Khoáng sản làm ăn bịp cách vạch trần

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vanminhth, 24/09/2016.

3552 người đang online, trong đó có 326 thành viên. 07:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3185 lượt đọc và 21 bài trả lời
  1. vanminhth

    vanminhth Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2008
    Đã được thích:
    337
    từ việc của những công ty mang mác khoáng sản để lừa nhà đầu tư như đầu tư khoáng sản hoàng long http://cafef.vn/bat-thuong-cac-du-an-keu-goi-dau-tu-cua-hoang-long-20160921205122567.chn
    con ma MTM chỉ toàn là dự án ma không có thật cũng như hệ sinh thái của chị hinh ksa khb... đã làm ảnh hưởng tâm lý nặng nề cho nhà đầu tư thử hỏi ai dám đầu tư vào những công ty như thế?
    điểm chung của những công ty này là các dự án hoành tráng nhưng mãi vẫn không thấy đâu tất cả đều nằm trên giấy tờ. Nhiều nhà đâu tư đã chia sẽ nếu ksa mà làm ăn tốt thì với giá cổ phiếu dưới 2k thì đã có người mua lại ngay bằng cách tăng vốn vô tội vạ cổ phiếu lưu hành nhiều sẽ là tổn hại cho việc làm giá của những con ma trên thị trường chứng khoán. thiết nghĩ chơi chứng khoán như chơi đánh bạc nguồn tin bị hạn chế không ai giám chắc chắn dự án hoành tráng sẽ đi về đâu, nếu làm anh thật ksa kss khb... đã có giá 20x còn không nó chỉ dưới 2x nhìn khoáng sản bình dương ksb đã thấy rất rỏ điều đó, nếu làm ăn thật sẽ khác với những kẻ làm ăn lừa dối vẫy nên hãy tẩy chay những cổ phiếu lởm để làm cho thị trường chứng khoán việt nam trong sạch hết những cổ phiếu lởm lừa đảo

    Nếu xem việc mua-bán một số CP khoáng sản giống như đánh bạc, những gì đang xảy ra tại MTM (Mỏ và XNK Khoáng sản Miền Trung) mới đây hay KSS (Khoáng sản Na Rì Hamico) vào năm ngoái… được ví như những ván cờ bạc bịp.

    Sai phạm hệ thống

    Hôm 19-9, Chủ tịch HĐQT MTM Trần Hữu Tiệp đã bị bắt tạm giam để phục vụ cho việc điều tra có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tại công ty này. Trước đó vài ngày, MTM đã công bố lại BCTC quý IV-2015 trong đó có có tình tiết vốn điều lệ (VĐL) chỉ là 268,4 tỷ đồng thay vì 310 tỷ đồng như công bố trước đó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trong 31 triệu CP MTM đưa lên sàn có đến 4,16 triệu CP không tồn tại.

    Cờ bạc bịp thường có chiêu dẫn dụ các con bạc bằng việc cho thắng vài lần đầu, vài đồng bạc lẻ, nhưng khi con bạc máu lên và đánh tất tay thì đó sẽ là lúc bị “úp sọt” và thua đau đớn. Và đã là cờ bạc bịp, biết là cờ bạc bịp thì đừng hy vọng có thể thắng được. Do vậy đánh CP khoáng sản nếu ví như những ván bài bịp thì đừng mong thắng.

    MTM được đưa lên giao dịch tại UPCoM vào ngày 15-4, nhưng sau 2 tháng đã bị ngừng giao dịch (17-4) do được cho là đã ngừng hoạt động, trụ sở trùng với địa điểm một quán ăn. Mặc dù BCTC của MTM từ lúc giao dịch tại UPCoM đã bộc lộ nhiều điểm khuất tất, nhưng CP này vẫn được giao dịch hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu CP mỗi phiên. Vậy nên khi những vấn đề của MTM vỡ lở, cơ quan quản lý vào cuộc, mức độ thiệt hại cho các NĐT là vô cùng lớn. Ngoài ra các lãnh đạo của MTM từ thời điểm 29-8-2016 trở về trước cũng bị tố cáo đã có hành vi rút ruột vốn góp, chiếm đoạt tài sản công ty lên đến hàng trăm tỷ đồng.

    Tháng 6-2015, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Văn Dĩnh và kế toán trưởng Hà Thị Thu Huyền của KSS đã bị khởi tố để phục vụ điều tra, làm rõ một số sai phạm cá nhân và đến ngày 11-6 KSS bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. KSS một thời là CP khoáng sản “đầu đàn” trên TTCK khi có những phiên tăng giá rất ngoạn mục, nhưng kèm sau đó là lao dốc cũng mạnh không kém trong giai đoạn 2009-2010.

