Media đưa tin Thái lan bảo hộ ngành đường dày đặc !!!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 10/12/2020.

2599 người đang online, trong đó có 132 thành viên. 06:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10270 lượt đọc và 69 bài trả lời
  1. Superboy1202

    Superboy1202 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    2.564
    Kaka Riêng LSS thì xác suất fail rất cao , khi nào nó thành công thì hãy nói chuyện bác ạ, nhảy sang lĩnh vực mới khoai lắm , ko dễ ăn như các cụ nghĩ đâu :D
  2. sorosphienbanviet

    sorosphienbanviet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/12/2020
    Đã được thích:
    438
    đầu tư là kỳ vọng?

    giờ này năm sau em với bác lục lại topic này, xem khi đó LSS thành công hay fail là biết liền

    LSS chuyển sang FMCG là 1 hướng đi đúng, nâng tầm sản phẩm lên chứ làm mía đường chỉ thuần như các doanh nghiệp khác thì đâu còn là câu chuyện để ta bàn luận

    LSS lúc nào cũng đặt lợi nhuận cao và thường KHÔNG đạt được, nhưng 2021 em nghĩ sẽ là 1 câu chuyện hay cho những ai có niềm tin với doanh nghiệp =))
    Superboy1202, NgovantaiidpNguyencuong2745 thích bài này.
    Ngovantaiidp đã loan bài này
  3. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.307
    thế hại thận lắm=))=))=))
  4. Superboy1202

    Superboy1202 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    2.564
    Hi, đầu tư ko chỉ là kì vọng, nó còn là trò chơi xác suất nữa bác :D
  5. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.307
    Ai có SLS bán mạnh lên chút tôi đang nhận cân tất đây 64.8
    --- Gộp bài viết, 11/12/2020, Bài cũ: 11/12/2020 ---
    đang vui ai lại đẩy giá lên
    Superboy1202 thích bài này.
  6. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.307
    Áp dụng thuế phòng vệ thương mại để tạo cạnh tranh bình đẳng cho ngành đường Việt và các nước khác
    Bích Thu 15:52 | 11/12/2020

    Thiếu đường hoặc phải phụ thuộc nhập khẩu đường từ nước khác có thể đe dọa đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia trong tương lai.
    Vai trò quan trọng của ngành mía đường
    Lịch sử đã chứng minh, đường có vai trò thiết yếu trong nền kinh tế mỗi quốc gia. Đường mía ra đời cách đây 2.400 năm, từng là thực phẩm xa xỉ ở châu Âu, cho đến thế kỉ 19 bắt đầu phổ biến khắp thế giới. Chúng tạo ra những thay đổi vô cùng to lớn về kinh tế xã hội khi tham gia sâu rộng vào các ngành công nghiệp thực phẩm (bánh, kẹo, đồ uống, café, ngũ cốc…) và dược phẩm (tá dược, siro…).

    Vị ngọt ngào của đường tạo nên cảm giác ngon miệng và niềm vui cho người dùng. Về tiêu thụ, năm 2018, bình quân mỗi người trên thế giới sử dụng 22,6kg đường mỗi năm. Các quốc gia tiêu thụ nhiều nhất phải kể đến Israel (63,8kg), Malaysia (58,2kg), Singapore (46,9kg), Thái Lan (43,2kg), Mỹ (31,1kg)…

    Việt Nam thuộc nhóm tiêu thụ ít, song tăng đều theo các năm, từ 13,8kg/người năm 2012 lên 15,9kg năm 2018. Đối chứng dài hơn, tiêu thụ đường đã tăng với tốc độ 24%, từ 0,64 triệu tấn/năm giai đoạn 1994 - 1998 lên tới 1,6 triệu tấn/năm giai đoạn 2013 - 2018. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tiêu thụ đường nội địa của chúng ta sẽ còn tăng lên 1,8 triệu tấn vào 2023.

