Lãi .... lỗ "một kiếp luân hồi"

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi up_and_down, 28/03/2007.

3766 người đang online, trong đó có 332 thành viên. 00:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 475 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. up_and_down

    up_and_down Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Đã được thích:
    460
    Lãi .... lỗ "một kiếp luân hồi"

    Đã chót dấn thân vào nghề kinh doanh thì phải chấp nhận quy luật của nó: có lúc lãi, nhưng cũng có lúc lỗ. Buôn bán cổ phiếu không nằm ngoài quy luật này. Các nhà đầu tư chứng khoán có khi lãi to, nhưng cũng có khi lỗ lớn.

    Từ những ngày lãi to?

    Chuyện này kể để ?otống cựu, nghênh tân?. Cũng là để cho các nhà đầu tư ?otrẻ? hiện nay tham khảo, chí ít là để giảm bớt căng thẳng trong giờ giao dịch. Những người mới đến sàn tạm gọi là lớp đầu tư trẻ vì thị trường chứng khoán (TTCK) của ta đến nay đã được 3 tuổi rưỡi. Lớp ?olão làng? là những người ?onhập cuộc? từ khi các sàn giao dịch còn bề bộn máy tính, bảng điện tử chờ lắp đặt. Đấy là chia về tuổi ?onghề?, còn về tuổi đời thì lớp nào cũng có người già, người trẻ.

    Nhớ lại những ngày đầu mới mở TTCK, chẳng ai nhắc đến từ ?olỗ? bao giờ, vì mua phiên trước là phiên sau có lãi ngay. Mỗi phiên giao dịch có lãi tới 7%, bằng lãi tiền gửi ngân hàng cả năm trời làm sao không hấp dẫn? Trên sàn, chẳng ai chú ý đến mức cổ tức hay lãi ngân hàng đang là bao nhiêu, chỉ biết cứ mua được cổ phiếu là lãi. Chính vì thế mà người người, nhà nhà kéo đến sàn.

    Lúc đầu thì xếp hàng để đặt lệnh ưu tiên. Nhưng lệnh đầu cũng chưa chắc mua được cổ phiếu, vì công ty chứng khoán cũng phải cạnh tranh với hàng chục công ty khác ở tốc độ nhập lệnh nhanh đưa vào Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK). Tại TTGDCK, mỗi công ty chứng khoán chỉ được đặt hai máy nhập lệnh. Chính vì vậy, họ phải cử các ?ocao thủ? có tốc độ ?ogõ? cao nhất. Sau đó, để đỡ vất vả cho khách hàng phải ?odậy sớm? đi xếp hàng, các công ty chứng khoán nghĩ ra trò ?obốc thăm?, chia may mắn cho những ai bốc được các số đầu. Nhưng các nhà đầu tư cũng không chịu thua. Họ huy động anh em bạn bè mở nhiều tài khoản để bốc thăm, nâng xác suất ?otrúng số đầu? lên. Có người còn ?ogian? hơn, họ ?otăm? những ai có số thăm đầu để mua lại hay gửi mua hộ, nếu người này không có nhu cầu sử dụng hết lệnh giới hạn 9.900 cổ phiếu (tiêu chuẩn cho một lần đặt lệnh). Đối với người may mắn, cứ sau 14 phiên giao dịch thì giá trị tài khoản của họ lại tăng lên gấp đôi! Những ngày ?olãi? lớn đối với nhiều nhà đầu tư thật là tuyệt đẹp. Sau giờ giao dịch, họ kéo nhau đến các quán cà phê bàn tán rôm rả. Thời đó, vay nhau một vài trăm triệu đồng, gửi nhau một vài ngàn cổ phiếu là thường tình, chẳng cần có giấy tờ, lãi lờ gì cả... Thậm chí, có người ôm hàng mấy chục ngàn cổ phiếu toàn là của bạn bè gửi. Đúng là thị trường của niềm tin!