    Sau khi lãnh đạo bị bắt giữ, KSS lỗ hơn 200 tỷ đồng trong năm 2015. Tuy nhiên, con số này cũng chỉ là tạm thời bởi lẽ kiểm toán viên đã từ chối đưa ra ý kiến với BCTC của KSS do không đủ căn cứ để xác thực số liệu. Tháng 6 năm 2016, KSS bị đưa vào diện tạm ngừng giao dịch do liên tục vi phạm công bố thông tin và đối mặt với việc bị hủy niêm yết.

    Cuối tuần rồi, KSA (Khoáng sản Bình Thuận) đã bị phạt tổng cộng 170 triệu đồng do không công bố thông tin (CBTT) theo quy định pháp luật và CBTT không chính xác. Cụ thể KSA đã bị phạt 85 triệu đồng do không CBTT trên hệ thống của UBCKNN, HOSE và công ty về việc vi phạm pháp luật về thuế và việc chuyển nhượng Khoáng sản Đất Quảng Chu Lai. Tiếp đến là việc KSA chỉ mua đất để thăm dò quặng titan nhưng lại công bố là đã mua được 4 triệu tấn quặng ti tan và bị phạt 85 triệu đồng. Trước KSA, Khoáng sản luyện kim màu (KSK) cũng bị phạt 185 triệu đồng cũng vì lỗi CBTT không chính xác và không CBTT. Cũng với lỗi tương tự, Khoáng sản Hoà Bình (KHB) bị phạt 200 triệu đồng, Khoáng sản Hưng Long (KHL) bị phạt 185 triệu đồng.

    Cơ hội nhỏ, trắng tay lớn

    Với những sai phạm kể trên, nếu nói CP khoáng sản là nhóm CP tai tiếng nhất trên TTCK cũng không có gì quá đáng. Điểm đáng lưu ý ở đây là những sai phạm của CP khoáng sản hiện nay nhiều hơn hẳn so với 5-7 năm trước. Đây là một nghịch lý bởi lẽ các tiêu chuẩn minh bạch ngày một được nâng cao và theo thời gian DN sẽ được tiếp cận và ý thức hơn điều này. Vậy nên người ta có quyền đặt câu hỏi, phải chăng có một sự cố ý vi phạm các quy định về CBTT cũng như chủ đích qua mặt NĐT, coi thường cơ quan quản lý từ một số công ty khoáng sản?

    Giả sử một công ty vi phạm CBTT nhưng lại trục lợi và thu về hàng tỷ đồng thì số tiền phạt hàng trăm triệu đồng xem ra là quá nhỏ và được ví như một loại chi phí trong một phi vụ. Những trường hợp như KSS, MTM là quá rõ ràng, có cơ quan ******* vào cuộc, nhưng các trường hợp vi phạm về CBTT cũng tiềm ẩn không ít những rủi ro. Rủi ro ở đây không chỉ liên quan đến biến động giá CP hiện hữu, hay những thiệt hại nặng nề của cổ đông, mà là rủi ro tuân thủ trên toàn TTCK.

    Không loại trừ sẽ có những doanh nghiệp (DN) nhìn vào những trường hợp như của MTM và có ý định học theo. Tất nhiên, từ ý định trục lợi cho tới hành vi vẫn có khoảng cách, nhưng chỉ cần một ý định không tốt cổ đông của DN cũng đã bị thiệt hại. Nói đơn giản, nếu lãnh đạo DN hay cổ đông lớn chỉ chăm chăm thu lợi ích cho mình từ việc đánh CP, thời gian đâu nghĩ đến chiến lược kinh doanh hay phát triển DN. Luật sư Trần Minh Hải nêu quan điểm: Các cơ quan quản lý cần xem xét kỹ việc DN vi phạm CBTT bắt nguồn từ việc chưa quen với các quy định, hoặc có thể sơ suất nên quên hay có ý định trục lợi, giao dịch nội gián. Nghĩa là ngoài chuyện xử phạt những vi phạm về CBTT, cần xem xét có giao dịch bất thường hay không.

    Một NĐT dày dạn kinh nghiệm đã ví von việc mua bán CP khoáng sản giống như chơi bịt mắt bắt dê. CP không có một cơ sở thông tin gì rõ ràng, tăng giảm khó đoán định. Nhưng thực tế nhìn vào khớp lệnh của nhiều CP khoáng sản vẫn có thể đạt mức trăm ngàn CP, hoặc thậm chí hàng triệu CP mỗi phiên. Câu hỏi đặt ra ở đây là NĐT biết rủi ro nhưng vẫn sẵn sàng đánh bạc, hay thực tế đây chỉ là cung-cầu ảo được tạo ra.