    Trên thế giới hiện có 120 quốc gia sản xuất ra 180 triệu tấn đường mỗi năm. Đường mía tiếp tục chiếm 2/3 nguồn cung đường thế giới. Trên bản đồ thế giới, mía đường Việt Nam có vị thế nhất định, đứng thứ 14 về diện tích trồng mía và sản lượng, Bakertilly A&C báo cáo năm 2018. Tuy nhiên, những năm gần đây ngành đường Việt Nam liên tục chịu sự công kích từ đường lậu giá rẻ.

    Niên vụ 2017-2018, đường lậu ước chiếm hơn 33% thị phần đường toàn quốc. Đầu năm nay, thêm hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA) có hiệu lực khiến "miếng bánh thị phần" ngành đường bị xé nhỏ. Giá đường sụt giảm kéo giá mía thu mua cũng giảm theo, nông dân rời bỏ cây mía khiến vùng nguyên liệu bị thu hẹp, ảnh hưởng đến toàn bộ dây chuyền sản xuất đường trong nước.

    Thuế phòng vệ thương mại: Giải pháp cấp bách
    Đường nằm trong danh sách 21 vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp do Bộ Công thương khởi xướng tính đến tháng 11 năm 2020. Trong đó, đã có 13 biện pháp phòng vệ thương mại được áp cho các sản phẩm có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia.

    Không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, mía đường còn giải quyết sinh kế cho trên 35 vạn hộ nông dân. Đồng thời, tạo việc làm cho 150 nghìn lao động tại các nhà máy sản xuất đường trên toàn quốc. Với 270.000 ha trồng mía, niên vụ 2018-2019, Việt Nam sản xuất được 1,2 triệu tấn đường. Song năm nay, đường ngoại giá rẻ đã kéo sản lượng đường mía Việt Nam niên vụ 2019-2020 sụt giảm gần 35%, xuống còn chưa tới 800.000 tấn.

    Năng lực trồng mía của Việt Nam vốn vượt trội so với nhiều quốc gia. Nếu năng suất bình quân thế giới là 70 - 75 tấn/ha, thì Việt Nam có nhiều câu lạc bộ nông dân trồng được 100 tấn mía mỗi ha với chữ đường đạt trên 11 CCS ở Thanh Hóa, Gia Lai...

    [​IMG]
    Năng suất mía ở nhiều vùng của Việt Nam cao gấp 1,5 lần năng suất bình quân thế giới. (Ảnh:VC).

    Đợt hạn hán hồi đầu năm gây ảnh hưởng đến cánh đồng mía nhiều quốc gia, làm giảm năng suất của Thái Lan xuống còn 44 tấn mía/ha, trong khi Việt Nam vẫn thu hoạch bình quân 53 tấn/ha. Điều này cho thấy, trong cùng hoàn cảnh chịu khô hạn như nhau, ngành mía đường trong nước tự tin về năng lực cạnh tranh nếu được đưa về điều kiện ngang bằng.

    Tuy nhiên, Chính phủ Thái Lan đến ngày 30/6 đã tài trợ cho ngành đường Thái Lan 10 tỉ bath, tương đương 317 triệu USD sau đợt hạn. Điều này tạo điều kiện cho đường Thái hạ giá thành, thậm chí được cho là bán phá giá khắp khu vực và toàn cầu. Tồn tại nghịch lí là giá bán loại đường nhập vào Việt Nam còn thấp hơn cả giá mua mía tại Thái Lan.

    Số liệu từ Văn phòng Hội đồng Mía đường Thái Lan (OCSB) bóc trần Thái Lan đang xuất khẩu đường thô và luyện sang Việt Nam với giá bình quân chỉ 334 USD/tấn. Mức này không chỉ "rẻ bằng nửa" giá bán 755 USD/tấn hiện hành tại thị trường nội địa Thái Lan, mà còn thấp hơn cả chi phí mua mía 410 USD/tấn để làm đường.

