Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6252 người đang online, trong đó có 970 thành viên. 12:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122475 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Giàu nhờ... giun quế


    10/7/2008 Vào bộ đội từ năm 17 tuổi, đã từng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh và có nhiều thành tích xuất sắc, năm 1982 ông Lý về nghỉ chế độ bệnh binh. Cuộc sống gia đình khó khăn do chỉ trông vào cây lúa, chăn nuôi gà, lợn. Sau khi con trai cả thi đỗ đại học, ông bà phải "gõ cửa" ngân hàng và anh em để chu cấp cho con. Nỗi lo chưa vơi thì 3 năm sau, người con thứ hai lại đỗ đại học, lo lắng lại chồng chất lên vai ông. Gần chục năm trôi qua, nhiều mô hình kinh tế được ông thử nghiệm, nhưng "cánh cửa" làm giàu vẫn chưa "mở". Đến năm 2007, khi được con trai đưa đi thăm quan một số mô hình kinh tế ở các địa phương, ông đặc biệt ấn tượng với mô hình nuôi giun quế ở Võng La, Đông Anh (Hà Nội). Từ đó, ông tự đặt câu hỏi: "Tại sao ở Võng La đất chật, họ nuôi giun trong các chậu đất vẫn cho hiệu quả cao, vậy mà quê mình đất rộng tại sao không làm?"
    [​IMG]



    Trả lời câu hỏi trên, ông Lý bắt tay ngay vào tìm hiểu loài giun quế. âng không ngần ngại đi dự các hội thảo khuyến nông ở trong và ngoài tỉnh, đồng thời sưu tầm tìm hiểu thêm qua tài liệu. âng nhận thấy nuôi giun quế cần ít vốn (chuồng trại không cần công phu, thức ăn của giun là phân trâu, bò...) đơn giản, dễ làm, đầu ra lớn, một kg giun giống bán được từ 150 đến 200 nghìn đồng, hơn nữa còn dùng để chăn nuôi gia súc, gia cầm, giảm được 50% chi phí thức ăn.
    Tháng 6-2007, ông Lý quyết định dành 100m2 đất nuôi giun. Thời gian đầu ông cũng gặp những khó khăn do chưa nắm hết kỹ thuật nên giun chết hàng loạt. âng Lý phải xuống tận Trung tâm khuyến nông - lâm tỉnh nhờ tư vấn. Cuối cùng ông cũng tìm ra nguyên nhân khiến giun chết là do ủ phân chưa đủ độ mục. Từ đó, ông đầu tư thời gian cho trại giun nhiều hơn, vì thế, thu nhập từ 6 tháng đầu nuôi giun vẫn đạt mức hơn 100 triệu đồng.
    Không dừng lại ở đó, ông còn tự tìm cách làm giàu xung quanh con giun mà không tài liệu nào hướng dẫn. Gắn bó và trải nghiệm qua một thời gian, ông đã làm giàn trồng gấc, bầu trên các luống giun. Với cách làm này, ông đã có nguồn thu nhập đáng kể trong khi độ ẩm các luống giun luôn được giữ đúng tiêu chuẩn.
    Cũng từ con giun, ông xác định: "Đã nuôi giun là phải đi đôi với nuôi gà, vì giun và phân giun trộn vào cám gà giảm được một nửa chi phí cám ăn thẳng". Nhận thấy rõ lợi ích từ mô hình chăn nuôi kép đó, cuối năm 2007 ông đã nuôi thêm 1500 con gà. Đặc biệt, gà nhà ông được Trung tâm tư vấn chất lượng sản phẩm Hà Nội đánh giá là gà sạch, bán được giá.
    Hiện nay, ông Lý đã mở rộng diện tích nuôi giun lên trên 200 m2. âng khẳng định thu nhập năm nay sẽ cao gấp đôi năm ngoái. Được biết, kỹ sư Nguyễn Xuân Tám, Giám đốc Trung tâm tư vấn chất lượng sản phẩm Hà Nội đã có kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phổ biến rộng mô hình này ra cộng đồng.