    Những năm gần đây, việc các cơ quan quản lý đọc các giao dịch bất thường để phát hiện ra các hành vi thao túng, làm giá là phổ biến. Vậy nên, cũng không loại trừ khả năng NĐT biết, nhưng vẫn mạo hiểm với suy nghĩ mua nhanh, chạy trước, nhưng trong thực tế đây là một chiến thuật rất rủi ro. Có thể “trúng” với một vài CP nhưng sau đó lại mất sạch với một CP nào đó. Quan trọng hơn nữa, chính sự dễ dãi và liều lĩnh của một số NĐT cũng tạo ra cơ hội cho những động thái trục lợi xuất hiện.

    Theo Minh Trang

    Sài Gòn Đầu tư Tài chính
    bi04virgodongtay79 thích bài này.
  2. monkey1980

    monkey1980 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2010
    Đã được thích:
    330
    tẩy chay mấy em KS: KSA, KHB, KHL,KSK, ... chuyên gia bán giấy lấy tiền nhà đầu tư
    vanminhth thích bài này.
  3. vanminhth

    vanminhth Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2008
    Đã được thích:
    337
    tẩy chay chúng nó xem chúng nó sống bằng gì mà khổ nổi cổ phiếu lưu hành như rau thì làm gì nó
  4. Thanh92

    Thanh92 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2014
    Đã được thích:
    5.638
    FLC, KLF, FIT, TSC, HAI cũng bán giấy lấy tiền đó
    vanminhth thích bài này.
  5. vanminhth

    vanminhth Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2008
    Đã được thích:
    337
  6. ILOVESTOCK

    ILOVESTOCK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2014
    Đã được thích:
    1.703
    Phải biết tương kế tựu kế chứ kêu làm chi. Chia nhỏ pha loãng thế nào đi nữa chả nhẻ giá về 0. Mấy con KSA, KHB lãnh đạo éo ra gì, nhưng thị trường đã phản ứng thái hóa. Bình tỉnh sáng suốt pha chút mạo hiểm sẽ có ăn
  7. Thanh92

    Thanh92 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2014
    Đã được thích:
    5.638
    ăn dc 1 lần rồi lần sau lại muốn ăn tiếp, rồi sẽ có ngày trắng tay. đi đếm lắm có ngày gặp ma. Nói không vs hàng bơm thổi
    veque_2010vanminhth thích bài này.
  8. thequy1978

    thequy1978 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    27/02/2008
    Đã được thích:
    16.636
    Vì sao ngành khoáng sản kém minh bạch?
    [​IMG]
    Cơ chế quản lý cấp phép khai thác khoáng sản lỏng lẻo, thiếu công khai, minh bạch

    (ĐTCK) Là một trong những ngành công nghiệp có nhiều tiềm năng, đóng góp lớn cho ngân sách và GDP với sản lượng khai thác các nguồn lực khoáng sản rất lớn, song ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam đang đối mặt với không ít thách thức, đòi hỏi phải cơ cấu lại hệ thống quản trị trong ngành.
    Một trong những tồn tại lớn nhất của ngành công nghiệp khai khoáng hiện nay là vấn đề cấp phép cho các doanh nghiệp (DN) hoạt động khai thác tài nguyên. Theo bà Nguyễn Thanh Thủy, đại diện Liên minh Khoáng sản, Luật Khoáng sản 2010 quy định hai hình thức cấp phép là đấu giá và không đấu giá, nhưng các tiêu chí để xác định khu vực không đấu giá và tiêu chí lựa chọn DN qua đấu giá không rõ ràng, khiến việc lựa chọn không đạt mục tiêu là DN đảm bảo đủ năng lực để khai thác.

    Ngoài ra, do chính sách hiện nay không yêu cầu công khai quá trình cấp phép từ thông tin DN đăng ký cấp phép cho đến các DN được lựa chọn cấp phép. Chính vì vậy, mức độ minh bạch trong quá trình cấp phép rất hạn chế và thiếu tính cạnh tranh. Điều này dẫn tới thực trạng DN phải trả nhiều chi phí không chính thức để có được giấy phép khai thác.

    Bà Thủy dẫn số liệu điều tra, khảo sát của nhiều cơ quan, tổ chức, trong đó có báo chí cho thấy, có DN cho biết phải trả không dưới 1 tỷ đồng đề có được giấy phép khai thác đá với trữ lượng trung bình. Đáng chú ý, tổng chi phí là trên 1 tỷ đồng, song theo hóa đơn, chứng từ nộp vào ngân sách nhà nước chỉ có hơn 100 triệu đồng.

    “Điều này cho thấy, tệ nạn trốn thuế và nhũng nhiễu trong cấp phép khai thác khoáng sản là khá nghiêm trọng, gây thất thoát ngân sách nhà nước, trong khi nguồn tài nguyên bị khai thác một cách thiếu quản lý do lựa chọn DN thiếu năng lực, cấp phép không đúng tiêu chuẩn quy trình”, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) nói.