    Đáp lại sự việc này, Thủ tướng Chính phủ đã vào cuộc yêu cầu Bộ Công Thương áp dụng biện pháp phòng vệ phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế để bảo vệ sản xuất mía đường trong nước.

    Hồ sơ và các bằng chứng đã được gửi lên Bộ Công thương vào tháng 6/2020, ngay sau khi số liệu lượng đường Thái đổ bộ vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2020 cho thấy tăng đột biến, lên tới 500.000 tấn, gấp 10 lần so với cùng kì năm ngoái.

    Thuế phòng vệ thương mại là giải pháp cấp bách hiện nay để nông dân tiếp tục gắn bó với cây mía. Qua hai vụ mía liên tiếp thiếu nguyên liệu trầm trọng, các nhà máy đều cố gắng tìm kiếm thêm quĩ đất mới để phát triển cây mía. Song điều này không dễ, doanh nghiệp khó thuyết phục nông dân, bởi giá đường giảm đang kéo theo giá thu mua mía sụt giảm mạnh.

    Hiện, giá trước thuế giá trị gia tăng của đường RS hiện chỉ còn 9.800 đồng/kg (giảm 2.200 đồng/kg), đường RE chỉ còn 11.000 đồng/kg (giảm 2.300 đồng/kg) so với niên vụ trước. Giá thu mua mía cũng ảnh hưởng theo, giảm từ 900 đồng xuống còn 750 đồng/kg mía 10 chữ đường.

    Vấn đề nguy cấp đang được đặt ra, nếu vùng nguyên liệu tiếp tục giảm do nông dân bỏ mía, thì ngành đường Việt Nam sẽ sớm mất dần chỗ đứng từ sân chơi nội đến ngoại. Chúng ta sẽ phải chịu phụ thuộc vào các nước khác, từ đó sẽ không đảm bảo bền vững cho an ninh lương thực quốc gia cũng như đe dọa gián tiếp đến nhiều ngành thực phẩm liên quan khác.
    --- Gộp bài viết, 11/12/2020, Bài cũ: 11/12/2020 ---
    Bộ Công thương chắc đang nghiên cứu nên áp thuế bao nhiêu % để đường ko bị lên sốc ảnh hưởng đến bọn làm sữa và bánh kẹo cũng như người tiêu dùng. Thuế thì chắc chắn rồi
  7. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.307
    Sớm dùng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành mía đường


    Theo các chuyên gia, một trong những vấn đề quan trọng của ngành mía đường Việt Nam hiện nay là cần tiến hành ngay các biện pháp điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với mía đường nhập khẩu.
    Giải pháp này được một số chuyên gia đề xuất trong bối cảnh Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ đầu năm 2020 đến nay, khiến ngành mía đường trong nước lao đao vì phải cạnh tranh với đường ngoại nhập giá rẻ.

    Lao đao vì đường ngoại nhập

    Sau nhiều năm duy trì chính sách bảo hộ đối với ngành mía đường, Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết theo (ATIGA) đối với ngành đường, khi không giới hạn lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN và áp dụng mức thuế nhập khẩu 5%.

    Nhiều doanh nghiệp cho biết, kể từ khi bỏ hạn ngạch thuế quan đối với đường nhập khẩu từ các nước ASEAN, tổng lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng nhanh. Đáng lưu ý, cùng với lượng đường ngoại nhập chảy vào ồ ạt, giá đường nhập khẩu cũng rất thấp, gây nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất đường, các hộ nông dân trồng mía trên cả nước.

    Sức ép của đường giá rẻ tràn vào khiến doanh nghiệp trong nước gặp khó, giá đường thị trường nội địa giảm xuống, giá mía của nông dân cũng rất thấp, nhiều nông dân trồng mía lâm vào cảnh nợ nần, phải bỏ ruộng mía vì càng đầu tư càng lỗ…

    [​IMG]
    Đường giảm giá ảnh hưởng đến sinh kế nông dân trồng mía

    Trước đây, cả nước có 40 nhà máy mía đường hoạt động thì trong niên vụ 2019-2020 chỉ còn 29 nhà máy mía hoạt động. Niên vụ 2020-2021, dự báo sẽ là một năm tiếp tục nhiều khó khăn với ngành mía đường Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

    Trong bối cảnh này, để hỗ trợ doanh nghiệp và ngành mía đường trong nước cạnh tranh được trên thị trường, một trong những giải pháp được các chuyên gia đề xuất là cần sớm triển khai các biện pháp phòng vệ thương mại.

