trong việc cắt giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Tây Âu nhưng thất bại trong mục tiêu cơ bản là hạn chế thâm hụt thương mại với Nhật Bản. Lý do là sự thâm hụt này bắt nguồn từ cơ cấu kinh tế chứ không từ các yếu tố tiền tệ. Hàng chế tạo của Mỹ trở nên cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu nhưng không thành công tại thị trường Nhật Bản do các biện pháp hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản.

    · Tác động tới kinh tế Nhật Bản

    · Do Thỏa ước Plaza, Yên Nhật lên giá nhanh chóng. Nền kinh tế Nhật Bản khi đó phụ thuộc vào xuất khẩu, nên việc tăng giá đồng Yên đe dọa tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản. Nhật Bản đã phải sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng. Lãi suất được hạ xuống đã dẫn đến bong bóng bất động sản và bong bóng cổ phiếu ở nước này cuối những năm 1980. Để tăng sức cạnh tranh, các công ty Nhật Bản đã xây dựng nhiều cơ sở sản xuất ở nước ngoài, tạo thành làn sóng FDI của Nhật Bản.

    · Yên lên giá còn làm GDP của Nhật Bản tính bằng Dollar trở nên lớn hơn trước rất nhiều. Nói cách khác, người Nhật tự nhiên trở nên giàu có hơn, và đã mua nhiều tài sản ở khắp thế giới, từ các bức họa nổi tiếng đến các xưởng phim ở Hollywood. Họ cũng đi du lịch nhiều hơn và tiêu dùng nhiều hơn.

    · Sau này, bong bóng kinh tế tan vỡ là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự đình đốn kinh tế kéo dài trên một thập niên ở Nhật Bản.


    Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/Thỏa_ước_Plaza.

    Sau khi bong bóng chứng khoán sụp đổ, Nhật bản áp dụng các chính sách kinh tế sai lầm khi cho phép Doanh nghiệp tiếp cận tín dụng dễ dàng, không bảo hộ phá sản mà cho phép Doanh nghiệp đảo nợ…, sau cùng gây nên tình trạng giảm phát nghiêm trọng. Lịch sử kinh tế gọi thời kỳ này tại Nhật Bản là thập kỷ mất mát.

    Cũng phải nói thêm rằng sau khi Hiệp ước Plaza được kí kết, Nhóm các nước công nghiệp phát triển G5 đã tăng cường đầu tư nhiều hơn ra nước ngoài. Tạo thành làn sóng hình thành các nước công nghiệp mới phát triển rải rác trên các châu lục ( nhóm BRICS – gồm Braxin, Russia, India, China, South Africa)

    Tình cảnh hiện tại của Trung Quốc cũng tương tự như của Nhật Bản trong quá khứ. Trung Quốc có khoảng thời gian tăng trưởng nhanh, và ổn định từ sau thời điểm gia nhập WTO (từ năm 2000 -2015), là công xưởng của Thế giới trong một thời gian khá dài; tương ứng với khoảng thời gian phát triển thần kỳ của Nhật Bản( 1952- 1973). Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, cả 2 nước cùng vươn lên mạnh mẽ và trở thành đối tác thương mại lớn nhất; cùng có thặng dư Thương Mại lớn với Mỹ. Mỹ còn cáo buộc Trung Quốc ăn cắp sở hữu trí tuệ, thao túng tỷ giá ; tương tự như việc Mỹ cáo buộc các tập đoàn của Nhật với Toshiba , Misubishi, Hitachi

    Ngoài ra, Bộ trưởng bộ tài chính Mỹ hiện tại, ông Steven Mnuchin cũng là thành viên đoàn đàm phán Hiệp Ước Plaza trước kia. Các kinh nghiệm đã áp dụng với Nhật Bản được sử dụng triệt để để đàm phán với Trung Quốc. Kinh nhiệm đối đầu với Nhật Bản của Steven Mnuchin có lẽ là lý do thuyết phục nhất giải thích việc Trump đề cử chính Mnuchin vào vị trí bộ trưởng bộ tài chính. Chúng ta nên nhớ rằng Ngoại trừ vụ bổ nhiệm Steven Mnuchin thì lịch sử nước Mỹ luôn tồn tại luật bất thành văn là “ Bộ trưởng bộ tài chính Mỹ phải đến từ phố Wall”. Đồng thời dưới thời Donal Trump, rất nhiều bộ trưởng đã từ chức hết sức bất thường nhưng ở thời điểm hiện tại thì Mnuchin vẫn tại nhiệm.

    Nguồn xuất thân của Steven Mnuchin : https://news.zing.vn/steven-mnuchin...-thanh-bo-truong-tai-chinh-my-post787837.html

    Trong khi năm 2017, thâm hụt thương mại của Mỹ đã tăng tới 12,1%, lên 566,0 tỷ USD - kỷ lục trong vòng 10 năm - tương đương 2,9% GDP, trong khi thâm hụt thương mại năm 2016 của Mỹ chỉ chiếm khoảng 2,7% GDP.


