Long tranh hổ đấu: Cục diện kinh tế TC sau chiến tranh thương mại TQ-Mỹ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi suncuong, 16/10/2018.

8294 người đang online, trong đó có 1278 thành viên. 14:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1025 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. suncuong

    suncuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Đã được thích:
    25
    [​IMG]
    Tại Trung tâm Nghiên cứu Công ty chứng khoán Công Thương, chúng tôi cho rằng cụm từ “chiến tranh thương mại” không diễn tả hết bản chất căng thẳng Mỹ - Trung. Mục tiêu của Mỹ, theo chúng tôi, lớn hơn nhiều so với việc giảm thâm hụt trong giao thương với Trung Quốc. Do đó, chính sách thuế mà Mỹ áp dụng chỉ là bước khởi đầu.
    Cuộc chiến bảo vệ vị thế

    Trong quá khứ, Mỹ thường là nước khởi xướng các cuộc chiến tranh thương mại và các hình thức gây áp lực khác khi vị thế của họ bị đe dọa, Ví dụ như cuộc chiến tranh làm suy yếu Liên Xô kéo dài từ thập kỷ 20 cho đến thập kỷ 80, sau đó là những căng thẳng về thương mại nhắm lên xe hơi từ Nhật Bản.

    Lần này, trong căng thẳng Mỹ - Trung, liệu mục đích thực sự mà chính quyền Trump nhắm đến có phải chỉ đơn thuần là tái lập sự công bằng trong giao thương, hay là kìm hãm bước tiến của Trung Quốc vượt lên trở thành cường quốc số 1 thế giới?

    Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2028 với GDP ước đạt 24.1 nghìn tỷ USD.

    Chỉ khoảng vài năm trước, Trung Quốc được coi như một công xưởng, các nhà máy tại nước này thực hiện công đoạn sản xuất – lắp ráp vốn nhận được ít giá trị gia tăng nhất trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu (GVC). Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ bằng cách từng bước leo lên chiếm lĩnh các khâu mang lại giá trị gia tăng nhiều hơn, các thương hiệu của Trung Quốc ngày càng lớn hơn và người Trung Quốc ngày càng có nhiều sản phẩm tinh vi hơn.

    Ở mỗi thời kỳ khác nhau của kinh tế sẽ có những sản phẩm, hàng hóa then chốt khác nhau giúp cho nước nào nắm giữ nó có nhiều lợi thế. Dầu mỏ của thế kỷ 20 đã giúp kinh tế Liên Xô phát triển trở thành một đối trọng trên bản đồ địa chính trị toàn cầu cũng như xe hơi của những năm 70 đã giúp Nhật Bản vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

    Với chiến lược “Made in China 2025”, Trung Quốc đã thể hiện rõ tham vọng làm chủ được những ngành công nghệ cao và then chốt của tương lai. Nếu chiến lược này thành công, nền kinh tế Trung Quốc sẽ vươn lên nắm giữ những khâu có giá trị gia tăng cao hơn mà Mỹ đang nắm giữ.

    [​IMG]
    Lý thuyết đường cong nụ cười (Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới 2012).
    Rõ ràng Mỹ sẽ không muốn đánh mất vị thế cường quốc công nghệ của mình vào tay đối thủ. Bên cạnh đó, Trung Quốc lại đang sử dụng những cách thức hết sức thiếu công bằng để đạt được mục đích của mình như thúc ép các doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ hay thậm chí là ăn trộm các công nghệ đó. Đây là điều khiến người Mỹ và cả các đồng minh của họ cảm thấy tức giận.

    Trung Quốc cũng thể hiện tham vọng bành trướng sức mạnh của mình với chiến lược “bẫy nợ” thông qua kế hoạch “Một vành đai, một con đường”, cho các nước nghèo vay tiền xây dựng hạ tầng họ không thực sự cần. Đây là cách mà Trung Quốc đang thể hiện vai trò nước lớn và xác lập vị thế “đàn anh” trên trường quốc tế.

    Trong bài “hịch tướng sỹ” về chính sách đối ngoại với Trung Quốc ngày 04/10, phó tổng thống Mỹ Mike Pence đưa ra lập trường hết sức cứng rắn, cáo buộc chính phủ Trung Quốc sử dụng các biện pháp chính trị, kinh tế, quân sự và truyền thông không chính xác để đạt được lợi thế trước Mỹ và các nước khác. Theo góc nhìn của chúng tôi, đây là một tuyên bố chính thức của chính quyền Trump về việc gia tăng áp lực nhắm vào nhiều góc cạnh của mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

    Hơn thế nữa, nước Mỹ đã sẵn sàng hy sinh những lợi ích ngắn hạn để giữ vững vị thế của mình. Từ “chiến tranh” vốn dĩ đã chỉ ra rằng cả 2 phía sẽ phải chịu tổn thất. Các cuộc chiến tranh thương mại do Mỹ gây ra trong lịch sử cho thấy kinh tế nước Mỹ không hề khởi sắc mà thậm chí còn xấu đi, lạm phát tăng cao, người tiêu dùng trực tiếp bị thiệt hại.

