Liệu THAGRICO có thâu tóm HVG trong thời TP hữu cơ xuất EU lên ngôi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi HopBio, 15/01/2021.

4535 người đang online, trong đó có 506 thành viên. 11:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 309292 lượt đọc và 1498 bài trả lời
  1. Miracle153

    Miracle153 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2019
    Đã được thích:
    249
  2. tungh2

    tungh2 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2014
    Đã được thích:
    220
    Em ở ngoài Hanoi, năm nay đại hội cổ đông, anh em vào SG làm buổi offline không các bác.
    HopBio thích bài này.
  3. HopBio

    HopBio Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2017
    Đã được thích:
    3.687
    Xuất khẩu thủy sản đã thực sự kết thúc được chuỗi sụt giảm?
    Từ tháng 3/2021, sự phục hồi từ thị trường Mỹ và Trung Quốc đã khiến cho bức tranh xuất khẩu cá tra trong những tháng tới vượt khỏi mức tăng trưởng âm và có nhiều màu sắc hi vọng hơn. Với sự cải thiện logistic tại Trung Quốc, tình hình xuất khẩu cá tra cũng như tôm sang Trung Quốc từ tháng 3 có xu hướng tích cực. Do vậy, sau khi giảm 5,5% trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra trong tháng 3 tăng trở lại với mức tăng 11%, đạt 137 triệu USD. Tính đến hết quý I/2021, xuất khẩu cá tra đạt 336 triệu USD, tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ năm


    Xuất khẩu tôm, cá tra sẽ tăng mạnh trong quý II/2021?

    Theo VASEP, tính đến nửa đầu tháng 3/2021, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 266,7 triệu USD, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang Mỹ đạt 56,88 triệu USD, tăng 13,2%; Trung Quốc - Hồng Kông đạt 43,6 triệu USD, tăng 5,4%. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Nga tăng 104,5%. Xuất khẩu cá tra sang Brazil cũng tăng 13,2%; Colombia tăng 33,4%, Mexico tăng 22,7%, UAE cũng tăng 35%.

    "So với cùng kỳ năm 2020, các doanh nghiệp cá tra hoàn toàn bị động do hoạt động giao thương bị ngưng trệ ngay từ đầu năm do Covid thì năm nay, các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu sang nhiều thị trường tiềm năng hơn. Nếu xu hướng tăng trưởng này tiếp tục giữ vững, lượng hàng tồn tại Mỹ và Trung Quốc hầu như đã hết, nhiều khả năng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam trong các tháng tới có nhiều lạc quan", đại diện VASEP nhấn mạnh.

    Đối với mặt tôm có thể thấy rằng, xuất khẩu tôm sau khi tăng 16% trong tháng 1, đã giảm 19% trong tháng 2, sang tháng 3 hồi phục với mức tăng khoảng 10% đạt khoảng 270 triệu USD và tính đến hết quý I/2021, xuất khẩu tôm ước đạt 646 triệu USD, tăng gần 3% so với cùng kỳ năm 2020.

    Trong 2 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu tôm sang nhiều thị trường lớn giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên khi phân tích nhu cầu và tình hình kinh tế của các thị trường lớn đang phục hồi, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm hoàn toàn có thể tin rằng, xuất khẩu tôm trong thời gian tới sẽ tăng trưởng dương trở lại…

    Theo số liệu mới nhất của Cục Nghề cá biển Hoa Kỳ (NMFS), trong tháng 1/2021, Mỹ đã nhập khẩu 10.127 tấn phile cá tra đông lạnh trị giá 24,8 triệu USD, tăng 46,7% về lượng và tăng 27,5% so với tháng 1/2020. Giá trung bình nhập khẩu của cá tra phile đông lạnh ở mức 2,45 USD/kg, giảm 0,8% so với tháng 12/2020 và thấp hơn 13,1% so với tháng 1/2020.

    Trong tháng 1/2021, Mỹ đã nhập khẩu 69.653 tấn tôm trị giá 601,6 triệu USD, tăng 7% về lượng và 6% về giá trị so với tháng 1/2020. Giá bình quân nhập khẩu tôm đạt 8,63 USD/kg, giảm 2,9% so với tháng 12/2020 và giảm 0,69% so với tháng 1/2020. Đầu năm mới dường như có sự tiếp nối của xu hướng tăng trong hầu hết năm 2020.

    Trong tháng 2/2021, Việt Nam và Argentina là 2 quốc gia có doanh số bán hàng vào Mỹ tăng đột biến. Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ 4.365 tấn tôm trị giá 43,5 triệu USD trong tháng 2, tăng 41% về lượng và tăng 35% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giá trung bình là 9,98 USD/kg, thấp hơn 4% so với tháng 2/2020.