    Thương Huyền
    (Đông Sơn - Yên Thế)


  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nuôi giun - nghề mới hiệu quả cao


    30/03/2007 Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc vừa nhiên cứu thành công phương pháp nuôi ba giống giun: giun Quế, giun Nhật Bản và giun Thái Bình ba làm thức ăn chăn nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao.


    [​IMG]


    Ba giống giun kể trên có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, thích hợp với việc làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và là nguồn phân bón cao cấp cho cây trồng. Thức ăn cho gia súc, gia cầm làm từ giun có tới 53,5 - 65% chất đạm, 11 - 17% chất đường bột, 7 - 32% chất khoáng và hàm lượng chất béo khá cao.

    Qua áp dụng thực tế trong chăn nuôi tại một số hộ trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên cho thấy: nếu trộn 2-3% bột giun để làm thức ăn cho gà, năng suất trứng tăng từ 17 - 25%, tốc độ tăng trưởng tăng từ 60-100% ; trộn từ 2-5% bột giun làm thức ăn cho lợn, tốc độ tăng trọng tăng 70 - 74%; đặc biệt dùng giun tươi làm thức ăn cho thủy sản sẽ đưa năng suất thịt tăng 30-40% và góp phần tăng sức đề kháng, giảm dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

    Chi phí đầu tư nuôi giun không lớn, chỉ cần xây dựng khu nhà có mái che, sử dụng các vật dụng đơn giản như chum, chậu, khay gỗ và tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có như rác, phân trâu, bò, gà để làm nơi trú ngụ và sinh sản cho giun; đồng thời áp dụng công thức phối trộn đảm bảo đúng liều lượng 50% rác hữu cơ, 30% phân đã được ủ hoại, 20% tinh bột sắn, ngô, gạo nấu chín làm thức ăn cho giun. Sau 60 ngày nuôi giun cho thu hoạch từ 2,5 - 3 kg/mét vuông/lần, mỗi năm có thể nuôi 6-7 lần. Giá một kg giun thành phẩm từ 60.000 đồng đến 70.000 đồng, trung bình nuôi 100 mét vuông giun cho lãi 10-15 triệu đồng/lứa.

    Việc ứng dụng thành công mô hình nuôi giun đã giúp người nông dân có thêm biện pháp tạo nguồn thức ăn mới giàu dinh dưỡng phục vụ chăn nuôi; tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, bảo đảm an toàn cho người dùng sản phẩm chăn nuôi.

    Theo TTXVN, Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc đang mở rộng quy mô nhân giống nhằm giảm giá thành, cung cấp cho nhu cầu của người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh.

    [FONT=.VnTime]Hồng Nga[/FONT][FONT=.VnTime] (Theo Nhân Dân)[/FONT]
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Chuyển chủ đề đi bác ơi...
    Giun nhiều wá[};-
  4. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Tiết lộ bí mật gây mê tôm, cá trước khi vận chuyển