    Chia sẻ tại hội thảo "Giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới" vừa qua, ông Nguyễn Xuân Thành - thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, cho rằng việc Việt Nam cần phải làm ngay là tiến hành các biện pháp điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với mía đường nhập khẩu. Việt Nam chấp nhận hội nhập nhưng cũng yêu cầu các nước trong ATIGA cần chơi đúng luật.

    Việc tiến hành điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp có thể có khó khăn, tốn kém nhưng nên làm, và giai đoạn này, các ban ngành cần thực hiện một cách bài bản, có lộ trình và làm một cách mạnh mẽ.

    "Quá trình điều tra cần bảo đảm đúng về mặt hình thức, tuân thủ quy định luật pháp trong nước và quốc tế. Thứ hai là về kỹ thuật, nghĩa là điều tra hoàn toàn khách quan dựa trên số liệu thống kê đáng tin cậy. Theo đúng quy định, quy trình để thực hiện. Vì thế, dù tốn kém nhưng theo tôi, Bộ Công thương vẫn phải dồn lực để làm" - ông Nguyễn Xuân Thành nhận xét.

    Cần sớm áp dụng biện pháp phòng vệ

    Hồi tháng 9-2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, trên cơ sở hồ sơ yêu cầu của dọa đại diện ngành sản xuất trong nước.

    Thực hiện cam kết của Việt Nam trong ASEAN liên quan tới việc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo WTO, Việt Nam đã bãi bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường cho các nước ASEAN kể từ ngày 1-1-2020.

    Và trong 8 tháng đầu năm 2020, lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam gia tăng đột biến, đạt gần 950.000 tấn, tăng hơn 6 lần so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm tỉ lệ chủ yếu, đạt gần 860.000 tấn (so với cùng kỳ năm 2019 là 145.000 tấn và cả năm 2019 là 300.000 tấn).

    Có thể nói lượng nhập khẩu gia tăng đột biến là nguyên nhân chính gây thiệt hại cho ngành mía đường trong nước. Sản lượng đường mía trong nước niên vụ 2019/2020 ước tính chưa tới 800.000 tấn, sụt giảm so với 1,2 triệu tấn của niên vụ 2018/2019.

    "Ngành sản xuất trong nước cũng đã cung cấp các thông tin, bằng chứng cho thấy sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan đang bị bán phá giá vào Việt Nam và Chính phủ Thái Lan đã và đang duy trì một số chính sách trợ cấp cho hoạt động trồng mía của người nông dân và ngành sản xuất mía đường. Bộ Công Thương sẽ thực hiện điều tra theo đúng quy định của pháp luật để thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngành sản xuất trong nước trước các hành vi phản cạnh tranh tới từ bên ngoài" - thông báo của Bộ Công thương nêu rõ.

    Ông Nguyễn Xuân Thành cho biết, Brazil và Úc gần đây đã liên minh với EU để chất vấn về tính hợp pháp của hệ thống hạn ngạch, trợ cấp đường của Thái Lan có phù hợp với các quy định do WTO đặt ra hay không? Vào tháng 4-2016, Brazil đã chính thức đệ đơn khiếu kiện ngành mía đường Thái Lan ra WTO. Đây chính là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy các hành động bảo hộ của Thái Lan với ngành mía đường đã được nhìn nhận ở tầm quốc tế. Sau đó, Thái Lan đã phải tuyên bố điều chỉnh chính sách, năm 2019 đã có lộ trình sẽ thả nổi giá đường trong nước, điều chỉnh hạn ngạch….