    Số liệu thương mại và tỷ trọng thâm hụt thương mại của Mỹ với các đối tác:

    ( Note : Thương mại bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu)

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    Nguồn :

    https://www.thebalance.com/trade-deficit-by-county-3306264

    https://www.thebalance.com/u-s-trade-deficit-causes-effects-trade-partners-3306276

    https://www.thebalance.com/u-s-china-trade-deficit-causes-effects-and-solutions-3306277




    [​IMG]




    Số liệu thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ :

    [​IMG]

    Trong quá trình đàm phán, Trung Quốc liên tục sử dụng chiến lược“ câu giờ “ nhằm hướng tới việc đổi người đàm phán nếu như Donal Trump không được tái cử Tổng thống Hoa kì trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kì tháng 11/2020. Trong khi Mỹ thực sự luôn chủ động sử dụng sức ép trước mỗi cuộc đàm phán

    Theo các tin tức mới nhất, Mỹ còn tiếp tục đánh thuế lên hàng hóa Mexico, đang đàm phán với Nhật Bản nhưng chưa có thoả thuận cụ thể. USMCA sẽ thay thế hiệp định Bắc NAFTA
    Mr Duong đã loan bài này
  2. cisTCM

    cisTCM Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2009
    Đã được thích:
    1.296
    GIờ vẫn chưa đến lúc $ bị phá giá, thì CK vẫn chưa bị bong bóng bác chủ top nhỉ?
    luotcungcamap14072019 thích bài này.
    SGABE đã loan bài này
  3. dautu004

    dautu004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2018
    Đã được thích:
    414
    Hay
    Mr Duong14072019 thích bài này.
  4. Andjku

    Andjku Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/07/2019
    Đã được thích:
    21.339
    Bài viết rất hay và bổ ích! =D>
    Chỉ có điều với tình hình hiện tại và với chính sách neo đồng NDT ở mức thấp của TQ thì rất khó để có cái hiệp ước tương tự Plaza Accord xuất hiện.
    Do vậy các nước sẽ thi nhau tự phá giá đồng nội tệ của mình trong khi vẫn áp thuế lên nhau.
    Khi đó sẽ là 2 cuộc chiến song song ( trade war and curency war) kéo dài tới khi TQ chịu thua cuộc.
    Hiện tại ai cảnh báo cứ cảnh báo, TTCK tăng cứ tăng. Tình hình như vậy vô cùng nguy hiểm, rủi ro cho nhà đầu tư.
    Hãy nhớ kỹ : Đầu tư là sự nghiệp cả đời. Khi rủi ro lên cao thì tạm rút khỏi thị trường nghỉ ngơi du lịch lại là việc làm khôn ngoan.
    https://tygiadola.com/ChiTiet/9732-my-ha-gia-dollars-nguy-co-chien-tranh-tien-te-the-gioi
    phantomhvtc, mhsaobang, gongrom1 người khác thích bài này.
  5. 14072019

    14072019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/07/2019
    Đã được thích:
    258
    Tôi nghĩ là chưa. Nhưng định hướng là như vậy. Chờ thời điểm tôi sẽ Post lên diễn đàn Part2 của Case này
    langtuchoick thích bài này.
  6. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    75.545
    OK bác . Fed mà hạ lãi suất thì xem như chiến tranh tiền tệ nổ ra dồi . Lúc đó hỏng còn dự được nhiều thứ :)
    Theo mình gtk hay mua vàng là ổn :)
    TrongVQ, Andjku14072019 thích bài này.
  7. 14072019

    14072019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/07/2019
    Đã được thích:
    258
    Đúng r. Và chỉ có Hiệp ước mới mang lại hòa bình. Trên thực tế thì USMCA đã kết thúc quá trình đàm phán ; đang chờ quốc hội các nước thành viên thông qua. Trump cũng liên tục hối thúc Thượng Viên thông qua. Nó sẽ thay thế hiệp ước NAFTA. Và có thể gọi là Hiệp Ước Plaza 1.5
    --- Gộp bài viết, 19/07/2019, Bài cũ: 19/07/2019 ---
    Thanks Bác. Bác chỉ giáo dùm tôi
    --- Gộp bài viết, 19/07/2019 ---
    Khi phong thanh về khả năng Fed hạ lãi suất thì vàng Bull lên 1400$ r. Có 1 nhịp điều chỉnh xuống khi dữ liệu kính tế Mỹ tốt hơn dự kiến lên trở lại ngay sau đó. Trong nước thì ngấp nghé 4 sọi r Bác.
    Andjkuthatha_chamchi thích bài này.
  8. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    75.545
    OK bác . Mình nghĩ gtk hay mua vàng sẽ ổn :)
  9. 14072019

    14072019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/07/2019
    Đã được thích:
    258
    Tất nhiên là mua vàng r Bác. Chuyển động của Lãi suất và vàng là ngược chiều nhau. FED hạ lãi suất thì vàng tăng giá ; hạ giá USD thì vàng cũng tăng giá... 2 cửa sáng. GTK chỉ dùng khi đầu óc ko nảy số thôi Bác
    trillnguyenvn2018, gongromthatha_chamchi thích bài này.
  10. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    75.545
    OK bác . Ở các nước thì lãi suất và vàng chuyển động ngược chiều . Còn xứ Vịt mình thì khác : giảm lãi gửi thì bà con sẽ rút xèng ra để mua vàng , mua đô đút gầm giường ngay . Lúc này bà con dòm vàng cũng nhiều dồi đó :)
    quocbao9321 thích bài này.

Chia sẻ trang này