KKC hàng cô đặc, cổ tức > 15%

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thienquyen, 07/08/2016.

5411 người đang online, trong đó có 746 thành viên. 23:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 70962 lượt đọc và 856 bài trả lời
  1. thienquyen

    thienquyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2016
    Đã được thích:
    3.473
    Lịch sử chi trả cổ tức của KKC đều đặn >= 15% ngay cả khi vừa trải qua 1 năm kinh doanh đầy khó khăn của ngành thép nói chung và thị trường "ngách" nói riêng.

    Cạnh tranh khốc liệt nhất ở ngành thép là các sản phẩm thép xây dựng (thép cây, thép vằn đốt và thép tròn cuộn) do dư thừa nguồn cung trong nước và nhập khẩu từ trung quốc. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Ptramesco (KKC) bởi KKC kinh doanh chủ yếu là các sản phẩm thép thành phẩm đạt tiêu chuẩn và đi theo thị trường ngách ít cạnh tranh.

    1. Sản phẩm kinh doanh chính

    - Thép chính phẩm:

    Bao gồm các loại thép tấm, thép lá, thép cuộn, thép hình H, U, I, cọc ván thép và thép ống đạt tiêu chuẩn, chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài như Nga, Kazhakhstan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,... Các sản phẩm này chủ yếu phục vụ cho việc gia công cơ khí, đóng tàu, khung kèo cột bằng thép trong các dự án, công trình xây dựng công nghiệp lớn, làm cầu, làm đường, chế tạo máy móc,...

    - Thép phế liệu:

    Bao gồm các loại sắt thép phế liệu nhập khẩu và thu mua trong nước. Nguồn nguyên liệu nhập khẩu được nhập về từ rất nhiều các nước khác nhau như: Mỹ, Canada, các nước thuộc khu vực Châu Phi,… Nguồn thu mua trong nước bao gồm vật tư cắt phá tàu, thiết bị cũ, các vật tư dư thừa. Mặt hàng này được bán cho Nhà máy sản xuất phôi thép của Công ty thép Đình Vũ.

    -Thép lưới:

    Thép lưới giập dãn là sản phẩm thế mạnh do Công ty sản xuất, đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường với tính năng và ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm cùng loại và từng đạt giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2002. Mặt hàng thép lưới được sản xuất tại chi nhánh Bến Kiền, địa điểm sản xuất chính của Công ty.

    Sản phẩm này chủ yếu được phục vụ cho các công trình công nghiệp và gia dụng như: làm giải phân cách trên các đường quốc lộ, vách ngăn trong các nhà máy, xí nghiệp, dải nền đi lại, lan can,... vừa có tính thẩm mỹ đồng thời có độ bền rất cao.

    Mặt hàng lưới thép của Công ty đã có mặt trên các công trình lớn như đường Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội), đường bao Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cầu vượt Lạch Tray (Hải Phòng),…

    · Thép tấm, thép lá sai quy cách:

    Bao gồm thép tấm, thép lá, thép cuộn,… không đúng quy chuẩn, sai quy cách được nhập khẩu từ nước ngoài như Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,…. chủ yếu phục vụ cho các nhà sản xuất, gia công thép; các nhà máy thép ống, thép định hình, sản xuất khung nhà kho; các cơ sở đóng tàu, sửa chữa tàu;


    2. Tài chính

    Năm 2015 :

    - Về mặt lợi nhuận bị lỗ ~ 22 tỷ do Giá vốn hàng bán cao và suy thoái chung ngành thép. Nhưng KKC vẫn giữ được thị phần của mình.

    - Giảm dư nợ vay ngắn hạn ~ 130 tỷ và hàng tồn kho ~ 110 tỷ.

    - Tuy nhiên Dòng tiền hoạt động > 126 tỷ ==> khả năng linh hoạt tài chính rất cao. Đông thời KKC không vay nợ dài hạn nên áp lực về thanh toán nợ vay là không có.

    Năm 2016 : 2 quý đầu.

