Lo Vnindex làm gì, cổ khoẻ thì vẫn cứ lên, FPT HPG MBB TCB

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hasonboss, 28/02/2021.

4607 người đang online, trong đó có 523 thành viên. 10:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3455 lượt đọc và 16 bài trả lời
  1. hasonboss

    hasonboss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2014
    Đã được thích:
    4.030
    Từ DJ đến Vnindex là 1 quãng đường, từ vnindex đến cổ phiếu của ta lại là 1 quãng đường dài nữa, đừng nhìn chỉ số rồi lo lắng viển vông. Cổ tốt thì vẫn cứ lên:
    - FPT đi đầu về công nghệ và xu hướng chuyển đổi số, tích luỹ đã đủ sắp chạy
    - HPG vừa nhận dc kèo container quá ngon
    - MBB TCB 2 bank FA siêu ngon đã tích luỹ đủ, sắp chạy tiếp
    và rất nhiều cổ ngon khác như DHC, PC1,..
    Cách tìm ra các cổ phiếu khoẻ bất chấp Vnindex: Link
    dophi91, tony86, stockhcm52 người khác thích bài này.
    Invest_pipi đã loan bài này
  2. Invest_pipi

    Invest_pipi Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    12/12/2016
    Đã được thích:
    268
    Bài viết hay, NKG, DHC, RAL nữa, đều sẽ tiếp tục tăng tuần sau
    stockhcm5 thích bài này.
  3. sdonline

    sdonline Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/07/2016
    Đã được thích:
    5.252
    Toàn siêu cổ
  4. hasonboss

    hasonboss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2014
    Đã được thích:
    4.030
    thị trường này phải chơi siêu cổ người anh em ạ, rủi ro thấp lợi nhuận cao
  5. hasonboss

    hasonboss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2014
    Đã được thích:
    4.030
    Nikkei: Bất ổn chính trị Myanmar có thể đẩy dòng vốn sang Việt Nam, Campuchia
    Delta Capital, Anthem Asia và các quỹ khác chỉ tập trung đầu tư vào Myanmar chọn cách tiếp cận “chờ và xem” diễn biến tiếp theo. Những quỹ có phạm vi hoạt động rộng hơn đang chuyển hướng dòng tiền đến nơi khác như Campuchia và Việt Nam.

    “Một khi các biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch, nhà đầu tư châu Á trở lại Việt Nam”, Field Pickering, giám đốc đầu tư mạo hiểm tại Vulpes Investment Management – hồi năm 2016 triển khai Seed Myanmar chuyên đầu tư mạo hiểm vào các công ty khởi nghiệp công nghệ tại Myanmar, nói.

    “Tôi tin đó sẽ là cơn sốt. Bạn sẽ chứng kiến các thỏa thuận bùng nổ, đưa Việt Nam lên đầu danh sách các thị trường mới nổi thu hút đầu tư nước ngoài”.

    Trong 5 năm qua, khu vực Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (CLMV) có tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 6%, cao hơn nhiều so với những nơi khác tại Đông Nam Á.

    Nhà đầu tư tìm cách tận dụng tối đa cơ hội từ thực tế này. Theo Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào CLMV tăng 6,3% trong năm 2019. Trong khi Việt Nam đứng số một về giá trị (16,1 tỷ USD), Myanmar có tốc độ tăng trưởng FDI cao nhất (55,9%).

    Việc quân đội Myanmar đảo chính chiếm quyền lực hôm 1/2 dường như khiến phần lớn dòng FDI chững lại.

    “Dòng tiền đầu tư lẽ ra vào Myanmar sẽ không đến nước này nữa”, Dave Richards của Capria Ventures trả lời DealStreetAsia. “Các quốc gia quanh khu vực sẽ hưởng lợi”.

    DealStreetAsia hồi tháng 2/2020 đưa tin Capria Ventures, Mỹ, có thể đầu tư tới 8 triệu USD vào một số quốc gia nhất định, tập trung chủ yếu vào Myanmar và Nepal. “Capria tập trung hỗ trợ các nhà quản lý quỹ bản địa tại Myanmar củng cố hoạt động, thúc đẩy tăng trưởng và xây dựng các hoạt động đầu tư đẳng cấp thế giới”, Capria cho biết. Capria sẽ hậu thuẫn cho 2 – 3 đối tác từ Myanmar tham gia mạng lưới 22 nhà quản lý toàn cầu của công ty.