    "Chúng ta cần điều tra kỹ thuật đối với từng nhà sản xuất đường lớn cụ thể như Thái Lan để xác định mức chi phí của họ để xác định biên chống bán phá giá. Trên cơ sở quy định của WTO, có điều tra ban đầu và có đủ chứng cứ để tính ra biên độ. Hội nhập là xác định có gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước nhưng chúng ta cần quyết tâm điều tra việc gian lận. Việt Nam chấp nhận hội nhập nhưng cũng yêu cầu các nước trong ATIGA cần chơi đúng luật", ông Nguyễn Xuân Thành nhìn nhận.

    Ông Thành cũng cho rằng, hiện tại, không chỉ là các đơn vị mía đường của Việt Nam bị thiệt hại, mà doanh nghiệp các nước khác cũng gặp không ít khó khăn. Nếu cần thiết, có thể thuê hãng luật, đơn vị tư vấn ở các nước có doanh nghiệp chúng ta điều tra, vì họ có kinh nghiệm, có địa bàn để lấy số liệu. Từ các số liệu thu thập đó, cung cấp cho cơ quản lý nhà nước để đẩy nhanh tiến trình khởi kiện. "Chúng ta phải thúc đẩy quá trình này, không nên chỉ dừng lại ở việc điều tra, có đơn khởi kiện", ông Thành nói.
  8. duongqua08

    duongqua08 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/05/2009
    Đã được thích:
    281
    SLS theo bác lên được bao nhiêu mà tâm huyết thế, lên nhanh tiếp lên không đường lại vào chu kỳ downtrend tiếp theo thì buồn
    138nam thích bài này.
  9. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.307
    Có gì mà tâm huyết đâu, đưa thông tin lên đây để thành chuỗi cho dễ theo dõi, Giá lên tuỳ thuộc mức thuế chống bán phá giá
    duongqua08 thích bài này.
  10. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.307
    Thúc tiến độ điều tra phòng vệ với đường mía nhập khẩu từ Thái Lan
    Thế Hải - 15/12/2020

    [​IMG]
    Khoảng 1,3 triệu tấn đường nhập khẩu đã về Việt Nam trong 10 tháng 2020, VSSA kiến nghị Bộ Công Thương mau chóng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với đường nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước.
    Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) kiến nghị Bộ Công Thương mau chóng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với đường nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước trước tác động bán phá giá của đường nhập khẩu (chủ yếu là đường xuất xứ từ Thái Lan) gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành mía đường.

    Sau nhiều năm duy trì chính sách bảo hộ đối với ngành mía đường, Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đối với ngành đường từ 01/01/2020 bằng cách không giới hạn lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN và áp dụng mức thuế nhập khẩu 5%.

    Từ đây, hàng triệu tấn đường đã đổ bộ thị trường nội địa, 10 tháng 2020 có 1,3 triệu tấn đường đã vào Việt Nam với giá rẻ, trong đó trên 80% là đường nhập từ Thái Lan, khiến DN không thể nào cạnh tranh được.

    Theo báo cáo của VSSA, niên vụ 2019/2020, sản lượng đường sản xuất trong nước chỉ đạt 913.397 tấn, giảm 405.979 tấn (34,58%) so với vụ trước; trong đó, đường sản xuất từ mía chỉ đạt 767.954 tấn, còn lại là sản xuất từ đường thô nhập khẩu (145.443 tấn).

    Số liệu do các nhà máy đường báo cáo cũng cho thấy, niên vụ 2019/2020, sản lượng mía nguyên liệu đưa vào chế biến chỉ đạt 7.662.235 tấn (kế hoạch dự kiến đầu vụ là 9.750.475 tấn). Đây là niên vụ có sản lượng mía tiêu thụ, đưa vào chế biến thấp nhất trong 19 năm qua.