    - Quý 1 lãi 10 tỷ, quý 2 lãi 18 tỷ ==> 6 tháng đầu năm vượt kế hoạch 5 tỷ sau khi bù lỗ ~ 22 tỷ từ năm 2015. EPS 6tháng = 6k/thị giá 15.6

    - Dòng tiền và lợi nhuận cực tốt nên 6 tháng đầu năm KKC đã vay 10 tỷ (60 tỷ quý 1 - 40 tỷ quý 2) để nhập mua hàng tồn kho dự trữ - do nhận định giá vốn vùng này là thấp nhất nên mua trước sẽ có lợi.

    - Dòng tiền mặt : ~117 tỷ + 32 tỷ lợi nhuận tích luỹ tính đến quý 2/2016 = 149 tỷ / 5,2 tỷ. vốn điều lệ Giá trị vốn hoá hiện tại ~ 81 tỷ . Dư chia 100% cổ tức.

    - Tỷ suất lợi nhuận 6 tháng đầu năm = 28 tỷ/ vốn csh = 34%

    KKC hàng cô đặc có đáng để đầu tư ???
    gallant10 đã loan bài này
  2. stockvn6688

    stockvn6688 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2016
    Đã được thích:
    242
    Con này có ảnh hưởng gì thuế tự vệ ko bác?
  3. thienquyen

    thienquyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2016
    Đã được thích:
    3.473
    Thuế phòng vệ thương mại chủ yếu đối với phôi thép. Thép lá, tấm hình tại thị trường trong nước không đủ cung cấp. Thị tường tiêu thụ lớn nhưng cung không đủ, hơn 90% phải nhập từ nước ngoài đều là thép thành phẩm chất lượng tiêu chuẩn quốc tế. Nên, có thể thấy, thuế phòng vệ không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của KKC.
  4. _Xeko_

    _Xeko_ Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2014
    Đã được thích:
    594
    Phải đổi câu hỏi là Có được lợi gì từ áp thuế tự vệ không? Làm Bác thienquyen trả lời lạc đề.
    HPG được lợi nhất từ thuế tự vệ của Việt Nam
    thienquyen thích bài này.
  5. thienquyen

    thienquyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2016
    Đã được thích:
    3.473
    HMC doanh nghiệp cùng ngành, lãi kém hơn KKC mà vốn hoá cũng đã 172 tỷ rồi. KKC chỉ mới ~ 82 tỷ. Hàng cô đặc.

    2 phiên vừa qua, không còn giá rẻ mặc dù đội gom hàng cực kỳ kiên nhẫn, nhưng cũng chỉ có lèo tèo vài trăm bán ra chốt lãi thôi.
    --- Gộp bài viết, 07/08/2016, Bài cũ: 07/08/2016 ---
    Lúc trước KKC có góp mở nhà máy sản xuất phôi nhưng hoạt động không hiệu quả nên giải thể. Thuế thì có tác dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp phôi còn KKC là "dân buôn thương mại", tất nhiên giá đâuf vào thấp thì lợi lớn.
  6. thienquyen

    thienquyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2016
    Đã được thích:
    3.473
    Thép Việt giành lại thị trường

    Nhiều doanh nghiệp (DN) thép đã có mùa làm ăn khấm khá nhờ chính sách bảo vệ ngành thép trong nước trước làn sóng “tấn công” của thép ngoại giá rẻ suốt thời gian dài.

    Lãi đậm

    Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), thị trường thép 6 tháng đầu năm 2016 có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2015, trong đó sản xuất tăng 27,8% và bán hàng tăng 24,8%. Kết quả kinh doanh của nhiều DN thép tốt hơn hẳn cùng kỳ năm 2015. Cụ thể, Công ty Tập đoàn thép Tiến Lên (TLH) tăng 23% doanh thu so với cùng kỳ năm 2015, lợi nhuận sau thuế tăng đột biến đến 22 lần, đạt 261 tỉ đồng; Công ty Thép Dana Ý cũng báo lãi gần gấp 5 lần cùng kỳ năm ngoái; thép Hòa Phát đạt lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm cao lịch sử, đến 3.000 tỉ đồng. Một số DN khác như thép Tisco, thép Việt Ý, thép Nam Kim, VnSteel, Povina… cũng đều báo lãi.

