Lợi nhuận tỷ USD:: Sóng Bank vĩ đại trở lại

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NiemTinBatDiet, 07/02/2023.

8670 người đang online, trong đó có 1339 thành viên. 10:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10134 lượt đọc và 45 bài trả lời
  1. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    5.551
    [​IMG]
    - Trong điều kiện khó khăn đa phần các doanh nghiệp báo lợi nhuận giảm hay lỗ thì Ngân hàng vẫn kiếm tỷ USD..Lên tàu ngồi vé VIP chờ chạy thui ạ. @};-
    - Định giá theo P/B, P/E, EPS của các cổ phiếu ngân hàng đang vùng đáy mọi thời đại rồi @};-
    - Cá nhân đề cử: ACB, VPB, TCB, MBB, HDB... @};-
    ..............
    Câu lạc bộ lợi nhuận tỷ USD và trên 10.000 tỷ đồng

    Theo kết quả vừa được công bố, trong năm 2022, không chỉ có Vietcombank (VCB), mà có nhiều ngân hàng đạt mức lợi nhuận tỷ đô.

    Cụ thể, năm 2022, Vietcombank là quán quân về lợi nhuận khi đạt mức lợi nhuận trước thuế hơn 37.358 tỷ đồng. Tốc độ huy động vốn tăng 9,1% so với năm 2021, đạt gần 1,26 triệu tỷ đồng; còn tăng trưởng tín dụng 19%, đạt gần 1,15 triệu tỷ đồng.

    Trong nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chi phối, BIDV cũng ghi nhận hoạt động hiệu quả trong năm 2022 với lãi trước thuế 23.057 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước tới nay, tăng 70,2% so với năm trước; lãi sau thuế đạt hơn 18.453 tỷ đồng...

    Thấp hơn một chút, VietinBank đạt lợi nhuận trước thuế hơn 21.113 tỷ đồng trong năm qua, cao hơn 20% so với năm 2021. Còn với Agribank, tuy chưa công bố, song nhiều khả năng sẽ có lợi nhuận vượt 20.000 tỷ đồng trong năm 2022.

    Với khối ngân hàng cổ phần, Techcombank đứng đầu về con số lãi, với 25.568 tỷ đồng, tăng 10% so với 2021 và vượt qua kỷ lục lợi nhuận đạt được năm 2021.

    Một ngân hàng khác cũng có mức lợi nhuận đạt tỷ USD là VPBank. Dù lợi nhuận quý IV/2022 giảm 47% so với cùng kỳ, song nhờ kết quả kinh doanh tích cực của những quý trước đó, VPBank vẫn lọt vào nhóm tăng trưởng mạnh nhất hệ thống. Lũy kế cả năm 2022, lợi nhuận trước thuế của VPBank riêng lẻ đạt hơn 24.000 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất tăng 48% so với năm trước.

    Tương tự, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của MB năm 2022 cũng đạt 22.729 tỷ đồng, tăng 37,5% so với năm 2021. Trong đó, lợi nhuận trước thuế riêng ngân hàng là 20.318 tỷ đồng, tăng 41,1% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế các công ty thành viên đạt 2.411 tỷ đồng, đóng góp 12% lợi nhuận trước thuế toàn tập đoàn.

    Đến cuối năm 2022, tổng tài sản MB Group ghi nhận hơn 728.500 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với năm trước. Quy mô tín dụng của ngân hàng tăng trưởng cao ở mức 25% so với năm 2021.

    [​IMG]
    Các ngân hàng đạt lợi nhuận tỷ USD và trên 10.000 đồng trước thuế (đơn vị: tỷ đồng)

    Bên cạnh các ngân hàng đạt lợi nhuận tỷ đô trên, nhiều nhà băng khác cũng có mức lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng như ACB, VIB và HDBank. Theo đó, ACB kết thúc năm 2022 với mức lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 17.100 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch năm; tín dụng đạt 413.700 tỷ đồng, tăng 14,3% và huy động đạt 414.000 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2021.