    Dự báo, sự phục hồi dần từ hai thị trường xuất khẩu lớn là Mỹ và Trung Quốc sẽ kéo giá trị xuất khẩu cá tra trong những tháng tới vượt khỏi mức tăng trưởng âm. Hiện lượng hàng tồn tại Mỹ và Trung Quốc hầu như đã hết, và nếu xu hướng tăng trưởng này tiếp tục giữ vững có nhiều khả năng xuất khẩu cá tra trong các tháng tới có nhiều lạc quan. Trước mắt, giá tôm nhiều khả năng ở mức cao đến giữa quý II/2021, nhưng về lâu dài sẽ rất khó đoán, bởi còn phụ thuộc vào cung – cầu thị trường, diễn biến của dịch Covid-19 và tình hình logistics.
    https://cafef.vn/xuat-khau-thuy-san-da-thuc-su-ket-thuc-duoc-chuoi-sut-giam-20210419085905916.chn

    --- Gộp bài viết, 19/04/2021, Bài cũ: 19/04/2021 ---
    Cuối tuần này offline Hồ Tây đi bác :)
    tungh2 thích bài này.
  4. tungh2

    tungh2 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2014
    Đã được thích:
    220
    OK bác
    HopBio thích bài này.
  5. HopBio

    HopBio Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2017
    Đã được thích:
    3.687
    Pac ibox số cho em nhé :); tiện đây có bác nào HN để họp trù bị trước cái nhể :)
    tungh2 thích bài này.
  6. HopBio

    HopBio Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2017
    Đã được thích:
    3.687
    Last edited: 23/04/2021
  7. HopBio