    Theo giới phân tích, chính các thông tin tích cực từ đầu năm đến nay trong ngành đã giúp không ít DN thép đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng trong 6 tháng đầu năm. Thị trường bất động sản ấm lên, nhiều chủ đầu tư chạy tiến độ dự án thuộc gói 30.000 tỉ đồng và đặc biệt là quyết định của Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu đã góp phần cứu nguy không ít DN thép.

    [​IMG]

    Thép nội cơ bản giành lại được chỗ đứng sau khi Bộ Công Thương áp dụng biện pháp tự vệ thương mại với thép nhập khẩu Ảnh: Tấn Thạnh

    Theo Bộ Công Thương, những tháng đầu năm 2016, ngành thép trong nước gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh gay gắt với lượng thép nhập khẩu ồ ạt từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc. Sang tháng 3 và 4, thị trường có sự phục hồi tích cực khi giá thép trong nước tăng theo xu hướng tăng của thế giới; lượng sản xuất, tiêu thụ thép cũng tăng khá theo nhu cầu thị trường. Song song đó, Quyết định số 862/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu Việt Nam đã giúp ngăn chặn làn sóng phôi thép và thép ngoại giá rẻ tràn vào, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các nhà sản xuất thép trong nước.

    Liệu có dài lâu?

    Thừa nhận thị trường thép 6 tháng đầu năm, đặc biệt là tháng 3 và 4 ấm lên nhờ tác động của biện pháp phòng vệ thương mại, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch VSA, cho biết năm 2015 và các tháng đầu năm 2016, lượng thép nhập khẩu, kể cả những loại thép trong nước sản xuất được tương đối nhiều. Trong đó, giá nhập khẩu từ Trung Quốc rất thấp, làm cho các nhà máy sản xuất trong nước không cạnh tranh được. Việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đã có tác dụng làm giảm lượng thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam, các nhà máy sản xuất trong nước có cơ hội giành lại thị phần.

    “Do tác động của chính sách phòng vệ thương mại cộng với giá nguyên liệu sản xuất thép, phôi thép trên thế giới tăng, hiện tượng đầu cơ đã đẩy giá thép trong nước tăng cao tại thời điểm tháng 3 và 4. Tuy vậy, đến tháng 6, giá thép giảm sâu với tổng mức từ 700.000 đồng đến 1 triệu đồng/tấn. Tháng 7, các DN đua nhau giảm giá. VSA phải họp các nhà máy thép lại, đề nghị ổn định giá thị trường chứ không thể đua nhau giảm giá để chiếm thị phần của nhau, gây ra cạnh tranh không tốt” - ông Sưa nói.

    Theo dự báo của các DN, thị trường thép 6 tháng cuối năm sẽ tiếp tục khả quan, tiêu thụ thép trong quý IV có thể tăng nhẹ. Nếu đúng như kịch bản này, ngành thép sẽ có 1 năm tươi sáng. Tuy nhiên, đó mới là lợi ích ngắn hạn. Mục tiêu của việc áp dụng thuế tự vệ thương mại là để bảo vệ thép sản xuất trong nước. Theo đó, các nhà máy sản xuất trong nước được bảo vệ, có điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong thời gian tới bằng việc thay đổi công nghệ, cải tiến sản xuất, hợp lý hóa chi phí, xây dựng thương hiệu…

    Việc Tập đoàn Hoa Sen đang xúc tiến kế hoạch đầu tư dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận tại KCN Cà Ná (tỉnh Ninh Thuận) có công suất tối đa lên tới 15 triệu tấn/năm nếu được chấp thuận sẽ mang lại lợi thế rất lớn cho ngành sản xuất thép trong nước trong “cuộc chiến” với thép ngoại giá rẻ, đặc biệt là thép Trung Quốc. “Lợi thế và cơ hội đang mở ra cho DN thép trong nước. Tuy nhiên, các DN cần tiếp tục đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ thị trường để tiến tới phát triển bền vững, làm chủ được thị trường trong nước và tiến ra quốc tế. Thời hạn “bảo hộ” qua nhanh, nếu không tập trung đầu tư từ bây giờ, ngành thép Việt Nam sẽ sớm trở lại giai đoạn ì ạch, bị động và thua ngay trên sân nhà” - một chuyên gia trong lĩnh vực thép chia sẻ.

    Ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam:

    50% DN thép sẽ vượt lên



    [​IMG]

    Biện pháp áp thuế phòng vệ thương mại đối với mặt hàng thép là một chính sách tích cực, cú hích cho các DN thép tận dụng cơ hội để nâng mình lên. Biện pháp này chỉ được áp dụng trong ngắn hạn, cơ bản là DN phải nâng cao thế mạnh cạnh tranh, sức mạnh nội tại, tận dụng cơ hội để đầu tư phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Nếu hài lòng và dựa vào biện pháp phòng vệ này mà không có đầu tư chiều sâu thì sẽ lỡ mất cơ hội. Khoảng 50% DN thép có cơ hội phát triển tốt trong thời gian tới, đặc biệt những DN vừa qua đã đầu tư đồng bộ hơn, lớn hơn. Đây là cơ hội để xây dựng ngành sản xuất thép đúng nghĩa chứ không chỉ là gia công.

    Quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chỉ mới phát huy tác dụng thời gian ngắn nên chưa đánh giá được tác động của nó đối với mặt hàng phôi thép và thép xây dựng. Nhưng điều chắc chắn là nếu kiểm soát được thép nhập khẩu thì sản xuất trong nước sẽ gia tăng. Sản phẩm thép nội địa đang chiếm lĩnh thị trường, các DN hoàn toàn tự tin có thể cạnh tranh được trong điều kiện minh bạch, thép ngoại không bán phá giá vào Việt Nam.

    Ông Đinh Công Khương, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Thép Khương Mai:

    Thay thế thép nhập bằng hàng trong nước



    [​IMG]

    Từ nay đến cuối năm, Chính phủ tập trung giải ngân nhiều công trình đầu tư công thì tiêu thụ thép mới có khả năng tăng mạnh, nếu không chỉ tăng chút ít. Diễn biến thị trường thép 6 tháng đầu năm cho thấy với thép thương mại, DN nào nhập hàng từ trước khi quyết định áp thuế phòng vệ thương mại có hiệu lực thì có lãi, DN nào nhập hàng sau thời điểm đó rất khó bán hàng. Bản thân Khương Mai hoạt động trong lĩnh vực thép công nghiệp, trong đó 70% mặt hàng kinh doanh là hàng nhập khẩu, một số mặt hàng tăng thuế 14%-15% theo quy định. Công ty đang xem xét thay thế hàng nhập khẩu chịu thuế cao bằng sản phẩm trong nước, với điều kiện bảo đảm chất lượng cạnh tranh được với hàng nhập và chuyển hướng sang nhập hàng từ các nước Đông Nam Á.

    Ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thép Việt:

    DN luyện phôi phía Bắc có nhiều cơ hội



    [​IMG]

    Sau khi Bộ Công Thương áp dụng biện pháp tự vệ thương mại với sản phẩm thép, Trung Quốc đã giảm xuất khẩu thép vào Việt Nam. Nhìn chung, tiêu thụ thép 6 tháng đầu năm tăng nhưng bên cạnh những DN được hưởng lợi, không ít DN, đặc biệt DN không sản xuất phôi, gặp khó khăn vì giá phôi thép, thép dài nhập khẩu tăng cao. Hiện đầu tư công ở phía Bắc rất lớn nên tiêu thụ thép ở thị trường phía Bắc tốt hơn phía Nam. Đây cũng là lý do kỳ vọng sắp tới, các DN luyện phôi thép phía Bắc sẽ vượt lên rất mạnh.