    ACB tiếp tục là ngân hàng có tỷ suất sinh lời ROE đứng đầu thị trường với mức 26,5% và tỷ lệ nợ xấu thuộc nhóm thấp nhất ngành ngân hàng, chỉ 0,74%. Đặc biệt, ACB đã duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp dưới 1% liên tục trong suốt 7 năm qua, tỷ lệ bao phủ nợ xấu tiếp tục duy trì ở mức cao, trên 155%.

    Lợi nhuận trước thuế năm 2022 của HDBank đạt 10.268 tỷ đồng, tăng 27,2% so với cùng kỳ và hoàn thành 105% kế hoạch cổ đông giao. Tương tự, VIB công bố kết quả kinh doanh năm 2022 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 10.580 tỷ đồng, tăng 32% so với năm trước. Hiệu suất Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) liên tục đạt trên 30%.

    Dù khiêm tốn hơn, nhưng các nhà băng các cũng báo lãi nghìn tỷ với mức tăng trưởng 2 con số trong năm 2022 như Sacombank (6.339 tỷ đồng, tăng 44%), SHB (9.659 tỷ đồng, tăng 54%), TPBank (7.828 tỷ đồng, tăng 30%)...

    [​IMG]
    https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/c...oi-ngan-hang-tiep-tuc-mo-rong-post314607.html
    Last edited: 07/02/2023
    Mhoang79FBV thích bài này.
  2. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    5.551
    ...................
    Vietcombank (VCB) lập đỉnh mọi thời đại, vốn hóa vượt tổng BIDV và Vietinbank cộng lại
    06-02-2023 - 19:01 PM | Thị trường chứng khoán


    ĐỌC BÀI - 5:01

    [​IMG]
    So với vùng đáy giá tháng 11/2022, vốn hóa thị trường Vietcombank đã tăng thêm 160.900 tỷ đồng (~6,8 tỷ USD), đạt 454.321 tỷ đồng.


    Thị trường chứng khoán Việt Nam có phiên giao dịch đầy khởi sắc với việc tăng hơn 12 điểm nhờ đầu kéo là nhóm cổ phiếu ngân hàng, đáng chú ý nhất là cổ phiếu Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank (VCB). Thị giá kết phiên lập đỉnh cao mọi thời đại, tăng 3,2% lên mức 96.000 đồng/cp.

    So với vùng đáy giá tháng 11/2022, vốn hóa thị trường Vietcombank đã tăng thêm 160.900 tỷ đồng (~6,8 tỷ USD), đạt 454.321 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Giá cổ phiếu VCB lập kỷ lục

    Để hình dung về sự bứt phá của đà tăng trưởng cổ phiếu đầu ngành ngành, vốn hóa Vietcombank hiện tại đã gấp đôi con số của ngân hàng xếp ngay sau là NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV (227,6 nghìn tỷ đồng). Thậm chí, n ếu lấy vốn hóa BIDV cộng thêm vốn hóa Vietinbank (143,7 nghìn tỷ đồng) thì con số tổng vẫn chưa thể bằng giá trị thị trường của Vietcombank.

    Những cái tên dẫn đầu về mặt vốn hóa trên sàn chứng khoán còn có bộ đôi Vingroup và Vinhomes với giá trị lần lượt 226,4 nghìn tỷ và 210,5 nghìn tỷ. Riêng ngành ngân hàng, ngoại trừ ba “ông lớn” kể trên, ngân hàng có giá trị niêm yết lớn còn có VPBank (VPB – 124,75 nghìn tỷ đồng), Techcombank (TCB – 98,3 nghìn tỷ đồng)…

    [​IMG]
    Thông tin tích cực nhất hỗ trợ đà tăng cho cổ phiếu VCB có lẽ là con số lợi nhuận quý 4/2022 vừa công bố. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank trong quý cuối năm đạt 12.419 tỷ đồng, tăng 51,9% so với cùng kỳ 2021. Đây là mức lãi kỷ lục trong một quý của Vietcombank và đóng góp 1/3 tổng lợi nhuận cả năm. Mức lãi này cũng vượt qua lợi nhuận cả năm của một số ngân hàng tư nhân lớn như Sacombank (6.339 tỷ đồng), TPBank (7.828 tỷ đồng), SHB (9.658 tỷ đồng), HDBank (10.286 tỷ đồng), VIB (10.581 tỷ đồng).