    IMF mới đây hạ dự báo tăng trưởng năm 2018 của Mỹ từ 2.7% xuống 2.5%. Điều đó có nghĩa là 14.000 công ăn việc làm sẽ không được tạo ra. Các nhà kinh tế học của Oxford Economics cũng cho rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ mất từ 0,1 – 0,2% tăng trưởng GDP năm 2018 khi nhận định về tác động của cuộc chiến này.

    Sẽ đánh thuế toàn diện lên hàng xuất khẩu Trung Quốc?

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang ở gói thuế trừng phạt vòng 2: Mỹ đặt kế hoạch áp thuế 25% từ 1/1/2019 lên tổng cộng 238 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc. Đáp trả, Trung Quốc dọa đánh thuế 25% lên 110 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ và hiện đã giảm giá đồng nội tệ -5.53% từ đầu năm tới nay. Những tính toán của chúng tôi cho thấy, Mỹ vẫn chưa hề đạt được lợi thế nếu chỉ tính trên tương quan thương mại khi dừng lại ở gói 200 tỷ vừa rồi.

    Gần đây nhất, Trump đã trả lời báo chí rằng chắc chắn gói thuế trị giá 267 tỷ USD sẽ được áp dụng đối với hàng hóa Trung Quốc. Theo chúng tôi, mức thuế suất áp lên gói hàng hóa này sẽ là 25% vào khoảng giữa năm 2019.

    Để có thể cân bằng lại tác động của đợt thuế này trên phương diện thương mại song phương thì Trung Quốc phải phá giá thêm 9.5% đồng CNY hoặc giảm thuế hỗ trợ các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc.

    Với điều kiện nào thì chiến tranh thương mại hạ nhiệt?

    Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy những hành động của phía Mỹ nhận được sự ủng hộ của người dân Mỹ và họ sẽ không chấp nhận sự thiếu công bằng mà chính quyền Trung Quốc đang đối xử với mình. Những căng thẳng thương mại và chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc chỉ có thể hạ nhiệt nếu như phía Trung Quốc chấp nhận nhượng bộ một phần các yêu cầu mà Mỹ đề ra, mở cửa thị trường một cách đúng nghĩa cũng như ngừng việc ăn cắp công nghệ của các doanh nghiệp Mỹ.

    Vấn đề quyền tự do ngôn luận có thể là một điều kiện để chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến này. Việc “cấm” Google, Facebook và ngăn chặn các thông tin bất lợi từ lâu đã là cách thức mà Trung Quốc sử dụng để bảo vệ an ninh quốc gia của mình.

    Tuy nhiên, còn một lý do không phải ai cũng biết đó là Trung Quốc còn sử dụng hình thức này để định hình tư duy của người mua hàng có lợi cho các doanh nghiệp nội địa. Đây cũng là một yếu tố người Mỹ muốn giải quyết vì lợi ích lâu dài của họ.

    Trung Quốc sẽ không dễ dàng để chấp nhận các điều kiện nêu trên vì thế Mỹ sẽ áp dựng các biện pháp sâu rộng hơn nhằm buộc Trung Quốc phải khuất phục? (Kỳ 2: các biện pháp toàn diện nhắm vào ‘điểm yếu’ Trung Quốc).

    Theo Trung tâm nghiên cứu Công ty chứng khoán Công Thương.
    phikhonglobienlang thích bài này.
  2. bienlang

    bienlang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Đã được thích:
    5.978
    TQ sẽ suy yếu bởi Trum
  3. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    41.739
    bài hay. Vote
  4. suncuong

    suncuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Đã được thích:
    25
    Kỳ 2: các biện pháp Mỹ sẽ áp dụng để gây áp lực cho Trung Quốc trong thời gian tới


    Cục diện kinh tế toàn cầu sau chiến tranh thương mại - Kỳ 2: “Vũ khí” của Mỹ trong cuộc chiến thương mại toàn cầu

    18-10-2018 - 08:00 AM | Doanh nghiệp

    Chia sẻ 5




    [​IMG]
    Ở kỳ 1 - “Mỹ đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro cho cuộc chiến lớn?”, Công ty Chứng khoán Công thương chỉ ra rằng người Mỹ đã sẵn sàng hy sinh cho một cuộc chiến không khoan nhượng đối với Trung Quốc để bảo vệ vị thế của mình.
    Trong kỳ này, tác giả tiếp tục đưa ra dự báo về những biện pháp toàn diện tiếp theo mà Mỹ sẽ áp dụng để buộc Trung Quốc phải nhượng bộ.