  7. chien_pt

    chien_pt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2015
    Đã được thích:
    201
    Em đã kín tiếng để lặng lẽ ai chán bán ra em múc mà bác cứ bô bô cái mồm thì múc sao được. Em cứ tranh thủ nhặt mỗi ngày một ít cũng đươc, đợi đến giá 25 thì ra hàng. Theo em bác đóng topic lại cứ chăm chỉ nhặt nhạnh bác ah
    thienquyencontraudien thích bài này.
  8. kieuhungtlg

    kieuhungtlg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2003
    Đã được thích:
    76
    Kiên nhẫn chờ giá đỏ mà nhập, chả đi đâu mà vội
    thienquyen thích bài này.
  9. contraudien

    contraudien Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/12/2011
    Đã được thích:
    4.132
    Hàng này nhiều bác đang nhòm ngó để ý, bác chủ lỡ nói thì bổ sung thêm vài ý...

    Hoạt động chính của KKC:
    1. Kinh doanh thép hình và thép tấm, chủ yếu là NK phân phối lại trong nước. Đây là phương thức kinh doanh truyền thống của KKC. SP phục vụ cho xây dựng và đóng tàu, là 2 ngành sẽ tiếp tục phát triển trong vòng 5-10 năm tới. Thép NK đang có 1 số lợi thế cạnh tranh lớn do thuế NK nhiều mặt hàng thép chỉ còn 0%.
    2. SX thép lưới dập giãn cũng đang có nhu cầu cao, phục vụ cho xây dựng, cầu đường...
    3. Phá dỡ tàu cũ. Đây là hướng đi mới trong năm 2016. Ngành này sẽ phát triển mạnh sau khi đội tàu đã qua thời gian sử dụng khoảng 10 năm trở lên. Dự đoán nhu cầu sẽ cao trong vòng 5 năm tới, đặc biệt là tại địa bàn Hải Phòng.
    => Triển vọng doanh thu tăng trong thời gian tới khá ổn

    Lãnh đạo công ty khá tốt
    Chia cổ tức đều đặn qua các năm.
    Năm 2015 công ty ghi nhận khoản lỗ sau thuế là 22 tỷ do phải duy trì lượng hàng tồn kho cho hoạt động kinh doanh liên tục và giữ thị trường ở mức 2 vạn tấn. Tuy nhiên, các năm trước đó công ty đều có lãi quanh mức trên 10 tỷ/năm/VCSH là 52 tỷ. LNST chưa phân phối đến cuối 2015 là 4 tỷ. Đến hết quý 2.2016 thì lãi chưa phân phối là 32 tỷ/vcsh là 52 tỷ.
    Nhìn xa hơn các năm trước 2015, EPS đều quanh 2500đ/cp và được chia cổ tức đều đặn.
    Cổ đông nội bộ nắm giữ lượng cổ phiếu kha khá, khoảng trên 40% => hàng trôi nổi không nhiều
    => Là doanh nghiệp nhỏ trong ngành, tiềm năng còn rất lớn, lãnh đạo chỉ tập trung core doanh nghiệp. Phá dỡ tàu cũng là 1 hướng đi mới tận dụng những phương tiện sẵn có của KKC

    Tài chính rất tốt
    Tiền tại KKC thì vô đối. Số dư TM đến hết quý 2.2016 là 118 tỷ chủ yếu là TGNH, gấp 2.2 lần vốn của công ty.
    Không có nợ vay dài hạn.
    Tôi ước tính sơ bộ trong trường hợp tệ nhất thì EPS 2016 cũng tầm 7000đ/cp
    => Khoản này thì thật sự rất tốt, khó có doanh nghiệp nào sánh bằng.

    :drm4:drm4:drm4
    --- Gộp bài viết, 08/08/2016, Bài cũ: 08/08/2016 ---
    Cứ giá đỏ mà gom thêm chờ cuối năm ăn cổ tức hỉ
    thienquyen thích bài này.
    thienquyen đã loan bài này
  10. contraudien

    contraudien Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/12/2011
    Đã được thích:
    4.132
    Khi nào có màu xanh đây ~o)
    thienquyen thích bài này.

Chia sẻ trang này