[KHUYẾN NGHỊ CƠ BẢN] VHC – NGOÀI DỰ ĐOÁN NHỜ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Kiwi112, 05/10/2018.

2604 người đang online, trong đó có 122 thành viên. 05:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 988 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. Kiwi112

    Kiwi112 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2010
    Đã được thích:
    66
    VHC hiện là "con cá tra lớn nhất" trong ngành xuất khẩu cá tra của Việt Nam hiện nay, thậm chí bỏ xa các đối thủ sau đó như Hùng Vương, Biển Đông, IDI,... (xét về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này). Trong thời gian qua, dường như các nhà phân tích có theo dõi VHC đều nâng đánh giá của mình về cổ phiếu này so với các dự báo của chính họ trong quá khứ. Điều này cũng là hợp lý khi mà diễn biến của ngành lẫn doanh nghiệp hiện tốt hơn nhiều so với dự đoán, đặc biệt là trong các năm tới nhờ vào chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

    1. ĐỘNG LỰC

    - Giá bán sản phẩm tăng cao: Nhờ vào việc được hưởng mức thuế chống bán phá giá 0 USD tại thị trường Mỹ trong khi đa phần các đối thủ khác đều phải chịu loại thuế này ở mức cao mà VHC có được lợi thế cạnh tranh rất lớn về giá tại thị trường này. Xu hướng này dự báo vẫn còn tiếp tục nhờ chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, do đó con đường qua Mỹ của VHC ngày càng mở rộng. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận gộp của công ty đã tăng 35,2% YoY, đồng thời cũng nâng biên lợi nhuận gộp lên 17,6% từ mức 14,3% của năm 2017.

    - Mở rộng thị trường: Bên cạnh các thị trường truyền thống như Mỹ và Châu Âu, VHC đã mở rộng sang các thị trường mới ở châu Á, châu Mỹ, và đặc biệt là thị trường Trung Quốc do thời tiết xấu và môi trường bản xứ bị ô nhiễm. Đây cũng là xu hướng chung của ngành xuất khẩu cá tra khi mà tính đến 15/8/2018, giá trị xuất sang Mỹ đạt 287 triệu USD, tăng 24%; sang Trung Quốc đạt 283 tỷ, tăng 38%. Riêng hai thị trường này thôi đã chiếm 44% tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam.

    - Nỗ lực chủ động nguồn nguyên liệu: Đối với ngành cá tra, nguyên liệu đầu vào càng tự chủ (tự nuôi trồng được, đỡ phải mua nguyên liệu bên ngoài với mức giá cao) thì sẽ càng giảm giá được nguyên liệu. Điều này trở thành lợi thể rất lớn, đặc biệt là khi giá bán ra tăng theo giá thị trường, và biên lợi nhuận gộp thu về sẽ càng lớn. Sau khi giảm tỷ lệ sở hữu tại vùng nuôi Vạn Đức Tiền Giang do xâm ngập mặn, VHC đã đầu tư mạnh cho hai vùng nuôi khác là Thanh Bình Đồng Tháp và Tân Hưng Long An. Chiến lược này đã mang lại kết quả tích cực kể từ Q3/2018, tương ứng với thời gian thu hoạch sau khi nhân giống từ 6 - 9 tháng.

    2. RỦI RO

    - Rủi ro thị trường Mỹ: Trong năm 2018, xuất khẩu của VHC vào Mỹ đã tăng mạnh nhờ lợi thế về thuế chống bán phá giá, nhờ đó thị phần của VHC tại đây tăng từ 43% cuối năm 2017 lên 56% trong 6 tháng đầu năm 2018. Tuy nhiên vẫn có những quan ngại về việc luật thuế chống bán phá giá ở Mỹ là vấn đề được xem xét lại hàng năm, nghĩa là tới khoảng tháng 3/2019 tình hình thuế quan lại có thể thay đổi. Chúng tôi cho rằng nhờ diễn biến chiến tranh thương mại, hàng thủy sản nhập từ Trung Quốc bị Mỹ áp thuế 10%, nên nguồn hàng cung cấp cho Mỹ sẽ bị thiếu hụt, và Việt Nam sẽ là một trong những nước được hưởng lợi rõ rệt từ sự kiện này khi có thể cung cấp được nguồn hàng thay thế tốt. VHC, “con cá tra lớn nhất”, lại càng có nhiều khả năng thể hiện trên thị trường khắt khe này nhờ thương hiệu lớn, chất lượng hàng hóa cao.

    - Vẫn chịu tác động lớn do sự biến động của giá nguyên liệu trên thị trường: Biến động giá nguyên liệu cá tra thường ảnh hưởng đáng kể đến biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp ngành cá tra khi mà nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao trong giá vốn hàng bán. Tuy nhiên hiện tại VHC có thể tăng giá bán đầu ra một cách tương ứng, nên rủi ro này không quá đáng lo ngại. Đồng thời như đã nói ở trên, tỷ lệ nguồn nguyên liệu chủ động của VHC ngày càng cao (ước tính hiện tại khả năng chủ động ở khoảng 60%, và có thể nâng lên khoảng 70% trong năm 2019), nên dần dần sẽ giảm đi được rủi ro này trong các năm tới.

    3. ĐỊNH GIÁ SƠ LƯỢC

    Chúng tôi cho rằng mức giá hợp lý trong năm 2018 của VHC là khoảng 120.000 đồng/cổ phiếu, dựa trên mức tăng trưởng khoảng 25% cho LNST và mức P/E forward khoảng 15. Do đó với mức giá khoảng 90.000 đồng như hiện tại vẫn có thể đầu tư. Nhiều nhà đầu tư sẽ cho rằng khuyến nghị này có phần táo bạo vì diễn biến giá này chưa từng xảy ra trong lịch sử, nhưng chúng tôi cho rằng với sự dần dắt của một ban lãnh đạo có năng lực và biết đứng trên lợi ích của các cổ đông nhỏ lẻ, VHC vẫn có thể vươn tới những đỉnh cao hơn, đặc biệt là khi mà triển vọng ngành đã thuận lợi hơn so với thời gian trước nhiều.

    #VHC_TrueValueCapital
    TLTL14 thích bài này.

Chia sẻ trang này