    [​IMG]
    Nhiều người ngạc nhiên khi thấy có loại tôm, cá được vận chuyển từ Bắc vào Nam nhưng vẫn bơi lội tung tăng như chưa từng trải qua quãng đường xa hàng nghìn cây số.
    Gây mê cho… tôm, cá
    Từ trước tới nay, người ta chỉ thường nghe nói gây mê cho người để tiến hành những ca phẫu thuật trong bệnh viện chứ chưa mấy ai nghe tới gây mê cho tôm cá bao giờ. Nhưng với dân trong nghề thủy hải sản thì việc này đã thành quen. Với những dân buôn thủy hải sản lâu năm và “chuyên nghiệp”, gây mê đã trở thành “bí kíp” để ‘hàng” của họ được tươi sống như vừa mới bắt lên dù vận chuyển đi xa cả nghìn cây số.
    Tình cờ nói chuyện với một cô gái người miền biển tên H. lên Hà Nội làm giúp việc, tôi được H. kể cho nghe chuyện những người đi đánh bắt xa bờ ở quê hay dùng phương pháp “ru ngủ” bằng thuốc mê cho những con cá giá trị đánh bắt được để khi thuyền trở vào bờ, cá được đánh thức lại bơi lội như "chưa có chuyện gì xảy ra". Những người buôn bán, phải vận chuyển thủy, hải sản đi xa để phân phối mà muốn tôm, cá không bị chết cũng áp dụng cách này.
    Để tìm hiểu thực hư câu chuyện của H., vào vai một sinh viên khoa Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản của ĐH Nông nghiệp đang làm bài tập về đề tài “Các phương pháp vận chuyển thủy hải sản”, tôi làm quen với các đại lý buôn bán thủy hải sản nhờ giúp đỡ và được họ tiết lộ những “bí mật” trong nghề.
    Người đầu tiên tôi tiếp cận là anh Q., chủ một đại lý phân phối thủy hải sản ở chợ Thành Công, Hà Nội. Khi tôi đề cập tới các phương pháp vận chuyển thủy hải sản đi xa, anh Q. cho hay, anh không trực tiếp thực hiện việc vận chuyển bởi chỉ nhận hàng từ các đầu mối chở tới nhưng đúng là những người vận chuyển dùng phương pháp gây mê để tránh cho tôm cá bị chết khi... đi dọc đường.
    “Hồi mới làm nghê này, bắt mối với những lái buôn vùng biển, họ đều hứa có cách vận chuyển tôm cá cho mình để khi tới nơi, đảm bảo hàng vẫn sống khỏe. Làm đại lý được một thời gian tôi mới biết họ vận chuyển bằng cách gây mê cho chúng”, anh Q. nói.

    [​IMG]
    Theo anh Q., những loài cá đắt tiền vận chuyển từ Nam ra đều được gây mê. Ảnh chụp cá tầm tại đại lý của anh Q. Ảnh: Nhật Nam.​

    Theo anh Q., cả tôm, cua, ghẹ và cá khi vận chuyển đều dùng phương pháp gây mê nhưng đối với tôm, cua, ghẹ, người ta chỉ cần “sốc nhiệt” cho chúng mê man, sau đó vận chuyển đến nơi tiêu thụ thì “đánh thức”. Phương pháp này không cần sử dụng thuốc mà chỉ làm giảm nhiệt độ đột ngột bằng cách cho đá lạnh vào nước khiến tôm rơi vào trạng thái ngủ đông. Còn đối với cá, cơ địa của chúng khác tôm, cua nên không thể áp dụng phương pháp ngủ đông được mà phải gây mê bằng thuốc. Tuy nhiên, gây mê cá bằng thuốc như thế nào thì anh Q. không nắm rõ. “Cái này phải hỏi bên đầu mối chứ phức tạp lắm, mình không làm nên không biết”, anh Q. nói và cho tôi một số điện thoại đầu mối tận Vũng Tàu để tìm hiểu.

    Liên hệ với số điện thoại 0904.707.xxx tôi được người đàn ông tên Huỳnh tiếp chuyện. Anh Huỳnh cho hay, tiến hành gây mê một số loại cá bằng cách hòa thuốc mê theo lượng nhất định vào bể nước đựng cá, đến khi cá lịm đi thì vận chuyển. “Trong khi vận chuyển vẫn phải để cá trong môi trường nước có sục ô xi, tùy vào quãng đường, thời gian vận chuyển mà hòa tỷ lệ thuốc mê khác nhau để căn giờ cá tỉnh. Cái này phải người trong nghề lâu năm mới thành thạo được”, anh Huỳnh tiết lộ.
    Cá được gây mê bằng loại thuốc nào?
    Sau một hồi trò chuyện, tôi ngỏ ý muốn biết tên loại thuốc dùng gây mê cá để mách một người bà con, anh Huỳnh từ chối với lý do đó là “bí mật nghề nghiệp”. Tuy nhiên, trước khi cúp máy, anh Huỳnh nói thêm: “Gây mê thì có nhiều loại nhưng không phải dễ mua và cũng chỉ nên gây mê cho những loại cá giá trị như cá mú, cá tầm... Nếu ở trong này thì ra chợ sỉ lẻ dược Phú Thọ, quận 11 hoặc chợ Kim Biên TP HCMmà tìm”.
    Tôi đem câu chuyện về gây mê tôm cá tới gặp thầy Kim Văn Vạn, trưởng bộ môn nuôi trồng thủy sản,ĐH Nông nghiệp Hà Nội để tìm hiểu thêm, thầy Vạn cho hay: “Phương pháp gây mê bằng hóa chất đã được áp dụng trong nuôi trồng thủy sản nhưng tôi mới chỉ biết người ta thường gây mê để vận chuyển, làm thủ thuật cho các loài cá rất đắt tiền như cá rồng hoặc các loại cá bố mẹ từ nước ngoài về nhân giống trong nước chứ chưa nghe đến việc gây mê cho cá thực phẩm bằng thuốc”.