    HopBio Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2017
    Đã được thích:
    3.687
    Xuất khẩu thủy sản tháng 3/2021 tăng mạnh
    Xuất khẩu thủy sản tháng 3/2021 đạt trên 735,52 triệu USD, tăng mạnh 87,3% so với tháng 2/2021 và tăng 16,9% so với tháng 3/2020.
    Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 3/2021 đạt trên 735,52 triệu USD, tăng mạnh 87,3% so với tháng 2/2021 và tăng 16,9% so với tháng 3/2020. Tinh chung quý 1/2021 kim ngạch đạt gần 1,74 tỷ USD, tăng 7,6% so với quý 1/2020.
    Riêng xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm10,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 176,25 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
    Top 5 thị trường lớn nhất tiêu thụ thủy sản của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc; trong đó xuất sang Mỹ đạt gần 335,06 triệu USD, chiếm 19,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020; Riêng tháng 3/2021 kim ngạch đạt trên 146 triệu USD, tăng 83,9% so với tháng 2/2021 và tăng 36,5% so với tháng 3/2020.
    Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt trên 307,12 triệu USD, chiếm 17,7%, giảm 2%; Riêng tháng 3/2021 đạt 125,12 triệu USD, tăng 79,5% so với tháng 2/2021 nhưng giảm 2,7% so với tháng 3/2020.
    Xuất khẩu thủy sản sang thị trường sang EU trong tháng 3/2021 cũng tăng mạnh 94% so với tháng 2/2021 và tăng 15,5% so với tháng 3/2020, đạt 102,74 triệu USD; tính chung cả 3 tháng đầu năm 2021 tăng nhẹ 2,4% so với cùng kỳ, đạt 237,82 triệu USD.
    Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tháng 3/2021 tăng mạnh 175% so với tháng 2/2021, đạt 97,68 triệu USD, công chung cả 3 tháng tăng 15%, đạt161,58 triệu USD.
    Thị trường Hàn Quốc trong tháng 3/2021 cũng tăng tương ứng 85,3% và 14,7%, đạt 65,3 triệu USD, công chung cả 3 tháng đầu năm tăng 4,7%, đạt 161,28 triệu USD.
    Ngoài 5 thị trường nêu trên, theo nhận định của Bộ NNPTNT, Australia là một trong những nước có tiêu chuẩn sống cao nhất trên thế giới với mức tiêu thụ thủy sản tăng và bình quân đầu người tăng, trong thời gian tới, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia sẽ tăng mạnh, trong đó tôm là mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường này.
    Nhìn chung, xuất khẩu thủy sản trong tháng 3/2021 tăng rất mạnh so với tháng 2/2021 là do trong hai tháng đầu năm, hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng đáng kể bởi tình trạng thiếu tàu, thiếu container và cước phí vận tải tăng vọt, đặc biệt là cước tàu đi Mỹ và EU. Cùng lúc đó, Trung Quốc cũng siết chặt kiểm soát COVID-19 với hàng thủy sản nhập khẩu càng khiến cho xuất khẩu thủy sản thêm khó khăn. Từ giữa tháng 3/2021, tình trạng thiếu hụt container được cải thiện và Trung Quốc cũng nới lỏng kiểm soát dịch bệnh trên hàng hóa nhập khẩu, do vậy xuất khẩu thủy sản trong tháng 3 khả quan hơn.
    Xuất khẩu tôm sau tăng 16% trong tháng 1, nhưng giảm 10% trong tháng 2, sang tháng 3 tăng khoảng 10% đạt khoảng 270 triệu USD. Tính chung cả quý 1/2021, ước đạt 646 triệu USD, tăng gần 3% so với cùng kỳ năm 2020. Trừ một số nước thành viên Hiệp định CPTPP có xu hướng tăng nhập khẩu tôm cũng như các mặt hàng thủy sản khác của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu tôm sang Mỹ, EU, Trung Quốc và một số thị trường đều giảm so với cùng kỳ.
    Với sự cải thiện logistic tại Trung Quốc, tình hình xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc từ tháng 3 có xu hướng tích cực hơn. Do vậy, sau khi giảm 5,5% trong 2 tháng đầu năm, trong tháng 3 xuất khẩu tăng 11%, đạt 137 triệu USD. Tính đến hết quý 1/2021, xuất khẩu cá tra đạt 336 triệu USD, tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ năm 2020
    Với nhóm hàng hải sản, mực, bạch tuộc và các loại sản phẩm liên quan đến cá biển (surimi, cá hộp, cá khô..) có tín hiệu xuất khẩu tích cực. Trong số đó, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường châu Âu đang hồi phục tốt, một phần nhờ ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA. Xuất khẩu mực, bạch tuộc 2 tháng đầu năm tăng nhẹ gần 2% và tiếp tục tăng 8% trong tháng 3, đạt 45 triệu USD, đưa kết quả xuất khẩu 3 tháng đầu năm lên 112 triệu USD. Xuất khẩu cá ngừ 2 tháng đầu năm giảm 10% sang tháng 3 tăng 5%, lũy kế hết quý 1 đạt 140 triệu USD, giảm 11% so với cùng kỳ 2020.
    Các doanh nghiệp thủy sản nhận định, dịch COVID-19 vẫn nghiêm trọng ở nhiều thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, khiến nhu cầu một số sản phẩm thủy sản chủ lực bị giảm sút nhưng đồng thời là cơ hội cho các dòng sản phẩm có thời hạn bảo quản lâu, giá cả phải chăng, phù hợp với xu hướng sụt giảm thu nhập và suy giảm kinh tế ở các nước. Do vậy, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản thuộc phân khúc hàng khô, đồ hộp, chả cá, surimi có chiều hướng gia tăng, góp phần đưa xuất khẩu thủy sản quý 1 tăng trưởng và những tháng tiếp theo lạc quan hơn.
    Theo VASEP, xuất khẩu tôm và cá tra sang Trung Quốc sẽ tăng trưởng trở lại trong tháng 4 và những tháng tới sẽ hồi phục mạnh hơn khi nước này dần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thương tại các cảng biển cũng như nới lỏng các thủ tục kiểm soát COVID-19 đối với thủy sản nhập khẩu, nhất là thủy sản đông lạnh. Trong khi đó, thị trường Mỹ sẽ duy trì tăng trưởng dương nhờ xuất khẩu cá tra đang có chiều hướng tốt hơn. Tuy nhiên, xuất tôm sang thị trường này có thể không duy trì được tăng trưởng mạnh như năm qua.Bên cạnh đó, vấn đề cước phí vận tải đi châu Âu vẫn ở mức cao trong khi nhiều hãng tàu từ chối vận chuyển hàng lạnh đi Mỹ trong tháng 4 sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới. Dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản chưa thể phục hồi mạnh ngay trong tháng 4, chỉ tăng ở mức 10%, đạt 680 triệu USD.
  8. Congtyhongha

    Congtyhongha Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/05/2016
    Đã được thích:
    1.405
    HAHA....Hôm nay chốt shb vhe vic vào hết minh nổ chơi....ông M có 1k tỷ bỏ ra mua lại Vtf mà giá cổ bèo thế này kể hơi phí.....Vic đầu tư giỏi bỏ ra 600 tỏi năm 2018 mà 2020 ông M phải bỏ ra 1k2 tỏi để mua lại....vãi cả mua cổ phần trợ giúp lúc khó khăn....
  9. HopBio

    HopBio Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2017
    Đã được thích:
    3.687
    Bác nói có trích dẫn đi; đừng có nói suông, bán đi không toi đấy :)
    VTF giờ của MSN rụi nhé VIC còn liên quan gì đâu, đưang đưa tin kiểu vậy
    PhongVanCK thích bài này.
  10. Congtyhongha

    Congtyhongha Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/05/2016
    Đã được thích:
    1.405
    ĐỌc báo cáo.kiểm toán vic nó viết to lù lù ra mà...tại mọi người.ko đọc...ai kĩ hơn thì xem.báo cáo 2019 nữa là biết vtf nó lãi nhiêu ngay....tin chính xác chứ.nói suôg nghe buồn cười....đầu tư thì phải tìm tin chính xác chứ.....post tin vớ vẩn lùa gà thì chỉ có đầu cơ thôi

Chia sẻ trang này