    [​IMG]
    Với kết quả tích cực trên, lợi nhuận lũy kế cả năm Vietcombank đạt gần 37.359 tỷ đồng, tăng 35,9% so với năm 2021 và vượt kế hoạch đề ra hồi đầu năm. Trong đó, phần thu nhập lãi thuần tăng gần 11.000 tỷ và giảm chi phí dự phòng rủi ro hơn 2.000 tỷ đồng.

    Với con số này, Vietcombank tiếp tục giữ vững vị trí quán quân lợi nhuận toàn hệ thống trong năm thứ 5 liên tiếp, bỏ xa hai nhà băng đứng kế sau là Techcombank (25.600 tỷ) và BIDV (23.058 tỷ đồng).

    Trong năm 2022, tổng tài sản tăng 28,2% vượt 1,814 triệu tỷ đồng, ghi nhận là nhà băng có tốc độ tăng trưởng tài sản nhanh nhất. Ba động lực chính giúp tài sản Vietcombank mở rộng mạnh mẽ đến từ: 1) Cho vay khách hàng; 2) Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác và 3) Tiền gửi tại NHNN. Nợ xấu nội bảng của Vietcombank ở mức 7.808 tỷ, tăng 27,6% so với hồi đầu năm, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 317% tại thời điểm 31/12/2022.

    Mới đây, Vietcombank đã tiếp tục lọt vào bảng Banking 500 2023 Ranking xếp hạng bởi Công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance.

    Vietcombank cũng đã công bố tờ trình bổ sung về phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận giữ lại, dự kiến sẽ phát hành tối đa gần 2,77 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức cho các cổ đông, tăng vốn điều lệ thêm 27.685 tỷ đồng. Nếu thành công, vốn điều lệ ngân hàng sẽ tăng thêm 58,4%, từ hơn 47.325 tỷ lên hơn 75.000 tỷ đồng.

    Thời gian phát hành cũng được ngân hàng điều chỉnh dự kiến trong năm 2023, 2024.

    Ngân hàng có quan điểm thận trọng, chất lượng tài sản hàng đầu trong ngành ngân hàng Việt Nam

    Theo đánh giá của SSI Research, với những biến động gần đây trên thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp, ngân hàng có tỷ trọng dư nợ cho vay những thị trường này ở mức thấp, có nhận diện thương hiệu tốt cùng bộ đệm tín dụng vững chắc là sự lựa chọn hàng đầu. Vietcombank là một trong số những ngân hàng đó nhờ hoạt động cho vay thận trọng và quản lý rủi ro chặt chẽ. Ngân hàng này cũng có thể được hưởng lợi phần nào từ việc khách hàng gửi tiền chuyển sang những ngân hàng lớn uy tín hơn, do đó giảm bớt áp lực NIM trong ngắn hạn. Bộ đệm tín dụng mạnh của ngân hàng sẽ cho phép Vietcombank tránh được những cú sốc đột ngột đối với bảng cân đối kế toán.

    Việc phát hành cổ phiếu tương đương với 6,5% vốn điều lệ trước phát hành sẽ hỗ trợ tăng trưởng của ngân hàng trong trung

    hạn. Mặt khác, Thông tư 26 cũng sẽ có tác động tích cực và mang lại lợi thế cho các ngân hàng có nguồn tiền gửi dồi dào từ Kho bạc Nhà nước như Vietcombank khi tỷ lệ LDR mới giảm đáng kể.

    SSI dự báo tăng trưởng LNTT tại Vietcombank sẽ cao hơn mức trung bình ngành, đạt mức 18% so với cùng kỳ trong năm 2023.