    [​IMG]
    Một chú cá rồng đã được gây mê bằng hóa chất MS222. Ảnh: Arowana.​

    Loại hóa chất được sử dụng trong thủy sản để gây mê cá mà thầy Vạn nhắc tới có tên là MS 222 không độc với thủy sản. Thầy Vạn cho biết, sử dụng hóa chất này để gây mê bằng cách hòa tan chất gây mê trong nước, sau đó thả cá, hoặc tôm cần gây mê vào. Chất gây mê thâm nhập qua tơ mang cá trong hô hấp, hòa vào máu và chuyển lên não, tác dụng làm cho cá chuyển sang trạng thái mê.

    Mặc dù kỹ thuật gây mê cho thủy sản không quá phức tạp và cũng không đòi hỏi đào tạo các bác sĩ và kỹ thuật viên như đối với người, tuy nhiên những hiểu biết để thực hành đúng kỹ thuật gây mê cũng rất cần thiết, vì nếu sử dụng không đúng loại chất gây mê, hoặc sử dụng quá liều, thời gian gây mê quá dài có thể làm cá chết hàng loạt. Tuy nhiên, theo thầy Vạn, loại hóa chất MS222 này hiện không được bán phổ biến trong nước và giá thành khá đắt nên để các lái buôn sử dụng loại hóa chất này là điều khó xảy ra.


    [​IMG]
    Một loại thuốc gây mê MS222 nhưng khá hiếm và đắt trên thị trường.​
    Trao đổi với Đất Việt, bác sĩ Hoàng Văn Chương, chủ nhiệm khoa gây mê, bệnh viện 103, cho hay, đã từng biết đến việc gây mê cho cá để vận chuyển. Tuy nhiên, theo bác sĩ Chương, dù là loại nào đối với cá dùng làm thực phẩm, nếu được gây mê với liều lượng nhỏ thì không ảnh hưởng tới người tiêu dùng nhưng nếu ngược lại thì hậu quả chưa biết thế nào. “Cá được gây mê trong quá trình vận chuyển sau đó được tỉnh lại bơi trong nước như bình thường thì vẫn an toàn cho người ăn bởi khi cá tỉnh lại nghĩa là thuốc mê cũng đã hết tác dụng, chất gây mê đã được cá đào thải ra ngoài qua gan và thận nên người tiêu dùng có thể yên tâm”, bác sĩ Chương nói.
    Theo Nhật Nam
    Đất việ
    binhnguyenpnam thích bài này.
  5. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Chuyển qua lãi nhe bác?hihi:)):)):)):)):)):))
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đây là nơi tôi lưu trữ tài liệu để dùng sau này mà !
    Để tập trung một nơi dễ kiếm !
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Xơ mít !

    [:p][:p][:p]
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83

    ^#(^^#(^^#(^^#(^^#(^^#(^^#(^^#(^^#(^^#(^

    Kinh quá chị BL ui...
    Em ko ăn đâu anh HS ơi...^:)^

  9. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Ngon lam :-"

    :)):)):))
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nếu em không quen ăn sống thì ăn đuông tẩm bột chiên cũng được mà !
    Em ăm nhộng tằm bao giờ chưa ?
    Anh nghĩ chắc cũng thế thôi , nhưng đuông ngon hơn !
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này