    Giờ đây, phần lớn các kế hoạch trên phải tạm dừng. Capria dự kiến đầu tư lần đầu tiên vào Việt Nam trong năm nay, đồng thời tìm kiếm cơ hội ở Campuchia, Bangladesh và Nepal.

    [​IMG]
    Bất ổn chính trị đe dọa đến kinh tế Myanmar. Ảnh: Reuters.

    Trong khi đó, nhiều công ty đã hủy quan hệ đối tác với công ty Myanmar liên quan đến quân đội nước này.

    Ví dụ, hãng đồ uống Nhật Bản Kirin Holdings chấm dứt quan hệ với Myanmar Economics Holdings Ltd. (MEHL) vì MEHL cung cấp dịch vụ quản lý quỹ phúc lợi cho quân đội Myanmar. Lim Kaling, đồng sáng lập công ty trò chơi Razer, Singapore, gần đây thông báo thoái vốn khỏi liên doanh có lợi ích gián tiếp tại Virginia Tobacco Company, có liên hệ với MEHL.

    “Cuộc đảo chính cho thấy, vì mục tiêu kiểm soát trong nước, Tatmadaw (quân đội Myanmar) sẵn sàng từ bỏ ngoại giao, thương mại và tăng trưởng đầu tư trong thập kỷ vừa qua”, Romain Caillaud, công ty tư vấn SIPA Partners, trụ sở Nhật Bản, nhận định.

    Nhiều nhà đầu tư tập trung vào Myanmar giờ muốn phủ sóng rộng hơn.

    “Tôi dự báo nhiều nhà đầu tư sẽ rời Myanmar, chuyển từ chiến lược chỉ Myanmar sang chiến lược khu vực”, theo Andrew Durke, giám đốc hoạt động của Obor Capital. Công ty đầu tư mạo hiểm của Campuchia này năm ngoái có kế hoạch đầu tư 13 triệu USD vào các công ty khởi nghiệp ở CLMV.

    Giới doanh nhân Myanmar có thể dịch chuyển sang nước khác trong khu vực để xây dựng và phát triển công ty.

    “Tình hình sẽ là Myanmar mất, Đông Nam Á được”, Pickering nói.

    Giống Pickering, Durke cũng lạc quan vào Việt Nam.

    “Với nhà đầu tư muốn rót vốn vào Đông Nam Á và tìm kiếm lợi nhuận, Việt Nam là lựa chọn tốt, vẫn bởi những lý do khiến nước này trở nên hấp dẫn trong 5 – 10 năm qua”, ông nói.

    Việt Nam cũng nổi bật nhờ tài năng và hệ sinh thái mà dòng vốn mạo hiểm cần có để thúc đẩy sáng tạo ở quy mô lớn, theo Richards.

    Ngân hàng FMO của Hà Lan nhận định Việt Nam đã xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp đủ sức tiếp nhận đầu tư từ những công ty muốn chuyển một phần chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc.

    “Các chính sách thân thiện với doanh nghiệp từ chính phủ Việt Nam sẽ giúp thuyết phục nhà đầu tư nước ngoài tăng phân bổ vốn vào khu vực”, đại diện FMO trả lời DealStreetAsia.

    Obor Capital – đầu tư vào 5 công ty Campuchia, một công ty Việt Nam hoạt động tại Việt Nam và Lào – tin Campuchia sẽ trở thành điểm đến đầu tư được ưa thích. Durke kỳ vọng Campuchia sẽ viết nên câu chuyện như Việt Nam. Campuchia có thể hấp thụ nhiều vốn hơn, đặc biệt là các thỏa thuận 0,5 – 3 triệu USD.

    “Phân tích các yếu tố khiến Myanmar hấp dẫn nhà đầu tư, tôi nghĩ Campuchia cũng giống phần lớn”, Durke nói.

    Kinh tế Campuchia tăng trưởng trên 7% kể từ năm 2011 và tỷ lệ người nghèo đã giảm hơn nửa trong thập kỷ vừa qua. Campuchia đặt mục tiêu trở thành nước thu nhập trên trung bình vào năm 2030, thu nhập cao vào năm 2050
    nguồn: NDH
  6. Tuonglucsi

    Tuonglucsi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2017
    Đã được thích:
    208
  7. hasonboss

    hasonboss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2014
    Đã được thích:
    4.030
    Khó bác ạ, bán lẻ bác chọn mwg hơn vì bhx ngon
  8. hasonboss

    hasonboss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2014
    Đã được thích:
    4.030
    Lũy kế từ đầu năm tới nay, các quỹ ETF trên TTCK Việt Nam hút ròng tổng cộng 135,33 triệu USD, trong đó dòng vốn đổ vào thị trường Việt Nam xấp xỉ 130 triệu USD (~3.000 tỷ đồng). Dòng vốn ETF từ đầu năm tới nay đã góp phần quan trọng giúp cân bằng áp lực bán ròng của khối ngoại (bán ròng hơn 2.700 tỷ đồng).