    Phương Linh

    Nhịp Sống Thị Trường


    [​IMG]


    Từ Khóa:
    cổ phiếu, vcb, Vietcombank
    TIN TỨC SỰ KIỆN VỀ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
    Xem tất cả >>
    --- Gộp bài viết, 07/02/2023, Bài cũ: 07/02/2023 ---
    ............
    Sau phiên họp hôm 6.2 các Ngân hàng có thể mở rộng hơn về cho vay BĐS hứa hẹn lợi nhuận 2023 sẽ tăng trưởng tốt nhất trong các năm gần đây :drm
  3. Rio2022

    Rio2022 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2022
    Đã được thích:
    173
    Sóng lên hay sóng xuống hả cụ?
    NiemTinBatDiet thích bài này.
  4. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    5.551
    Ngân hàng được các tổ chức gom thời gian dài, giờ là lúc rít ạ :drm
    Rio2022 thích bài này.
  5. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    5.551
    ...............
    Kinh doanh
    03/02/2023 13:36 GMT+7
    Ngân hàng đồng loạt báo lãi hàng chục ngàn tỉ đồng

    Bức tranh tài chính tổng kết năm 2022 của hàng loạt ngân hàng đang niêm yết trên sàn chứng khoán vừa hé lộ, với khoản lợi nhuận khủng, có những ngân hàng mang về lợi nhuận lên đến con số tỉ USD.
    [​IMG]

    Nhiều ngân hàng gặt hái lợi nhuận lớn. Trong ảnh là cảnh giao dịch ở một ngân hàng tại TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

    Theo báo cáo tài chính vừa được công bố, tổng kết năm 2022, Vietcombank (mã chứng khoán VCB) mang về hơn 37.300 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế (tương đương 1,59 tỉ USD), tăng 36% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời vượt kế hoạch đề ra.

    Với kết quả này, Vietcombank chính thức giữ vị trí quán quân về lợi nhuận trên toàn hệ thống ngân hàng trong 5 năm liền.
    Á quân gọi tên Ngân hàng Techcombank (mã TCB), khi gặt hái được hơn 25.500 tỉ đồng (xấp xỉ 1,09 tỉ USD) lãi ròng trong năm vừa qua, tăng 10% so với năm liền trước, trở thành năm thứ 9 liên tiếp ngân hàng này có lợi nhuận đi lên. Dù vậy, so với những năm trước thì mức tăng trưởng của năm vừa qua rơi vào hàng thấp.

    Bảng xếp hạng ngân hàng có lợi nhuận khủng không thể thiếu BIDV (mã BID). Trong năm vừa qua ngân hàng này thu được xấp xỉ 23.000 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng hơn 70% so với năm trước, đồng thời đây cũng là mức cao nhất từ trước đến nay.

    Kết quả kinh doanh của Ngân hàng MB (mã MBB) trong năm vừa qua cũng tích cực không kém, ghi nhận hơn 22.700 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng tới 28% so với cùng kỳ năm trước.

    Trên đường đua lợi nhuận khủng, VPBank (mã VPB) cũng chạy sát nút với lãi ròng trước thuế cả năm vừa qua đạt hơn 21.200 tỉ đồng (+48%).

    Song song đó, nhiều ngân hàng khác cũng mang về lợi nhuận trước thuế lớn, điển hình như VietinBank (20.500 tỉ đồng), ACB (17.100 tỉ đồng), VIB (10.500 tỉ đồng), TPBank (7.800 tỉ đồng), Sacombank (6.300 tỉ đồng), MSB (5.700 tỉ đồng), LietVietPostBank (5.600 tỉ đồng), OCB (5.000 tỉ đồng)...


    Về ngành ngân hàng trong năm 2023, Chứng khoán VNDirect cho rằng "sóng gió vẫn tiếp diễn".

    Theo đó, việc Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh 200 điểm cơ bản lãi suất điều hành sẽ tác động tiêu cực đến biên lãi ròng (NIM) của các ngân hàng khi chi phí vốn tăng và lãi suất cho vay khó có thể theo kịp.

    Bên cạnh đó, thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục khó khăn sẽ tác động xấu lên chất lượng tài sản cũng như tình hình thanh khoản của các ngân hàng. Ngoài ra, câu chuyện tăng vốn sẽ lại là một chủ đề đáng chú ý trong năm tới, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh.