    ? đến những ngày lỗ nặng

    Nhưng thời ?ohoàng kim? của TTCK qua đi rất nhanh như một giấc mơ ngắn ngủi. Thị trường bước vào thời kỳ suy thoái, giá cổ phiếu trượt dài. Nhiệt tình của nhà đầu tư xuống nhanh như quả bóng xì hơi. Người ta đến sàn thưa thớt dần. Có những thời kỳ, mỗi sàn có chỉ có một vài khách hàng đến để ?otrang điểm? cùng mấy nhân viên chứng khoán ngồi buồn bã hoặc tán chuyện đợi hết giờ. Nhà đầu tư nào cũng kêu lỗ. Không ai nhắc đến chữ ?olãi? nữa. Càng cố giảm lỗ thì lại càng lỗ nặng thêm. Buôn cổ phiếu lúc ấy mà lãi được thì chỉ có ?othần tài?, vì giá cổ phiếu không mấy khi ?ongóc? lên, chỉ toàn đi xuống. Những nhà đầu tư có ?omáu mặt? hạn chế lỗ bằng cách bán bớt cổ phiếu đi sau đó chờ giá xuống rồi mua lại. Những tưởng cách làm hay, nhưng giá vẫn xuống. Rốt cuộc thì lỗ vẫn hoàn lỗ?

    Và lại lãi!

    Những ai sống lâu với TTCK thì mới thấy được sự thay đổi kỳ lạ của thị trường và tâm trạng của nhà đầu tư. Lúc này, họ hỏi nhau: ?oCó kiếm được nhiều không? Có lãi nhiều không??. Mặc dù vậy, bối cảnh thị trường lúc này không giống ?onhững ngày lãi to? đầu tiên. Cụ thể, mức lãi không còn tỷ lệ thuận với khối lượng giao dịch, mà nó mang một màu sắc khác: hiệu quả kinh doanh, chứ mua, bán nhiều chưa chắc đã lãi. Kinh doanh chứng khoán không còn chỉ dựa vào may mắn, mà yếu tố trí tuệ đang được đặt lên hàng đầu. Từng phiên, các nhà đầu tư ?ocân não? nhau để đặt lệnh, bởi trên thị trường đã có nhiều loại cổ phiếu với diễn biến và mức độ rủi ro của các công ty niêm yết khác nhau rất nhiều.

    Khi thị trường có những dấu hiệu sáng sủa hơn, có nhiều người để mắt đến cơ hội đầu tư cổ phiếu, thì cũng đã có ý kiến lo ngại rằng, nhà đầu tư lại chạy theo tâm lý ?obầy đàn?. Thực ra, nếu nhìn rộng hơn thì chẳng có gì đáng ngại cả. Thời gian này - lúc mà các công ty niêm yết đang hoàn thiện báo cáo tài chính, chỉ số P/E của các cổ phiếu nói chung còn thấp (tạm gọi là lúc giao thời), một số nhà đầu tư còn mua bán theo trào lưu, nhưng chỉ mấy bữa nữa thôi, khi thông tin tài chính về các doanh nghiệp niêm yết được công bố rộng rãi, chắc chắn thị trường sẽ ổn định lại. Các cổ phiếu sẽ được sắp xếp và đánh giá đúng với chất lượng và sức mạnh của nó. Hãy hình dung TTCK như một cô gái sàng gạo: lúc đầu gạo và trấu còn lẫn vào nhau. Sau một hồi chuyển động, chúng sẽ được phân loại: gạo riêng và trấu riêng. Đến thời điểm đó, chắc chắn sẽ có người lãi nhiều, người lãi ít và việc có người lỗ là không tránh khỏi.

    TTCK VN đã có hình hài của một TTCK, một loại định chế tài chính cao cấp. Tuy nhiên, cùng với sự hồi phục của thị trường, hiện vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Riêng đối với giới đầu tư, đến lúc này, họ đã có một bước trưởng thành đáng được ghi nhận, đó là họ đặc biệt chú ý đến hiệu quả đầu tư, vì hiệu quả đầu tư vào các cổ phiếu khác nhau mang lại hiệu quả rất khác nhau.

    Phải chăng buôn bán lỗ, lãi là một?kiếp luân hồi?, chỉ có trí tuệ và niềm tin là tồn tại? Nó luôn song hành với những ai dám chịu thất bại để đón chờ những cơ hội chiến thắng.

Chia sẻ trang này