    Xem lại kỳ 1.

    Dự báo các biện pháp mà Mỹ sẽ sử dụng

    Mỹ và đồng minh từng mất 70 năm để làm suy yếu Liên Xô với nhiều lần gây áp lực lên thương mại, kết hợp kích động nội chiến và gây áp lực tại các nước phía tây và phía nam của khối này. Ngày nay, để đối phó với một Trung Quốc đã lớn mạnh, nhiều khả năng Mỹ cũng sẽ phải thực hiện kết hợp nhiều biện pháp về cả kinh tế, chính trị và quân sự thì mới có thể đạt được mục đích của mình.

    Từ những ví dụ của ZTE hay việc đưa tin máy chủ của doanh nghiệp Mỹ bị gắn chip theo dõi ở Trung Quốc, Mỹ đã phần nào tạo dựng được mối lo ngại về sự nguy hiểm nếu như để Trung Quốc vươn lên làm chủ các công nghệ cốt lõi của thời đại. Nếu như Mỹ thành công trong việc thuyết phục chính phủ các nước khác can thiệp hạn chế việc mua hàng công nghệ cao của Trung Quốc thì đây sẽ là một đòn đánh rất mạnh nhắm vào chiến lược phát triển của nước này, giúp tạo thời gian để doanh nghiệp Mỹ đi trước trong các công nghệ trọng yếu.

    Mối quan hệ giữa Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc như Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan,.. dần trở nên tốt hơn và sự hiện diện quân sự của Mỹ tại các nước này cũng như tại biển Đông đã nhiều hơn trước. Nếu Mỹ đẩy mạnh sự hiện diện về quân sự, có thêm các động thái đẩy căng thẳng lên cao thì Trung Quốc sẽ buộc phải đầu tư những khoản tốn kém hơn và dành nhiều thời gian hơn cho Quốc Phòng. Đây cũng là sai lầm Liên Xô đã mắc phải khi quá lãng phí tài nguyên vào quân sự mà không chú trọng phát triển khối dân sự.

    Mỹ cũng có thể sử dụng dầu mỏ như một vũ khí để đối đầu với Trung Quốc. Mặc dù chưa tự chủ được hoàn toàn nhưng Mỹ là nước khai thác được dầu mỏ, trong khi Trung Quốc lại phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài. Dầu mỏ cũng là mặt hàng thiết yếu mà Trung Quốc phải nhập khẩu nhiều nhất và là điểm yếu nhất trong chuỗi giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu của nước này với giá trị đạt 138 tỷ USD năm 2016, tương đương 11.2% tổng lượng nhập khẩu hàng hóa. Nếu giá dầu giữ được ở mức cao hay thậm chí các hoạt động xuất khẩu dầu tới Trung Quốc gặp khó khăn hơn thì sẽ góp phần đẩy chi phí của doanh nghiệp nước này tăng cao.

    Ngoài ra, Mỹ đã và đang tìm cách để thay đổi một số điều khoản trong các hiệp định thương mại với các nước khác như tỷ lệ nội địa hóa hoặc thêm các điều khoản mới nhắm tới Trung Quốc. Mới đây, thỏa thuận Mỹ - Canada – Mexico (USMCA) được ký kết thành công với điều khoản về nền kinh tế “phi thị trường” mà ở đây đích nhắm đến chính là Trung Quốc. Hiệp định thương mại giữa Mỹ và Hàn Quốc được đàm phán thành công với sự nhượng bộ từ phía Hàn Quốc tạo tiền đề cho các cuộc đàm phán với các nước khác.

    Chiến lược “Bẫy nợ” của Trung Quốc cũng là mục tiêu mà Mỹ phải nhắm tới. Trung Quốc đã và đang làm theo những gì mà Mỹ đã làm trong quá khứ nhằm gây ảnh hưởng đến các nước nhỏ có nắm giữ tài nguyên, cảng biển hay đơn giản hơn là tìm kiếm sự ủng hộ trên trường quốc tế. Tất nhiên Mỹ không muốn điều đó xảy ra và phía Mỹ đã và đang tăng cường khuếch đại tác hại của việc vay vốn từ Trung Quốc như đã đề cập đến trường hợp của Sri Lanka trong bài phát biểu của Pence. Chính quyền Trump cũng đang xem xét dự thảo luật “BUILD Act”, một hình thức hỗ trợ tới các nước trong tầm ngắm của Trung Quốc để ngăn chặn tình trạng này.