    Trên thực tế, lỗi không chỉ ở phía các DN khi phải thường xuyên chung chi ngầm để có được giấy phép khai thác khoáng sản. Cơ chế quản lý cấp phép lỏng lẻo, thiếu công khai, minh bạch đã tạo ra hệ lụy này, vừa làm thất thoát nguồn tài nguyên, ảnh hưởng xấu đến cơ sở hạ tầng, vừa gây khó khăn cho các DN khi nhiều chi phí không hạch toán được. Theo ông Đậu Anh Tuấn, điều này giải thích lý do tại sao phần lớn các DN khai khoáng đánh giá thấp về mức độ minh bạch trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

    Theo kết quả khảo sát của VCCI, có 72% DN khai khoáng thừa nhận, phải dựa vào mối quan hệ với cơ quan nhà nước để tiếp cận thông tin tài liệu; có 85% DN thường xuyên phải chi trả các khoản tiền không chính thức trong quá trình hoạt động; đặc biệt có 16% DN cho biết, các khoản chi trả không chính thức chiếm trên 10% tổng thu nhập của DN.

    Bên cạnh đó, phản ánh của các DN khoáng sản cho thấy, thuế, phí tài nguyên quá cao và chính sách thay đổi quá nhanh, gây khó khăn cho DN.

    Ông Nguyễn Thành Sơn, đại diện Công ty New Technology Solution cho biết, theo thống kê trong vòng 7 - 8 năm qua, thuế, phí đã tăng hơn 267%, cao hơn nhiều so với dự đoán và kế hoạch của các DN, do đó ảnh hưởng lớn đến kế hoạch kinh doanh và đầu tư của DN.

    Trường hợp của CTCP Đầu tư Khoáng sản An Thông - một DN thuộc Tập đoàn Hòa Phát, năm 2014 đã phải xin trả lại hai giấy phép khai thác các mỏ quặng sắt Tùng Bá và mỏ tại khu Cao Vinh - Khuôn Làng (tỉnh Hà Giang) vốn đã khai thác từ 5 - 6 năm trước vì lý do chi phí khai thác quá cao, trong khi giá bán quặng ở mức thấp vì chất lượng không đảm bảo yêu cầu. Đây là một ví dụ điển hình cho thấy, DN khai khoáng khó có thể trụ nổi trong tình cảnh khó khăn cả về thị trường và cơ chế, chính sách.

    Trước thực trạng này, Ban Pháp chế VCCI khuyến nghị tham gia Sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai thác (EITI), đặc biệt là công khai thông tin nhằm tạo dựng cơ chế quản trị minh bạch, lấp những lỗ hổng về luật pháp, đồng thời tăng cường sự giám sát trong khai thác khoáng sản.

    Một vấn đề đặt ra hiện nay là năng lực báo cáo của DN cũng như năng lực thực hiện báo cáo theo yêu cầu minh bạch của EITI còn rất hạn chế bởi phần lớn các DN khai khoáng Việt Nam đều có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, theo Liên minh Khoáng sản, EITI chủ yếu yêu cầu báo cáo đối với các DN đủ lớn, mà đóng góp của những DN này chiếm trên 90% tổng thu nhân sách từ lĩnh vực khoáng sản.

    Theo thống kê của Bộ Tài chính, hiện có trên 90% số thuế thu nộp ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản là từ 5 tập đoàn nhà nước, trong đó có TKV, Vinachem, PVN. Xét trong lĩnh vực này, đa số các DN lớn đều đã tham gia niêm yết trên sàn chứng khoán và phải thực hiện các nghĩa vụ báo cáo công khai tài chính.

    “Các tập đoàn và DNNN chỉ cần thực hiện nghiêm việc công khai, minh bạch thông tin theo đúng quy định của Nhà nước hiện nay là có thể đáp ứng được yêu cầu minh bạch quản trị theo sáng kiến EITI”, bà Nguyễn Thanh Thủy nhấn mạnh.
  9. Big Tiger

    Big Tiger Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2014
    Đã được thích:
    11.339
    Tẩy chay hết, vào BGM hốt bạc...
    CTY KS mà minh bạch thông tin thì ăn giề??? Mỏ khai thác 100 chỉ khai 1 để bỏ túi chứ...Mấy iem bồi bút thiếu kiến thức quá, mở cty KS để trục lợi khai thác chứ để phục vụ đại chúng éo đâu...
    Quá rốt, thế mà các thánh cũng thi nhau cắt dán bài của bọn đầu đất...
    :D
    bi04virgo thích bài này.
  10. veque_2010

    veque_2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/03/2010
    Đã được thích:
    29.520
    Ăn n lần cũng sẽ chết ở n+1 !!!

Chia sẻ trang này