    [​IMG]
    LCG tăng mạnh, lãnh đạo Licogi 16 đưa gần 5 triệu cổ phiếu ra đăng ký bán

    Tuần giao dịch cuối tháng 2 ghi nhân những diễn biến giằng co của TTCK Việt Nam. Theo đó, chỉ số VN-Index chốt phiên 26/2 tại 1.168,47 điểm, giảm nhẹ 0,43% so với tuần trước đó.

    Trong tuần qua, thị trường trong nước chịu tác động từ xu hướng điều chỉnh chung trên toàn cầu khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh trở lại, bên cạnh đó là những yếu tố liên quan tới dịch Covid-19. Ngoài ra, việc khối ngoại bán ròng khá mạnh trong cả 5 phiên giao dịch với tổng giá trị hơn 2.800 tỷ đồng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới diễn biến thị trường.

    Áp lực bán ròng của khối ngoại tuần qua không chỉ đến từ các quỹ chủ động mà còn đến từ các quỹ ETF, đây là tuần hiếm hoi từ đầu năm dòng vốn bị rút ròng khỏi các quỹ ETF.

    Cụ thể, thống kê trong tuần giao dịch cuối tháng 2, các quỹ ETF trên TTCK Việt Nam bị rút ròng khoảng 13 triệu USD (khoảng 300 tỷ đồng). Trong đó, VFMVN30 ETF là quỹ bị rút vốn mạnh nhất với 345 tỷ đồng (15 triệu USD). Sau giai đoạn hút vốn khá tốt trong tháng 1 nhờ dòng tiền từ nhà đầu tư Thái Lan, dòng vốn đang có xu hướng rút khỏi VFMVN30 ETF từ đầu tháng 2 tới nay.

    Bên cạnh VFMVN30 ETF, một quỹ ETF khác cũng bị rút vốn là KIM Kindex VN30 ETF với giá trị 4,53 triệu USD trong tuần qua.


    Ở chiều ngược lại, VFMVN Diamond ETF tiếp tục cho thấy là quỹ "hot" nhất TTCK Việt Nam thời điểm này khi hút ròng 112 tỷ đồng (4,9 triệu USD) trong tuần qua. Bên cạnh đó, SSIAM VNFinLead ETF cũng hút ròng 7,6 tỷ đồng (0,33 triệu USD); S&P Select Frontier ETF hút ròng gần 1 triệu USD.

    [​IMG]
    Lũy kế từ đầu năm tới nay, các quỹ ETF trên TTCK Việt Nam hút ròng tổng cộng 135,33 triệu USD, trong đó dòng vốn đổ vào thị trường Việt Nam xấp xỉ 130 triệu USD (~3.000 tỷ đồng). Dòng vốn ETF từ đầu năm tới nay đã góp phần quan trọng giúp cân bằng áp lực bán ròng của khối ngoại (bán ròng hơn 2.700 tỷ đồng).

    Trong số các quỹ ETF, VFMVN Diamond ETF là cái tên hút vốn mạnh nhất TTCK Việt Nam từ đầu năm tới nay với 113,7 triệu USD. Với quy mô danh mục hiện gần 9.000 tỷ đồng, VFMVN Diamond ETF đã vượt qua VFMVN30 ETF để trở thành quỹ nội lớn nhất thị trường. Cùng với VFMVN Diamond ETF, bộ đôi quỹ ETF ngoại VNM ETF và FTSE Vietnam ETF cũng hút ròng khá tốt với tổng giá trị khoảng 30 triệu USD.

    Ở chiều ngược lại, KIM Kindex VN30 ETF bị rút ròng khá mạnh với giá trị gần 52 triệu USD (~1.200 tỷ đồng) và là quỹ ETF duy nhất bị rút ròng trong 2 tháng đầu năm.
    Mhoang79 thích bài này.
  9. stockhcm5

    stockhcm5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2020
    Đã được thích:
    15.157
    Chuẩn chị
    Invest_pipi thích bài này.
  10. hasonboss

    hasonboss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2014
    Đã được thích:
    4.030
    cám ơn, cần tư vấn mã nào k bạn

Chia sẻ trang này