    Dài hạn hơn, Mỹ có thể kêu gọi thêm đồng minh của mình thành lập Ủy ban điều phối kiểm soát xuất khẩu như cách họ đã đối phó với Liên Xô, mục đích là để gây áp lực đến những hàng hóa nhập khẩu mà Trung Quốc cần cũng như hạn chế xuất khẩu máy móc, công nghệ tới nước này, dần dần khiến cho Trung Quốc trở nên lạc hậu hơn so với thế giới.

    Một điểm yếu khác của nền kinh tế Trung Quốc là nợ, tình hình lãi suất thấp kéo dài, các gói hỗ trợ của chính phủ đã khiến tỷ lệ tín dụng ngân hàng/GDP của Trung Quốc tăng từ 101% năm 2008 lên 156% năm 2017, đồng thời nợ chính phủ/GDP cũng tăng từ 34.3% năm 2012 lên 47.6% năm 2017. Có thể thấy rằng nền kinh tế Trung Quốc đang phải phụ thuộc nhiều hơn vào tín dụng và các chính sách kích thích của chính phủ để tăng trưởng, thị trường bất động sản cũng đã có dấu hiệu của bong bóng.

    Nếu như Mỹ có thể tác động đến lạm phát của Trung Quốc và qua đó làm tăng lãi suất thì nền kinh tế nước này sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Tuy nhiên để làm được điều này thì Mỹ phải thực hiện được một loạt biện pháp áp đặt về thương mại như đã kể trên.

    Cuối cùng, đã và đang có thông tin về việc Mỹ xem xét cấm sinh viên Trung Quốc theo học tại các trường đại học của Mỹ, cộng thêm với gói đánh thuế cuối cùng tập trung vào các hàng hóa sử dụng nhiều lao động thì sự xáo trộn gây ra cho xã hội Trung Quốc sẽ là rất lớn.

    Cuộc chiến sẽ diễn ra trong bao lâu?

    Liệu Trung Quốc hay chủ tịch Tập Cận Bình có dễ dàng từ bỏ con đường họ đang theo đuổi nhiều thập kỷ qua và thực hiện các chính sách dân chủ, tự do mà phương tây mong muốn? Đó hoàn toàn không phải là cách mà các nước sử dụng để ngoại giao với nhau. Chúng tôi cho rằng Mỹ có thể sẽ phải mất tới 20 năm thậm chí là 50 năm mới có thể khiến cho quan điểm của các thế hệ người Trung Quốc sau này thay đổi cho dù đó là tương lai không chắc chắn.

    Đã có nhiều cuộc chiến về thương mại giữa Liên Xô và phương tây trong lịch sử diễn ra suốt quá trình đế chế này còn tồn tại. Câu chuyện với Trung Quốc cũng sẽ không phải là ngoại lệ, vấn đề thuế quan có thể được giải quyết trong vài năm nhưng điều đó không có nghĩa là nó được giải quyết hoàn toàn. Chừng nào những mâu thuẫn gây ra sự thiếu công bằng chưa được giải quyết thì cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc cũng sẽ chưa dừng lại.

    Chính quyền tổng thống Trump đã tuyên truyền khá nhiều về những hành động thiếu công bằng của Trung Quốc và đã khiến cho nhận thức của người dân Mỹ về cuộc chiến này thay đổi. Sự ủng hộ của người dân Mỹ sẽ là động lực để các đời tổng thống sau này của Mỹ tiếp tục làm những gì ông Trump đang làm.

    Về phía Trung Quốc, có vẻ như chính quyền chủ tịch Tập Cận Bình đã học hỏi rất tốt từ những bài học lịch sử, nền kinh tế Trung Quốc hiện tại không bộc lộ nhiều điểm yếu như trường hợp của Liên Xô trước đây. Mỹ sẽ cần gây nhiều áp lực hơn để đẩy Trung Quốc buộc phải sử dụng công cụ tín dụng quá mức hoặc phát triển thiên lệch về quân sự, đây là câu chuyện của nhiều năm tiếp theo và khi đó những lỗ hổng của nền kinh tế này mới đủ lớn để khai thác. Trung Quốc sẽ đối phó với các biện pháp của Mỹ như thế nào – mời các bạn theo dõi kỳ 3: Con rồng Trung Quốc đáp trả.

    Theo Trung tâm nghiên cứu Công ty chứng khoán Công Thương.

Chia sẻ trang này