    Nhìn chung, dự báo tăng trưởng lợi nhuận của ngành này sẽ chậm lại và đạt 10-12% so với cùng kỳ trong năm 2023-2024 (từ mức 32% so với cùng kỳ năm 2022), khi tăng trưởng tín dụng chậm lại, biên lãi ròng thu hẹp và chi phí tín dụng tăng.

    Mặc dù giữ quan điểm thận trọng đối với ngành ngân hàng trong nửa đầu năm 2023, nhưng VNDirect cho rằng sang nửa cuối năm tình hình sẽ trở nên khả quan hơn khi rủi ro lãi suất và căng thẳng tỉ giá được dịu bớt, vấn đề căng thẳng thanh khoản cũng được giải quyết phần nào nhờ Chính phủ đẩy mạnh các gói đầu tư công.

    Đội ngũ phân tích của Chứng khoán Yuanta cho biết ngành ngân hàng vẫn có triển vọng, tuy nhiên môi trường lãi suất cao vẫn là thách thức lớn cho tăng trưởng của ngành này, cùng với đó là rủi ro nợ xấu và tình hình thanh khoản của các doanh nghiệp.

    https://tuoitre.vn/ngan-hang-dong-loat-bao-lai-hang-chuc-ngan-ti-dong-20230203112451389.htm
  6. vutruchungkhoan

    vutruchungkhoan Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    13/04/2022
    Đã được thích:
    650
    bank ôm nhiều trái phiếu lắm, cẩn thận nhé em . VPB đánh trao tay mấy hôm toàn lệnh mua bán 500k cổ , kê thì to mà không chịu mua lên

    cẩn trọng đấy em
    NiemTinBatDiet thích bài này.
  7. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    5.551
    Sẽ có lượng tiền khủng được đẩy ra, LN Bank lại top 1 :drm
    ................
    Có gì trong nội dung họp chiều nay của NHNN về tín dụng bất động sản?
    06-02-2023 - 18:35 PM | Tài chính - ngân hàng


    ĐỌC BÀI - 3:55

    [​IMG]
    Cuộc họp gồm sự có mặt của các lãnh đạo NHNN, Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng và Tổng Giám đốc các ngân hàng.


    [​IMG]
    CEO MB Lưu Trung Thái: 2023 sẽ là năm khó, mong muốn lớn nhất của tôi là kinh tế tăng trưởng ổn định

    Chiều nay ngày 6/2, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo về tình hình cho vay bất động sản. Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú là người chủ trì cuộc họp này.

    Nhiều đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc NHNN như Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ chính sách tiền tệ, Vụ Dự báo thống kê, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Pháp chế, Văn phòng cũng tham gia cuộc họp. Ngoài ra còn có Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng và Tổng giám đốc các Tổ chức tín dụng. Trước cuộc họp này, TCTD được yêu cầu chuẩn bị báo cáo về tình hình tín dụng bất động sản và gửi về NHNN.

    Theo nguồn tin của chúng tôi, cuộc họp này là họp nội bộ, nhằm ghi nhận ý kiến của các đơn vị liên quan để Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị cho hội nghị trực tuyến về công tác tổ chức tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản sắp tới.

    Trước đó, tại họp báo tổng kết cuối năm 2022 (ngày 27/12/2022) của NHNN, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng đã cho biết NHNN sẽ phối hợp tổ chức diễn đàn về tín dụng cho thị trường bất động sản, để làm rõ hơn trách nhiệm của ngành ngân hàng, cơ quan quản lý bất động sản, doanh nghiệp, dự án bất động sản. Từ đó, tìm giải pháp để thị trường phát triển lành mạnh, không để "bong bóng" nhưng cũng không để "đóng băng".

    Là thành viên Tổ công tác của Thủ tướng về lĩnh vực bất động sản, ông Tú cho biết đã trực tiếp cùng tổ công tác khảo sát, nghiên cứu, phân tích tại các địa phương và thấy rõ nhiều vấn đề khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp bất động sản. Giải pháp cần cơ quan chức năng, nhưng bản thân các doanh nghiệp, dự án cũng phải có giải pháp.