    Trước đây, cả nước có 40 nhà máy mía đường hoạt động thì trong niên vụ 2019-2020 chỉ còn 29 nhà máy mía hoạt động.

    [​IMG]Hội nhập ATIGA mở cửa tự do thương mại với ngành đường trong khu vực, các quốc gia thành viên phải tuân thủ nghiêm túc. Tuy nhiên, núp dưới “bóng” thương mại tự do ATIGA, dòng đường từ Thái Lan được Chính phủ nước này trợ cấp, bán phá giá, đã tràn vào Việt Nam đe dọa làm thiệt hại nghiêm trọng đến ngành sản xuất trong nước.

    Bộ Công Thương mới đây đã quyết định điều tra chống bán phá giá, chống chợ cấp và có thể chính thức áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường nhập khẩu có xuất xứ Thái Lan là có đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng.

    Theo VSSA, Bộ Công Thương cần khẩn trương đẩy nhanh quá trình điều tra để đưa ra kết luận, sớm áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm đường xuất xứ từ Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam, để bảo vệ ngành mía đường trong nước.

    Niên vụ 2020 - 2021, dự báo sẽ là một năm tiếp tục nhiều khó khăn với ngành mía đường Việt Nam, dự kiến sẽ có thêm 4 nhà máy đường gồm Sơn Dương, Nông Cống, Vạn Phát và Phổ Phong tiếp tục đóng cửa do không đảm bảo nguồn nguyên liệu, hoạt động không có hiệu quả.

    Ngành sản xuất trong nước cũng đã cung cấp các thông tin, bằng chứng cho thấy sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan đang bị bán phá giá vào Việt Nam và Chính phủ Thái Lan đã và đang duy trì một số chính sách trợ cấp cho hoạt động trồng mía của người nông dân và ngành sản xuất mía đường.

    Theo số liệu xuất khẩu đường được công bố chính thức của Văn phòng Hội đồng Đường Thái Lan (Office of Cane and Sugar Board - OCSB), giá xuất khẩu bình quân đường thô và luyện của Thái Lan sang Việt Nam chỉ là 327,7 USD/tấn. Giá bán đường xuất khẩu này thậm chí thấp hơn cả chi phí mía trong đường.

    Bởi chỉ tiêu chế biến của ngành đường Thái Lan vụ 2019-2020 là 9,13 mía/đường. Với chi phí sản xuất mía ở Thái Lan vụ 2019-2020, là 1.419 bath/tấn, tương đương với 45 USD. Như vậy chi phí mía/tấn đường gần 411 USD. Điều này càng làm nổi rõ hơn tính chất phá giá của loại đường Thái Lan khi tràn vào thị trường Việt Nam.

    Theo tính toán dựa trên báo cáo của Hiệp hội Mía đường Mỹ, Chính phủ Thái Lan đang trợ giá tối thiểu 1,5 tỷ USD/năm, tương đương 3.000 đồng/kg cho ngành mía đường của nước này.

    Đặc biệt, vụ kiện được Brazil đệ trình Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2016 cáo buộc Thái Lan trợ cấp quá mức cho các nhà sản xuất đường, kìm hãm giá đường quốc tế, giúp Thái Lan giành thị phần từ tay các nhà sản xuất Brazil, gây phương hại đến chính sách xuất khẩu đường Brazil cũng là minh chứng cho việc tài trợ quá mức của Chính phủ Thái Lan cho các nhà sản xuất đường.

    Trên cơ sở hồ sơ yêu cầu của các doanh nghiệp đại diện cho ngành, tháng 9 năm 2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2466/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

    Bên cạnh đó, tháng 6 năm 2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1715/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô (còn gọi là HFCS) có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

    Hiện tại, cả hai vụ việc đều đang trong quá trình điều tra. Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương sẽ tiến hành điều tra theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản pháp luật liên quan nhằm thiết lập một môi trường cạnh tranh công bằng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngành sản xuất trong nước trước các hành vi phản cạnh tranh từ bên ngoài.

Chia sẻ trang này