    Trong định hướng tín dụng năm 2023 của NHNN, các TCTD cần ưu tiên cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp tục kiểm soát tín dụng đối với một số lĩnh vực rủi ro, đặc biệt là kinh doanh bất động sản, những hoạt động có tính chất đầu cơ, đội giá bất động sản.

    Nguồn tin của chúng tôi cũng cho biết sắp tới Bộ xây dựng cũng sẽ có cuộc họp với nội dung tương tự, liên quan đến tháo gỡ cho thị trường bất động sản.

    Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến 31/12/2022, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là gần 800.000 tỉ đồng. Con số này tại thời điểm cuối năm 2021 là xấp xỉ 700.000 tỷ đồng.

    Trong đó, dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở đạt 180.743 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 22,8% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

    Dư nợ tín dụng đối với các dự án văn phòng (cao ốc) cho thuê đạt 41.815 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,3%. Dư nợ tín dụng đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đạt 40.149 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,1%.

    Dư nợ tín dụng đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng đạt 32.660 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,1%. Dư nợ tín dụng đối với các dự án nhà hàng, khách sạn đạt 57.539 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 7,24%.

    Dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa nhà để bán, cho thuê đạt 144.157 tỷ đồng, chiếm 18,16%. Dư nợ tín dụng đối với cho vay mua quyền sử dụng đất đạt 85.199 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 10,7%.

    Dư nợ tín dụng đối với đầu tư kinh doanh bất động sản khác đạt 211.452 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 26,6% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

    Trước đó, tại buổi gặp mặt nhân dịp đầu Xuân với Ngành Ngân hàng, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo ngành ngân hàng rà soát, điều chỉnh chính sách phù hợp, tháo gỡ khó khăn về tín dụng, nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp, nhà ở xã hội và cho công nhân. Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản cả về phía người bán và người mua.

    Thủ tướng nhấn mạnh: Tháo gỡ được những khó khăn của thị trường bất động sản sẽ góp phần tháo gỡ được nhiều vấn đề liên quan nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp và sở hữu chéo… Khó khăn là có, nhưng chúng ta không bó tay trước khó khăn, chọn điểm đột phá để thực hiện, Thủ tướng nêu rõ.

    PV

    Nhịp sống thị trường
    --- Gộp bài viết, 07/02/2023, Bài cũ: 07/02/2023 ---
    Những thông tin đó đã phản ánh vào giá rồi cụ...Gần đây CP liên tục có nhiều chính sách thuận lợi cho Trái Phiếu và BĐS...Trang sử mới được mở ra ~o)
    Mhoang79 thích bài này.
  8. BiBi140683

    BiBi140683 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    27/10/2021
    Đã được thích:
    4.354
  9. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    5.551
    Các bank xanh hết rồi...Đang ở quẹo vào cao tốc...Chờ cú rít mạnh cho các cụ CIK hít khói :D
    --- Gộp bài viết, 07/02/2023, Bài cũ: 07/02/2023 ---
    Múc bank là an toàn nhất á cụ....Nhà không có gì ngoài tiền :drm
    --- Gộp bài viết, 07/02/2023 ---
    Hôm nay sẽ có vài con tím @};-
    --- Gộp bài viết, 07/02/2023 ---
    Xanh cả làng rồi STB và TPB chạy muợt quá...Mã nào cũng có phần chờ đến lượt :bz:bz:bz
    Mhoang79 thích bài này.
  10. vutruchungkhoan

    vutruchungkhoan Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    13/04/2022
    Đã được thích:
    650
    hỏi thí chủ 1 câu

    hiện doanh nghiệp BDS gần như ko phát hành đc thêm trái phiếu mới, không có tiền thì sẽ đáo hạn thế nào thí chủ ?

    hiện BDS rất khó vay mới vì BDS đang chững lại, dự án cũ đã cắm để vay bank, dự án mới không triển khai đc thì lấy gì để cắm vay bank tiếp ? ko vay đc thì trả nợ cũ bằng cách nào thì chủ ?

    và khi không có tiền để đáo hạn thì sao nhỉ ? bán hạ giá tài sản phải không ? hay siết nợ ? hay bằng cách nào ?

    và khi đó thì trái chủ và bank phải làm sao ?

Chia sẻ trang này